Tư vấn về hình phạt tù do gây tai nạn giao thông
Theo thông tin bạn cung cấp thì cha bạn có khả năng truy tố theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự:
"Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm."
Theo Điều 60 BLHS và hướng dẫn tại mục 6 Nghị quyết số01/2007/NQ-HĐTP ngày 02-10-2007 “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật hình sự về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt”, thì:
Chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
- Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
- Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;
- Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
- Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Như vậy, để được hưởng án treo thì cha bạn phải có ít nhất 2 tình tiết giảm nhẹ theo Điều 46 BLHS và bị xử phạt không quá 3 năm tù...
Cha bạn có các tình tiết giảm nhẹ sau:
Điều 46. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;
p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;
s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.
Các tình tiết theo khoản 2 Điều 46 BLHS là người bị hại cũng có lỗi...
Tuy nhiên, do tình hình tai nạn giao thông ở Việt Nam diễn biến "phức tạp" nên theo sự chỉ đạo của Tòa án nhân dân tối cao thì đối với trường hợp có hậu quả chết người và lỗi hoàn toàn thuộc về bị can, bị cáo thì không cho hưởng án treo...
Trường hợp của cha bạn thì người bị hại cũng có lỗi như: uống rượu bia khi điều khiển phương tiện giao thông; chạy quá tốc độ... nên có hi vọng được hưởng án treo.
Còn thực tế để được treo thì phải "xin" đó.
Tôi nghĩ tốt nhất là bạn nên nhờ Luật sư tư vấn để biết được trường hợp nào nên "ém" lại tình tiết giảm nhẹ để còn lên phúc thẩm áp dụng xin giảm nhẹ hình phạt...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?