Đơn vị nợ bảo hiểm y tế
Tại các Điều 36, 37 và 39 Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) quy định về quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm đóng BHYT:
- Người tham gia BHYT được cấp thẻ bảo hiểm y tế khi đóng BHYT.
- Người tham gia BHYT và tổ chức, cá nhân đóng BHYT đầy đủ, đúng thời hạn (đối với Công ty là đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật BHYT).
Điều 11 Luật BHYT cũng quy định các hành vi bị nghiêm cấm, trong đó, có hành vi không đóng hoặc đóng bảo hiểm y tế không đầy đủ theo quy định của Luật này.
Công văn số 5623/BHXH-CSYT ngày 29/12/2011 và 1246/BHXH-BT 09/4/2012 của BHXH Việt Nam cũng hướng dẫn: khi không đóng BHYT thì không được hưởng quyền lợi theo quy định.
Để đảm bảo quyền lợi của người lao động, tại Điều 49 Khoản 3 Điểm (b) Luật BHYT Số 46/2014/QH13 quy định:
“Cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động có trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế mà không đóng hoặc đóng không đầy đủ theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử lý như sau:”
“Phải hoàn trả toàn bộ chi phí cho người lao động trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng bảo hiểm y tế mà người lao động đã chi trả trong thời gian chưa có thẻ bảo hiểm y tế.”
Căn cứ các quy định nêu trên, Khi đơn vị SDLĐ không hoàn thành nghĩa vụ đóng BHYT thì cơ quan BHXH chưa phát hành thẻ BHYT. Trong trường hợp này người sử dụng lao động phải chịu trách nhiệm hoàn toàn khi không đóng BHYT cho người lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Từ 10/01/2025, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp để đăng ký thường trú là các giấy tờ nào?
- 5 tháng 11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? Xem lịch âm tháng 11 năm 2024?
- Luật Phòng chống ma túy năm 2021 được ban hành bởi cơ quan nào?
- Lịch thi đấu C1 Champions League 2024 cập nhật mới nhất? Chung kết C1 2024 diễn ra ở đâu?