Mức phạt khi không đăng ký sang tên xe
Ngày 13/11/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 171/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó, đáng chú ý là quy định về mức xử phạt đối với các trường hợp không làm thủ tục đăng ký sang tên xe.
- Đối với việc xử phạt hành vi không sang tên xe chính chủ:
Cụ thể, từ ngày 01/01/2015, mức phạt tiền đối với hành vi không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, điều chuyển, thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng lần lượt giảm xuống còn 01 - 02 triệu đồng đối với cá nhân và 02 - 04 triệu đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô (theo quy định trước đây là 06 - 10 triệu đồng). Tương tự, với xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, mức tiền phạt cũng được giảm đáng kể. Theo đó, từ ngày 01/01/2017, chính thức phạt tiền từ 100.000 đồng - 200.000 đồng hoặc 200.000 đồng - 400.000 đồng đối với cá nhân hoặc tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định của pháp luật (mức xử phạt cũ theo Nghị định 71/2012 từ 800.000 đồng - 1,2 triệu đồng).
- Một số hành vi vi phạm mới sẽ bị xử phạt, cụ thể:
+ Người điều khiển, người ngồi trên xe, chở người ngồi trên xe mô tô sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng nếu không đội "mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy" (Ví dụ: mũ bảo hiểm cho người đi xe đạp, mũ bảo hộ lao động...) hoặc đội "mũ bảo hiểm dành cho người đi mô tô, xe máy" nhưng cài quai không đúng quy cách. (Điểm i, k Khoản 3 Điều 6).
+ Người điều khiển xe có liên quan trực tiếp
đến vụ tai nạn giao thông mà không dừng lại, không giữ nguyên hiện trường, không tham gia cấp cứu người bị nạn sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. (Điểm m Khoản 3 Điều 6)
+ Người ngồi phía sau vòng tay ra người ngồi trước để điều khiển xe (trừ trường hợp chở trẻ em)…sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đến 200.000 đồng. (Điểm n Khoản 3 Điều 6).
+ Phạt tiền từ 500.000 đến 1 triệu đồng đối với cá nhân, phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi xếp hàng hóa lên xe ô tô vượt quá trọng tải thiết kế được ghi trong giấy đăng ký xe hoặc giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe. Quy định xử phạt này sẽ được áp dụng từ 01/7/2014. (Khoản 1 Điều 28).
+ Đối với vi phạm về không gắn hộp đen trên xe (đối với hình thức kinh doanh vận tải có quy định phải gắn hộp đen), cả lái xe lẫn chủ xe đều bị phạt. Theo quy định tại Nghị định 71/2012 chỉ phạt lái xe với mức phạt từ 2 triệu đến 3 triệu đồng và tước giấy phép lái xe 30 ngày. Tuy nhiên, theo quy định mới, cá nhân kinh doanh vận tải sử dụng phương tiện kinh doanh vận tải không gắn hộp đen hoặc có gắn nhưng thiết bị không hoạt động, không đúng chuẩn theo quy định sẽ bị phạt từ 3 triệu đến 4 triệu đồng. Mức phạt gấp đôi đối với tổ chức. Trong khi đó, tài xế điều khiển xe không gắn hộp đen hoặc có gắn nhưng hộp đen không hoạt động thì bị phạt từ 1 triệu đến 2 triệu đồng (không bị tước giấy phép lái xe).
+ Tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 24 tháng hoặc phạt tiền từ 02 - 03 triệu đồng (trường hợp không có Giấy phép lái xe hoặc có nhưng đang bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe) đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong cơ thể có chất ma túy...
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Dương Tháng 12 2024 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 12 năm 2024 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
- Cập nhật mức tăng lương hưu từ trước đến nay? Có được ủy quyền cho người khác nhận lương hưu hay không?
- Chính phủ quyết định tăng lương hưu cho cán bộ công chức viên chức, người lao động từ 01/7/2025 được điều chỉnh dựa trên cơ sở nào?
- Kế hoạch Tổ chức Cuộc thi viết Vòng tay Công đoàn lần 5 năm 2024?
- 05 Mẫu bài phát biểu nghỉ hưu hay nhất dành cho giáo viên?