Những hành vi bị nghiêm cấm theo Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì các hành vi nào bị nghiêm cấm?

 Theo quy định tại Điều 7 của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thì các hành vi sau đây bị nghiêm cấm:
1. Cấp Giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (sau đây gọi là Giấy phép) cho doanh nghiệp không đủ điều kiện theo quy định của Luật này.
2. Sử dụng Giấy phép của doanh nghiệp khác hoặc cho người khác sử dụng Giấy phép của mình để hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
3. Giao nhiệm vụ điều hành hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài cho người đã quản lý doanh nghiệp bị thu hồi Giấy phép hoặc người đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên do vi phạm quy định của pháp luật về người lao động đi làm việc ở nước ngoài.
4. Đi làm việc hoặc đưa người lao động đi làm việc ở khu vực, ngành nghề và công việc bị cấm theo quy định của Chính phủ hoặc không được nước tiếp nhận người lao động cho phép.
5. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức đưa công dân Việt Nam ra nước ngoài.
6. Lợi dụng hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động.
7. Tổ chức đưa người lao động ra nước ngoài làm việc khi chưa đăng ký hợp đồng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Luật này.
8. Sau khi nhập cảnh không đến nơi làm việc hoặc bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo quy định của Luật này.
9. Ở lại nước ngoài trái phép sau khi hết hạn Hợp đồng lao động.
10. Lôi kéo, dụ dỗ, lừa gạt người lao động Việt nam ở nước ngoài trái quy định của pháp luật.
11. Gây phiền hà, cản trở, sách nhiễu người lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động đưa người lao động ra nước ngoài làm việc.
 
 
 

Người lao động
Hỏi đáp mới nhất về Người lao động
Hỏi đáp Pháp luật
Trong vòng 30 ngày người lao động tự ý nghỉ việc bao nhiêu ngày thì bị sa thải?
Hỏi đáp Pháp luật
Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu kế hoạch trực Tết Nguyên đán 2025 dành cho bệnh viện chi tiết nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc thỏa thuận bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản tạm ứng để người lao động thực hiện công việc của công ty tối đa là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc phải bố trí chỗ ăn ở cho lao động là người giúp việc gia đình không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trả lương không đúng hạn cho người lao động bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Công ty không trả giấy tờ cho người lao động nghỉ việc bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp phá sản sẽ ưu tiên thanh toán khoản nào cho người lao động?
Hỏi đáp Pháp luật
Làm OT là gì? Tiền lương làm OT được tính như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Người lao động
Thư Viện Pháp Luật
306 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Người lao động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người lao động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào