Con nuôi có được nhận thừa kế không?
Căn cứ theo Điều 675 Bộ luật Dân sự, đối với trường hợp người để lại di sản thừa kế mất mà không để lại di chúc, vấn đề chia di sản cho những người thừa kế sẽ được thực hiện dựa vào quy định của pháp luật.
Căn cứ vào Điều 676, những người thừa kế thuộc hàng thứ nhất gồm có: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Dựa vào nguyên tắc không phân biệt đối xử trong quan hệ hôn nhân và gia đình, luật pháp quy định những người thừa kế cùng hàng thừa kế được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phân biệt là con đẻ, con nuôi.
Do đó, kể cả khi chỉ là con nuôi, bạn vẫn có quyền hưởng phần di sản thừa kế do bố mẹ nuôi để lại ngang với các con đẻ của bố mẹ nuôi.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi chỉ được xác lập khi:
- Tại thời điểm nhận nuôi con nuôi, việc nuôi con nuôi được đăng ký tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi thường trú của cha mẹ nuôi hay con nuôi;
- Trường hợp việc nuôi con nuôi đã phát sinh trên thực tế nhưng chưa đăng ký trước ngày 1/1/2011, nếu đáp ứng những điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 50 Luật nuôi con nuôi thì được đăng ký kể từ ngày 1/1/2011 tới hết ngày 31/12/2015 tại ỦY ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của cha mẹ nuôi và con nuôi (căn cứ vào khoản 1 Điều 23 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi).
Theo khoản 1 Điều 50 quy định điều kiện gồm có:
a) Các bên có đủ điều kiện về nuôi con nuôi căn cứ theo quy định của pháp luật tại thời điểm phát sinh mối quan hệ nuôi con nuôi;
b) Đến thời điểm Luật này có hiệu lực, quan hệ cha, mẹ và con vẫn đang tồn tại và cả 2 bên còn sống;
c) Giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục nhau như cha mẹ với con.
Như vậy, trường hợp việc nuôi con nuôi giữa bạn và bố mẹ nuôi của bạn đã được đăng ký theo quy định trên thì quan hệ nuôi con nuôi được xác lập. Do vậy bạn có quyền hưởng phần di sản thừa kế do bố mẹ nuôi bạn để lại và ngược lại.
Bạn cũng cần chú ý rằng, ngay cả trong trường hợp mẹ nuôi đã hoàn tất thủ tục đăng ký nuôi con nuôi trước khi kết hôn, tuy nhiên sau khi kết hôn chồng của mẹ nuôi bạn (tức là bố nuôi) không làm thủ tục đăng ký nuôi con nuôi với bạn thì mỗi quan hệ con nuôi giữa bạn và bố nuôi không được xác lập. Hay nói cách khác, thì việc kết hôn của mẹ nuôi không nghiễm nhiên làm phát sinh quan hệ nuôi con nuôi giữa bạn và chồng của mẹ nuôi bạn.
Do đó, khi bố mẹ nuôi bạn mất đi mà không để lại di chúc, bạn chỉ có quyền hưởng phần di sản thừa kế do mẹ nuôi để lại mà bạn không được quyền hưởng phần di sản thừa kế của bố nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Xác định chi phí định giá tài sản trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính từ 01/07/2025?