Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 17/NQ-HĐND Loại văn bản: Nghị quyết
Nơi ban hành: Tỉnh Hậu Giang Người ký: Trần Văn Huyến
Ngày ban hành: 14/07/2023 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH HẬU GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 17/NQ-HĐND

Hậu Giang, ngày 14 tháng 7 năm 2023

NGHỊ QUYẾT

VỀ VIỆC THÔNG QUA QUY HOẠCH TỈNH HẬU GIANG THỜI KỲ 2021 - 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH HẬU GIANG
KHÓA X KỲ HỌP THỨ 16

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Quy hoạch ngày 24 tháng 11 năm 2017; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 11 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 15 tháng 6 năm 2018; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch ngày 20 tháng 11 năm 2018;

Căn cứ Nghị quyết số 61/2022/QH15 ngày 16 tháng 6 năm 2022 của Quốc hội tiếp tục tăng cường hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật về quy hoạch và một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ lập và nâng cao chất lượng quy hoạch thời kỳ 2021-2030;

Căn cứ Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về triển khai thi hành Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị định số 37/2019/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2019 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quy hoạch;

Căn cứ Nghị quyết số 119/NQ-CP ngày 27 tháng 9 năm 2021 của Chính phủ về các nhiệm vụ và giải pháp để nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ lập các quy hoạch thời kỳ 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 952/QĐ-TTg ngày 03 tháng 7 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 -2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Xét Tờ trình số 74/TTr-UBND ngày 27 tháng 6 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh dự thảo Nghị quyết về việc thông qua Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh), với những nội dung chính như sau:

I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH

Phạm vi ranh giới lập quy hoạch tỉnh Hậu Giang bao gồm toàn bộ tỉnh Hậu Giang với tổng diện tích tự nhiên là 1.622,23 km2, với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ và 05 huyện: Vị Thủy, Long Mỹ, Phụng Hiệp, Châu Thành và Châu Thành A. Phía Bắc giáp thành phố Cần Thơ; Phía Nam giáp tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Sóc Trăng; Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Sóc Trăng; Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CHIẾN LƯỢC ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm phát triển

a) Quan điểm tổng thể về phát triển

- Định hướng phát triển bền vững, tăng trưởng xanh gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 13/NQ-TW ngày 02 tháng 4 năm 2022 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28 tháng 02 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Chú trọng bảo vệ và phát triển nền tảng văn hóa - xã hội, lấy “con người” làm trung tâm; coi tài nguyên nước là cốt lõi; đảm bảo việc duy trì nguồn sống cho môi trường và người dân; sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo tồn đa dạng sinh học, phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, thu hút đầu tư, giải quyết việc làm, tăng nguồn thu ngân sách địa phương, tạo nguồn lực phát triển các lĩnh vực khác, phát triển công nghiệp chế biến gắn với vùng nguyên liệu của địa phương. Phát triển nông nghiệp sinh thái, gắn với chuỗi, tối đa hóa giá trị hàng hóa trên 1 đơn vị sản xuất, phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng tiểu vùng, theo quan điểm thuận thiên. Tập trung phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội, đặc biệt chú trọng hạ tầng giao thông, hạ tầng số. Phát triển du lịch chất lượng, có trọng tâm, trọng điểm, tạo những sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, đưa hình ảnh tỉnh Hậu Giang đến với du khách trong và ngoài nước.

- Huy động và khai thác có hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước để tập trung đầu tư phát triển, kết hợp các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

b) Quan điểm về tổ chức không gian

- Xác định không gian phát triển cho 4 trụ cột công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và du lịch, là cơ sở cho đột phá phát triển kinh tế - xã hội theo chiến lược “Một tâm, hai tuyến, ba thành, bốn trụ, năm trọng tâm”.

- Xây dựng, phát triển hệ thống đô thị thông minh đảm bảo tính bền vững, phù hợp với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và định hướng chiến lược phát triển nhà ở quốc gia, đảm bảo tạo được nguồn lực mới để tái đầu tư phát triển.

- Tăng cường liên kết với các tỉnh, thành phố, vùng, quốc gia nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế phù hợp với vị thế và vai trò của tỉnh.

2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030

a) Mục tiêu tổng quát

Kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển hiệu quả, bền vững, tối ưu hóa các nguồn lực, hình thành được các vùng động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế cao, thúc đẩy thực hiện mục tiêu đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp phát triển, đạt mức thu nhập khá trong vùng; đến năm 2050 trở thành tỉnh phát triển, thu nhập cao.

b) Các chỉ tiêu cụ thể giai đoạn 2021 - 2030

- Kinh tế

(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021 - 2025 là 7,5%, giai đoạn 2026 - 2030 là 10 - 12%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân 10 năm là 8,7%/năm (ĐBSCL là 6,5% - 7%), trong đó: Khu vực I tăng 3,1%/năm, khu vực II tăng 13,8%/năm, khu vực III tăng 8,2%/năm, thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm tăng 6,6%/năm.

(2) GRDP bình quân đầu người đến năm 2025 đạt 84 triệu đồng (tương đương 3.600 USD) đến năm 2030 đạt 150 triệu đồng (tương đương 6.383 USD), gấp 2,85 lần so với năm 2020.

(3) Cơ cấu kinh tế đến năm 2025 tỷ trọng khu vực I còn khoảng 20,4%; khu vực II 32,4%; khu vực III 37,8%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 9,4%. Cơ cấu kinh tế đến năm 2030 khu vực I còn khoảng 15%; khu vực II 40%; khu vực III 38%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 8%.

(4) Tổng vốn đầu tư toàn xã hội theo giá hiện hành trên địa bàn trong 10 năm khoảng 330.000 tỷ đồng, tăng bình quân 8%/năm. Tỷ trọng vốn đầu tư chiếm khoảng 39,5% GRDP.

(5) Tổng thu ngân sách trên địa bàn tăng bình quân 15%/năm. Tổng chi ngân sách 10 năm tăng bình quân 7%/năm, chi đầu tư phát triển tăng bình quân 10%/năm (trong đó chi đầu tư để phát triển kinh tế tăng 15%/năm). Đến năm 2030 về cơ bản cân đối được thu chi từ ngân sách địa phương.

(6) Hệ số ICOR giai đoạn 2021 - 2025 từ 5,5 - 6, giai đoạn 2026 - 2030 từ 4,2 - 4,6. Các chỉ số PCI, PAR, SIPAS thuộc nhóm trung bình của cả nước.

(7) Năng suất lao động xã hội năm 2025 là 156 triệu đồng, tăng 9,7%/năm, năm 2030 là 263 triệu đồng, tăng 10,9%/năm. Tính chung 10 năm tăng bình quân 10,3%/năm.

(8) Kim ngạch xuất khẩu và dịch vụ thu ngoại tệ năm 2030 đạt 1.600 triệu USD, tăng bình quân 9%/năm. Kim ngạch nhập khẩu 800 triệu USD, tăng bình quân 7,4%/năm. Trong 10 năm xuất khẩu 11 tỷ USD, nhập khẩu 6 tỷ USD.

(9) Số doanh nghiệp đang hoạt động và có kê khai thuế trong 10 năm tăng 3.000 doanh nghiệp.

- Văn hóa - xã hội

(10) Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên bình quân thời kỳ 2021 - 2030 là khoảng 1%, dân số đến năm 2030 khoảng 835.000 người.

(11) Tỷ lệ đô thị hóa đến năm 2025 đạt 32%, đến năm 2030 đạt 37%.

(12) Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm 1%.

(13) Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2025 đạt 70%, đến năm 2030 đạt 75%. Số lao động được tạo việc làm trong 5 năm đầu là 75.000 lao động, 5 năm sau 80.000 lao động.

(14) Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 85%/năm 2025 và đạt 90%/năm 2030, số sinh viên trên 10.000 người dân là 225 sinh viên/năm 2025 và 250 sinh viên/năm 2030.

(15) Đến năm 2025: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 11%, số bác sĩ trên 10.000 người dân là 10 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 người dân là 36 giường; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 95%. Đến năm 2030: Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng dưới 10%, số bác sĩ trên 10.000 người dân là 12 bác sĩ; số giường bệnh trên 10.000 người dân là 41 giường; tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế 100%, tuổi thọ bình quân 75 tuổi.

(16) Đến năm 2025: Tỷ lệ xã nông thôn mới đạt trên 80% tổng số xã, trong đó số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao đạt trên 20%, số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đạt trên 10%. Công nhận thêm một đơn vị cấp huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Đến năm 2030: Tỷ lệ xã nông thôn mới đạt 100% tổng số xã, trong đó số xã đạt chuẩn xã nông thôn mới nâng cao đạt trên 50%, số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu đạt trên 20%.

- Kết cấu hạ tầng

(17) Hạ tầng giao thông: Phát triển đồng bộ đảm bảo tỷ lệ đất giao thông đô thị khoảng 16% - 23% so với đất xây dựng đô thị. Phát triển các tuyến vận tải hành khách công cộng hợp lý, bảo đảm thuận lợi đi lại của người dân, đáp ứng từ 5% - 10% nhu cầu.

(18) Đến năm 2030 đạt 95% hộ có cáp quang internet và sóng điện thoại di động. Xây dựng hạ tầng số để đưa kinh tế số đóng góp trên 15% GRDP của tỉnh vào năm 2025 và đạt 25% vào năm 2030.

- Bảo vệ môi trường

(19) Đến năm 2025: Tỷ lệ dân số ở thành thị sử dụng nước sạch 100%, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch 85%. Đến năm 2030: Tỷ lệ dân số ở thành thị sử dụng nước sạch 100%, tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nước sạch 95%. Tỷ lệ chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị và nông thôn được thu gom và xử lý theo đạt 96% vào năm 2025 và 98% vào năm 2030.

(20) Đến năm 2030 giảm ô nhiễm môi trường công nghiệp, đô thị và nông thôn, phấn đấu giảm phát thải khí nhà kính 10% so với năm 2020 trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn. Tỷ lệ che phủ rừng ổn định ở mức 3%, nâng cao năng suất, chất lượng rừng. Bảo tồn, bảo vệ, quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học.

- Quốc phòng, an ninh

(21) Xây dựng lực lượng quân sự, công an chính quy, từng bước hiện đại, xây dựng lực lượng dân quân tự vệ đúng yêu cầu của Quân khu. Hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch công tác huấn luyện, diễn tập, giáo dục quốc phòng - an ninh, công tác tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ hằng năm; diễn tập khu vực phòng thủ cấp tỉnh, huyện và cấp xã ít nhất một lần trong nhiệm kỳ.

(22) Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đẩy mạnh công tác cải cách tư pháp, kiềm chế sự gia tăng của tội phạm, kéo giảm tai nạn giao thông.

3. Tầm nhìn đến năm 2050

Xây dựng tỉnh Hậu Giang trở thành trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng Nam Sông Hậu, tỉnh có trình độ phát triển khá so với cả nước, công nghiệp và dịch vụ đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh tế, tỷ trọng nông nghiệp giảm xuống còn dưới 10%. Cân đối được thu, chi ngân sách bền vững. Trở thành vùng công nghiệp hiện đại, đô thị xanh, nông nghiệp thông minh, du lịch sinh thái, chống chịu biến đổi khí hậu, đảm bảo thu nhập cho người dân ở mức khá so với cả nước.

4. Các nhiệm vụ trọng tâm và đột phá phát triển

- Năm nhiệm vụ trọng tâm là: (1) Hoàn thiện thể chế, chính sách; (2) phát triển nguồn nhân lực chất lượng phục vụ các lĩnh vực; (3) cải cách hành chính - ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số; (4) hoàn thiện hạ tầng, chú trọng hạ tầng giao thông và công nghiệp; (5) phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.

- Bốn đột phá chiến lược trong thời kỳ quy hoạch: “Một tâm, Hai tuyến, Ba thành, Bốn trụ”, trên 3 mặt chiến lược không gian, kinh tế và quản lý kết hợp củng cố quốc phòng - an ninh gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, tăng trưởng xanh, phát triển bền vững. Cụ thể:

+ Một tâm: Phát triển huyện Châu Thành trở thành trung tâm phát triển về công nghiệp và đô thị của tỉnh trong trung và dài hạn.

+ Hai tuyến: Tập trung khai thác phát triển theo 2 tuyến động lực là cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với Thành phố Hồ Chí Minh và tuyến Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng kết nối với các tỉnh Nam Sông Hậu.

+ Ba thành: ưu tiên phát triển nâng tầm các trung tâm đô thị: Thành phố Vị Thanh, thành phố Ngã Bảy và thị xã Long Mỹ.

+ Bốn trụ: Phát triển 4 trụ cột là công nghiệp hiện đại, nông nghiệp sinh thái, đô thị thông minh và du lịch chất lượng.

III. PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH, LĨNH VỰC QUAN TRỌNG

1. Phương hướng phát triển các ngành quan trọng

a) Ngành công nghiệp

- Phát triển công nghiệp quy mô lớn, tạo thành thế mạnh của tỉnh Hậu Giang, đưa công nghiệp trở thành ngành kinh tế chủ lực, đóng góp chính cho ngân sách.

- Phát triển công nghiệp tập trung 03 vùng công nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, thân thiện môi trường, đảm bảo chất lượng môi trường sống hấp dẫn cho doanh nghiệp và người dân. Ưu tiên phát triển các lĩnh vực công nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ môi trường, công nghiệp hỗ trợ, dược, mỹ phẩm, các cụm ngành logistics, chế biến nông sản có liên quan tới đầu vào là sản phẩm nông nghiệp quy mô vùng.

b) Ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản

- Phát triển nền nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển các vùng sinh thái nông nghiệp dựa vào nguồn nước ngọt và các khu vực chuyển tiếp có thể bị xâm nhập mặn.

- Phát triển nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị, gắn với nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi số, từng bước phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ; gắn kết chặt chẽ với du lịch nông nghiệp, du lịch miệt vườn, sông nước, du lịch đô thị.

- Thực hiện hệ thống các giải pháp: (1) Thế trục theo hướng ưu tiên “cây ăn trái - lúa - thủy sản”; (2) Thuận thiên - chủ động thích ứng với điều kiện tự nhiên; (3) Tập trung và tích hợp để đáp ứng nhu cầu thị trường và nâng cao thu nhập cho nông dân.

c) Phát triển đô thị

Xây dựng kết cấu hạ tầng các đô thị đồng bộ, tiếp cận các tiêu chuẩn đô thị xanh, đô thị thông minh, giàu bản sắc, lấy con người làm trung tâm; phát triển hài hòa giữa đô thị và nông thôn, bảo vệ tốt môi trường, giữ gìn cân bằng sinh thái và ứng phó với biến đổi khí hậu. Mở rộng diện tích các đô thị, phát triển bất động sản đô thị quy mô lớn; gắn với lưới đô thị du lịch, nghỉ dưỡng tích hợp với các ngành kinh tế để du lịch trở thành trụ cột.

d) Ngành thương mại - dịch vụ, du lịch

- Ngành thương mại - dịch vụ: Phát triển thương mại gắn với hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, gắn phát triển thương mại với bảo vệ môi trường sinh thái và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thương mại với an ninh và quốc phòng.

- Ngành du lịch: Phát triển du lịch chất lượng cao gắn với chuyển đổi số, có trọng tâm, trọng điểm, cả du lịch quốc tế và du lịch nội địa trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩy sự phát triển các ngành và lĩnh vực khác. Phát triển dịch vụ du lịch tại Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng và khai thác Tàu du lịch trên tuyến kênh xáng Xà No đi vùng khóm Cầu Đúc - Khu Căn cứ Tỉnh ủy Cần Thơ.

2. Phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực khác

a) Giáo dục đào tạo, giáo dục nghề nghiệp

- Nền giáo dục tỉnh Hậu Giang được đổi mới căn bản và toàn diện; chất lượng giáo dục được nâng cao và đạt khá trong khu vực. Xây dựng hệ sinh thái giáo dục thông minh gắn liền với ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học theo hướng đạt chuẩn.

- Phát triển hệ thống giáo dục nghề nghiệp theo hướng ứng dụng, thực hành, bảo đảm đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thị trường lao động. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp; đến năm 2030, số lao động được giải quyết việc làm bình quân hàng năm là 16.000 người; tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp chứng chỉ đạt 40%.

b) Y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân

Phát triển mạng lưới, cơ sở vật chất các cơ sở y tế công lập; đảm bảo mọi người dân được hưởng thụ các dịch vụ y tế có chất lượng; nâng cao thể lực, tầm vóc, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng dân số góp phần cải thiện chất lượng nguồn nhân lực phục vụ yêu cầu quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của địa phương. Chú trọng kêu gọi đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở y tế ngoài công lập.

c) Khoa học, công nghệ

Đẩy mạnh phát triển khoa học, công nghệ trên cơ sở đổi mới sáng tạo để thực sự trở thành động lực tăng trưởng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, tạo sự bứt phá về năng suất, chất lượng sản phẩm, hàng hóa và năng lực cạnh tranh; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ vào thực tiễn sản xuất và đời sống.

d) Văn hóa, thể thao

Phát triển lĩnh vực văn hóa, thể thao nhằm đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ văn hóa, thể thao, nâng cao thể chất của các tầng lớp nhân dân. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa thu hút các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước đầu tư cơ sở vật chất văn hóa, thể thao. Phát triển các sân gôn (golf) phục vụ thể thao và du lịch gồm: 03 sân gôn nằm tại các khu du lịch giải trí, nghỉ dưỡng, đảm bảo khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất đai hiện không đạt hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, cải thiện sinh kế và môi trường sống.

đ) An sinh xã hội

- Phát triển hạ tầng Trung tâm dịch vụ của tỉnh để thực hiện chức năng tổ chức các hoạt động về tư vấn, cung ứng lao động. Tạo cơ hội việc làm lao động ngoài tỉnh đến làm việc, đào tạo lại lực lượng lao động chuyên từ nông nghiệp sang công nghiệp nhằm hạn chế lao động di cư, tăng cường tiếp nhận lao động nhập cư, để phát triển nguồn nhân lực cho tỉnh.

- Phát triển mạng lưới cơ sở trợ giúp xã hội, huy động nguồn lực cộng đồng, người dân để phát triển công tác trợ giúp xã hội, nâng cao mức sống vật chất, tinh thần của đối tượng được hưởng trợ giúp.

e) Các ngành dịch vụ khác: Phát triển khu vực dịch vụ trên cơ sở phát huy hiệu quả, tiềm năng, lợi thế; tăng cường đổi mới sáng tạo, ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ và phát triển kinh tế số.

g) Công tác quốc phòng, an ninh

- Thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân.

- Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa và đấu tranh, kiên quyết làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”; phòng ngừa, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; chủ động phát hiện, tấn công, trấn áp các loại tội phạm.

3. Lựa chọn phương án tổ chức hoạt động kinh tế - xã hội

a) Khu vực động lực phát triển

Bố trí không gian phát triển các công trình, dự án quan trọng, các vùng bảo tồn trong quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng bao gồm các vùng đô thị - công nghiệp tập trung sau:

- Vùng đô thị - công nghiệp gần thành phố Cần Thơ gồm: Các đô thị Một Ngàn, Rạch Gòi, Cái Tắc, Ngã Sáu, Mái Dầm. Các khu công nghiệp: Sông Hậu, Nhơn Nghĩa A, Tân Phú Thạnh, các cụm công nghiệp Đông Phú, Mái Dầm (giai đoạn 1, 2, 3).

- Vùng đô thị - công nghiệp gắn với thành phố Vị Thanh - Long Mỹ: bao gồm các đô thị Vị Thanh, Nàng Mau, Vĩnh Tường, Long Mỹ; các cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp (CN - TTCN): Cụm CN - TTCN Vị Thanh (thành phố Vị Thanh), Cụm Kho tàng bến bãi Tân Tiến; cụm CN - TTCN Nàng Mau; cụm CN - TTCN Long Mỹ.

- Vùng đô thị - công nghiệp gắn với thành phố Ngã Bảy gồm: đô thị Ngã Bảy, cụm CN -TTCN Ngã Bảy.

- Vùng đô thị - công nghiệp huyện Phụng Hiệp tại nút giao giữa cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

- Vùng đô thị - công nghiệp huyện Long Mỹ tại nút giao giữa cao tốc Cần Thơ - Cà Mau và cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu.

Các vùng động lực này được kết nối với 2 trục hành lang kinh tế đô thị Nam Sông Hậu, dọc theo tuyến cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, kết hợp trục đường thủy sông Hậu kết nối tỉnh Hậu Giang với các nước tiểu vùng sông Mê Công với Biển Đông và trục hành lang kinh tế dọc cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, kết hợp với trục đường thủy kênh xáng Xà No, kết nối Hậu Giang với các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long và Thành phố Hồ Chí Minh.

b) Khu vực bảo tồn, hạn chế phát triển

- Hệ thống sông Hậu, sông Cái Lớn, sông Cái Tư, sông Nước Trong, sông Nước Đục, kênh xáng Xà No, kênh Quản Lộ Phụng Hiệp, kênh Nàng Mau,... phục vụ vận tải, cấp nước, thoát nước, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tạo bản sắc cho Hậu Giang. Vườn cây ăn trái tại thành phố Ngã Bảy và các huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Long Mỹ.

- Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, khu lâm trường Mùa Xuân, khu sinh thái Tây Đô, khu rừng tràm Vị Thủy là các vùng bảo tồn đa dạng sinh học. Khu vực 20 di tích lịch sử; trong đó 01 di tích cấp quốc gia đặc biệt; 09 di tích xếp hạng cấp quốc gia; 10 di tích xếp hạng cấp tỉnh.

IV. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH HỆ THỐNG ĐÔ THỊ, NÔNG THÔN, CÁC KHU CHỨC NĂNG

1. Phương án phát triển hệ thống đô thị

Kiến tạo một mô hình phân bổ không gian phát triển hiệu quả, bền vững, tối ưu hóa các nguồn lực cho phát triển, hình thành được các vùng động lực, các trung tâm kinh tế, đô thị chiến lược, mạng lưới kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, liên kết thành mạng lưới của tỉnh, của vùng, đồng bộ, thống nhất, có khả năng chống chịu, thích ứng với biến đổi khí hậu, kết nối giữa thành thị và nông thôn, thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Đến năm 2025: Có 19 đô thị; trong đó 01 thành phố đô thị loại II, 01 thành phố và 01 thị xã đô thị loại III, 01 đô thị loại IV, 15 đô thị loại V. Đến năm 2030: Có 19 đô thị; trong đó 01 thành phố đô thị loại II, 01 thành phố và 01 thị xã đô thị loại III, 04 đô thị loại IV, 12 đô thị loại V.

Xây dựng và thực hiện định hướng phát triển 3 đô thị lớn với Một tâm (huyện Châu Thành) theo hướng đô thị thông minh, đô thị sinh thái, đô thị nông thôn và đô thị công nghiệp. Quy hoạch các đô thị khác và hạ tầng giao thông đảm bảo kết nối với 4 đô thị trên, tích hợp với các ngành kinh tế chủ đạo.

Quy hoạch xây dựng (1) khu sinh thái - nghỉ dưỡng thuộc vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng khoảng 3.000 ha; (2) khu đô thị giải trí sinh thái, nghỉ dưỡng Mê Công Châu Thành khoảng 3.000 ha theo hướng tích hợp để phát triển ngành du lịch.

Các đô thị động lực của tỉnh gồm:

- Thành phố Vị Thanh là đô thị loại II, là đô thị trung tâm về chính trị, hành chính, thương mại, dịch vụ và du lịch của tỉnh. Tổ chức không gian đô thị dọc theo hai bên tuyến kênh xáng Xà No và mở rộng kết nối với thành phố Cần Thơ và các đô thị theo mạng lưới giao thông.

- Thành phố Ngã Bảy, là đô thị loại III, đô thị vệ tinh của vùng du lịch cảnh quan sinh thái, là cực phát triển phía Đông của tỉnh Hậu Giang, phát triển thương mại dịch vụ và du lịch.

- Thị xã Long Mỹ là đô thị vệ tinh, đầu mối trung chuyển, chế biến nông sản công nghệ cao theo đường QL 61B và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau kết nối với các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau; tổ chức không gian du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử.

- Đô thị Ngã Sáu (huyện Châu Thành), đến năm 2030 là đô thị loại IV, trung tâm kinh tế văn hóa, thương mại dịch vụ, du lịch sinh thái và khoa học công nghệ, phát triển đô thị công nghiệp ven sông Hậu.

2. Phương án phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp

a) Khu công nghiệp

Quy hoạch 3 vùng công nghiệp:

- Vùng thứ nhất nằm ở khu vực huyện: Châu Thành, Châu Thành A, với quy mô khoảng 3.000 ha, ưu tiên phát triển trong giai đoạn 2021 - 2025.

- Vùng thứ hai ở khu vực giao giữa hai cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, tại thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, trong phân kỳ 2026 - 2030 và định hướng 2050.

- Vùng công nghiệp thứ ba tại huyện Long Mỹ gần nút giao giữa hai cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu và cao tốc Cần Thơ - Cà Mau, phát triển cho định hướng giai đoạn 2031 - 2050 khi các hệ thống cao tốc quốc gia đi qua tỉnh Hậu Giang đã hình thành đầy đủ.

b) Cụm công nghiệp (CCN)

Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030: Tổng số CCN đến 2030 là 10 CCN, nhu cầu diện tích sử dụng đất CCN đến 2030 là 569,05 ha (tăng 21 ha). Đến năm 2050, quy hoạch 15 cụm công nghiệp, tổng diện tích là 907,63 ha.

c) Các khu chức năng

(1) Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang theo định hướng của tỉnh giữ lại khu trung tâm 415 ha. Riêng khu 4.785 ha đề xuất phát triển công nghiệp khi cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu hoàn thành, giai đoạn 2026 -2030.

(2) Khu nghiên cứu, đào tạo: Đất xây dựng cơ sở giáo dục và đào tạo quy hoạch 351,24 ha; hiện trạng 36,41 ha; tăng thêm 314,83 ha.

(3) Khu du lịch: Đất di tích lịch sử văn hóa: Quy hoạch 23,07 ha; hiện trạng 9,19 ha; tăng thêm 13,37 ha.

(4) Khu thể dục thể thao: Đất xây dựng cơ sở thể dục thể thao: Quy hoạch 565,68 ha; hiện trạng 11,31 ha; tăng thêm 532,92 ha. Tính xác định bổ sung thêm 494 ha so với quốc gia phân bổ do bổ sung 03 sân gôn: 01 sân ở khu du lịch nghỉ dưỡng Mê Kông (với diện tích 164 ha), 01 sân ở huyện Phụng Hiệp (với diện tích 220 ha) và 01 sân gôn ở huyện Long Mỹ (với diện tích 110 ha).

3. Phương án tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn

- Phát triển nông thôn gắn với việc tổ chức lại mô hình kinh tế và cơ cấu lại ngành nghề, theo mô hình nông thôn mới với 19 tiêu chí quốc gia. Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất quy mô lớn, chuyên canh, tăng hàm lượng công nghệ, gắn liền với công nghiệp chế biến, có khả năng cạnh tranh.

- Quy hoạch, cải tạo, xây dựng hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đặc biệt là giao thông, cấp nước, cấp điện theo mô hình tuyến dọc các trục giao thông thủy - bộ kết hợp với các điểm dân cư vượt lũ.

V. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG KỸ THUẬT

1. Phương án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và logistics

a) Kết nối giao thông quốc gia, vùng liên tỉnh

Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông cấp quốc gia[1], vùng liên tỉnh được xác định trong các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cụ thể như sau:

- Đường bộ

+ Cao tốc: (1) Cao tốc Bắc - Nam phía Đông (CT.01) đoạn qua địa bàn tỉnh quy mô 04 làn xe trước năm 2030. (2) Cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng (CT.34) quy mô 04 làn xe trước năm 2030, nâng cấp đạt quy mô 06 làn xe sau năm 2030; (3) Cao tốc Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu (CT.35) trước năm 2030 quy mô 4 làn xe.

+ Quốc lộ: 07 tuyến quốc lộ qua địa bàn tỉnh, trong đó có 06 tuyến hiện hữu là QL.1, QL.61, QL.61B, QL.61C, QL.91B, quốc lộ Quản Lộ - Phụng Hiệp, và 01 tuyến mới (QL.91D) được kết nối với hệ thống đường tỉnh tạo không gian phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Đường thủy nội địa

+ Tiếp tục cải tạo, nâng cấp 02 tuyến vận tải thủy chính qua địa bàn tỉnh Hậu Giang gồm tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Cà Mau (qua kênh xáng Xà No) và tuyến Cần Thơ - Cà Mau (qua kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp). Nâng cấp 03 tuyến đường thủy nội địa quốc gia gồm: Kênh Tri Tôn - Hậu Giang đạt cấp III, kênh Rạch sỏi Hậu Giang - Ông Hiển Tà Niên đạt cấp III, kênh Vành Đai - Rạch Giá Hà Tiên đạt cấp III.

+ Cảng thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa quốc gia: Cụm cảng hàng hóa Hậu Giang tiếp nhận cỡ tàu lớn nhất 2.000T, công suất khoảng 1.200.000 T/năm, gồm các khu bến trên sông Cái Tư, rạch Cái Côn, kênh Xà No, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp. Cụm cảng khách Cần Thơ - Hậu Giang công suất đạt 9.500.000 hành khách/năm.

- Hạ tầng cảng biển

+ Quy hoạch cảng biển Hậu Giang là cảng biển loại 2 với phạm vi quy hoạch: Vùng đất và vùng nước tại bờ trái luồng Định An - Cần Thơ, đoạn từ rạch Cái Cui đến rạch Cái Côn. Chức năng: Phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hậu Giang kết hợp tiếp chuyển hàng cho Vương quốc Campuchia theo tuyến sông Hậu; có bến tổng hợp, container, hàng rời, hàng lỏng/khí. Cỡ tàu: Trọng tải đến 20.000 tấn.

+ Cảng cạn: Quy hoạch mới 01 cảng cạn có vị trí trong khu công nghiệp Sông Hậu, huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, quy mô khoảng 5ha ÷ 10ha.

b) Kết cấu hạ tầng giao thông cấp tỉnh

- Đường bộ

+ Đường tỉnh: Quy hoạch 21 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài là 514,55 km, các tuyến đường tỉnh nâng cấp xây dựng mới tối thiểu đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng.

+ Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống bến xe tại các huyện, thị xã, thành phố; Quy hoạch các trạm dừng nghỉ trên các hành lang vận tải phục vụ nhu cầu dừng nghỉ của hành khách và phương tiện trên tuyến, kết hợp với dịch vụ quảng bá sản phẩm hàng hóa của địa phương, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

- Đường thủy nội địa

Quy hoạch giữ ổn định mạng lưới đường thủy nội địa địa phương, rà soát hệ thống các cầu không đáp ứng tĩnh không và khổ thông thuyền theo quy định đối với cấp sông - kênh - rạch để nâng cấp, xây dựng mới đảm bảo yêu cầu kỹ thuật quy định của các cấp đường thủy. Với 11 luồng tuyến do tỉnh quản lý tổng chiều dài 235 km; quy mô kênh cấp IV-V.

Cảng thủy nội địa trên tuyến đường thủy nội địa địa phương: Quy hoạch nâng cấp cảng bến tàu khách Ngã Bảy, xây dựng 03 cảng tại huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy và thị trấn Nàng Mau. Cảng hàng hóa quy hoạch cảng Vị Thanh, Ngã Bảy, Tân Hòa, Nhơn Nghĩa A và 03 cảng dọc kênh Nàng Mau. Quy mô các cảng đạt tối thiểu loại III.

Các bến thủy nội địa hàng hóa và hành khách phát triển mới: Ưu tiên bố trí trên các hành lang vận tải chính ngoài phạm vi các đô thị, một số khu vực dân cư, chợ đầu mối hoặc các khu công nghiệp, cụm công nghiệp gắn với hệ thống sông, kênh, các khu vực mới chưa có cảng, bến thủy nội địa đảm bảo hoạt động vận tải thủy nội địa và điều kiện mở bến thủy theo quy định.

c) Logistics

Phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh, trong mối liên kết Thành phố Cần Thơ thực hiện vai trò là trung tâm logistics của vùng ĐBSCL, theo Quyết định số 287/QĐ-TTg ngày 28/02/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch vùng ĐBSCL thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2030, quy hoạch 05 trung tâm logictics: (1) Trung tâm logistics thành phố Ngã Bảy; (2) Trung tâm logistics thành phố Vị Thanh; (3) Dự án Tổng kho phân phối Mê Kông; (4) Dự án Colde Store Logistics Hậu Giang; (5) Hình thành 01 trung tâm logistics huyện Châu Thành A.

2. Phương án phát triển năng lượng và mạng lưới cấp điện

a) Hệ thống điện cấp quốc gia:

- Phát triển nguồn điện lớn phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực Quy hoạch tổng thể về năng lượng quốc gia và Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

- Duy trì, phát triển các nguồn điện hiện có trên địa bàn tỉnh, các dự án điện rác, điện sinh khối, điện gió đã được bổ sung trong Quy hoạch điện VII và thực hiện theo Quy hoạch điện VIII.

- Duy trì, phát triển hệ thống truyền tải điện 220 kV, hệ thống lưới điện phân phối 110 kV và nguồn điện trung thế và hạ thế đáp ứng yêu cầu.

b) Hệ thống điện cấp tỉnh:

- Hệ thống điện 110 kV: Các nguồn trạm biến áp 110 kV cấp điện cho tỉnh, liên kết lưới điện với các tỉnh lân cận.

- Hệ thống lưới điện trung và hạ áp sau các trạm 110 kV: Ước tính tổng khối lượng lưới điện trung áp và lưới điện hạ áp cần đầu tư xây dựng trong thời kỳ quy hoạch là 283,6 km.

- Năng lượng tái tạo: Thực hiện theo quy hoạch điện VIII trong phát triển các dự án năng lượng tái tạo vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh bao gồm: Dự án điện gió, điện mặt trời và sản xuất hydrogen xanh quy mô nhỏ (công suất đặt từ 50MW trở xuống) với tổng công suất khoảng 500MW.

3. Phương án phát triển công trình kho xăng dầu, kho khí hóa lỏng, kho khí thiên nhiên hóa lỏng

Nâng cấp mở rộng hệ thống kho xăng dầu hiện hữu, tăng tốc độ lưu thông, phân phối cho 03 kho xăng dầu quy mô đã đi vào hoạt động có tổng sức chứa gần 164.000 m3.

4. Phương án phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông

Phát triển hạ tầng thông tin và truyền thông theo hướng hiện đại, an toàn, làm nền tảng cho phát triển kinh tế số, kiến tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, gắn với các định hướng chính trong phân vùng phát triển tỉnh và phương án phát triển các ngành của tỉnh, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.

Đầu tư nâng cấp các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, ngầm hóa hạ tầng ngoại vi, lắp đặt các điểm truy cập Wifi công cộng; phát triển hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động. Đến năm 2030, có thêm khoảng 1.100 trạm thu phát sóng thông tin di động 5G và thế hệ sau 5G đảm bảo phủ sóng tại 100% khu dân cư.

5. Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi, đê điều

Phát triển thủy lợi bảo đảm cấp, thoát nước cho dân sinh, phục vụ các ngành kinh tế; nâng cao năng lực phòng, chống lũ, ngập lụt góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh.

- Công trình cấp vùng: Đảm bảo các trục lớn lấy nước từ sông Hậu qua thành phố Cần Thơ và chuyển nước xuống khu vực Bán đảo Cà Mau. Tận dụng hiệu quả hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé kiểm soát xâm nhập mặn.

- Phương án phát triển mạng lưới thủy lợi liên huyện, phân vùng nguồn nước (3 vùng); Vùng triều cao; vùng giáp nước; vùng phèn, nhiễm mặn.

- Phương án phát triển hệ thống hạ tầng thủy lợi, đê điều. Gia cố những điểm sạt lở xung yếu trên các tuyến sông, kênh (sông Hậu, Ba Láng, Cái Côn, Lái Hiếu,...). Nạo vét kênh cấp 1, 2, 3 trục dọc, trục ngang để tiếp nước ngọt từ sông Hậu tạo dòng chảy trao đổi nguồn nước vùng giáp nước, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt đặc biệt là vùng hạn, mặn, thiếu nước.

- Hệ thống đê điều, ô bao. Kè chống sạt lở ở những điểm xung yếu, duy tu, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng các công trình thủy lợi thuộc hệ thống đê bao Ô Môn - Xà No, hệ thống cống Nam Xà No. Nâng cấp, chống sạt lở ở những điểm xung yếu, duy tu, sửa chữa. Vùng thượng của tỉnh: Nâng cấp đạt cao trình thiết kế cho tổng cộng: 40 ô bao và khu vực với các ô bao, bờ bao. Vùng hạ của tỉnh: Nâng cấp đạt cao trình thiết kế cho tổng cộng: 30 khu vực và 07 tiểu vùng với các ô bao, bờ bao.

- Nâng cấp các trạm bơm điện để phục vụ sản xuất nông nghiệp.

6. Phương án phát triển hệ thống cấp nước

Tổng nhu cầu dùng nước đô thị và công nghiệp: 291.182 (m3/ngày đêm) được cung cấp từ hệ thống cấp nước cho Hậu Giang theo 4 tiểu vùng cấp nước chính.

Đầu tư nâng cấp và mở rộng công suất các nhà máy nước, trạm cấp nước hiện có để đáp ứng tối đa nhu cầu dùng nước trong khu vực. Một số các trạm cấp nước nhỏ thực trạng sẽ được quy hoạch thành các trạm bơm tăng áp để tăng khả năng kết nối cho hệ thống.

7. Phương án phát triển hệ thống thoát nước

a) Phương án phát triển hệ thống thoát nước mặt

- Phối hợp với phương án phát triển hệ thống thủy lợi, phương án phát triển hạ tầng phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu để đảm bảo tiêu thoát nước tỉnh.

- Đối với khu vực đô thị: Hệ thống thoát nước mưa cần được xây dựng và cải tạo nhằm đáp ứng yêu cầu thoát nước mưa và thẩm mỹ của đô thị theo phân loại đô thị đề ra. Tận dụng tối đa hệ thống sông rạch hiện hữu, đào một số hồ lớn tạo cảnh quan để thoát nước mưa và tạo cảnh quan sông nước, tăng cường nạo vét sông rạch để tăng khả năng tiêu thoát nước.

- Đối với các khu công nghiệp tập trung sẽ xây dựng hệ thống thoát nước mưa riêng của các khu công nghiệp.

b) Phân vùng tiêu thoát nước

Đề xuất phân chia lưu vực thoát nước mặt đô thị tỉnh Hậu Giang thành 18 lưu vực. Đối với các khu vực dân cư nông thôn tập trung (trung tâm xã) có thể cho phép thoát nước chung nước mưa và nước thải sinh hoạt tuy nhiên nước bẩn sinh hoạt phải được xử lý sơ bộ trước khi xả vào hệ thống thoát nước chung.

c) Phương án phát triển hệ thống xử lý nước thải

- Đối với các khu, cụm công nghiệp tập trung: Xây dựng hệ thống thoát nước, sau nước thải sau khu thu gom bắt buộc phải được xử lý tập trung trong khuôn viên đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Đối với cơ sở y tế: Tại các bệnh viện, trung tâm y tế lớn cần xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo nước thải được xử lý đạt tiêu chuẩn theo quy định.

- Tại các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ, làng nghề phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung đảm bảo quy chuẩn cho phép trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận.

8. Phương án phát triển các khu xử lý chất thải rắn

- Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn đô thị đến năm 2025 (182 tấn/ngày), và năm 2030 (196 tấn/ngày) đạt khoảng 95%; tương ứng ở khu vực nông thôn với tỷ lệ năm 2025 (160 tấn/ngày) và năm 2030 (187 tấn/ngày) đều đạt 90%.

- Định hướng xây dựng các trạm trung chuyển, các cơ sở xử lý chất thải rắn cấp tỉnh, liên huyện, khu vực huyện.

9. Phương án phát triển hạ tầng phòng cháy, chữa cháy (PCCC)

a) Mạng lưới trụ sở, doanh trại, công trình phục vụ phòng cháy và chữa cháy

- Thời kỳ 2021 - 2030, giữ nguyên vị trí và đầu tư nâng cấp 2 trụ sở PCCC và cứu nạn cứu hộ (CNCH) hiện hữu.

- Dự kiến thời kỳ 2021 - 2030, thành lập mới 7 Đội Cảnh sát chữa cháy và CNCH tại các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và cảng biển.

- Giai đoạn 2021 - 2025, đầu tư xây dựng mới 03 Doanh trại Đội Chữa cháy và CNCH khu vực; giai đoạn 2026 - 2030, đầu tư xây dựng 8 doanh trại Đội chữa cháy và CNCH thuộc Công an cấp huyện.

b) Hệ thống cung cấp nước phục vụ phòng cháy và chữa cháy

Đen năm 2030: 100% các khu đô thị, khu công nghiệp xây dựng mới phải được quy hoạch hệ thống cấp nước chữa cháy. Rà soát quy hoạch bổ sung các khu đô thị, khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa có hệ thống cấp nước cần bổ sung vào quy hoạch; ưu tiên đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước chữa cháy tại trung tâm 08 huyện, thị xã, thành phố. Đảm bảo các điều kiện bến bãi, đường đi phục vụ cho xe chữa cháy lấy nước và chữa cháy về tải trọng, chiều rộng và chiều cao cho xe chữa cháy hoạt động và hệ thống thông tin liên lạc dựa vào cơ sở hạ tầng của ngành viễn thông dùng để báo, nhận tin cháy, tai nạn, sự cố.

VI. PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG XÃ HỘI

1. Phương án phát triển cơ sở y tế

Phát triển, đầu tư nâng cấp mạng lưới y tế dự phòng tuyến tỉnh và huyện đảm bảo giám sát, cảnh báo dịch và chủ động phòng, chống dịch bệnh. Phát triển mạng lưới khám, chữa bệnh và phục hồi chức năng trên cơ sở đẩy mạnh xã hội hóa thu hút các nguồn lực xây dựng, phát triển các cơ sở y tế tư nhân chất lượng cao.

2. Phương án phát triển cơ sở giáo dục và đào tạo

a) Giáo dục phổ thông và đại học

- Giáo dục phổ thông: Đầu tư nâng cấp trường lớp học, đồng thời phát triển mạng lưới cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho giáo dục thể chất trên cơ sở thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng mạng lưới trường, lớp học.

- Giáo dục đại học: Phát triển trường Cao đẳng cộng đồng Hậu Giang trở thành một trong những trường cao đẳng chất lượng cao của cả nước.

b) Phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN)

Nâng cấp, cải tạo cơ sở hoạt động GDNN đảm bảo yêu cầu nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập. Phát triển mạng lưới cơ sở GDNN ngoài công lập đáp ứng nhu cầu học nghề, chuyển đổi nghề của người lao động. Thu hút đầu tư thêm ít nhất 02 cơ sở GDNN ngoài công lập đi vào hoạt động, đến năm 2050 có ít nhất 03 cơ sở.

3. Phương án phát triển các thiết chế văn hóa, thể thao

a) Cơ sở văn hóa cấp tỉnh

Xây dựng mới Trung tâm hoạt động Thanh thiếu niên, đưa vào phục vụ người dân trong thời gian tới. Xây dựng mới Nhà văn hóa lao động cấp tỉnh. Đến năm 2025 hoàn thành quy hoạch Khu Văn hóa - Thể thao (phường III, thành phố Vị Thanh). Đến năm 2030 kêu gọi xã hội hóa đầu tư thành Khu sự kiện - Triển lãm văn hóa, thể thao, du lịch.

Đầu tư trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích được xếp hạng. Đầu tư xây dựng Bảo tàng tỉnh trong giai đoạn năm 2021 - 2030 quy mô khoảng 15,95 ha.

b) Thể thao

Nâng cấp và sửa chữa Nhà thi đấu đa năng đảm bảo Hậu Giang có thể đăng cai các giải toàn quốc. Xây mới Nhà tập luyện các môn võ, nhà tập môn cử tạ, nhà ở tập trung cho vận động viên, khu Văn hóa sự kiện và triển lãm. Xây mới Sân vận động tỉnh và Hồ bơi đạt chuẩn tổ chức các giải quốc gia.

4. Phương án phát triển hạ tầng thương mại

Phát triển nhanh và bền vững các loại hình thương mại trên địa bàn, xây dựng tỉnh Hậu Giang thành trung tâm thương mại vùng Nam Sông Hậu.

Đến năm 2025 tỉnh có 06 chợ hạng I, 11 siêu thị, 08 trung tâm thương mại. Đến năm 2030 toàn tỉnh có 18 siêu thị, 17 trung tâm thương mại. Thời kỳ 2021 - 2030, đầu tư xây dựng ít nhất 01 trung tâm Hội chợ triển lãm và xúc tiến thương mại tại thành phố Ngã Bảy, quy mô 1 ha. Sau năm 2030, quy hoạch xây mới cụm thương mại tại thị trấn Kinh Cùng, khu vực nút giao của 02 tuyến cao tốc, vốn đầu tư từ doanh nghiệp.

5. Hạ tầng an sinh xã hội

Đến năm 2030, duy trì cơ sở hạ tầng các lĩnh vực an sinh xã hội; tăng cường đầu tư để nâng cao năng lực hoạt động các cơ sở. Quy hoạch đầu tư, mở rộng quy mô Trung tâm Công tác xã hội tỉnh với quy mô tiếp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng 300 - 600 người.

Lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội: Xây dựng cơ sở trợ giúp xã hội (thực hiện chức năng cai nghiện ma túy) của tỉnh. Phát triển 08 điểm cung cấp dịch vụ điều trị, cắt cơn nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình, cộng đồng trên địa bàn 08 huyện, thị xã, thành phố. Nâng cấp, mở rộng cơ sở trợ giúp xã hội tỉnh Hậu Giang (khoảng 9 ha).

Kêu gọi đầu tư cơ sở ngoài công lập, phát triển từ 01 đến 02 cơ sở cung cấp dịch vụ cai nghiện tư nhân, tổ chức xã hội với quy mô điều trị 50 - 100 người/năm trên địa bàn tỉnh.

6. Hạ tầng khoa học và công nghệ (KH&CN)

Hỗ trợ phát triển hệ thống các tổ chức KH&CN, chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập có tiềm năng sang doanh nghiệp KH&CN. Đầu tư nâng cao năng lực của Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng, Trung tâm Thông tin và ứng dụng KH&CN. Phát triển các trung tâm hỗ trợ Đổi mới sáng tạo (ĐMST), tăng cường đầu tư các khu nghiên cứu; khuyến khích doanh nghiệp đầu tư, thành lập khu công nghệ thông tin tập trung. Tăng cường liên kết, phối hợp giữa khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với khu nghiên cứu khác và các doanh nghiệp ĐMST.

7. Công tác quốc phòng, an ninh

Thực hiện có hiệu quả quy hoạch tổng thể bố trí quốc phòng kết hợp với phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh Nhân dân.

Giữ vững an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội, chủ động phòng ngừa và đấu tranh, kiên quyết làm thất bại âm mưu “diễn biến hòa bình”; phòng ngừa, vô hiệu hóa âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; chủ động phát hiện, tấn công, trấn áp các loại tội phạm.

VII. PHƯƠNG ÁN PHÂN BỐ, KHOANH VÙNG ĐẤT ĐAI

Nguồn lực đất đai được quy hoạch sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, bền vững với tầm nhìn dài hạn; đảm bảo nhu cầu sử dụng đất để thực hiện phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Phân bổ hợp lý nguồn lực đất đai cho các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu phù hợp với chỉ tiêu sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030; phát huy tối đa tiềm tàng đất đai, tạo động lực, nền tảng để đến năm 2030 là tỉnh công nghiệp phát triển, đạt mức thu nhập khá trong vùng.

1. Phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất theo loại đất và theo khu chức năng

Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh Hậu Giang là 162.223 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp hiện trạng năm 2020 có diện tích 140.439 ha; đến năm 2030 có diện tích 132.200 ha. Đất phi nông nghiệp hiện trạng năm 2020 có diện tích 21.784 ha; đến năm 2030 có diện tích 30.023 ha; đất chưa sử dụng hiện trạng năm 2020 có diện tích 0 ha; đến năm 2030 có diện tích 0 ha.

2. Diện tích chuyển mục đích sử dụng đất

Đất nông nghiệp chuyển sang phi nông nghiệp đến năm 2030 là 8.352 ha. Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp đến năm 2030 là 1.216 ha. Đất phi nông nghiệp không phải là đất ở chuyển sang đất ở đến năm 2030 là 764 ha.

3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích. Hiện trạng năm 2020 tỉnh Hậu Giang không còn quỹ đất chưa sử dụng vì vậy diện tích chưa sử dụng đến năm 2030 là 0 ha.

4. Ủy ban nhân dân tỉnh Hậu Giang có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cấp huyện phù hợp với phương án phân bổ và khoanh vùng đất đai theo quy định.

VIII. PHƯƠNG ÁN QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG LIÊN HUYỆN VÀ VÙNG HUYỆN

1. Phát triển vùng liên huyện

Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật và xã hội cho 4 vùng liên huyện theo hướng: Đáp ứng tối ưu về quy mô đầu tư hạ tầng kỹ thuật và xã hội của vùng, tương tác, hỗ trợ nhau để vận hành hiệu quả như trường trung học phổ thông, nhà máy nước, trạm điện, trung tâm y tế,... đáp ứng được yêu cầu quy hoạch của các tiểu vùng, bao gồm: Vùng 1 (huyện Châu Thành - huyện Châu Thành A), Vùng 2 (TP Vị Thanh - huyện Vị Thủy), Vùng 3 (thị xã Long Mỹ - huyện Long Mỹ), Vùng 4 (TP Ngã Bảy - huyện Phụng Hiệp)

2. Phương án phát triển các vùng huyện

- Huyện Long Mỹ: Phát triển không gian đô thị dọc theo sông Cái Lớn và mở rộng về các hướng theo mối tương quan của mạng lưới giao thông, đường cao tốc, đường tỉnh 931, 930, 930B. Định hướng phát triển chủ yếu là kinh tế dịch vụ và công nghiệp.

- Huyện Vị Thủy: Phát triển không gian đô thị mở rộng về phía TP. Vị Thanh và đô thị Vịnh Chèo. Định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất sạch, an toàn, với các thương hiệu, sản phẩm chủ lực là lúa gạo, cây ăn trái.

- Huyện Phụng Hiệp: Định hướng phát triển theo 4 trụ cột, trong đó phát triển công nghiệp và đô thị là động lực chính cho phát triển kinh tế. Về dài hạn huyện sẽ là trung tâm công nghiệp của tỉnh.

- Huyện Châu Thành A: Có nhiều cơ hội lớn thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, đô thị, chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Huyện Châu Thành: Là huyện phát triển công nghiệp, đô thị quan trọng của tỉnh. Không gian phát triển đô thị lan tỏa từ thị trấn Ngã Sáu hướng ra sông Hậu kết nối với thị trấn Mái Dầm, đô thị Đông Phú, Đông Phước A và thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A). Phát triển cụm đô thị du lịch nghỉ dưỡng - sân gôn với điểm nhấn là khu đô thị giải trí sinh thái nghỉ dưỡng Mekong - Châu Thành diện tích 3.000 ha.

IX. PHƯƠNG ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, KHAI THÁC, SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN, ĐA DẠNG SINH HỌC, PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

1. Phương án bảo vệ môi trường bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh

a) Phương án phân vùng bảo vệ môi trường

- Vùng bảo vệ nghiêm ngặt: Khu Bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng; vùng nội thành, nội thị của Đô thị loại II và III; vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các nhà máy nước, công trình cấp nước sạch trên địa bàn tỉnh theo quy định pháp luật về tài nguyên nước.

- Vùng hạn chế phát thải: Vùng đệm, hành lang đa dạng sinh học của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng; các khu di tích trên địa bàn tỉnh Hậu Giang; Trung tâm Nông nghiệp Mùa Xuân; Khu du lịch Sinh thái Việt úc; vùng rừng sản xuất; vùng ngoại thành đô thị loại III, II và các đô thị loại V, IV; khu vực khai thác khoáng sản.

- Các vùng khác là vùng còn lại trên địa bàn quản lý.

b) Phương án bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ và phát triển rừng

Giữ ổn định tổng diện tích đất rừng 3.021 ha, trong đó: Rừng đặc dụng, diện tích là 2.752 ha (Khu BTTN Lung Ngọc Hoàng). Đất rừng sản xuất: 269 ha, đáp ứng các quy định. Định hướng đến năm 2030, diện tích trồng rừng tập trung trên địa bàn tỉnh bình quân 30 ha/năm, rừng trồng phân tán 50 ha/năm, đảm bảo chất lượng, trữ lượng theo tiêu chuẩn của ngành lâm nghiệp; cây trồng phân tán trên địa bàn tỉnh ước đạt trên 8 triệu cây lâm nghiệp các loại.

c) Về các khu xử lý chất thải, nghĩa trang

- Định hướng bảo vệ môi trường đối với các khu xử lý chất thải: Tuân thủ các biện pháp đề ra trong báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và các quy chế hoạt động của các khu xử lý; khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị sản xuất, đổi mới công nghệ xử lý rác, tiến tới áp dụng công nghệ điện - rác; xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc môi trường nhằm đánh giá kịp thời, chính xác và kiểm soát được tình trạng chất lượng môi trường, mức độ ô nhiễm môi trường.

- Định hướng bảo vệ môi trường đối với các khu vực nghĩa trang: Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư trang thiết bị, công nghệ, tiến đến áp dụng điện táng. Xây dựng và vận hành hệ thống quan trắc môi trường.

d) Quan trắc môi trường đất, nước, không khí

Giai đoạn 2021 - 2030: Bổ sung thêm 12 vị trí quan trắc định kỳ. Giai đoạn 2031 - 2050: Bổ sung thêm các trạm quan trắc tại khu vực tiếp nhận nước thải các Khu, cụm công nghiệp sẽ đi vào hoạt động, các đô thị của tỉnh, bổ sung một số vị trí quan trắc tại các vị trí xả thải tại các làng nghề, các điểm nóng giao thông, khu dân cư tập trung.

2. Phương án bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản

Khai thác tận dụng tối đa tiềm năng tài nguyên khoáng sản sẵn có đóng góp vào nền kinh tế của tỉnh. Trong đó nguồn cát san lấp cần được xem là nguồn quan trọng, phải được khai thác an toàn, hiệu quả, kết hợp với sử dụng vật liệu tái chế, vật liệu thay thế; than bùn có tiềm năng khá lớn trong sản xuất phân bón phục vụ nông nghiệp hữu cơ, tuy nhiên cần có đánh giá mức độ ảnh hưởng và hiệu quả kinh tế; đối với đất sét đủ tiêu chuẩn sản xuất gạch ngói, ứng dụng khoa học kỹ thuật để khai thác sản xuất đồ gốm, hạn chế khai thác sản xuất vật liệu xây nung.

3. Phương án khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra

a) Phân vùng chức năng nguồn nước

Phân vùng chức năng nguồn nước theo 5 vùng gồm: Tiểu vùng I (Đông Quốc lộ 1A); Tiểu vùng II (Bắc kênh Xà No); Tiểu vùng III (Nam kênh Xà No - Bắc kênh Nàng Mau); Tiểu vùng IV (Nam kênh Nàng Mau - Bắc kênh Lái Hiếu, Cái Lớn) và Tiểu vùng V (Nam kênh Lái Hiếu - Xẻo Chít).

Các con sông và kênh: Sông Hậu, kênh xáng Xà No, sông Cái Lớn, kênh Quản Lộ - Phụng Hiệp, sông Nước Đục, kênh Tân Lập, sông Ba Voi, kênh Sóc Trăng, kênh Trà Ban.

b) Tổng lượng nước có thể khai thác sử dụng khoảng 116 tỷ m3/năm nhưng thay đổi theo tháng và phân bổ không đồng đều theo 5 phân vùng thủy lợi.

c) Tổng nhu cầu nước của tỉnh trong giai đoạn hiện nay khoảng gần 2,333 tỷ m3, dự báo đến năm 2030 nhu cầu nước đạt khoảng hơn 2,42 tỷ m3.

d) Phân bổ tài nguyên nước

- Trong điều kiện bình thường: Đảm bảo nhu cầu sử dụng nước cho mục đích sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nước tưới cho sản xuất nông nghiệp và đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên các sông.

- Trong điều kiện khô hạn, thiếu nước xảy ra: Ưu tiên cho mục đích sinh hoạt, tiếp đó là cho các dịch vụ - y tế, còn lại sẽ cho sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và đảm bảo dòng chảy tối thiểu trên sông.

đ) Nguồn nước dự phòng để cấp nước sinh hoạt

Trữ lượng khai thác tiềm năng nước dưới đất nhạt toàn tỉnh là khoảng 1,4 triệu m3/ngày. Nguồn nước dưới đất được phân bổ khai thác cho toàn tỉnh đến năm 2030 khoảng 125.800m3/ngày.

e) Hệ thống giám sát tài nguyên nước và khai thác, sử dụng nước; công trình điều tiết, khai thác, sử dụng, phát triển tài nguyên nước

Trên cơ sở mạng lưới quan trắc giám sát tài nguyên nước hiện nay, chủ yếu các trạm đo về lưu lượng, mực nước; cần quy hoạch xây mới các trạm quan trắc tài nguyên nước để theo dõi tình hình sử dụng nước trong mùa khô.

g) Bảo vệ tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm hoặc bị suy thoái, cạn kiệt

Nâng cấp hệ thống quan trắc, quan trắc thường xuyên chất lượng nước mặt, phát hiện ô nhiễm để khắc phục kịp thời. Cải thiện, phục hồi các nguồn nước bị ô nhiễm đồng thời thực hiện nghiêm thu gom, xử lý nước thải (sinh hoạt, công nghiệp, chăn nuôi, thủy sản). Bảo vệ chất lượng nguồn nước dưới đất, giảm dần tiến đến dừng khai thác nước dưới đất; duy trì độ che phủ rừng và diện tích đất ngập nước.

h) Thực hiện các giải pháp phi công trình và công trình nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động phòng, chống, khắc phục, cảnh báo, dự báo và giảm thiểu tác hại do nước gây ra.

4. Phương án phòng, chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu

a) Phân vùng rủi ro với các loại hình thiên tai xảy ra trên địa bàn tỉnh

- Bão, áp thấp nhiệt đới: Tỉnh chỉ chịu ảnh hưởng bởi hoàn lưu của bão gây ra.

- Xâm nhập mặn: Các công trình xâm nhập mặn đã được xây dựng, nên mức độ ảnh hưởng xâm nhập mặn tới địa bàn tỉnh không lớn. Những địa phương chịu tác động bởi xâm nhập mặn phía sông Hậu gồm các xã Đông Phú, Phú Hữu, Phú Tân, Mái Dầm thuộc huyện Châu Thành, các huyện Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp và một phần thành phố Vị Thanh.

- Lũ lụt: Cấp độ rủi ro ngập được xác định trải dần từ các huyện ven sông Hậu với mức độ lớn như huyện Châu Thành, TP Ngã Bảy, vào sâu cấp độ trung bình là huyện Phụng Hiệp, huyện Vị Thủy và cấp độ nhỏ bao gồm thị xã Long Mỹ, TP Vị Thanh và huyện Châu Thành A.

- Sạt lở đất: Diễn biến phức tạp, khó lường gây nhiều thiệt hại tập trung tại các tuyến sông lớn chịu tác động mạnh của thủy triều.

b) Phương án, giải pháp phòng chống thiên tai

- Phòng ngừa là chính kết hợp với phương châm “4 tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “3 sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).

- Phát triển hạ tầng thủy lợi chủ động tưới, tiêu theo hướng tiên tiến, tiết kiệm nước, nâng cấp, bảo vệ và xây dựng các công trình phòng chống thiên tai.

c) Ứng phó với biến đổi khí hậu

- Tăng cường thu hút đầu tư tư nhân vào các dự án đa mục tiêu thích ứng BĐKH kết hợp với giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và kết hợp với nông nghiệp, du lịch,... trong đó đầu tư công dẫn dắt bằng vốn mồi và phát triển hạ tầng chung.

- Thực hiện các giải pháp phi công trình, nâng cao năng lực cộng đồng, xây dựng các chương trình, dự án thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng; đảm bảo khả năng chống chịu của các hạ tầng hiện có và các công trình mới.

X. CÁC DỰ ÁN VÀ THỨ TỰ ƯU TIÊN TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

Trên cơ sở định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trọng điểm, xác định các dự án có tính chất quan trọng, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế - xã hội để xác định các dự án và thứ tự ưu tiên đầu tư và thu hút đầu tư. Quy mô, tổng vốn đầu tư, phân kỳ đầu tư và nguồn vốn của các dự án sẽ được tính toán, lựa chọn và xác định cụ thể trong giai đoạn lập và trình duyệt dự án đầu tư phù hợp với nhu cầu và khả năng cân đối, huy động nguồn lực của địa phương. Ngoài vốn ngân sách nhà nước, vận dụng thực hiện các cơ chế, chính sách, tạo môi trường thông thoáng, ưu đãi đặc biệt để các doanh nghiệp tự bổ sung vốn, thu hút vốn đầu tư trong dân cư.

XI. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Giải pháp về huy động, sử dụng vốn đầu tư

Chủ động nguồn vốn đáp ứng yêu cầu thực hiện quy hoạch, tăng cường tận dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, ưu tiên các công trình dự án xây dựng cơ sở hạ tầng; đẩy nhanh tiến độ đầu tư. Tập trung đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế, hạ tầng xã hội ở các lĩnh vực chủ yếu theo chủ trương, nghị quyết Tỉnh ủy và Nghị quyết của HĐND tỉnh. Sử dụng hiệu quả ngân sách cho đầu tư phát triển.

Tăng cường hợp tác công - tư (PPP) trong phát triển hạ tầng chiến lược, tập trung phát triển khu vực kinh tế tư nhân đặc biệt là doanh nghiệp quy mô lớn và doanh nghiệp FDI trên cơ sở vận dụng tối đa cơ chế đặc thù cho tỉnh Hậu Giang, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy liên kết ngân hàng - doanh nghiệp...giúp các nhà đầu tư nâng cao hiệu quả nguồn vốn đầu tư. Phát triển kinh tế tư nhân trở thành động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Huy động vốn từ các tổ chức phi chính phủ để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp xanh, bền vững.

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng hội nhập của nền kinh tế.

Tăng cường mối liên kết giữa các viện, các trường đại học, các trung tâm đào tạo có uy tín, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp, các ngành để tổ chức các chương trình đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ chuyên trách của tỉnh.

3. Giải pháp tăng cường bảo vệ môi trường, năng lực thích ứng và khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu

Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh, tuần hoàn trong công nghiệp, nông nghiệp. Xây dựng hệ thống cảnh báo, xác định rủi ro. Nâng cao năng lực phục hồi của hệ thống sản xuất, đảm bảo nguyên tắc phát triển hài hòa các lợi ích xã hội, kinh tế và môi trường.

4. Giải pháp về khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, các doanh nghiệp công nghệ cao, gắn kết chặt chẽ giữa sản xuất kinh doanh với nghiên cứu, đào tạo tại các trường đại học và cao đẳng; hướng tới đưa các cơ sở này thành vườn ươm khởi nghiệp và phòng thí nghiệm nghiên cứu. Mở rộng hoạt động hợp tác, liên kết với các tập đoàn kinh tế, các nhà đầu tư tư nhân và các vùng lãnh thổ trong nước và quốc tế; đẩy mạnh các giải pháp kết nối cung cầu thị trường KH&CN. Thực hiện chuyển đổi số đồng bộ trên tất cả các lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng - an ninh trên môi trường mạng.

5. Giải pháp về cơ chế, chính sách liên kết phát triển

a) Xây dựng cơ chế, chính sách

- Chính sách đất đai: Tạo điều kiện nâng mức tích tụ đất để có đủ không gian phát triển hạ tầng công nghiệp, đô thị, khu thương mại, dịch vụ, tạo nguồn lực cần thiết cho liên kết phát triển.

- Chính sách đầu tư: Đầu tư công ưu tiên phát triển hạ tầng cho các dự án liên kết vùng; cải thiện môi trường đầu tư với tinh thần phục vụ và hợp tác phát triển bền vững.

b) Những ngành lĩnh vực chính cần ưu tiên hợp tác: Nông sản, du lịch, công nghiệp, đô thị.

6. Giải pháp về quản lý quy hoạch và trật tự xây dựng, quản lý đất đai, quản lý đô thị

Nâng cao chất lượng quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch đất đai, quy hoạch đô thị. Cải thiện điều kiện sống đô thị thông qua phát triển và nâng cấp hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hệ thống hạ tầng dịch vụ xã hội, môi trường theo hướng thông minh, nâng cao năng lực thích ứng với thiên tai và biến đổi khí hậu.

7. Giải pháp về hoàn thiện thể chế, cải cách hành chính, tăng cường năng lực bộ máy chính quyền cơ sở

Đẩy mạnh cải cách hành chính, tăng cường năng lực của bộ máy chính quyền các cấp, phân cấp, phân quyền đi đối với nâng cao trách nhiệm người đứng đầu. Tăng cường năng lực chính quyền cơ sở trong phục vụ Nhân dân và quản lý nhà nước trên địa bàn.

Điều 2. Hội đồng nhân dân tỉnh giao Ủy ban nhân dân tỉnh hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, theo đúng quy định của pháp luật; Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Hậu Giang Khóa X Kỳ họp thứ 16 thông qua và có hiệu lực từ ngày 14 tháng 7 năm 2023./.


Nơi nhận:
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Cục Quản trị II;
- Cục Hành chính - Quản trị II;
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
- Bộ Tài chính;
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN và các đoàn thể tỉnh;
- Các sở, ban, ngành tỉnh;
- HĐND, UBND, UBMTTQVN cấp huyện;
- Cơ quan Báo, Đài tỉnh;
- Lưu VT.

CHỦ TỊCH




Trần Văn Huyến



[1] (1) Quyết định số 1454/QĐ-TTg ngày 01/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch mạng lưới đồng bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; (2) Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22/9/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt nam tới kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị quyết 17/NQ-HĐND ngày 14/07/2023 thông qua Quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.054

DMCA.com Protection Status
IP: 18.118.1.173
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!