Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000: “Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng”.
Khoản 1 Điều 88 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 quy định về việc xác định cha, mẹ như sau: “Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng. Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng”.
Theo các quy định vừa trích dẫn ở trên mặc dù hai bạn đã chung sống như vợ chồng từ năm 2009 nhưng không đăng ký kết hôn nên pháp luật vẫn không công nhận là vợ chồng. Do đó, con được sinh ra khi hai bạn chưa có Giấy chứng nhận kết hôn không được xác định là con chung. Nếu bạn trai của bạn có chứng cứ chứng minh được mình là cha của con bạn thì mới có quyền giành quyền nuôi con với bạn.
Nếu bạn trai bạn đã thực hiện các thủ tục thừa nhận con thì quyền nuôi con được quy định như sau: Theo khoản 1 Điều 14 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014: Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
Theo đó, hai người sẽ thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.
Như vậy, nếu bạn trai bạn đã làm thủ tục nhận con theo quy định của pháp luật, nhưng hai bạn không thỏa thuận được ai sẽ là người nuôi con sau khi chấm dứt việc chung sống, tòa án sẽ quyết định dựa trên quyền lợi của con. Do đó, khi việc tranh chấp quyền nuôi con của hai bạn được giải quyết ở tòa án, để có nhiều cơ hội giành quyền nuôi con hơn thì bạn cần đưa ra các chứng cứ chứng minh cho việc cháu bé ở với bạn sẽ tốt hơn khi ở với cha cháu (ví dụ như: tình cảm dành cho con, điều kiện vật chất, công việc, thu nhập, chỗ ở… của bạn).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi cuối học kì 1 Văn 10 Kết nối tri thức kèm đáp án cập nhật năm 2024?
- Thành viên của Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học cấp cơ sở nhiệm kỳ sau cần đảm bảo bao nhiêu % thành viên mới từ 01/2/2025?
- Mẫu thời khóa biểu dành cho học sinh sinh viên? Cơ sở giáo dục nghề nghiệp không tổ chức giảng dạy theo thời khóa biểu bị phạt bao nhiêu tiền?
- Lễ hội đền Thượng năm 2025 tổ chức vào ngày nào? Ở đâu?
- Hoá chất độc là gì? Nhà nước có chính sách gì về hoạt động hóa chất?