Hỗ trợ học sinh vùng khó khăn
Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 27/2013 ngày 16/7/2013 về hướng dẫn thực hiện Quyết định số 12/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ học sinh THPT ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì các đối tượng này sẽ được hỗ trợ tiền ăn bằng 40% lương tối thiểu chung cụ thể: Về điều kiện được hỗ trợ, học sinh là người dân tộc thiểu số phải đang học cấp THPT hoặc trường phổ thông có nhiều cấp học (có cấp THPT) thuộc loại hình công lập; bản thân, bố, mẹ hoặc người giám hộ có hộ khẩu thường trú tại xã, thôn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Nhà ở xa trường (từ 10 km trở lên) hoặc địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn (phải qua sông, suối không có cầu, đèo, núi cao, vùng sạt lở…); không thể đi đến trường - trở về nhà trong ngày, phải ở lại trường hoặc khu vực gần trường để học tập. Còn đối với học sinh là người dân tộc Kinh, ngoài các điều kiện quy định trên, còn phải thuộc hộ nghèo theo chuẩn hộ nghèo quy định tại Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Học sinh đủ điều kiện như đã nêu trên được hỗ trợ tối đa 9 tháng/năm học, mức hỗ trợ tiền ăn/tháng bằng 40% mức lương tối thiểu chung. Trường hợp phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà ở bằng 10% mức lương tối thiểu chung và không quá 9 tháng/năm học/học sinh. Việc chi trả kinh phí hỗ trợ tiền ăn, chỗ ở cho học sinh được chi trả hằng tháng. Tùy theo điều kiện cụ thể, nhà trường quyết định giữ lại kinh phí hỗ trợ tiền ăn để tổ chức nấu ăn hoặc chi trả tiền mặt cho học sinh. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ học sinh được cân đối trong ngân sách chi sự nghiệp giáo dục và đào tạo hằng năm theo phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước. Ngân sách Trung ương hỗ trợ cho ngân sách địa phương theo nguyên tắc hỗ trợ 100% nhu cầu kinh phí tăng thêm cho các địa phương chưa tự cân đối được ngân sách. Đối với các địa phương điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương, phải sử dụng ngân sách địa phương để thực hiện một phần hoặc toàn bộ chính sách; nếu hụt thu do nguyên nhân khách quan hoặc tăng thu thấp thì sau khi đã sử dụng 50% số tăng thu ngân sách địa phương (nếu có) và 50% dự phòng ngân sách địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao vẫn còn thiếu, ngân sách Trung ương sẽ hỗ trợ phần chênh lệch thiếu. Hiện nay chính sách này chưa có gì thay đổi..
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?