Hỏi về thủ tục ly hôn

Tôi năm nay 26 tuổi kết hôn năm 2013 . đến thời điểm này tôi có 1 con trai 2 tuổi, tôi không chịu nổi sức ép từ gia đình chồng cũng như họ hàng bên chồng. Chồng lại không hiểu nên vợ chồng tôi thường sảy ra mâu thuẫn khiến cuộc sống của tôi rất ngột ngạt, tôi muốn thoát khỏi tình trạng này và tôi quyết định làm thủ tục ly hôn. Tôi rất mong nhận được sựu tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn

1.Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn


 1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

 2.Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

 2. Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin ly hôn.

Trong trường hợp của bạn, con bạn đã được 2 tuổi nên cả bạn và chồng bạn đều có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn.

  Khuyến khích hoà giải ở cơ sở

 Nhà nước và xã hội khuyến khích việc hoà giải ở cơ sở khi vợ, chồng có yêu cầu ly hôn. Việc hoà giải được thực hiện theo quy định của pháp luật về hoà giải ở cơ sở.

2.Thụ lý đơn yêu cầu ly hôn


 Toà án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

 Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này; nếu có yêu cầu về con và tài sản thì giải quyết theo quy định tại  Điều 15 và Điều 16 của Luật hôn nhân và gia đình.

 Hoà giải tại Toà án

 Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Toà án tiến hành hoà giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Thủ tục thuận tình ly hôn
Thủ tục ly hôn đơn phương

3. Căn cứ cho ly hôn


 1. Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu  xét thấy tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì Toà án quyết định  cho ly hôn.

 2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Toà án tuyên bố mất tích xin ly hôn thì Toà án giải quyết cho ly hôn.

 Thuận tình ly hôn

 Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thoả thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Toà án công nhận thuận tình ly hôn và sự thoả thuận về tài sản và con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con; nếu không thoả thuận được hoặc tuy có thoả thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Toà án giải quyết việc ly hôn.

 Ly hôn theo yêu cầu của một bên

 Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn.

 Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

 1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

 Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ bảy tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

 Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

 Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

 Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

 Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

Quyền thăm nom con sau khi ly hôn

 Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

 Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Toà án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

4. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn


 1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

 2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:
 a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.
3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

Thủ tục ly hôn
Hỏi đáp mới nhất về Thủ tục ly hôn
Hỏi đáp pháp luật
Có bắt buộc ly thân trước khi ly dị (thủ tục ly hôn) không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục ly hôn năm 2024 được thực hiện như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Khi nào thì bản án ly hôn có hiệu lực?
Hỏi đáp pháp luật
Xin hỏi về địa chỉ thường trú trong đơn ly hôn
Hỏi đáp pháp luật
Thủ tục xin ly hôn vắng mặt với người Đài Loan?
Hỏi đáp pháp luật
Lấy chồng ngoại quốc, muốn ly hôn phải làm thủ tục thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Chồng muốn ly hôn nhưng vợ đi vắng mất liên lạc, làm thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Lựa chọn pháp luật nước nào để ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Hỏi đáp pháp luật
Vợ muốn ly hôn nhưng chồng không chịu, thủ tục thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Muốn ly hôn với người nước ngoài (Pháp)
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thủ tục ly hôn
Thư Viện Pháp Luật
322 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Thủ tục ly hôn

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thủ tục ly hôn

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào