Đòi lại phần thừa kế
Dì ba có đòi được hay không?
Theo điều Điều 683 về Thứ tự ưu tiên thanh toán
“Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:
Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;
Tiền cấp dưỡng còn thiếu;
Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;
Tiền công lao động;
Tiền bồi thường thiệt hại;
Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;
Tiền phạt;
Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;
Chi phí cho việc bảo quản di sản;
Các chi phí khác.”
Trước khi phân chia di sản thừa kế thì những người nhận thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người đã mất là trả nợ. Dì 3 có quyền yêu cầu gia đình trả lại khoản nợ cho mình.
Trong tình huống này, sau khi người Ông mất, cả gia đình đã có sự thống nhất về việc bán căn nhà để trả nợ (lúc này căn nhà là tài sản chung theo phần của người Bà và những người thừa kế hàng thứ nhất của người Ông), do đó có thể xem đây là thỏa thuận về việc trả nợ, và phải thực hiện theo thỏa thuận này.
Trường hợp Dì 3 yêu cầu các bên thực hiện theo đúng thỏa thuận như đã cam kết nhưng không được thì có thể khởi kiện ra tòa. Ở đây là khởi kiện về việc thực hiện hợp đồng dân sự chứ không phải kiện về việc phân chia thừa kế.
Đã sau mười năm kể từ ngày ông tôi mất vậy phần thừa kế sẽ phải chia như thế nào?
Vì khi ông bạn mất không để lại di chúc nên sau khi thực hiện các nghĩa vụ của người để lại di sản thì phần di sản còn lại sẽ được dùng để chia thừa kế theo pháp luật. Vì gia đình bạn đã có văn bản thỏa thuận của mọi người trong gia đình nên sẽ làm theo văn bản đó. Còn thời hiệu 10 năm chỉ là thời hiệu để khởi kiện khi quyền và lợi ích bị xâm hại.
Hiện tại cậu hai đang giữ giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà vậy cậu hai có quyền bán căn nhà ko?
Theo Điều 638 Bộ luật dân sự về Người quản lý di sản
“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thoả thuận cử ra.
2. Trong trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.
3. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.”
Trong trường hợp này, có thể xem cậu 2 của bạn là người quản lý di sản. chính vì vậy theo Điều 639 Bộ luật dân sự 2005 về Nghĩa vụ của người quản lý di sản
“1. Người quản lý di sản quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:
a) Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
b) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;
c) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
d) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
đ) Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.
2. Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản quy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa vụ sau đây:
a) Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp và định đoạt tài sản bằng các hình thức khác;
b) Thông báo về di sản cho những người thừa kế;
c) Bồi thường thiệt hại, nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;
d) Giao lại di sản theo thoả thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.”
Do đó, cậu 2 của bạn sẽ không được bán căn nhà nếu không có sự đồng ý của những người thừa kế bằng văn bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?