Giao xe cho người không có bằng lái có thể bị tù đến 12 năm
Như thông tin báo chí đã đăng tải, theo lời khai ban đầu của đối tượng Vinh, người khai là đã điều khiển xe khi không được sự đồng ý của chủ sở hữu chiếc xe. Lời khai của đối tượng này còn nhiều mâu thuẫn, tuy nhiên trường hợp nêu trên chỉ là một trong số ít những trường hợp tự động điều khiển xe mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu hoặc trong trường hợp được sự đồng ý của chủ sở hữu, nhưng người điều khiển lại không đủ điều kiện điều khiển xe do không có bằng lái, không trong trạng thái tỉnh táo hoặc các vấn đề pháp lý, sức khỏe khác có liên quan.
Nhẹ thì sẽ bị xử lý hành chính
Hiện nay, tại các trạm rửa xe, quán bar, cà phê, trạm sửa chữa thường quy định nhân viên hay bảo vệ “đánh xe” vào bãi cho khách để nâng cao chất lượng dịch vụ. Khôn lường là ở chỗ nhân viên hay bảo vệ của các loại hình kinh doanh nói trên đa số là chưa có bằng lái. Nhiều người sơ xuất, kẻ khác thì chủ quan dẫn đến những tai nạn giao thông đáng tiếc. Người giao xe thông thường không tìm hiểu và không có điều kiện để tìm hiểu về thông tin của người được giao xe, những trường hợp như vậy khi rủi ro xảy ra, bản thân người chủ sở hữu xe sẽ phải liên đới trách nhiệm tùy vào hậu quả trên thực tế.
Theo quy định tại điểm đ khoản 5 điều 30 Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về mức xử phạt hành chính đối với việc giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển thì mức phạt tối đa có thể lên tới 4.000.000 đối với cá nhân và 8.000.000 đối với tổ chức.
“5. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân là chủ xe ô tô. Từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 (đối với xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô điều khiển xe tham gia giao thông”
Việc xử phạt hành chính được đặt ra khi không xảy ra hậu quả nghiêm trọng mà người điều khiển xe không đủ điều kiện bị phát hiện thông qua việc vi phạm các lỗi hành chính được quy định trong Nghị định 171/2013/NĐ-CP của Chính Phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Tuy nhiên nếu để xảy ra hậu quả nghiêm trọng liên quan đến tài sản và tính mạng của người khác, thì chủ sở hữu giao xe cho người không đủ điều kiện có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hình phạt lên đến 12 năm tù
Việc xử lý hình sự được quy định tại điều 205 Bộ luật hình sự. Theo quy định tại điều này, người nào điều động hoặc giao cho người không có giấy phép hoặc bằng lái xe hoặc không đủ các điều kiện khác theo quy định của pháp luật điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ một năm đến ba năm.
Theo hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư liên tịch 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP- VKSNDTC-TANDTC thìtrường hợp người được điều động biết mình không có đủ điều kiện điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vẫn thực hiện theo sự điều động thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo Điều 202 Bộ luật hình sự nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác của cấu thành tội phạm này. Trường hợp người được điều động đã đề đạt, từ chối thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng vẫn phải chấp hành sự điều động đó thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm theo quy định tại Điều 202 Bộ luật hình sự. Như vậy ở đây, có rất nhiều trường hợp chủ sở hữu xe chủ quan và không quan tâm đến việc người mình giao xe có đủ điều kiện hay không. Việc lý giải không thể biết là không thỏa đáng bởi với tư cách chủ xe, họ cần phải biết và nếu không đủ căn cứ xác định thì phải từ chối giao xe, trừ trường hợp bị lừa dối từ người được giao xe, nhưng để chứng minh điều này vô cùng khó.
Hậu quả càng nghiêm trọng thì trách nhiệm hình sự càng nặng. Hướng dẫn về hậu quả nghiêm trọng được căn cứ theo mục 4 Nghị quyết 02/2003/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TANDTC. Theo đó nếu trường hợp để xảy ra hậu quả chết 1 người và gây hậu quả như tổn hại cho sức khoẻ cho nhiều người khác thì được xác định là hậu quả đặc biệt nghiêm trọng và chủ xe giao xe cho người không đủ điều kiện có thể bị xử lý theo khoản 3 điều 205: Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Từ ngày 1/1/2025, Trung tâm Y tế huyện sẽ có 20 khoa chuyên môn?
- Tăng lương hưu 2025 lên bao nhiêu phần trăm?
- Cẩm nang Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến cung cấp mấy nhóm kỹ năng chính?
- Hướng phấn đấu trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam mới nhất năm 2024?
- Đáp án Bài tự luận cuộc thi An toàn giao thông nụ cười ngày mai cấp THCS năm 2024?