Chuyển hộ khẩu có phải làm lại chứng minh thư?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 05/1999/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng minh nhân dân (đã được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 170/2007/NĐ-CP và Nghị định số 106/2013/NĐ-CP), những trường hợp sau đây công dân phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
Công dân được cấp đổi Chứng minh nhân dân phải nộp lệ phí theo quy định.
Như vậy, với quy định nêu trên, bạn thuộc trường hợp phải đổi chứng minh nhân dân.
Để được đổi CMND, bạn cần liên hệ và nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện hoặc Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) để được giải quyết.
Hồ sơ gồm:
- Xuất trình hộ khẩu thường trú;
- Chụp ảnh (thực hiện tại Cơ quan công an);
- In vân tay hai ngón trỏ (thực hiện tại Cơ quan công an);
- Khai tờ khai xin cấp Chứng minh nhân dân (theo mẫu);
- Nộp lại Chứng minh nhân dân cũ.
Kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ và làm xong thủ tục trên đây, cơ quan công an sẽ cấp cho bạn Chứng minh nhân dân mới trong thời gian sớm nhất, tối đa không quá 15 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?