Thuế TNCN với người nước ngoài không cư trú tại Việt Nam
Theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Luật Thuế TNCN, thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công được xác định bằng tổng số thu nhập mà người nộp thuế nhận được trong kỳ.
Điều 26 Luật Thuế TNCN quy định căn cứ tính thuế đối với người nộp thuế là cá nhân không cư trú như sau:
- Thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công quy định tại khoản 2 Điều 1 này nhân với thuế suất 20%.
- Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công là tổng số tiền lương, tiền công mà cá nhân không cư trú nhận được do thực hiện công việc tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả thu nhập.
Từ những quy định của Luật Thuế TNCN, Bộ Tài chính đã có Thông tư số 111/2013/TT-BTC, trong đó Điều 18 hướng dẫn căn cứ tính thuế đối với cá nhân không cư trú từ tiền lương, tiền công như sau:
- Thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định bằng thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công nhân (x) với thuế suất 20%.
- Thu nhập chịu thuế từ tiền lương, tiền công của cá nhân không cư trú được xác định như đối với thu nhập chịu thuế TNCN từ tiền lương, tiền công của cá nhân cư trú theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 8 Thông tư này.
Việc xác định thu nhập chịu thuế cá nhân từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh tại Việt Nam thực hiện theo công thức sau:
- Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài không hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam/Tổng số ngày làm việc trong năm x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
Trong đó, tổng số ngày làm việc trong năm được tính theo chế độ quy định tại Bộ luật Lao động của Việt Nam.
- Đối với trường hợp cá nhân người nước ngoài hiện diện tại Việt Nam:
Tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam = Số ngày có mặt ở Việt Nam/365 ngày x Thu nhập từ tiền lương, tiền công toàn cầu (trước thuế) + Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam
Thu nhập chịu thuế khác (trước thuế) phát sinh tại Việt Nam tại 2 trường hợp nêu trên là các khoản lợi ích khác bằng tiền hoặc không bằng tiền mà người lao động được hưởng ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả hoặc trả hộ cho người lao động.
Như vậy, đối với cá nhân không cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công do thực hiện công việc tại Việt Nam, tổng thu nhập chịu thuế nhận được từ công việc này sẽ gồm cả thu nhập nhận được ở Việt Nam và ở nước ngoài (không phân biệt nơi trả thu nhập là ở nước ngoài hay ở Việt Nam).
Trong trường hợp cá nhân không cư trú làm việc đồng thời ở Việt Nam và nước ngoài nhưng không tách riêng được phần thu nhập phát sinh do làm công việc tại Việt Nam thì căn cứ vào thu nhập phát sinh toàn cầu để tính tổng thu nhập phát sinh tại Việt Nam theo số ngày làm việc cho công việc tại Việt Nam hoặc số ngày thực tế có mặt ở Việt Nam như công thức trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?