Kinh doanh tạm nhập tái xuất đối với doanh nghiệp FDI
Theo đó, doanh nghiệp FDI, kể cả những doanh nghiệp có quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu chỉ được thực hiện tạm nhập hàng hóa phục vụ các dự án đầu tư tại Việt Nam, không được tham gia kinh doanh dịch vụ tạm nhập, tái xuất hàng hóa và chuyển khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Việt Nam.
Ý kiến khẳng định này của Bộ Công Thương được đưa ra dựa trên cơ sở cam kết của Việt Nam với WTO, Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp FDI tại Việt Nam, Thông tư số 04/2007/TT-BTM ngày 4/4/2007 của Bộ Thương mại hướng dẫn hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, gia công thanh lý hàng nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp FDI quy định tại Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.
Bộ Công Thương cũng đề nghị Tổng cục Hải quan chỉ đạo và hướng dẫn Hải quan địa phương quản lý hoạt động kinh doanh tạm nhập tái xuất và chuyển khẩu hàng hóa qua cửa khẩu Việt Nam của các doanh nghiệp FDI.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?