Bộ Tài chính hướng dẫn xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ

Ông Hoàng Thế Lực làm kế toán tại Sở Giáo dục và Đào tạo, đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn một số quy định liên quan đến việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Theo ông Lực phản ánh, đơn vị ông có các nguồn kinh phí như: Chi thường xuyên (quản lý hành chính tự chủ khoản 464); nguồn kinh phí cử tuyển (không tự chủ - khoản 502); nguồn kinh phí đào tạo (KTC – khoản 505); kinh phí chi sự nghiệp giáo dục (KTC – khoản 495); nguồn thu mở thầu, thu phí lệ phí dự thi dự tuyển hàng năm, thu khác và các Chương trình Mục tiêu quốc gia giáo dục đào tạo, các dự án Seqap, Vnen, Oxfam. Căn cứ vào các quy định hiện hành cơ quan ông Lực xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ trên cơ sở nguồn kinh phí giao thực hiện tự chủ (quản lý hành chính 464) liên quan đến chi lương, bảo hiểm, các khoản phụ cấp theo lương, điện, nước, văn phòng phẩm, công tác phí..., còn các nguồn chi thường xuyên sự nghiệp giáo dục (495), chi Chương trình Mục tiêu quốc gia giáo dục và các dự án khác thì đơn vị chi theo các Thông tư, công văn, quy định hướng dẫn riêng của từng dự án, không đưa vào Quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan. Tuy nhiên trong đợt thanh tra vừa rồi, Thanh tra Sở Tài chính cho rằng việc không đưa các nội dung chi trên vào Quy chế chi tiêu nội bộ như vậy là không đúng quy định và đề nghị đơn vị ông phải xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ cho tất cả các nguồn kinh phí mà Sở đang thực hiện trên. Ông Lực hỏi, ý kiến của Sở Tài chính có đúng không? Hiện có quy định nào hướng dẫn xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ cho tất cả các nguồn kinh phí hay không?

Thông tư số 71/2014/TTLT-BTC-BNV ngày 30/5/2014 của liên Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện Nghị định số 117/2013/NĐ-CPngày 7/10/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 130/2005/NĐ-CP ngày 17/10/2005 của Chính phủ quy định chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng biên chế và kinh phí quản lý hành chính đối với các cơ quan hành chính; Điều 3 Chương II quy định về tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí quản lý hành chính như sau:

- Kinh phí quản lý hành chính giao cho cơ quan thực hiện chế độ tự chủ từ các nguồn sau: Ngân sách nhà nước cấp; Các khoản phí, lệ phí được để lại theo chế độ quy định; Các khoản thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

- Xác định kinh phí để giao thực hiện chế độ tự chủ: Bao gồm kinh phí ngân sách nhà nước cấp: kinh phí quản lý hành chính của các cơ quan thực hiện chế độ tự chủ được xác định và giao hàng năm (Khoán quỹ tiền lương và chi hoạt động thường xuyên; Chi mua sắm tài sản, trang thiết bị phương tiện làm việc, sửa chữa thường xuyên tài sản cố định; Các khoản chi hoạt động nghiệp vụ đặc thù thường xuyên) và phần thu phí, lệ phí được để lại để trang trải chi phí thu và các khoản thu khác.

- Để chủ động sử dụng kinh phí tự chủ được giao, tiết kiệm và có hiệu quả, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ có trách nhiệm xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ cho cán bộ, công chức trong cơ quan thực hiện, Kho bạc nhà nước kiểm soát chi.

Việc xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ cần tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực sau: Cử cán bộ, công chức và người lao động đi công tác trong nước, chế độ thanh toán tiền phụ cấp lưu trú, tiền thuê phòng nghỉ, khoán phương tiện đi lại cho những trường hợp thường xuyên phải đi công tác; Quản lý, phân bổ kinh phí, sử dụng văn phòng phẩm; Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí thanh toán tiền cước sử dụng điện thoại; Quản lý, sử dụng và phân bổ kinh phí sử dụng ô tô, xăng dầu; Quản lý và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, sử dụng điện thắp sáng; Nội dung chi, mức chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù.

Khi xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ, cơ quan thực hiện chế độ tự chủ phải căn cứ vào chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, tình hình thực hiện của các Vụ, Cục, Phòng, Ban trong thời gian qua, khả năng nguồn kinh phí được giao để quy định. Mức chi, chế độ chi, tiêu chuẩn định mức trong Quy chế chi tiêu nội bộ không được vượt quá chế độ, định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ

Ngoài kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ quy định tại khoản 2, Điều 3 Thông tư này, hàng năm cơ quan thực hiện chế độ tự chủ còn được ngân sách Nhà nước bố trí kinh phí để thực hiện một số nhiệm vụ theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền giao, gồm:

- Chi sửa chữa lớn, mua sắm tài sản cố định, gồm:

- Chi đóng niên liễm cho các tổ chức quốc tế, vốn đối ứng các dự án theo hiệp định (nếu có).

- Chi thực hiện các nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.

- Chi thực hiện các nhiệm vụ đặc thù đến thời điểm lập dự toán chưa xác định được khối lượng công việc, chưa có tiêu chuẩn, chế độ định mức quy định của cơ quan có thẩm quyền.

- Kinh phí thực hiện tinh giản biên chế.

- Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

- Kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- Kinh phí nghiên cứu khoa học, kinh phí sự nghiệp kinh tế, kinh phí sự nghiệp môi trường, kinh phí sự nghiệp khác theo quy định từng lĩnh vực (nếu có), kinh phí sự nghiệp bảo đảm xã hội, kinh phí thực hiện các nội dung không thường xuyên khác.

- Vốn đầu tư xây dựng cơ bản theo dự án được duyệt.

Việc phân bổ, quản lý, sử dụng các khoản kinh phí và vốn đầu tư xây dựng cơ bản được giao nêu trên thực hiện theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

Theo đó, Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ đối với nguồn kinh phí quản lý hành chính giao để thực hiện chế độ tự chủ. Đối với nguồn kinh phí giao nhưng không thực hiện chế độ tự chủ thì thực hiện theo các quy định hiện hành.

Bộ Tài chính
Hỏi đáp mới nhất về Bộ Tài chính
Hỏi đáp Pháp luật
Chức năng của Vụ Đầu tư là gì? Nhiệm vụ của Vụ Đầu tư về kế hoạch đầu tư công hằng năm như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì về quản lý thuế, phí, lệ phí và thu khác của ngân sách nhà nước?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng cục trưởng Tổng cục Dự trữ Nhà nước do ai bổ nhiệm?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Tài chính ban hành Quy chế hoạt động Cổng thông tin điện tử nội bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Đã có Thông tư quy định mức phí thẩm định các đồ án quy hoạch của Bộ Tài Chính từ 15/7/2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí do Bộ Tài chính chủ trì thực hiện?
Hỏi đáp pháp luật
Trách nhiệm của Bộ Tài chính trong quản lý thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính đào tạo bồi dưỡng những đối tượng nào? Hình thức đào tạo bồi dưỡng của Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính có phải là tổ chức thuộc Bộ Tài chính hay không? Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng của Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính cấp cho ai?
Hỏi đáp pháp luật
Thông tư số 161/2012/TT-BTC ngày 02/10/2012 của Bộ Tài chính
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bộ Tài chính
Thư Viện Pháp Luật
1,144 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bộ Tài chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bộ Tài chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào