Quy định về tiền lương, tiền nghỉ phép và làm thêm giờ

Công ty của ông Lâm Trọng Nhung (quận Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh) là Công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước, hiện công ty đang sử dụng thang bảng lương theo Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ để thanh toán lương cho người lao động và giải quyết các chế độ liên quan. Theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động, Công ty của ông Nhung thuộc vùng I (lương tối thiểu vùng 2.700.000 đồng) có sử dụng lao động thời vụ cho khối sản xuất, bán hàng và cán sự và có xây dựng cách tính lương công nhật để thanh toán cho người lao động như sau: Tiền lương = 2.700.000 đồng; Phép năm = (1,80 x 1.050.000đồng) x 4% = 72.692 đồng; Tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp (22%) = (1,80 x 1.050.000đồng) x 22% = 455.400 đồng; Lương làm đêm = (1,80 x 1.050.000đồng) x 30% = 567.000 đồng Như vậy: Tổng tiền lương 1 tháng = 2.700.000 + 72.692 + 455.400 = 3.228.092 đồng. Tiền lương 1 ngày = 3.228.092/26 = 124.157 đồng. Lương làm đêm = 3.228.092 + 567.000 = 3.795.092 đồng. Tiền lương 1 đêm = 3.795.092/26 = 145.965 đồng. Ông Nhung hỏi, cách tính lương công nhật như trên có phù hợp với quy định của Nghị định số 182/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng không? Về cách phân phối thu nhập, theo Nghị định 182/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ, mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động vùng I là không được trả thấp hơn 2.700.000 đồng/ tháng. Nhưng do hiệu quả sản xuất kinh doanh từng tháng khác nhau nên có tháng thu nhập của người lao động thấp hơn lương tối thiểu vùng, có tháng cao hơn nhiều so với lương tối thiểu vùng, nhưng khi tính bình quân thu nhập thì cao hơn lương tối thiểu vùng. Như vậy những tháng có thu nhập thấp hơn lương tối thiểu vùng có sai với quy định tại Nghị định 182/2013/NĐ-CP không? Có phải truy trả cho người lao động những tháng có thu nhập thấp hơn lương tối thiểu vùng không? Hiện nay có Nghị định 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 về tăng lương tối thiểu vùng từ ngày 1/1/2015, Công ty của ông Nhung trả lương cho lao động thời vụ theo cách nào thì phù hợp?

Theo quy định tại Điều 90 Bộ luật Lao động và Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động thì tiền lương ghi trong hợp đồng lao động do người lao động thỏa thuận với người sử dụng lao động để thực hiện công việc nhất định. 

Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương theo công việc hoặc chức danh là mức lương trong thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 của Bộ luật Lao động.
 
Mức lương đối với công việc giản đơn nhất trong điều kiện lao động và thời giờ làm việc bình thường (không bao gồm khoản tiền trả thêm khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm) không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.

Theo quy định tại Nghị định số 103/2014/NĐ-CP ngày 11/11/2014 của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động thì mức lương tối thiểu áp dụng đối với các quận thuộc thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 1/1/2015 là 3.100.000 đồng/tháng.

Căn cứ vào quy định nêu trên, người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận mức lương ghi trong hợp đồng lao động. Tiền lương trả cho người lao động căn cứ theo tiền lương ghi trong hợp đồng lao động, năng suất lao động, khối lượng và chất lượng công việc mà người lao động đã thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên.

Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động khi nghỉ phép năm được thực hiện theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên.

Tiền lương làm đêm được thực hiện theo quy định tại Điều 25 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP nêu trên.

Tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp được thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.

Làm thêm giờ
Hỏi đáp mới nhất về Làm thêm giờ
Hỏi đáp Pháp luật
Có buộc phải bố trí nghỉ giữa giờ trong thời gian làm thêm giờ không?
Hỏi đáp Pháp luật
Có giới hạn số giờ làm thêm khi người lao động làm thêm giờ trong trường hợp đặc biệt?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu số 02/PLIV Văn bản thông báo làm thêm giờ theo Nghị định 145?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, những ngành nghề nào được làm thêm đến 300 giờ/năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi trả tiền lương do sử dụng NLĐ làm thêm giờ có được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào không được từ chối tăng ca ngày lễ?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động đi làm ngày lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 được tính lương làm thêm giờ như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 01b-LĐTL bảng chấm công làm thêm giờ theo Thông tư 133?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ theo Thông tư 200 và hướng dẫn cách ghi?
Hỏi đáp Pháp luật
1 tháng được làm thêm bao nhiêu giờ? Có được yêu cầu làm thêm giờ mà không cần sự đồng ý của người lao động không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Làm thêm giờ
Thư Viện Pháp Luật
240 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Làm thêm giờ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Làm thêm giờ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào