Bộ Công Thương trả lời về quy định bảo hành sản phẩm

Bà Đỗ Thị Thanh Vân (van.do@...), chuyên viên pháp lý của Công ty TNHH Sony Electronics Việt Nam, gặp vướng mắc trong cách hiểu một số thuật ngữ liên quan đến vấn đề bảo hành sản phẩm cho khách hàng theo quy định tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Qua Cổng TTĐT Chính phủ bà Vân muốn được biết, thuật ngữ “Giấy tiếp nhận bảo hành” trong Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QH12, Nghị định số 19/2012/NĐ-CP và thuật ngữ “Giấy bảo hành” nêu tại Nghị định số 185/2013/NĐ-CP của Chính phủ có trùng nhau không? Ngoài ra, trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP có quy định nội dung “hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự”. Vậy, yếu tố "tương tự" này phải xác định dựa trên tiêu chí nào?

Về thuật ngữ “Giấy tiếp nhận bảo hành” và “Giấy bảo hành”

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng không có quy định giải thích thuật ngữ “giấy tiếp nhận bảo hành” hoặc “giấy bảo hành” nên không có cơ sở để nói rằng hai thuật ngữ “giấy bảo hành” và “giấy tiếp nhận bảo hành” là trùng nhau.

Về thuật ngữ “hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự”

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng không quy định giải thích thuật ngữ “hàng hóa, linh kiện, phụ kiện tương tự”. Trong thực tế, yếu tố tương tự này có thể xác định dựa trên một hoặc nhiều tiêu chí về giá, số lượng, chất lượng, tính năng, công dụng, giá trị sử dụng... của hàng hóa.

Để bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các bên trong việc giải quyết các yêu cầu liên quan đến trách nhiệm bảo hành hàng hóa, các bên cần có sự thỏa thuận, thống nhất cụ thể về việc xác định yếu tố tương tự hoặc phương thức giải quyết phù hợp trong quá trình thực hiện giao dịch căn cứ vào các quy định của pháp luật và loại hàng hóa, linh kiện, phụ kiện cụ thể.

Bộ Công Thương ghi nhận ý kiến của doanh nghiệp và nhận thấy cần phải có giải thích về các thuật ngữ nói trên trong văn bản quy phạm pháp luật sẽ ban hành trong thời gian tới để việc thi hành pháp luật được thống nhất và đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, doanh nghiệp.

Bộ Công Thương
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Công Thương
Hỏi đáp Pháp luật
Thứ trưởng Bộ Công thương có được ủy quyền tiếp cho người khác thực hiện phát ngôn cho báo chí của Bộ Công thương không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Công Thương tổ chức cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí về thông tin gì? Thông qua hình thức nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào được từ chối cung cấp thông tin cho báo chí của Bộ Công thương?
Hỏi đáp pháp luật
Danh mục sản phẩm thực phẩm, hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Công Thương?
Hỏi đáp pháp luật
Đăng ký hóa chất theo thông tư số 28 ngày 28 tháng 6 năm 2010 của Bộ Công Thương
Hỏi đáp pháp luật
Website nào phải đăng ký với Bộ Công Thương?
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về việc siết quản lý nhập khẩu ô tô
Hỏi đáp pháp luật
Lập website bán hàng phải thông báo với Bộ Công Thương
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về việc kiểm soát đầu tư sản xuất thuốc lá
Hỏi đáp pháp luật
Bộ Công Thương trả lời về quy định bảo hành sản phẩm
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Công Thương
Thư Viện Pháp Luật
500 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Công Thương

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Công Thương

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào