Phân biệt việc khắc phục hậu quả và tự nguyện bồi thường?

Con tôi và một cháu hàng xóm đi theo nhóm bè bạn đánh nhau và lấy tiền, tài sản của một số em học sinh lớp nhỏ hơn. Khi xẩy ra vụ việc, gia đình tôi lo đưa người bị hại đi viện chạy chữa vết thương, lo chi phí điều trị, thăm hỏi gia đình. Gia đình hàng xóm thì bồi thường cho các cháu bị lấy tiền, tài sản (xe đạp). Nói tóm lại, cả hai gia đình đều khắc phục những hậu quả do con cái gây ra với số tiền gần tương đương nhau. Xin hỏi luật sư, khi xét xử thì luật quy định ai là người đã khắc phục hậu quả và ai là người tự nguyện bồi thường và những tình tiết trên có được giảm nhẹ tội không, quy định ở điều luật nào?

Phân biệt việc khắc phục hậu quả và tự nguyện bồi thường?

Khi Toà án đưa vụ án ra xét xử đối với các bị cáo, trước khi quyết định mức hình phạt đối với họ bao giờ hội đồng xét xử cũng xem xét đến nhân thân người phạm tội, động cơ mục đích phạm tội, hành vi thực hiện tội phạm và các tình tiết giảm nhẹ cũng như tăng nặng trách nhiệm hình sự đối với họ.

Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;

Trong các vụ án xâm phạm tính mạng, sức khoẻ và xâm phạm về tài sản, thì việc người phạm tội sửa chữa, bồi thường và khắc phục hậu quả được coi là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Đây là 3 tình tiết giảm nhẹ, nhưng tính chất của các tình tiết này gần giống nhau về bản chất nên được quy định cùng một điểm.

Sửa chữa ở đây được hiểu là sửa lại những cái bị hư hỏng (như sửa lại chiếc xe bị hỏng, sửa chiếc ghế bị gẫy do hành vi phạm tội mà bị cáo gây ra).

Bồi thường là việc đền bù lại những thiệt hại mà mình đã gây ra cho người khác (Ví dụ như con anh lấy xe đạp của người khác nay cháu đã bán chiếc xe đó lấy tiền tiêu xài, nay không thể tìm được chiếc xe đạp đó nên gia đình anh đã mua một chiếc xe đạp khác hoặc trả cho người bị hại hoặc trả tiền bằng giá trị của một chiếc xe đạp cho người bị hại).

Đối với những thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm thì người phạm tội hoặc đại diện gia đình họ tự nguyện đưa cho gia đình người bị hại một khoản tiền chữa bệnh, tiền viện phí, tiền trợ cấp khó khăn thì chỉ được coi đó là tự nguyện khắc phục hậu quả chứ không phải là bồi thường).

Khắc phục hậu quả là khắc phục những thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp do hành vi phạm tội gây nên mà những thiệt hại này không thể bồi thường hay sửa chữa được.

Trường hợp gia đình anh đưa người bị hại đi bệnh viện, lo chạy chữa vết thương, chi tiền thuốc men, viện phí được coi là khắc phục hậu quả. Cả ba tình tiết nêu trên đều được coi là các tình tiết giảm nhẹ để Toà án cân nhắc xử giảm nhẹ tội cho bị cáo.

Trân trọng!

Trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trách nhiệm hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Tội phạm sử dụng công nghệ cao là những hành vi vi phạm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 nói về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm giả thông tin chuyển khoản để ăn chặn tiền từ thiện bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 132 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều 218 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Gây thương tích bao nhiêu phần trăm thì đi tù?
Hỏi đáp pháp luật
Phân biệt lỗi vô ý do cẩu thả và sự kiện bất ngờ trong pháp luật Hình sự
Hỏi đáp Pháp luật
Cố ý xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca bị xử lý như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mức phạt tiền thấp nhất trong hình sự là bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn xin nộp tiền khắc phục hậu quả chi tiết 2024? Tình tiết nào là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trách nhiệm hình sự
Thư Viện Pháp Luật
4,392 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào