Có được nhận thừa kế nếu di chúc không chia?
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm người để lại di sản thừa kế mất. Trong trường hợp này, mặc dù căn nhà ban đầu thuộc quyền sở hữu của mẹ bạn, nhưng năm 2006 bà đã làm thủ tục tặng cho quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật cho anh trai của bạn. Do đó tài sản này đã thuộc quyền sở hữu hợp pháp của anh trai bạn từ năm 2006. Chị dâu của bạn hoàn toàn có quyền nhận di sản thừa kế là nhà đất nêu trên theo nội dung của bản di chúc chồng để lại.
Tuy nhiên, trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp việc chia di sản thừa kế theo di chúc làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của những người còn sống, chủ yếu là những người không được chia di sản thừa kế theo ý chí của người để lại di sản thừa kế. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này xảy ra và ngăn những người được nhận di sản thừa kế trốn tránh nghĩa vụ đối với những người mà người để lại di chúc phải có nghĩa vụ chăm sóc, cấp dưỡng, pháp luật cũng quy định về những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc.
Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc là những người có quyền hưởng di sản thừa kế ngay cả trong trường hợp họ không được được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật. Theo Điều 669 Bộ luật dân sự, những người này bao gồm: con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng không có khả năng lao động; cha, mẹ; vợ hoặc chồng của người để lại di sản thừa kế.
Những người nêu trên sẽ không được nhận di sản thừa kế nếu bản thân họ từ chối nhận di sản theo Điều 642 Bộ luật dân sự hoặc không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643.
Cụ thể, những người không được hưởng di sản thừa kế bao gồm:
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
- Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
- Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
- Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Như vậy, trong trường hợp này, nếu mẹ của bạn không từ chối nhận di sản và cũng không thuộc các trường hợp không được nhận di sản thừa kế thì bà hoàn toàn có quyền được nhận một phần trong toàn bộ khối di sản thừa kế mà anh trai bạn để lại. Theo đó, phần di sản mà mẹ bạn được nhận sẽ bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?