Tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương
a) Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương gồm: - Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban bầu cử). - Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh, Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã (gọi chung là Ban bầu cử). - Tổ bầu cử. b) Việc thành lập, cơ cấu, thành phần của Ủy ban bầu cử:
- Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, UBND cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban bầu cử ở tỉnh) để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và tổ chức bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Ủy ban bầu cử ở tỉnh có từ hai mươi mốt đến ba mươi mốt thành viên gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan. Danh sách Ủy ban bầu cử ở tỉnh phải được gửi đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. - Chậm nhất là 105 ngày trước ngày bầu cử, UBND cấp huyện, UBND cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập Ủy ban bầu cử ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Ủy ban bầu cử ở huyện), Ủy ban bầu cử ở xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban bầu cử ở xã) để tổ chức bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã tương ứng. Ủy ban bầu cử ở huyện có từ mười một đến mười lăm thành viên; Ủy ban bầu cử ở xã có từ chín đến mười một thành viên. Thành viên Ủy ban bầu cử ở huyện, ở xã gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các Ủy viên là đại diện Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan. Danh sách Ủy ban bầu cử ở huyện, Ủy ban bầu cử ở xã phải được gửi đến Thường trực HĐND, UBND và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp. c) Về nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban bầu cử: + Trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn, gồm: - Chỉ đạo việc chuẩn bị và tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội ở các đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử; - Chỉ đạo thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương; - Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương; - Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương; gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh để tiến hành hiệp thương; gửi hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia; - Lập danh sách những người ứng cử đại biểu Quốc hội theo đơn vị bầu cử và báo cáo để Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định; - Chỉ đạo, kiểm tra việc lập và niêm yết danh sách cử tri; - Nhận tài liệu, phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội từ UBND cấp tỉnh và phân phối cho các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội của Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu Quốc hội do Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Tổ bầu cử chuyển đến; khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; - Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội của các Ban bầu cử đại biểu Quốc hội; lập biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở địa phương; - Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội theo yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia; - Chuyển hồ sơ, biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội đến Hội đồng bầu cử quốc gia; - Tổ chức việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu Quốc hội theo quyết định của Hội đồng bầu cử quốc gia. + Trong việc bầu cử đại biểu HĐND, Ủy ban bầu cử ở các cấp có các nhiệm vụ, quyền hạn gồm:
m hiểu Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 19 - Chỉ đạo việc tổ chức bầu cử đại biểu HĐND cấp mình ở địa phương; kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử đại biểu HĐND; - Quản lý và phân bổ kinh phí tổ chức bầu cử đại biểu HĐND ở cấp mình; - Chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền và vận động bầu cử đại biểu HĐND ở địa phương; - Chỉ đạo thực hiện công tác bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong cuộc bầu cử đại biểu HĐND ở địa phương; - Ấn định và công bố số đơn vị bầu cử, danh sách các đơn vị bầu cử và số lượng đại biểu được bầu của mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND ở cấp mình; - Nhận và xem xét hồ sơ của những người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội; đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế, thôn, tổ dân phố ở địa phương giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu HĐND cấp mình; gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của người được giới thiệu ứng cử và người tự ứng cử đại biểu HĐND đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp để tiến hành hiệp thương; - Lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND cấp mình theo từng đơn vị bầu cử đại biểu HĐND; xóa tên người ứng cử trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu HĐND cấp mình;
cấp và phân phối cho các Ban bầu cử chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử; - Nhận và kiểm tra biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu HĐND cấp mình ở từng đơn vị bầu cử do các Ban bầu cử gửi đến; lập biên bản tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND của cấp mình; - Chỉ đạo việc bầu cử thêm, bầu cử lại đại biểu HĐND theo quy định; - Xác nhận và công bố kết quả bầu cử đại biểu HĐND; xác nhận tư cách của người trúng cử đại biểu HĐND; - Trình HĐND khóa mới báo cáo tổng kết cuộc bầu cử đại biểu HĐND và kết quả xác nhận tư cách đại biểu HĐND cùng cấp được bầu; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử đại biểu HĐND của Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp mình, Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo về bầu cử đại biểu HĐND cấp mình do Ban bầu cử, Tổ bầu cử chuyển đến; khiếu nại, tố cáo về người ứng cử, việc lập danh sách người ứng cử đại biểu HĐND cấp mình; - Bàn giao các biên bản tổng kết và hồ sơ, tài liệu về cuộc bầu cử đại biểu HĐND cho Thường trực HĐND cùng cấp khóa mới. d) Ban bầu cử: + Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, UBND cấp tỉnh sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội một Ban bầu cử đại biểu Quốc hội có từ chín đến mười lăm thành viên gồm Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các Ủy viên là đại diện Thường trực HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và một số cơ quan, tổ chức hữu quan. + Chậm nhất là 70 ngày trước ngày bầu cử, UBND cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi đơn vị bầu cử đại biểu HĐND cấp mình một Ban bầu cử đại biểu HĐND gồm đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội. Thành phần Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã có thêm đại diện cử tri ở địa phương. Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp tỉnh có từ mười một đến mười ba thành viên. Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp huyện có từ chín đến mười một thành viên. Ban bầu cử đại biểu HĐND cấp xã có từ bảy đến chín thành viên. Ban bầu cử gồm Trưởng ban, các Phó Trường ban và các Ủy viên. + Ban bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Kiểm tra, đôn đốc việc thi hành pháp luật về bầu cử của các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử; - Kiểm tra, đôn đốc việc lập, niêm yết danh sách cử tri và việc niêm yết danh sách những người ứng cử ở các Tổ bầu cử thuộc đơn vị bầu cử; - Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc bố trí các phòng bỏ phiếu và công việc bầu cử ở các phòng bỏ phiếu;- Nhận và phân phối tài liệu, phiếu bầu cử cho các Tổ bầu cử chậm nhất là 15 ngày trước ngày bầu cử; - Nhận, tổng hợp và kiểm tra biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử của các Tổ bầu cử; lập biên bản xác định kết quả bầu cử ở đơn vị bầu cử; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện công tác bầu cử của các Tổ bầu cử và khiếu nại, tố cáo về bầu cử do các Tổ bầu cử chuyển đến; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội; nhận và chuyển đến Ủy ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu HĐND; - Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo hướng dẫn, yêu cầu của Hội đồng bầu cử quốc gia hoặc theo yêu cầu của Ủy ban bầu cử cùng cấp; - Chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu Quốc hội đến Ủy ban bầu cử ở tỉnh; chuyển hồ sơ, tài liệu về bầu cử đại biểu HĐND đến Ủy ban bầu cử cùng cấp; - Tổ chức thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại (nếu có). e) Tổ bầu cử: + Chậm nhất là 50 ngày trước ngày bầu cử, UBND cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử để thực hiện công tác bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp. Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan
nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương. Đối với huyện không có đơn vị hành chính xã, thị trấn thì UBND huyện sau khi thống nhất với Thường trực HĐND và Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp quyết định thành lập ở mỗi khu vực bỏ phiếu một Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương. Đơn vị vũ trang nhân dân được xác định là khu vực bỏ phiếu riêng được thành lập một Tổ bầu cử có từ năm đến chín thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó. Trong trường hợp đơn vị vũ trang nhân dân và địa phương có chung một khu vực bỏ phiếu thì UBND cấp xã sau khi thống nhất với Thường trực HĐND, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp và chỉ huy đơn vị vũ trang nhân dân quyết định thành lập Tổ bầu cử có từ mười một đến hai mươi mốt thành viên gồm Tổ trưởng, Thư ký và các Ủy viên là đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đại diện cử tri ở địa phương, đại diện chỉ huy đơn vị và đại diện quân nhân của đơn vị vũ trang nhân dân đó. + Tổ bầu cử có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Phụ trách công tác bầu cử trong khu vực bỏ phiếu; - Bố trí phòng bỏ phiếu, chuẩn bị hòm phiếu;
- Nhận tài liệu và phiếu bầu cử từ Ban bầu cử; phát thẻ cử tri, phiếu bầu cử có đóng dấu của Tổ bầu cử cho cử tri; - Thường xuyên thông báo cho cử tri biết ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu trong thời hạn 10 ngày trước ngày bầu cử; - Bảo đảm thực hiện nghiêm chỉnh quy định của pháp luật về bầu cử và nội quy phòng bỏ phiếu; - Giải quyết khiếu nại, tố cáo đối với việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của Tổ bầu cử theo quy định; nhận và chuyển đến Ban bầu cử tương ứng khiếu nại, tố cáo về người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu HĐND, khiếu nại, tố cáo khác không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tổ bầu cử; - Kiểm phiếu và lập biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử để gửi đến Ban bầu cử tương ứng; - Chuyển biên bản kết quả kiểm phiếu bầu cử và toàn bộ phiếu bầu cử đến UBND cấp xã khi kết thúc việc kiểm phiếu; - Báo cáo tình hình tổ chức và tiến hành bầu cử theo quy định của các tổ chức phụ trách bầu cử cấp trên; - Thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại tại khu vực bỏ phiếu (nếu có). g) Về nguyên tắc hoạt động của các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương: - Các tổ chức phụ trách bầu cử ở địa phương hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Các cuộc họp được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham
dự; các quyết định được thông qua khi có quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành. - Cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức phụ trách bầu cử có quyền trưng tập cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập để giúp thực hiện các công việc liên quan đến tổ chức bầu cử. (Điều 21, 22, 23, 24, 25, 26 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Mẫu giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ từ ngày 01/01/2025?
- Chi tiết 02 đợt tăng lương hưu theo Nghị định 75?
- Không xây dựng phương án chữa cháy bị xử phạt bao nhiêu tiền?