Chính sách cho viên chức vùng đặc biệt khó khăn
Theo Điểm b Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC ngày 31/8/2011 của Liên Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 116/2010/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang công tác ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, thì đối tượng được hưởng chính sách quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP gồm: Viên chức (kể cả những người tập sự, thử việc) và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật, làm việc trong các đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị-xã hội.
Căn cứ quy định nêu trên và quy định tại một số điều, khoản khác của Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC nếu người hợp đồng ngắn hạn, do cơ quan có thẩm quyền ký quyết định, công tác ở các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo và các thôn đặc biệt khó khăn, được chuyển xếp lương theo quy định tại khoản 3, Điều 2 Thông tư này để được hưởng lương từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật thì được hưởng chế độ theo quy định tại Nghị định số 116/2010/NĐ-CP, gồm: Lương và các khoản phụ cấp thu hút, phụ cấp công tác lâu năm tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, trợ cấp lần đầu và trợ cấp chuyển vùng....
Điểm c Khoản 1 Điều 8 Thông tư liên tịch số 08/2011/TTLT-BNV-BTC hướng dẫn về thời gian không tính hưởng các loại phụ cấp, trợ cấp quy định: Thời gian nghỉ việc hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo quy định hiện hành, thời gian người lao động nghỉ thai sản được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội. Do vậy, nhà giáo công tác ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, trong thời gian nghỉ thai sản và hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không được hưởng các chế độ quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP. Hết thời gian nghỉ thai sản, nếu tiếp tục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thì tiếp tục được hưởng các chế độ quy định tại Nghị định 116/2010/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?