Trợ cấp thôi việc đối với NLĐ đã nghỉ hưu vẫn tham gia làm việc
- Tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 44/2003/NĐ-CP của Chính phủ ngày 9.5.2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật lao động (BLLĐ) về HĐLĐ thì: “Đối với hợp đồng lao động ký với người đã nghỉ hưu, người làm công việc có thời hạn dưới 3 tháng thì khoản bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, tiền tàu xe, nghỉ hằng năm được tính gộp vào tiền lương hoặc tiền công của người lao động”.
Khoản 2 Điều 2 Nghị định 127/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm thất nghiệp nêu rõ: “Người đang hưởng lương hưu hằng tháng, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng có giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với người sử dụng lao động quy định tại Điều 3 nghị định này theo các loại hợp đồng quy định tại khoản 1 điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp”.
Theo đó, NLĐ đã nghỉ hưu và đang hưởng chế độ hưu trí hằng tháng, tiếp tục ký HĐLĐ, thì ở giai đoạn này, NLĐ và NSDLĐ không phải đóng BHXH, BHYT và BHTN cho NLĐ.
Khoản 2 Điều 124 BLLĐ quy định: “Khi đã nghỉ hưu, nếu làm việc theo hợp đồng lao động mới, thì ngoài quyền lợi theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi vẫn được hưởng quyền lợi đã thoả thuận theo hợp đồng lao động”.
Khoản 1 Điều 42 BLLĐ quy định: “Khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức từ đủ 12 tháng trở lên, người lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương, nếu có”.
Tổng thời gian làm việc tại doanh nghiệp tính trợ cấp thôi việc (tính theo năm) được xác định theo khoản 3, Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ, trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 41 Nghị định số 127/2008/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ.
Căn cứ những quy định nêu trên, đối chiếu với trường hợp cụ thể, HĐLĐ giữa ông và công ty đã chấm dứt do hết thời hạn hợp đồng, ông có tổng thời gian làm việc thường xuyên tại công ty theo 2 bản HĐLĐ đã giao kết là 18 tháng, trong suốt thời gian này ông và công ty không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN. Chính vì vậy, sau khi chấm dứt HĐLĐ nói trên, ông vẫn được công ty chi trả trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật lao động.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tháng 11 dương lịch 2024 bắt đầu và kết thúc là ngày mấy âm lịch? Tháng 11 dương lịch 2024 NLĐ có được nghỉ lễ hưởng nguyên lương ngày nào không?
- Tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp mà không có phương án sử dụng đất bị phạt bao nhiêu?
- Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá gồm những gì?
- Tổ chức hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông trong trường hợp nào?