Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

Đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả?

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 có quy định các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả cụ thể là:

- Tin tức thời sự thuần túy đưa tin

- Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

- Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.

1. Tin tức thời sự thuần túy đưa tin.

Tin tức thời sự thuần túy được hiểu đó là những tin tức thời sự cần được chuyển đến công chúng nhanh nhất, chỉ đơn giản là những bản tin, số liệu sự thật như: dịch bệnh, tại nạn, tin tức xã hội hàng hàng ngày v..v. Tuy nhiên bản tin thời sự có kèm theo lời bình luận, phân tích, nhận xét, thể hiện sự sáng tạo về trí tuệ của tác giả thì vẫn được bảo hộ quyền tác giả.

2. Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.

Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội như Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc Hội, Pháp lệnh, nghị quyết...

Sở dĩ các văn bản trên không được bảo hộ quyền tác giả là vì những văn bản này có những văn bản mang tính quyền lực nhà nước có phạm vi tác động rất rộng trên toàn lãnh thổ nếu được bảo hộ thì khi mọi người sử dụng phải xin phép tác giả từ đó nó sẽ làm mất đi tính phổ biến của nó.

3. Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu

Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu không  thành đối tượng được bảo hộ quyền tác giả là vì nó không đảm bảo các điều kiện về tính sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định.

Căn cứ pháp lý: Điều 15 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bổ sung 2009.

 

Quyền tác giả
Hỏi đáp mới nhất về Quyền tác giả
Hỏi đáp Pháp luật
Lấy bài viết của người khác đăng lên mạng xã hội mà không xin phép, không dẫn nguồn bị xử phạt hết bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả mẫu số 01 áp dụng cho các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tờ khai đăng ký quyền tác giả năm 2024 theo mẫu số 05 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải nộp lệ phí cấp bản kết quả đạt yêu cầu kiểm tra nghiệp vụ giám định quyền tác giả hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xin phép bản quyền nhạc Youtube nhanh chóng nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn yêu cầu công nhận sáng kiến mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức thu phí cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả và quyền liên quan là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn điền mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả cho tác phẩm kiến trúc mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính mới nhất năm 2023? Hồ sơ đăng ký quyền tác giả đối với chương trình máy tính bao gồm giấy tờ nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ khai đăng ký quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc mới nhất hiện nay?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quyền tác giả
Thư Viện Pháp Luật
322 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quyền tác giả
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào