Quy định cấm giữ giấy tờ gốc của người lao động
1/ Theo quy định tại Khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2012 thì khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, người sử dụng lao động không được “Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động”. Việc công ty thỏa thuận giữ giấy tờ gốc của người lao động để đảm bảo giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là trái với quy định pháp luật.
2/ Các quy định về xử phạt hành chính:
+ Khoản 2 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;”
+ Điểm a Khoản 3 Điều 5 Nghị định 95/2013NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả như sau: Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này”.
Như vậy, doanh nghiệp giữ giấy tờ gốc của người lao động buộc phải trả lại giấy tờ đó cho người lao động và đồng thời có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Kinh phí gắn biển số căn hộ của nhà chung cư do ai chi trả?
- Công trình viễn thông là gì? Quy định về thiết kế, xây dựng, lắp đặt công trình viễn thông như thế nào?
- Mùng 2/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 2 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?