Đóng bảo hiểm xã hội
Việc đóng bảo hiểm xã hội là căn cứ trên Hợp đồng lao động và quỹ tiền lương, tiền công của đơn vị sử dụng lao động, mức đóng và phương thức đóng BHXH hàng tháng thực hiện theo Điều 91, 92 Luật Bảo hiểm xã hội.
Bạn có thể nghiên cứu thêm quy định tại Điều 54 Quyết định 1111/QĐ-BHXH của Bảo hiểm xã hội Việt Nam (dưới đây) để vận dụng.
Điều 54. Quản lý mức đóng
1....
2. Người lao động tăng mới hoặc ngừng việc, nghỉ việc trong tháng, có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương trong tháng, thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đối với đơn vị và người lao động như sau:
2.1. Trường hợp số ngày không làm việc và không hưởng tiền lương, từ 14 ngày trở lên trong tháng thì không tính đóng BHXH, BHYT, BHTN của tháng đó:
- Người lao động tăng mới thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN từ ngày đầu của tháng tiếp theo tháng chuyển đến làm việc hoặc tháng có hiệu lực của hợp đồng lao động, quyết định tuyển dụng;
- Người lao động ngừng việc, nghỉ việc thì tính đóng BHXH, BHYT, BHTN đến ngày cuối cùng của tháng trước liền kề tháng ngừng việc, nghỉ việc.
Trong cả hai trường hợp trên, nếu đơn vị và người lao động đề nghị đóng BHXH, BHYT, BHTN cho cả tháng mà người lao động có ít nhất 01 ngày làm việc và hưởng tiền lương, tiền công thì thực hiện theo đề nghị của đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?