|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 22/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Số hiệu:
|
22/2023/TT-NHNN
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
|
Người ký:
|
Đoàn Thái Sơn
|
Ngày ban hành:
|
29/12/2023
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
Sửa đổi quy định hệ số rủi ro cho khoản cho vay thế chấp nhà ở
Ngày 29/12/2023, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 22/2023/TT-NHNN sửa đổi bổ sung một số điều của Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.Sửa đổi quy định hệ số rủi ro với khoản cho vay thế chấp nhà ở
Hiện nay, tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN thì Ngân hàng nhà nước chỉ quy định chung về hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay thế chấp nhà ở theo Tỷ lệ bảo đảm (LTV) và Tỷ lệ thu nhập (DSC), tỷ lệ này áp dụng cho tất cả các đối tượng.
Tuy nhiên, tại Thông tư 22/2023/TT-NHNN thì Ngân hàng nhà nước đã phân hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay thế chấp nhà ở thành 2 loại riêng biệt, gồm:
(1) Hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay để mua nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ.
- Các khoản cho vay thế chấp nhà ở có DSC từ 35% trở xuống có hệ số rủi ro như sau:
+ LTV dưới 40%: 20%
+ LTV từ 40% trở lên đến dưới 60%: 25%
+ LTV từ 60% trở lên đến dưới 80%: 30%
+ LTV từ 80% trở lên đến dưới 90%: 35%
+ LTV từ 90% trở lên đến dưới 100%: 40%
+ LTV từ 100% trở lên: 45%
- Các khoản cho vay thế chấp nhà ở có DSC trên 35% có hệ số rủi ro như sau:
+ LTV dưới 40%: 25%
+ LTV từ 40% trở lên đến dưới 60%: 30%
+ LTV từ 60% trở lên đến dưới 80%: 35%
+ LTV từ 80% trở lên đến dưới 90%: 40%
+ LTV từ 90% trở lên đến dưới 100%: 45%
+ LTV từ 100% trở lên: 50%
(2) Hệ số rủi ro áp dụng cho khoản vay khác.
- Các khoản cho vay thế chấp nhà ở có DSC từ 35% trở xuống có hệ số rủi ro như sau:
+ LTV dưới 40%: 25%
+ LTV từ 40% trở lên đến dưới 60%: 30%
+ LTV từ 60% trở lên đến dưới 80%: 40%
+ LTV từ 80% trở lên đến dưới 90%: 50%
+ LTV từ 90% trở lên đến dưới 100%: 60%
+ LTV từ 100% trở lên: 80%
- Các khoản cho vay thế chấp nhà ở có DSC trên 35% có hệ số rủi ro như sau:
+ LTV dưới 40%: 30%
+ LTV từ 40% trở lên đến dưới 60%: 40%
+ LTV từ 60% trở lên đến dưới 80%: 50%
+ LTV từ 80% trở lên đến dưới 90%: 70%
+ LTV từ 90% trở lên đến dưới 100%: 80%
+ LTV từ 100% trở lên: 100%
Xem chi tiết tại Thông tư 22/2023/TT-NHNN có hiệu lực từ 01/7/2024.
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 22/2023/TT-NHNN
|
Hà Nội, ngày 29 tháng
12 năm 2023
|
THÔNG
TƯ
SỬA
ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA THÔNG TƯ SỐ 41/2016/TT-NHNN NGÀY 30 THÁNG 12 NĂM
2016 CỦA THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM QUY ĐỊNH TỶ LỆ AN TOÀN VỐN ĐỐI
VỚI NGÂN HÀNG, CHI NHÁNH NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
Căn cứ Luật Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam ngày 16 tháng 6 năm 2010;
Căn cứ Luật Các
tổ chức tín dụng ngày 16 tháng 6 năm 2010 và Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng ngày 20 tháng 11
năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 102/2022/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2022 của
Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra, giám sát ngân
hàng;
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30 tháng 12 năm 2016 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Điều 1. Sửa đổi, bổ
sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN
1. Sửa đổi, bổ sung khoản
11 Điều 2 như sau:
“11. Khoản cho vay thế chấp nhà là
khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà, bao gồm:
a) Khoản cho vay bảo
đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà đáp ứng các điều kiện sau:
i) Nguồn tiền trả nợ
không phải là nguồn tiền cho thuê nhà hình thành từ khoản cho vay;
ii) Nhà đã được hoàn
thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà;
iii) Ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài có đầy đủ quyền hợp pháp để xử lý nhà thế chấp khi
khách hàng không trả được nợ theo quy định của pháp luật về giao dịch đảm bảo
và pháp luật về nhà ở;
iv) Nhà hình thành từ
khoản cho vay thế chấp này phải được định giá độc lập (được bên thứ ba định giá
hoặc được bộ phận độc lập với bộ phận phê duyệt tín dụng của ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài định giá) với nguyên tắc thận trọng (giá trị không
cao hơn giá thị trường tại thời điểm xét duyệt cho vay) theo quy định của ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
b) Khoản cho vay để mua
nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ được
xác định theo quy định của pháp luật về nhà ở đáp ứng các điều kiện tại các
điểm a(i), a(iii), a(iv) khoản này.”
2. Sửa đổi,
bổ sung
điểm c khoản 12 Điều 2 như sau:
“c) Ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền theo hợp đồng cấp tín dụng để kiểm soát
toàn bộ việc thanh toán, giải ngân theo tiến độ của dự án, đầu tư máy móc,
thiết bị, mua hàng hóa và quản lý thu nhập, dòng tiền của việc kinh doanh, khai
thác dự án, máy móc, thiết bị và hàng hóa đó để thu hồi nợ theo hợp đồng cấp
tín dụng;”
3. Sửa đổi,
bổ sung
khoản 15 Điều 2 như sau:
“15. Giao dịch
Reverse Repo là giao dịch trong đó một bên mua và nhận chuyển giao quyền sở
hữu tài sản tài chính từ một bên khác, đồng thời cam kết sẽ bán lại và chuyển
giao quyền sở hữu tài sản tài chính đó sau một thời gian xác định với một mức
giá xác định, bao gồm cả giao dịch mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ
có giá khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chiết khấu công
cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác.”
4. Sửa đổi,
bổ sung
khoản 3 Điều 8 như sau:
“3. Giá trị số dư của
khoản phải đòi (bao gồm cả số dư gốc; lãi phải thu, phí phải thu nếu có đang
được hạch toán vào thu nhập theo quy định của pháp luật)
của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được tính theo công thức:
Ei
= Eoni + Eoffi x CCFi
Trong đó:
- Ei: Giá trị
số dư xác định theo nguyên giá của khoản phải đòi thứ i;
- Eoni: Số dư
phần nội bảng của khoản phải đòi thứ i;
- Eoffi: Số dư
phần cam kết ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i;
- CCFi: Hệ số
chuyển đổi của phần cam kết ngoại bảng của khoản phải đòi thứ i theo quy định
tại Điều 10 Thông tư này.”
5. Sửa đổi,
bổ sung
khoản 7 Điều 9 như sau:
“7. Đối với tài sản là
khoản phải đòi tổ chức tài chính (bao gồm cả tổ chức tín dụng), hệ số rủi ro
tín dụng áp dụng như sau:
a) Đối với tổ chức tài
chính nước ngoài (bao gồm cả tổ chức tín dụng nước ngoài) không phải là tổ chức
tài chính quốc tế quy định tại khoản 20 Điều 2 Thông tư này,
hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo thứ hạng tín nhiệm như sau:
Thứ hạng tín nhiệm
|
Từ AAA
đến AA-
|
Từ A+
đến BBB-
|
Từ BB+
đến B-
|
Dưới B-
hoặc không có xếp hạng
|
Hệ số rủi ro tín dụng
|
20%
|
50%
|
100%
|
150%
|
b) Đối với chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt
động tại Việt Nam, chi nhánh ngân hàng nước ngoài hoạt động tại quốc gia khác,
chi nhánh ngân hàng Việt Nam hoạt động tại nước ngoài áp dụng hệ số rủi ro tín
dụng theo thứ hạng tín nhiệm của tổ chức tín dụng là ngân hàng mẹ.
c) Đối với tài sản là các khoản phải đòi tổ
chức tín dụng trong nước, trừ các khoản phải đòi dưới hình thức giao dịch
reverse repo đã được tính rủi ro tín dụng đối tác theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như
sau:
Thứ hạng tín nhiệm
|
AAA
đến AA-
|
A+
đến BBB-
|
BB+
đến BB-
|
B+
đến B-
|
Dưới B- và Không có
xếp hạng
|
Khoản phải đòi có thời hạn ban đầu từ 3 tháng
trở lên
|
20%
|
50%
|
80%
|
100%
|
150%
|
Khoản phải đòi có thời hạn ban đầu dưới 3
tháng
|
10%
|
20%
|
40%
|
50%
|
70%
|
d) Ngân hàng là bên nhận chuyển giao bắt buộc và
các tổ chức tín dụng khác được áp dụng hệ số rủi ro 0% đối với các khoản cho
vay, bảo lãnh, tiền gửi tại bên được chuyển giao bắt buộc theo phương án chuyển
giao bắt buộc đã được phê duyệt.”
6. Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 9 Điều 9 như sau:
“b) Đối với các doanh nghiệp khác, ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải xác định chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy,
vốn chủ sở hữu được xác định trên cơ sở số liệu Báo cáo tài chính năm (Báo cáo
tài chính hợp nhất) được kiểm toán tại thời điểm gần nhất đối với các doanh
nghiệp phải kiểm toán độc lập; Báo cáo tài chính năm (được kiểm toán, nếu có)
hoặc Báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế (có bằng chứng đã nộp cho cơ quan thuế)
tại thời điểm gần nhất đối với doanh nghiệp không phải kiểm toán độc lập theo
quy định của pháp luật như sau:
- Doanh thu lấy số liệu trên Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh;
- Tỷ lệ đòn bẩy = Tổng Nợ vay/Tổng tài sản;
Trong đó: Tổng Nợ vay (total debt) được xác
định bằng tổng của các khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn với khoản
mục vay và nợ thuê tài chính dài hạn theo quy định hiện hành về kế toán.
- Vốn chủ sở hữu lấy số liệu trên Bảng cân đối
kế toán.
(i) Hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo chỉ tiêu
doanh thu, tỷ lệ đòn bẩy, vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp như sau:
|
Doanh thu dưới 100 tỷ
đồng
|
Doanh thu từ 100 tỷ
đồng đến dưới 400 tỷ đồng
|
Doanh thu từ 400 tỷ
đồng đến 1500 tỷ đồng
|
Doanh thu trên 1500
tỷ đồng
|
Tỷ lệ đòn bẩy dưới 25%
|
100%
|
80%
|
60%
|
50%
|
Tỷ lệ đòn bẩy từ 25% đến 50%
|
125%
|
110%
|
95%
|
80%
|
Tỷ lệ đòn bẩy trên 50%
|
160%
|
150%
|
140%
|
120%
|
Vốn chủ sở hữu âm hoặc bằng 0
|
250%
|
(ii) Hệ số rủi ro tín dụng 200% được áp dụng
đối với các doanh nghiệp không cung cấp Báo cáo tài chính cho ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài để tính các chỉ tiêu doanh thu, tỷ lệ đòn bảy, vốn
chủ sở hữu;
(iii) Đối với các doanh nghiệp thành lập mới
(không bao gồm các trường hợp thành lập do tổ chức lại, chuyển đổi hình thức
pháp lý,...), hoạt động chưa được 01 năm, hệ số rủi ro tín dụng là 150%.”
7. Sửa đổi, bổ
sung
khoản 10 Điều 9 như sau:
“10. Đối với tài sản là khoản cho vay
bảo đảm bằng bất động sản, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng như sau:
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài phải xác định Tỷ lệ bảo đảm (viết tắt là LTV) đối với khoản phải đòi được
đảm bảo bằng bất động sản như sau:
(i) Tỷ lệ bảo đảm (LTV) = Tổng số dư
khoản phải đòi/Giá trị của tài sản bảo đảm. Trong đó:
- Tổng số dư khoản phải đòi (số dư nợ
gốc nội bảng và cam kết ngoại bảng) bao gồm tổng số dư của khoản phải đòi và số
dư của các khoản phải đòi khác được bảo đảm bằng bất động sản đó tại ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
- Giá trị của tài sản bảo đảm là giá trị
của bất động sản bảo đảm cho các khoản phải đòi đó được xác định tại thời điểm
xét duyệt cho vay.
(ii) Giá trị của tài sản bảo đảm được
xác định lại khi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thông tin giá trị
tài sản bảo đảm bị suy giảm trên 30% so với giá trị tại thời điểm xét duyệt cho
vay (đối với trường hợp xác định lại được thực hiện lần đầu tiên) hoặc so với
giá trị tài sản bảo đảm xác định lại gần nhất.
b) Hệ số rủi ro tín dụng áp dụng đối với
khoản phải đòi được bảo đảm bằng bất động sản không kinh doanh theo chỉ tiêu Tỷ
lệ bảo đảm (LTV) như sau:
LTV
|
LTV dưới 40%
|
LTV từ 40% trở lên
đến dưới 60%
|
LTV từ 60% trở lên
đến dưới 80%
|
LTV từ 80% trở lên
đến dưới 90%
|
LTV từ 90% trở lên
đến dưới 100%
|
LTV từ 100% trở lên
|
Hệ số rủi ro
|
30%
|
40%
|
50%
|
70%
|
80%
|
100%
|
c) Đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất
động sản kinh doanh, hệ số rủi ro tín dụng áp dụng theo chỉ tiêu Tỷ lệ bảo đảm
(LTV) đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản kinh doanh như sau:
|
LTV dưới 60%
|
LTV từ 60% trở lên
đến dưới 75%
|
LTV từ 75% trở lên
|
Khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản
kinh doanh
|
75%
|
100%
|
120%
|
d) Đối với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất
động sản là hỗn hợp bất động sản kinh doanh và bất động sản không kinh doanh,
hệ số rủi ro tín dụng được xác định riêng cho từng bất động sản kinh doanh và
bất động sản không kinh doanh tương ứng theo tỷ lệ tổng diện tích mặt bằng của
bất động sản;
đ) Hệ số rủi ro tín dụng 150% được áp dụng đối
với khoản phải đòi được đảm bảo bằng bất động sản mà ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài không có thông tin về Tỷ lệ bảo đảm (LTV);
e) Hệ số rủi ro tín dụng 200% được áp dụng đối
với tài sản là khoản cấp tín dụng chuyên biệt dưới hình thức cấp tín dụng tài
trợ dự án kinh doanh bất động sản. Trường hợp đối với tài sản là khoản cấp tín
dụng chuyên biệt dưới hình thức cấp tín dụng tài trợ dự án kinh doanh bất động
sản khu công nghiệp, hệ số rủi ro tín dụng là 160%.”
8. Sửa đổi, bổ sung điểm b
khoản 11 Điều 9 như sau:
“b) Hệ số rủi ro áp dụng cho khoản cho vay thế
chấp nhà ở theo Tỷ lệ bảo đảm (LTV) và Tỷ lệ thu nhập (DSC) như sau:
(i) Đối với khoản cho vay để mua
nhà ở xã hội, mua nhà ở theo các chương trình, dự án hỗ trợ của Chính phủ:
Các khoản
cho vay thế chấp nhà ở
|
LTV dưới 40%
|
LTV từ 40% trở lên đến
dưới 60%
|
LTV từ 60% trở lên đến
dưới 80%
|
LTV từ 80% trở lên đến
dưới 90%
|
LTV từ 90% trở lên đến
dưới 100%
|
LTV
từ 100% trở lên
|
DSC từ 35% trở xuống
|
20%
|
25%
|
30%
|
35%
|
40%
|
45%
|
DSC trên 35%
|
25%
|
30%
|
35%
|
40%
|
45%
|
50%
|
(ii) Đối với khoản cho
vay không thuộc quy định tại điểm b(i) khoản 11 Điều này:
Các khoản
cho vay thế chấp nhà ở
|
LTV dưới 40%
|
LTV từ 40% trở lên
đến dưới 60%
|
LTV từ 60% trở lên
đến dưới 80%
|
LTV từ 80% trở lên
đến dưới 90%
|
LTV từ 90% trở lên
đến dưới 100%
|
LTV từ 100% trở lên
|
DSC từ 35% trở xuống
|
25%
|
30%
|
40%
|
50%
|
60%
|
80%
|
DSC trên 35%
|
30%
|
40%
|
50%
|
70%
|
80%
|
100%
|
”
9. Bổ sung khoản 12a
sau khoản 12 Điều 9 như sau:
“12a. Đối với khoản phải đòi là khoản cho vay
cá nhân phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo quy định của Chính phủ
về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, hệ số rủi ro
tín dụng là 50%.”
10. Sửa đổi, bổ sung điểm e
khoản 3 Điều 11 như sau:
“e) Trường hợp kết hợp hai hoặc nhiều biện pháp
giảm thiểu rủi ro tín dụng khác nhau cho một khoản phải đòi, giao dịch thì ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải phân tách các phần giao dịch, khoản
phải đòi theo từng biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng để tính riêng giá trị
số dư của từng phần của khoản phải đòi, giao dịch đó theo quy định tại Thông tư
này. Trường hợp không phân tách được các phần giao dịch, khoản phải đòi theo
từng biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài áp dụng một biện pháp có giá trị giảm thiểu rủi ro nhiều nhất.”
11. Sửa đổi, bổ sung khoản
4 Điều 11 như sau:
“4. Giá trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch
có giảm thiểu rủi ro tín dụng được tính theo công thức sau:
Ei*
= max{0,[Ej - ∑Cj*(1-Hcj-Hfxcj)]}
+ max{0,[Ek - ∑Lk*(1-Hfxlk)]}
+ max{0,[El - ∑Gl (1-CRWgtorl/CRWl)]}
+ max{0,[En - ∑CDn*(1- Hfxcdn)]}
+ Ex
Trong đó:
Ei =
Ej + Ek + El + En
+ Ex
- Ei*: Giá
trị số dư của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được điều chỉnh giảm theo các
biện pháp giảm thiểu rủi ro tín dụng;
- Ei: Giá trị số dư
của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều
8 Thông tư này;
- Ej: Giá trị số dư
của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều
8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo
đảm;
- Ek: Giá trị số dư
của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều
8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bù trừ số dư
nội bảng;
- El: Giá trị số dư
của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều
8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng bảo lãnh của
bên thứ ba;
- En: Giá trị số dư
của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều
8 Thông tư này được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng sản phẩm
phái sinh tín dụng;
- Ex: Giá trị số dư
của khoản phải đòi, giao dịch thứ i được tính theo quy định tại Điều
8 Thông tư này không được điều chỉnh giảm thiểu rủi ro tín dụng;
- Cj*: Giá
trị của tài sản bảo đảm hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;
- Hcj: Hệ số hiệu
chỉnh tài sản bảo đảm;
- Lk*: Giá
trị nợ phải trả nội bảng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;
- Gl: Giá trị bảo lãnh
của bên thứ ba;
- CRWgtorl: Hệ số rủi
ro tín dụng của bên bảo lãnh;
- CRWl: Hệ số rủi ro
tín dụng của khách hàng;
- CDn*: Giá
trị của sản phẩm phái sinh tín dụng được hiệu chỉnh theo độ lệch thời hạn;
- Hfxc, Hfxl, Hfxcd: hệ số hiệu
chỉnh độ lệch tiền tệ tương ứng giữa khoản phải đòi, giao dịch và biện pháp
giảm thiểu rủi ro. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ bằng không (0) khi khoản
phải đòi, giao dịch và biện pháp giảm thiểu rủi ro cùng một loại tiền tệ.”
12. Sửa đổi, bổ
sung
Điều 12 như sau:
“Điều 12. Giảm thiểu
rủi ro tín dụng bằng tài sản bảo đảm
1. Việc giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng
tài sản bảo đảm chỉ áp dụng đối với các tài sản bảo đảm sau đây:
a) Tiền mặt, giấy tờ có giá, thẻ tiết
kiệm do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành;
b) Vàng (vàng tiêu chuẩn, vàng vật chất,
vàng trang sức với giá trị được chuyển đổi giá trị sang vàng 99.99);
c) Giấy tờ có giá do Chính phủ Việt Nam,
Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các ngân hàng chính sách phát hành hoặc bảo
lãnh thanh toán;
d) Chứng khoán nợ do chính phủ các nước,
tổ chức công lập của chính phủ các nước phát hành được doanh nghiệp xếp hạng
tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BB- trở lên;
đ) Chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát
hành được doanh nghiệp xếp hạng tín nhiệm độc lập xếp hạng từ BBB- trở lên;
e) Cổ phiếu được niêm yết trên Sở giao
dịch Chứng khoán Việt Nam.
2. Tài sản bảo đảm quy định tại khoản 1
Điều này phải đảm bảo:
a) Tuân thủ đúng quy định pháp luật về
giao dịch đảm bảo;
b) Giấy tờ có giá, chứng khoán nợ, cổ
phiếu không do khách hàng và (hoặc) công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết
của khách hàng phát hành hoặc bảo lãnh thanh toán.
c) Tài sản bảo đảm quy
định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều này phải có giao dịch khớp lệnh trong
thời gian 10 ngày làm việc liền kề trước thời điểm tính toán và được tính theo
giá thị trường tham chiếu hàng ngày (daily mark-to-market).
3. Hệ số hiệu chỉnh tài sản bảo đảm (Hc)
tính theo tỷ lệ phần trăm (%) được xác định như sau:
a) Tiền mặt, thẻ tiết kiệm và giấy tờ có
giá do chính ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phát hành, giấy tờ có
giá do Chính phủ Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương, các ngân hàng chính sách phát hành hoặc bảo lãnh thanh
toán có hệ số hiệu chỉnh bằng 0;
b) Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá, chứng
khoán, vàng có hệ số hiệu chỉnh như sau:
Xếp hạng tín
nhiệm của người phát hành giấy tờ có giá, chứng khoán
|
Thời hạn còn lại
|
Chính phủ
(bao gồm cả các tổ
chức áp dụng hệ số rủi ro tín dụng tương đương chính phủ) (%)
|
Các tổ chức
phát hành khác (%)
|
AAA đến AA-
|
≤ 1 năm
|
0,5
|
1
|
> 1 năm, ≤ 5 năm
|
2
|
4
|
> 5 năm
|
4
|
8
|
- A+ đến BBB-
- Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá của tổ chức
tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác
|
≤ 1 năm
|
1
|
2
|
> 1 năm, ≤ 5 năm
|
3
|
6
|
> 5 năm
|
6
|
12
|
BB+ đến BB- trừ Thẻ tiết kiệm, giấy tờ có giá
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác
|
Tất cả các loại thời
hạn
|
15
|
|
Cổ phiếu được tính vào chỉ số chứng khoán
VN30/HNX30 (bao gồm cả trái phiếu chuyển đổi của các loại cổ phiếu này) và
Vàng
|
15
|
Cổ phiếu khác được niêm yết trên Sở giao dịch
chứng khoán Việt Nam
|
25
|
4. Giá trị của tài sản bảo đảm hiệu chỉnh theo
độ lệch thời hạn (C*) theo công thức sau:
C* = C x (t -
0.25)/(T - 0.25)
Trong đó:
- C: giá trị của tài sản bảo đảm;
- T: được xác định là giá trị tối
thiểu của (5 năm, thời hạn còn lại của giao dịch, khoản phải đòi tính theo
năm);
- t: được xác định là giá trị tối
thiểu của (T tính theo năm, thời hạn còn lại của tài sản bảo đảm tính theo
năm).
5. Hệ số hiệu chỉnh độ lệch tiền tệ giữa
khoản phải đòi, giao dịch và tài sản bảo đảm (Hfxc) là 8%.”
13. Bổ sung
điểm d sau
điểm c khoản 2 Điều 14 như sau:
“d) Tổ chức tài chính quốc tế.”
14. Sửa đổi, bổ
sung
Điều 17 như sau:
“Điều 17. Quy định, quy
trình xác định trạng thái rủi ro thị trường để quản lý rủi ro thị trường
1. Để xác định vốn yêu cầu cho rủi ro
thị trường, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy định bằng văn
bản về các điều kiện, tiêu chí xác định các khoản mục thuộc phạm vi sổ kinh
doanh để tính các trạng thái rủi ro trên sổ kinh doanh, đảm bảo tách biệt với
sổ ngân hàng. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải:
a) Phân biệt các giao dịch trên sổ kinh
doanh và sổ ngân hàng. Dữ liệu về giao dịch phải được ghi nhận chính xác, đầy
đủ và kịp thời vào hệ thống cơ sở dữ liệu quản lý rủi ro và hệ thống sổ sách kế
toán của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
b) Xác định được bộ phận kinh doanh trực
tiếp thực hiện giao dịch;
c) Giao dịch trên sổ kinh doanh và sổ
ngân hàng phải được phản ánh trên hệ thống sổ sách kế toán và phải được đối
chiếu với số liệu ghi nhận của bộ phận kinh doanh (nhật ký giao dịch hoặc hình
thức ghi nhận khác);
d) Bộ phận kiểm toán nội bộ phải thường
xuyên rà soát, đánh giá các khoản mục trên sổ kinh doanh và sổ ngân hàng.
2. Ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài chỉ được phép phân loại lại và chuyển các khoản mục từ sổ
kinh doanh sang sổ ngân hàng khi các khoản mục đó không còn đáp ứng được điều
kiện, tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều này, không được chuyển các công
cụ tài chính từ sổ ngân hàng sang sổ kinh doanh.
3. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài phải có chính sách, quy trình xác định trạng thái rủi ro để tính vốn yêu
cầu cho rủi ro thị trường. Các chính sách, quy trình tối thiểu gồm:
a) Chiến lược tự doanh đối với từng loại
tiền tệ, công cụ tài chính, sản phẩm phái sinh, đảm bảo không bị hạn chế về
mua, bán hoặc có khả năng phòng ngừa được rủi ro;
b) Các hạn mức rủi ro thị trường theo
quy định của Ngân hàng Nhà nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của ngân hàng
thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; các hạn mức phải được rà soát, đánh
giá tối thiểu một năm một lần hoặc vào thời điểm có thay đổi lớn ảnh hưởng tới
trạng thái rủi ro thị trường;
c) Quy trình quản lý trạng thái rủi ro
thị trường phải đảm bảo:
(i) Các trạng thái rủi ro thị trường
được nhận diện, đo lường, theo dõi, quản lý và giám sát chặt chẽ;
(ii) Có bộ phận riêng để thực hiện các
giao dịch tự doanh, trong đó các giao dịch viên có quyền tự chủ thực hiện các
giao dịch trong phạm vi các hạn mức và chiến lược tự doanh; có bộ phận quản lý,
hạch toán theo dõi các giao dịch tự doanh và các khoản mục trên sổ kinh doanh;
(iii) Các trạng thái rủi ro và kết quả
đo lường rủi ro phải được báo cáo cho các cấp thẩm quyền theo quy định về quản
lý rủi ro của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iv) Tất cả các trạng thái tài chính
trên sổ kinh doanh phải được đo lường và định giá theo giá thị trường hoặc dữ
liệu thị trường ít nhất một ngày một lần để xác định mức lỗ, lãi và trạng thái
rủi ro thị trường;
(v) Các dữ liệu thị trường đầu vào phải
được thu thập tối đa từ nguồn phù hợp với thị trường và thường xuyên được soát
xét lại tính phù hợp của các dữ liệu thị trường đầu vào.
d) Các quy định về điều kiện, tiêu chí
ghi nhận các khoản mục trên sổ kinh doanh và chuyển các khoản mục giữa sổ kinh
doanh và sổ ngân hàng theo quy định của pháp luật;
đ) Các phương pháp đo lường rủi ro thị
trường (trong đó mô tả đầy đủ các giả định và các tham số được sử dụng); các
phương pháp đo lường rủi ro thị trường phải được rà soát, đánh giá hàng năm hoặc
khi có thay đổi bất thường ảnh hưởng tới trạng thái rủi ro thị trường;
e) Quy trình giám sát các trạng thái rủi
ro và việc tuân thủ các hạn mức rủi ro thị trường theo chiến lược tự doanh của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
4. Quy định, quy trình quy định tại
khoản 1, khoản 3 Điều này phải được các cấp có thẩm quyền của ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài phê duyệt, ban hành, sửa đổi, bổ sung, định kỳ ít
nhất một năm một lần và được kiểm toán nội bộ theo quy định của Ngân hàng Nhà
nước về hệ thống kiểm soát nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài.
5. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài gửi các quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ
quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát trước khi thực hiện. Trường hợp
cần thiết, Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) sẽ có ý
kiến bằng văn bản gửi ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để sửa đổi, bổ
sung các quy định, quy trình này.”
15. Sửa đổi, bổ
sung
khoản 4 Điều 18 như sau:
“4. Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối (KFXR)
chỉ áp dụng đối với trường hợp tổng giá trị trạng thái ngoại hối ròng (bao gồm
cả vàng) của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài lớn hơn 2% vốn tự có của
ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối và
tổng trạng thái ngoại hối ròng bao gồm cả vàng được tính theo hướng dẫn tại Phụ
lục 4 ban hành kèm theo Thông tư này.”
16. Sửa đổi, bổ
sung
khoản 1 Điều 21 như sau:
“1. Giám sát, kiểm tra, thanh tra đối
với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của
pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành
quy định tại Thông tư này.”
17. Sửa đổi, bổ
sung
khoản 2 Điều 22 như sau:
“2. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với
các ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài trên địa bàn theo quy định của
pháp luật và phân công của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc chấp hành
quy định tại Thông tư này.”
Điều 2. Thay
thế
Phụ lục 01, Phụ lục 02, Phụ lục 03, Phụ lục 04 và Phụ lục 06 của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN
bằng Phụ lục 01, Phụ lục 02, Phụ lục 03,
Phụ lục 04 và Phụ lục 06 ban hành kèm theo
Thông tư này.
Điều 3. Trách
nhiệm tổ chức thực hiện
Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra, giám
sát ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Thông tư này.
Điều 4. Hiệu
lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ
ngày 01 tháng 7 năm 2024./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Ban lãnh đạo NHNN;
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư pháp (để kiểm tra);
- Công báo;
- Lưu: VP, PC, TTGSNH6 (03 bản).
|
KT. THỐNG
ĐỐC
PHÓ THỐNG ĐỐC
Đoàn Thái Sơn
|
PHỤ
LỤC 1
CẤU
PHẦN VÀ CÁCH XÁC ĐỊNH ĐỂ TÍNH VỐN TỰ CÓ
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN)
A. Cấu phần và cách xác định để tính vốn tự có
của ngân hàng:
I. Vốn tự có:
Mục
|
Cấu phần
|
Cách xác định
|
|
VỐN CẤP 1 (A) = A1 - A2
|
|
|
Cấu phần Vốn cấp 1
(A1) = ∑1 ÷ 7a
|
|
(1)
|
Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp)
|
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ
trên Bảng cân đối kế toán.
Đối với ngân hàng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị
tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các
tổ chức tín dụng.
|
(2)
|
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
|
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.
|
(3)
|
Quỹ đầu tư phát triển
|
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển trong khoản
mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.
|
(4)
|
Quỹ dự phòng tài chính
|
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong khoản
mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.
|
(5)
|
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản
cố định
|
Lấy số liệu Vốn đầu tư xây dựng cơ bản,
mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán.
|
(6)
|
Lợi nhuận chưa phân phối
|
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối
trên Bảng cân đối kế toán.
|
(7)
|
Thặng dư vốn cổ phần
|
Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên
Bảng cân đối kế toán.
|
(7a)
|
Chênh lệch tỷ giá hối
đoái
|
Lấy số dư khoản Chênh
lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc
khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi
chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.
|
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 1 (A2)
= ∑8 ÷ 10
|
|
(8)
|
Lợi thế thương mại
|
Lấy số liệu chênh lệch lớn hơn giữa số tiền
mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó
mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân
hàng thực hiện.
|
(9)
|
Lỗ lũy kế
|
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm
tính tỷ lệ an toàn vốn.
|
(10)
|
Cổ phiếu quỹ
|
Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ
trên Bảng cân đối kế toán.
|
|
VỐN CẤP 2 (B) = B1 - B2 - (20)
|
Giá trị vốn cấp 2 tối đa bằng vốn cấp 1
|
|
Cấu phần của Vốn cấp 2 (B1) = ∑11 ÷ 16
|
|
(11)
|
Các quỹ khác được trích từ lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (không bao gồm quỹ khen
thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành)
|
Lấy số liệu Quỹ khác trong khoản mục Quỹ
của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.
|
(12)
|
50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài
sản cố định theo quy định của pháp luật
|
50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản cố định.
|
(13)
|
45% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các
khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật
|
45% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản đối với các khoản góp vốn đầu tư dài hạn.
|
(14)
|
80% dự phòng chung theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng
rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài
|
Lấy 80% tổng các khoản mục Dự phòng chung
trên Bảng cân đối kế toán.
|
(15)
|
Công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do
ngân hàng phát hành
|
Lấy giá trị các công cụ vốn chủ sở hữu có
tính chất nợ do ngân hàng phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại
khoản 4 Điều 2 Thông tư này.
|
(16)
|
Nợ thứ cấp do ngân hàng phát hành, ký kết đáp
ứng đầy đủ các điều kiện sau:
(i) Có kỳ hạn ban đầu từ năm (05) năm trở
lên;
(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của
chính ngân hàng;
(iii) Ngân hàng được trả nợ trước thời gian
đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo
đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra,
giám sát ngân hàng) để giám sát;
(iv) Ngân hàng được ngừng trả lãi và chuyển
lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh
trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp thanh lý ngân hàng,
người sở hữu khoản nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã thanh
toán cho tất cả các chủ nợ khác;
(vi) Lãi suất cố định hoặc công thức tính lãi
suất được xác định trước và ghi rõ trong hợp đồng, tài liệu phát hành.
- Đối với lãi suất cố định, việc điều chỉnh
tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp
đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của nợ thứ cấp.
- Đối với lãi suất tính theo công thức, công
thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu
có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng.
|
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời
hạn còn lại của trái phiếu chuyển đổi, công cụ nợ khác trên 5 năm, toàn bộ
giá trị nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2.
- Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn
thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá
trị nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải được khấu trừ 20% của tổng
mệnh giá.
|
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 2 (B2)
= (17)
+ (18) + (19)
|
|
(17)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục
(14) và 1,25%
của “Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng” quy định tại Thông tư.
|
|
(18)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục
(16) và 50% của A
|
|
(19)
|
Mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để
tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó
(không bao gồm nợ thứ cấp nhận làm tài sản bảo đảm, chiết khấu, tái chiết
khấu của khách hàng).
|
Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn
thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá
trị khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2
của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó sẽ được khấu trừ 20%
của tổng giá mua.
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung
|
|
(20)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 - B2)
và A
|
|
|
Các khoản mục giảm trừ khi tính Vốn tự
có
|
|
(21)
|
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần
tại tổ chức tín dụng khác
|
Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn,
mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác.
|
(22)
|
Các khoản góp vốn,
mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác
|
Lấy số liệu các khoản
Góp vốn đầu tư dài hạn vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác
thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán.
|
(23)
|
Các khoản góp vốn, mua cổ phần tại các doanh
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán, kiều hối, kinh doanh
ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ tín dụng, tín dụng tiêu dùng,
dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng
|
Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn
vào đối tượng là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm, chứng
khoán, kiều hối, kinh doanh ngoại hối, vàng, bao thanh toán, phát hành thẻ
tín dụng, tín dụng tiêu dùng, dịch vụ trung gian thanh toán, thông tin tín dụng
thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán, trừ
các khoản đã tính ở mục (22).
|
(24)
|
Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh
nghiệp, một quỹ đầu tư sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại mục
(22) và mục (23) vượt mức 10% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
của ngân hàng
|
Lấy phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư
khoản góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng quỹ đầu tư trong
khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán sau khi trừ
đi các khoản mục (22) và mục (23); và 10% của vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ của ngân hàng.
|
(25)
|
Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần của các
doanh nghiệp, quỹ đầu tư sau khi trừ đi các khoản từ mục (22) đến mục (24),
vượt mức 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng
|
Lấy phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các
khoản góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư trong khoản mục Góp
vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán, sau khi trừ đi các khoản
từ mục (22) đến mục (24); và (ii) 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn
điều lệ của ngân hàng
|
(C)
|
VỐN TỰ CÓ (C) = (A) +
(B) - (21) - (22) - (23) - (24) - (25)
|
|
II. Vốn tự có hợp nhất
1. Nguyên tắc chung:
a. Vốn tự có hợp nhất
được xác định theo các cấu phần quy định tại điểm 2 dưới đây, lấy từ Bảng cân
đối kế toán hợp nhất, trong đó không hợp nhất công ty con là doanh nghiệp hoạt
động theo Luật kinh doanh bảo hiểm.
b. Trường hợp Báo cáo
tài chính hợp nhất nêu tại điểm a không có các khoản mục cụ thể để tính vốn cấp
1 hợp nhất và vốn cấp 2 hợp nhất, thì ngân hàng phải xây dựng số liệu thống kê
từ các bảng cân đối kế toán riêng lẻ của các đối tượng hợp nhất để đảm bảo việc
tính toán đầy đủ, chính xác các khoản mục vốn cấp 1 và vốn cấp 2.
2. Cấu phần và cách xác
định vốn tự có hợp nhất:
Mục
|
Cấu phần
|
Cách xác định
|
|
VỐN CẤP 1 HỢP NHẤT
(A) = A1 - A2
|
|
|
Cấu phần Vốn cấp 1
hợp nhất (A1) = ∑1 ÷ 8
|
|
(1)
|
Vốn điều lệ (vốn đã được cấp, vốn đã góp)
|
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ
trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Đối với ngân hàng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị
tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn về Chế độ báo cáo tài chính đối với các
tổ chức tín dụng.
|
(2)
|
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
|
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp
nhất.
|
(3)
|
Quỹ đầu tư phát triển
|
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển trong khoản
mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(4)
|
Quỹ dự phòng tài chính
|
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong
khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(5)
|
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản
cố định
|
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(6)
|
Lợi nhuận chưa phân phối
|
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối
trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(7)
|
Thặng dư vốn cổ phần
|
Lấy số liệu Thặng dư vốn cổ phần trên
Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(8)
|
Chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh khi hợp
nhất báo cáo tài chính
|
Lấy số liệu tại khoản mục Chênh lệch tỷ
giá hối đoái trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
Đối với ngân hàng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị
tiền tệ trong kế toán, Chênh lệch tỷ giá hối đoái bao gồm cả số liệu
chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ
thuộc khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi
chuyển đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.
|
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 1 hợp
nhất (A2) = ∑ 9 ÷ 11
|
|
(9)
|
Lợi thế thương mại
|
Lấy số liệu chênh lệch lớn hơn giữa số tiền
mua một tài sản tài chính và giá trị sổ sách kế toán của tài sản tài chính đó
mà ngân hàng phải trả phát sinh từ giao dịch có tính chất mua lại do ngân hàng
thực hiện.
|
(10)
|
Lỗ lũy kế
|
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm
tính tỷ lệ an toàn vốn.
|
(11)
|
Cổ phiếu quỹ
|
Lấy số liệu tại khoản mục Cổ phiếu quỹ
trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
|
VỐN CẤP 2 HỢP NHẤT (B) = B1 - B2 -
(22)
|
Giá trị vốn cấp 2 hợp nhất tối đa bằng vốn
cấp 1 hợp nhất.
|
|
Cấu phần của Vốn cấp 2 hợp nhất (B1) =
∑12 ÷ 18
|
|
(12)
|
Các quỹ khác được trích từ lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật (không bao gồm quỹ khen
thưởng, phúc lợi, quỹ thưởng ban điều hành)
|
Lấy số liệu Quỹ khác trong khoản mục Quỹ
của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(13)
|
50% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại tài
sản cố định theo quy định của pháp luật
|
50% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(14)
|
45% phần chênh lệch tăng do đánh giá lại các
khoản góp vốn đầu tư dài hạn theo quy định của pháp luật
|
45% tổng số dư có của tài khoản chênh lệch
đánh giá lại tài sản đối với các khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên
Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(15)
|
80% dự phòng chung theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng
rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài
|
Lấy 80% tổng các khoản mục Dự phòng chung
trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(16)
|
Công cụ vốn chủ sở hữu có tính chất nợ do
ngân hàng, công ty con của ngân hàng phát hành
|
Lấy giá trị các công cụ vốn chủ sở hữu có
tính chất nợ do ngân hàng phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại
khoản 4 Điều 2 Thông tư này.
|
(17)
|
Nợ thứ cấp do ngân hàng, công ty con của ngân
hàng phát hành, ký kết đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
(i) Có kỳ hạn ban đầu từ năm (05) năm trở
lên;
(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của
chính ngân hàng, công ty con của ngân hàng;
(iii) Ngân hàng, công ty con của ngân hàng
được trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện ngân hàng
vẫn đảm bảo các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định của pháp luật
và báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám
sát;
(iv) Ngân hàng được ngừng trả lãi và chuyển
lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn đến kết quả kinh doanh
trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp thanh lý ngân hàng người
sở hữu khoản nợ thứ cấp chỉ được thanh toán sau khi ngân hàng đã thanh toán
cho tất cả các chủ nợ khác;
(vi) Lãi suất cố định hoặc công thức tính lãi
suất của trái phiếu và các công cụ nợ khác được xác định trước và ghi rõ
trong hợp đồng, tài liệu phát hành.
- Đối với lãi suất cố định, việc điều chỉnh
tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp
đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của nợ thứ cấp.
- Đối với lãi suất tính theo công thức, công
thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu
có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng.
|
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời
hạn của nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị trái phiếu chuyển đổi, công cụ
nợ khác được tính vào vốn cấp 2.
- Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn
thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá
trị nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải được khấu trừ 20% của tổng
mệnh giá.
|
(18)
|
Lợi ích của cổ đông thiểu số
|
|
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 2 hợp
nhất (B2) = (19)
+ (20) + (21)
|
|
(19)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục
(15) và 1,25%
của “Tổng tài sản tính theo rủi ro tín dụng” quy định tại Thông tư này.
|
|
(20)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục (17)
và 50% của A
|
|
(21)
|
Mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để
tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó
(không bao gồm nợ thứ cấp nhận làm tài sản bảo đảm, chiết khấu, tái chiết
khấu của khách hàng).
|
Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn
thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành),
khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó sẽ được khấu trừ 20% của
tổng giá mua.
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung
|
|
(22)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1-B2) và
A
|
|
|
Các khoản mục giảm trừ khi tính Vốn tự
có hợp nhất
|
|
(23)
|
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần
tại tổ chức tín dụng khác
|
Lấy số dư các khoản cấp tín dụng để góp vốn,
mua cổ phần tại tổ chức tín dụng khác
|
(24)
|
Các khoản góp vốn, mua cổ phần tại tổ chức
tín dụng khác
|
Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn
vào đối tượng là các tổ chức tín dụng khác thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư
dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất.
|
(25)
|
Các khoản góp vốn, mua cổ phần của công ty
con không thuộc đối tượng hợp nhất và công ty con là doanh nghiệp hoạt động
theo Luật kinh doanh bảo hiểm
|
Lấy số liệu các khoản Góp vốn đầu tư dài hạn
vào đối tượng là công ty con không thuộc đối tượng hợp nhất và các khoản góp
vốn, mua cổ phần của công ty bảo hiểm, trừ đi các khoản đã tính ở mục (24)
thuộc khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp
nhất.
|
(26)
|
Phần góp vốn, mua cổ phần của một doanh
nghiệp, một quỹ đầu tư sau khi đã trừ các khoản phải trừ quy định tại mục
(24) và mục (25) vượt mức 10% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
của ngân hàng
|
Lấy phần chênh lệch dương giữa: (i) Số dư
khoản góp vốn đầu tư dài hạn vào từng doanh nghiệp, từng quỹ đầu tư trong
khoản mục Góp vốn đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất
sau khi trừ đi các khoản mục (24) và mục (25); và 10% của vốn điều lệ và quỹ
dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng.
|
(27)
|
Tổng các khoản góp vốn, mua cổ phần của các
doanh nghiệp, quỹ đầu tư sau khi trừ đi các khoản từ mục (24) đến mục (26),
vượt mức 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ của ngân hàng
|
Lấy phần chênh lệch dương giữa: (i) Tổng các
khoản góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp, quỹ đầu tư trong khoản mục Góp
vốn, đầu tư dài hạn trên Bảng cân đối kế toán hợp nhất, sau khi trừ đi
các khoản từ mục (24) đến mục (26); và (ii) 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ bổ
sung vốn điều lệ của ngân hàng
|
(C)
|
VỐN TỰ CÓ HỢP NHẤT
(C) = (A) + (B) - (23) - (24) - (25) - (26) - (27)
|
|
B. Cấu phần và cách xác
định để tính vốn tự có của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
Chi nhánh ngân hàng
nước ngoài căn cứ vào các cấu phần quy định dưới đây, quy định của pháp luật về
chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và
khoản mục tài sản của mình để xác định Vốn tự có cho phù hợp.
Mục
|
Cấu phần
|
Cách xác định
|
|
Vốn cấp 1 (A) = (A1) -
(A2)
|
|
|
Cấu phần Vốn cấp 1 (A1) = ∑1 ÷ 5b
|
|
(1)
|
Vốn đã được cấp
|
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn điều lệ
trên Bảng cân đối kế toán.
Đối với ngân hàng sử dụng ngoại tệ làm đơn vị
tiền tệ trong kế toán thì Vốn điều lệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy
định của Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn và Chế độ báo cáo tài chính đối với các
tổ chức tín dụng.
|
(2)
|
Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
|
Lấy số liệu Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ
trong khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.
|
(3)
|
Quỹ đầu tư phát triển
|
Lấy số liệu Quỹ đầu tư phát triển trong khoản
mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế toán.
|
(4)
|
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm tài sản
cố định
|
Lấy số liệu tại khoản mục Vốn đầu tư xây
dựng cơ bản, mua sắm tài sản cố định trên Bảng cân đối kế toán.
|
(5)
|
Lợi nhuận chưa phân phối
|
Lấy số liệu Lợi nhuận chưa phân phối
trên Bảng cân đối kế toán.
|
(5a)
|
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
|
Lấy số liệu Chênh lệch tỷ giá hối
đoái do đánh giá lại vốn chủ sở hữu có gốc ngoại tệ thuộc
khoản mục Vốn Chủ sở hữu được ghi nhận trên Bảng cân đối kế toán khi chuyển
đổi Báo cáo tài chính được lập bằng ngoại tệ ra đồng Việt Nam.
|
(5b)
|
Quỹ dự phòng tài chính
|
Lấy số liệu Quỹ dự phòng tài chính trong
khoản mục Quỹ của tổ chức tín dụng trên Bảng cân đối kế
toán.
|
|
Các khoản phải giảm trừ khỏi Vốn cấp 1
(A2) = (6) + (7)
|
|
(6)
|
Lỗ lũy kế
|
Lấy số liệu Lỗ lũy kế tại thời điểm
tính tỷ lệ an toàn vốn.
|
(7)
|
Các khoản cấp tín dụng để góp vốn, mua cổ phần
tại tổ chức tín dụng khác
|
Lấy số dư các khoản cho vay để góp vốn, mua
cổ phần tại tổ chức tín dụng khác.
|
|
VỐN CẤP 2 (B) = B1 - B2 - (13)
|
Giá trị vốn cấp 2 tối đa bẳng vốn cấp 1.
|
|
Cấu phần Vốn cấp 2 (B1) = ∑8 ÷ 9
|
|
(8)
|
80% dự phòng chung theo quy định của Ngân
hàng Nhà nước về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích dự phòng
rủi ro và sử dụng dự phòng rủi ro đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài
|
Lấy 80% tổng các khoản mục Dự phòng
chung trên Bảng cân đối kế toán.
|
(9)
|
Khoản vay, nợ thứ cấp do chi nhánh ngân hàng
nước ngoài ký kết hợp đồng, phát hành thỏa mãn các điều kiện sau đây:
(i) Có kỳ hạn vay tối thiểu là 5 năm;
(ii) Không được đảm bảo bằng tài sản của
chính chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
(iii) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được
trả nợ trước thời gian đáo hạn với điều kiện sau khi thực hiện vẫn đảm bảo
các tỷ lệ, giới hạn bảo đảm an toàn theo quy định và báo cáo Ngân hàng Nhà
nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) để giám sát;
(iv) Chi nhánh ngân hàng nước ngoài được
ngừng trả lãi và chuyển lãi lũy kế sang năm tiếp theo nếu việc trả lãi dẫn
đến kết quả kinh doanh trong năm bị lỗ;
(v) Trong trường hợp chi nhánh ngân hàng nước
ngoài chấm dứt hoạt động, bên cho vay chỉ được thanh toán sau khi chi nhánh
ngân hàng nước ngoài đã thanh toán cho tất cả các chủ nợ khác;
(vi) Lãi suất cố định hoặc công thức tính lãi
suất của khoản vay, nợ thứ cấp được xác định trước và ghi rõ trong hợp đồng,
tài liệu phát hành.
- Đối với lãi suất cố định, việc điều chỉnh
tăng lãi suất chỉ được thực hiện sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp
đồng và chỉ được thay đổi 1 lần trong suốt thời hạn của khoản vay, nợ thứ
cấp.
- Đối với lãi suất tính theo công thức, công
thức không được thay đổi và chỉ được thay đổi biên độ trong công thức (nếu
có) 1 lần sau 5 năm kể từ ngày phát hành, ký kết hợp đồng.
|
- Tại thời điểm xác định giá trị, nếu thời
hạn của khoản vay, nợ thứ cấp trên 5 năm, toàn bộ giá trị khoản vay, nợ thứ
cấp được tính vào vốn cấp 2.
- Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn
thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành), giá
trị khoản vay, nợ thứ cấp được tính vào vốn cấp 2 sẽ phải được khấu trừ 20%
của tổng giá trị khoản vay, nợ thứ cấp.
|
|
Các khoản phải trừ khỏi Vốn cấp 2 (B2)
= (10) + (11) + (12)
|
|
(10)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa khoản mục
(8) và 1,25% của “Tổng tài sản có rủi ro” quy định tại Thông tư.
|
|
(11)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa các khoản
tại mục (9) và 50% của A.
|
|
(12)
|
Mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để
tính vào vốn cấp 2 của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó
(không bao gồm nợ thứ cấp nhận làm tài sản bảo đảm, chiết khấu, tái chiết
khấu của khách hàng).
|
Bắt đầu từ năm thứ năm trước khi đến hạn
thanh toán, mỗi năm tại ngày đầu tiên của năm (tính theo ngày phát hành),
khoản mua, đầu tư nợ thứ cấp của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài khác phát hành đáp ứng đầy đủ các điều kiện để tính vào vốn cấp 2 của
tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đó sẽ được khấu trừ 20% của
tổng giá mua.
|
|
Các khoản giảm trừ bổ sung
|
|
(13)
|
Phần giá trị chênh lệch dương giữa (B1 - B2)
và A
|
|
(C)
|
VỐN TỰ CÓ (C) = (A) +
(B)
|
|
PHỤ
LỤC 2
TÀI SẢN TÍNH THEO RỦI RO TÍN DỤNG ĐỐI TÁC
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN)
1. Đối với các giao dịch với Trung tâm thanh
toán tập trung (Central clearing house), Trung tâm lưu ký chứng khoán và các
giao dịch ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán quyền chọn (short
options), rủi ro tín dụng đối tác được xác định bằng 0.
2. Đối với các giao dịch có tiền ký quỹ, tài
sản bảo đảm đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 12 Thông tư này, giá trị giao
dịch được giảm trừ số tiền ký quỹ và giảm thiểu rủi ro theo tài sản bảo đảm quy
định tại Điều 12 Thông tư này.
3. Giá trị giao dịch, giá trị tài sản cơ sở
phải được lấy theo giá trị thị trường (mark to market). Trường hợp không có giá
trị thị trường, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính toán giá
trị theo các dữ liệu thị trường (mark to model) và phải chịu trách nhiệm về
tính chính xác, hợp lý của phương pháp tính toán, đồng thời báo cáo Ngân hàng
Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trước khi thực hiện. Ngân hàng
Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) sẽ yêu cầu ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài sửa đổi phương pháp tính toán trong trường hợp cần
thiết.
4. Đối với giao dịch sản phẩm phái sinh: Tài
sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác của giao dịch thứ j (RWAccrj)
được tính theo công thức:
RWAccrj = [(RCj
+ PFEj) - Cj] x CRW
Trong đó:
a) RCj: Chi phí thay thế của
giao dịch thứ j được xác định theo giá trị thị trường của giao dịch thay thế
tương ứng với giá trị tài sản cơ sở, giá trị giao dịch gốc (chỉ lấy giá trị
dương);
b) PFEj: Giá trị tương lai
trạng thái rủi ro của giao dịch thứ j được xác định trên cơ sở tổng giá trị vốn
danh nghĩa xác định theo quy định pháp luật về hạch toán kế toán nhân với chỉ
số tăng thêm (add-on factor) theo từng thời hạn còn lại như sau:
|
Lãi suất
|
Ngoại hối (gồm Vàng
tiêu chuẩn)
|
Cổ phiếu, chứng chỉ
quỹ, chứng quyền
|
Kim loại quý
(trừ vàng)
|
Các hàng hóa khác
|
Từ 1 năm trở xuống
|
0,0%
|
1,0%
|
6,0%
|
7,0%
|
10,0%
|
Trên 1 năm đến 5 năm
|
0,5%
|
5,0%
|
8,0%
|
7,0%
|
12,0%
|
Trên 5 năm
|
1,5%
|
7,5%
|
10,0%
|
8,0%
|
15,0%
|
Trong đó:
(i) Đối với các hợp đồng giao dịch vốn gốc
nhiều lần, chỉ số tăng thêm phải tính theo từng lần thanh toán còn lại của hợp
đồng;
(ii) Trường hợp giá trị vốn danh nghĩa khác
nhau theo thỏa thuận của giao dịch, chỉ số tăng thêm phải tính theo từng giá
trị vốn danh nghĩa thỏa thuận theo giao dịch;
(iii) Đối với hợp đồng có ngày thanh toán hợp
đồng cụ thể và ngày cụ thể định lại giá trị thị trường của hợp đồng bằng 0 thì
thời hạn còn lại được xác định bằng thời gian cho đến kỳ định lại giá trị tiếp
theo. Trường hợp hợp đồng lãi suất có thời hạn còn lại trên
một năm mà đáp ứng các điều kiện trên, chỉ số tăng thêm là 0,5%;
(iv) “Các hàng hóa khác” bao gồm cả các hợp
đồng kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi, hợp đồng quyền chọn mua và các hợp đồng phái
sinh tương tự mà không thuộc các cột còn lại;
(v) Đối với sản phẩm hoán đổi lãi suất thả nổi/thả
nổi một đồng tiền, tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWAccr)
tính theo giá trị thị trường của giao dịch, không phải tính giá trị tương lai
trạng thái rủi ro của giao dịch (PFEj).
(vi) Đối với giao dịch sản phẩm phái sinh tín
dụng, chỉ số tăng thêm được xác định như sau:
Giao dịch sản phẩm
phái sinh tín dụng
|
Chỉ số tăng thêm
|
1. Hợp đồng hoán đổi lợi nhuận tổng:
- Nghĩa vụ tham chiếu đủ tiêu chuẩn là các
nghĩa vụ của các tổ chức tài chính công lập của chính phủ, ngân hàng phát
triển hoặc các hợp đồng hoán đổi khác có xếp hạng tín nhiệm từ Baa trở lên
của Moody hoặc BBB trở lên của Standard & Poor’s, Fitch Rating;
|
5%
|
- Nghĩa vụ tham chiếu không đủ tiêu chuẩn là
các nghĩa vụ không đáp ứng các điều kiện nêu trên.
|
10%
|
2. Hợp đồng hoán đổi vỡ nợ tín dụng:
- Nghĩa vụ tham chiếu đủ tiêu chuẩn;
|
5%
|
- Nghĩa vụ tham chiếu không đủ tiêu chuẩn.
|
10%
|
c) Cj: Giá trị tài sản đảm
bảo. Cj được hiệu chỉnh theo hệ số hiệu chỉnh quy định tại Điều 12
Thông tư này. Cj = 0 nếu không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại
Điều 12 Thông tư này;
d) CRW: Hệ số rủi ro tín dụng của đối
tác theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
5. Đối với các giao dịch Repo và Reverse Repo (trừ giao
dịch mua có kỳ hạn công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác quy định tại Mục
6 Phụ lục này), tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWAccrj)
được tính theo công thức sau:
RWAccrj = {Max[(0,
Ej - C j x (1-Hc-Hfx))]} x CRW
Trong đó:
- Hc: Hệ số hiệu
chỉnh tương ứng của tài sản cơ sở được quy định tại Điều 12 Thông tư này. Cj
bằng 0 nếu không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 12 Thông tư này;
- Hfx: Hệ số hiệu
chỉnh độ lệch tiền tệ giữa giao dịch và tài sản bảo đảm, tài sản cơ sở và bằng
8%;
- CRW: Hệ số rủi
ro tín dụng của đối tác theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
a) Đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài mua có kỳ hạn:
(i) Ej: Giá trị mua lại theo
thỏa thuận của giao dịch thứ j theo quy định pháp luật;
(ii) Cj:
Giá trị của tài sản cơ sở thứ j.
b) Đối với ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán có kỳ hạn:
(i) Ej:
Giá trị của tài sản cơ sở thứ j;
(ii) Cj:
Giá trị mua lại theo thỏa thuận của giao dịch thứ j theo quy định pháp luật.
6. Đối với giao dịch mua có kỳ hạn tài sản tài
chính theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về hoạt động chiết khấu công cụ
chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác, rủi ro tín dụng đối tác được tính như sau:
RWAccr
= Ej x
CRW
Trong đó:
- Ej:
Giá trị thanh toán khi đến hạn thanh toán, lãi chiết khấu và các chi phí hợp lý
khác liên quan đến hợp đồng chiết khấu theo thỏa thuận giữa ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài và khách hàng (nếu có) của giao dịch thứ j theo quy
định của pháp luật;
- CRW: Hệ số rủi
ro tín dụng của đối tác theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
7. Đối với giao dịch có thỏa thuận thanh toán
đồng thời mà đối tác không thực hiện thanh toán đúng thời gian đã cam kết, ngân
hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải có quy trình theo dõi, giám sát chặt
chẽ và phải tính tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWAccr) khi giao
dịch không được thanh toán sau 5 ngày kể từ ngày thanh toán đã cam kết theo
công thức:
RWAccr = x r
Trong đó:
- GD: Số dư giao dịch chưa thanh
toán đúng thời hạn cam kết;
- r: Hệ số rủi ro áp dụng theo số
ngày chậm trả, được xác định như sau:
Số ngày chậm thanh
toán
|
Hệ số rủi ro
|
Từ 5 đến 15 ngày
|
8%
|
Từ 16 đến 30 ngày
|
50%
|
Từ 31 đến 45 ngày
|
75%
|
Từ 46 ngày trở lên
|
100%
|
8. Đối với giao dịch không thỏa thuận thanh
toán đồng thời, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã thực hiện thanh
toán theo cam kết, trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ ngày thỏa thuận thanh
toán mà đối tác chưa thực hiện nghĩa vụ, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài tính tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác (RWAccr) theo công thức
sau:
RWAccr
= Ej x
CRW
Trong đó:
- Ej: Giá trị của giao dịch
thứ j;
- CRW: Hệ số rủi
ro tín dụng của đối tác theo quy định tại Điều 9 Thông tư này.
Sau 5 ngày làm việc kể từ ngày thỏa thuận thanh
toán mà đối tác chưa thực hiện nghĩa vụ, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài phải trừ giá trị giao dịch và chi phí thay thế của giao dịch, nếu có vào
vốn tự có cho tới khi đối tác thực hiện nghĩa vụ.
9. Việc bù trừ hai bên là việc ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài thay thế một nghĩa vụ thanh toán với đối tác cho một đồng
tiền nhất định vào thời điểm nhất định đối với các nghĩa vụ cùng đồng tiền và
cùng thời điểm. Việc bù trừ hai bên chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều
kiện sau đây:
a) Có thỏa thuận, hợp đồng bù trừ hai bên tạo
ra một nghĩa vụ hợp pháp cho các giao dịch mà ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài được nhận hoặc phải thực hiện thanh toán theo số dư bù trừ của các
giá trị thị trường của các giao dịch riêng lẻ khi đối tác không thực hiện nghĩa
vụ theo hợp đồng do không có khả năng thanh toán, bị phá sản, bị thanh lý hoặc
các trường hợp tương tự khác; không có điều khoản cho phép đối tác chỉ thực
hiện việc thanh toán hạn chế hoặc không thanh toán đầy đủ từ tài sản của bên không
thanh toán kể cả bên thanh toán là người được nhận thanh toán bù trừ;
b) Pháp luật của các nước có liên quan cho phép
việc bù trừ hai bên;
c) Có quy trình đảm bảo các yêu cầu pháp lý của
thỏa thuận, hợp đồng bù trừ hai bên được rà soát phù hợp theo những thay đổi
của pháp luật liên quan.
10. Tài sản tính theo rủi ro tín dụng đối tác
(RWAccr) khi bù trừ hai bên được xác định là tổng giá trị của các
chi phí thay thế bù trừ, (nếu dương) và chỉ số tăng thêm theo giá trị vốn gốc
danh nghĩa. Chỉ số tăng thêm của giao dịch bù trừ (ANet) được xác
định theo công thức:
ANet = AGross
(0,4 + 0,6 NGR)
Trong đó:
- AGross: Chỉ số tăng thêm tổng
hợp được xác định bằng tổng giá trị tương lai trạng thái rủi ro của giao dịch
của các giao dịch thành phần tính theo công thức quy định tại Mục 4 Phụ lục
này;
- NGR: tỷ lệ chi phí thay thế bù trừ
trên tỷ lệ thay thế tổng hợp của các giao dịch trong thỏa thuận/hợp đồng bù trừ
hai bên.
Ví dụ minh họa đối với giao dịch mua,
bán có kỳ hạn:
Ngân hàng A và Ngân hàng B ký kết hợp đồng mua
bán có kỳ hạn 100 tỷ trái phiếu 10 năm của Ngân hàng C (không có xếp hạng tín
nhiệm) trong thời hạn 3 tháng với giá trị mua lại là 98 tỷ đồng. Giá trị thị
trường của số trái phiếu này tại thời điểm tính là 99 tỷ đồng. Hệ số rủi ro áp
dụng cho Ngân hàng A, Ngân hàng B đối với các khoản phải đòi có thời hạn gốc
nhỏ hơn 3 tháng lần lượt là: 50%; 70%.
- Ngân hàng A (bên bán) phải xác định tài sản
tính theo rủi ro tín dụng đối tác cho giao dịch này như sau:
RWAccr = [Max(0, (99 - 98 x (1-0,12)
] x 70% = 8,932 tỷ đồng.
- Ngân hàng B (bên mua) phải xác định tài sản
tính theo rủi ro tín dụng đối tác cho giao dịch này như sau:
RWAccr = [Max(0, (98 - 99 x
(1-0,12)] x 50% = 5,44 tỷ đồng.
PHỤ
LỤC 3
XÁC
ĐỊNH GIÁ TRỊ CỦA CHỈ SỐ KINH DOANH
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Thống
đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN)
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng xác định giá
trị của Chỉ số kinh doanh như sau:
Cấu phần
|
Công
thức tính
|
Khoản
mục trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
|
IC
|
│Thu
nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự - Chi phí lãi và các chi phí tương
tự│
|
Thu nhập lãi và các
khoản thu nhập tương tự
|
Chi phí lãi và các chi phí tương
tự
|
SC
|
Thu
nhập từ hoạt động dịch vụ + Chi phí hoạt động dịch vụ + Thu nhập từ hoạt
động khác + Chi phí từ hoạt động khác
|
Thu nhập từ hoạt động
dịch vụ
|
Chi phí hoạt động
dịch vụ
|
Thu nhập từ hoạt động
khác
|
Chi phí hoạt động
khác
|
FC
|
|Lãi/lỗ
thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối (bao gồm cả vàng tiêu chuẩn)| + |Lãi/lỗ
thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh| + |Lãi/lỗ thuần từ mua bán, chứng
khoán đầu tư|
|
|Lãi/lỗ thuần từ hoạt
động kinh doanh ngoại hối (bao gồm cả vàng tiêu chuẩn)|
|
|Lãi/lỗ thuần từ mua
bán chứng khoán kinh doanh|
|
|Lãi/lỗ thuần từ mua
bán, chứng khoán đầu tư|
|
2. Các khoản mục sau đây không được tính vào
bất cứ cấu phần nào của Chỉ số kinh doanh:
a) Thu nhập và chi phí bảo hiểm và tái bảo hiểm
tài sản của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (một phần của Tài khoản
79 và Tài khoản 875);
b) Lãi/lỗ thuần do ngừng ghi nhận tài sản tài
chính không được đánh giá theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh (Tài khoản 742, Tài khoản 843);
c) Lãi/lỗ thuần do ngừng ghi nhận tài sản phi
tài chính, nợ phải trả không được đánh giá theo giá trị hợp lý thông qua Báo
cáo kết quả hoạt động kinh doanh (một phần của Tài khoản 79, Tài khoản 899);
d) Giá trị âm của lợi thế thương mại đã được
ghi nhận vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (một phần Tài khoản 79 đối
với lợi thế thương mại được chuyển nhượng khi thực hiện mua tài sản mà chỉ tính
một phần hoặc không tính đến lợi thế thương mại đi kèm).
Ví dụ minh họa:
Cấu phần
|
Khoản
mục trên Báo cáo KQHĐKD
|
IC = | 8.000 tỷ đồng -
3.500 tỷ đồng |= 4.500 tỷ đồng
|
Thu nhập lãi và các
khoản: 8.000 tỷ đồng
|
Chi phí lãi và các chi phí tương
tự: 3.500 tỷ đồng
|
SC = 700 tỷ đồng +
400 tỷ đồng + 200 tỷ đồng + 110 tỷ đồng = 1.410 tỷ đồng
|
Thu nhập từ hoạt động
dịch vụ: 700 tỷ đồng
|
Chi phí hoạt động
dịch vụ: 400 tỷ đồng
|
Thu nhập từ hoạt động
khác: 200 tỷ đồng
|
Chi phí hoạt động
khác: 110 tỷ đồng
|
FC = 450 tỷ
đồng + |(100) tỷ đồng| + 50
tỷ đồng = 600 tỷ đồng
|
Lãi/lỗ thuần từ hoạt
động kinh doanh ngoại hối: 450 tỷ đồng
|
Lãi/lỗ thuần từ mua
bán chứng khoán kinh doanh: (100) tỷ đồng
|
Lãi/lỗ thuần từ mua
bán, chứng khoán đầu tư: 50 tỷ đồng
|
Ví dụ về xác định vốn yêu cầu cho rủi ro
hoạt động tại thời điểm 31/10/2018:
BInăm thứ n = BI Quý III/2018
+ BI Quý II/2018 + BI Quý I/2018 + BI Quý IV/2017
BInăm thứ n-1 = BI Quý III/2017
+ BI Quý II/2017 + BI Quý I/2017 + BI Quý IV/2016
BInăm thứ n-2 = BI Quý III/2016
+ BI Quý II/2016 + BI Quý I/2016 + BI Quý IV/2015
VỐN
YÊU CẦU CHO RỦI RO THỊ TRƯỜNG
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2023 của Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 41/2016/TT-NHNN)
A. Nguyên tắc tính vốn cho rủi ro thị trường
Giá trị giao dịch, giá trị tài sản cơ sở phải
được lấy theo giá trị thị trường (mark to market). Trường hợp không có giá trị
thị trường, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính toán giá trị
theo các dữ liệu thị trường (mark to model) và phải chịu trách nhiệm về tính
chính xác và hợp lý của phương pháp tính toán, đồng thời báo cáo Ngân hàng Nhà nước
(Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) trước khi thực hiện. Ngân hàng Nhà nước
(Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) sẽ yêu cầu ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài sửa đổi phương pháp tính toán trong trường hợp cần thiết.
B. Cách tính vốn cho rủi ro thị trường
I. Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất
1. Phạm vi tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất:
Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải
tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất đối với tất cả các công cụ tài chính trên
sổ kinh doanh (bao gồm cả trạng thái dương hoặc âm) mà giá trị thị trường của
các công cụ tài chính này sẽ bị ảnh hưởng khi có thay đổi về lãi suất trừ:
a) Trái phiếu chuyển đổi đã được tính vốn yêu cầu
cho rủi ro giá cổ phiếu quy định tại Mục II Phần B Phụ lục này;
b) Công cụ vốn chủ sở hữu, công cụ vốn chủ sở
hữu có tính chất nợ của đơn vị khác đã trừ khỏi vốn của ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài khi tính Vốn tự có quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này;
c) Tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn đã
tính vốn yêu cầu cho giao dịch quyền chọn;
d) Các công cụ tài chính mua theo hợp đồng mua
có kỳ hạn giấy tờ có giá giữa các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài.
2. Nguyên tắc tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi
suất:
a) Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất cụ thể của từng công cụ tài chính có trạng
thái dương hoặc âm và rủi ro lãi suất chung cho toàn bộ danh mục đảm bảo:
(i) Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất cụ thể phát
sinh từ các yếu tố liên quan đến đơn vị phát hành công cụ tài chính;
(ii) Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung phát
sinh từ thay đổi lãi suất trên thị trường.
b) Sản phẩm phái sinh lãi suất phải quy đổi
thành trạng thái danh nghĩa tương ứng của các tài sản cơ sở và dùng giá trị thị
trường của tài sản cơ sở để tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất như sau:
(i) Tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung
theo quy định tại điểm 4 Mục này;
(ii) Tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất cụ thể
theo quy định tại điểm 3 Mục này. Các hợp đồng hoán đổi tiền tệ và lãi suất; hợp
đồng kỳ hạn lãi suất hoặc ngoại tệ; hợp đồng tương lai lãi suất; hợp đồng tương
lai dựa trên chỉ số lãi suất; hợp đồng tương lai ngoại tệ và các công cụ tài
chính khác không phải tính rủi ro lãi suất cụ thể.
c) Giao dịch mua (bán) hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng
tương lai mà tài sản cơ sở là các chứng khoán nợ phải chuyển đổi thành 02 trạng
thái tương ứng của các chứng khoán nợ như sau:
(i) Trạng thái dương (âm) của chứng khoán nợ;
(ii) Trạng thái âm (dương) của chứng khoán nợ
có lãi suất bằng 0 (zero coupon) và rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0 (ví dụ tương
đương trái phiếu Chính phủ có lãi suất bằng 0) có thời hạn bằng thời gian đến hạn
của hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai.
d) Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai mà tài sản
cơ sở là danh mục chứng khoán nợ hoặc chỉ số chứng khoán nợ phải chuyển đổi
thành các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai của từng chứng khoán nợ như sau:
(i) Hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai mà tài
sản cơ sở là danh mục chứng khoán nợ hoặc chỉ số chứng khoán nợ là tổng của các
hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai của từng loại chứng khoán trong danh mục/chỉ
số có giá trị bằng tỷ lệ tương ứng giữa giá trị của mỗi chứng khoán nợ với giá
trị của tổng danh mục/chỉ số;
(ii) Các hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai của
từng chứng khoán nợ được tính trạng thái theo quy định tại điểm 4b Mục này.
đ) Đối với hợp đồng lãi suất kỳ hạn, ngân hàng,
chi nhánh ngân hàng nước ngoài bán (mua) hợp đồng lãi suất kỳ hạn phải chuyển đổi
thành 02 trạng thái tương ứng như sau:
(i) Trạng thái âm (dương) của giá trị danh
nghĩa chứng khoán nợ có lãi suất bằng 0 (zero coupon) và rủi ro lãi suất cụ thể
bằng 0 (ví dụ tương đương trái phiếu Chính phủ có lãi suất bằng 0) có thời hạn
bằng tổng của thời gian đến hạn của hợp đồng kỳ hạn và thời hạn của tài sản cơ
sở;
(ii) Trạng thái dương (âm) của giá trị danh
nghĩa chứng khoán nợ có lãi suất bằng 0 (zero coupon) và rủi ro lãi suất cụ thể
bằng 0 có thời hạn bằng thời gian đến hạn của hợp đồng kỳ hạn.
e) Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ, hợp đồng
hoán đổi lãi suất, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tính theo hai trạng
thái danh nghĩa 1 và 2 như sau:
|
Trạng
thái danh nghĩa 1
|
Trạng thái danh nghĩa
2
|
Ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài nhận lãi suất cố định và trả lãi suất thả nổi
|
Trạng thái âm của chứng
khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất thả nổi,
có thời hạn là thời hạn định lại lãi suất
|
Trạng thái dương của
chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất, thời hạn tương ứng
là lãi suất cố định, thời hạn của hợp đồng hoán đổi
|
Ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài nhận lãi suất thả nổi và trả lãi suất cố định
|
Trạng thái âm của chứng
khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất, thời hạn tương ứng là
lãi suất cố định, thời hạn của hợp đồng hoán đổi
|
Trạng thái dương của chứng
khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất thả nổi,
có thời hạn là thời hạn định lại lãi suất
|
Ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài nhận và trả lãi suất thả nổi
|
Trạng thái âm của chứng
khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất thả nổi,
có thời hạn là thời hạn định lại lãi suất
|
Trạng thái dương của
chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất thả
nổi, có thời hạn là thời hạn định lại lãi suất
|
Ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài nhận và trả lãi suất cố định
|
Trạng thái âm của chứng
khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất cố định,
có thời hạn là thời hạn của hợp đồng hoán đổi
|
Trạng thái dương của
chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0, có lãi suất là lãi suất cố định,
có thời hạn là thời hạn của hợp đồng hoán đổi
|
Đối với giao dịch hoán đổi ngoại tệ, hai trạng
thái danh nghĩa của chứng khoán nợ có rủi ro lãi suất cụ thể bằng 0 ở bảng trên
là hai trạng thái danh nghĩa của chứng khoán nợ có đồng tiền phát hành là hai đồng
tiền tương ứng trong giao dịch hoán đổi tiền tệ.
Trong đó:
- ei: là giá trị
thị trường của công cụ tài chính thứ i;
- SRW: là hệ số rủi ro lãi suất cụ thể
của từng công cụ tài chính.
Hệ số rủi ro lãi suất cụ thể (SRW) được xác định
như sau:
a) Đối với các công cụ tài chính do Chính phủ
Việt Nam, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phát hành hoặc
bảo lãnh thanh toán, hệ số rủi ro lãi suất cụ thể là 0%;
b) Đối với các công cụ tài chính khác, hệ số rủi
ro lãi suất cụ thể SRW được xác định theo bảng dưới đây:
Công cụ tài chính
|
Xếp hạng tín nhiệm độc
lập
|
SRW
|
Nhóm 1
|
Từ AA- đến AAA
|
0%
|
Từ BBB- đến A+
|
0,25% trường hợp thời hạn còn lại đến ngày
đáo hạn của công cụ tài chính từ 6 tháng trở xuống
|
|
1% trường hợp 6 tháng < thời hạn còn lại đến
ngày đáo hạn của công cụ tài chính ≤ 24 tháng
|
|
1,6% trường hợp thời hạn còn lại đến ngày đáo
hạn của công cụ tài chính > 24 tháng
|
Từ B- đến BB+
|
8%
|
Dưới mức B-
|
12%
|
Không xếp hạng
|
12%
|
Nhóm 2
|
|
0,25% trường hợp thời hạn còn lại đến ngày
đáo hạn của công cụ tài chính từ 6 tháng trở xuống
|
1% trường hợp 6 tháng < thời hạn còn lại đến
ngày đáo hạn của công cụ tài chính ≤ 24 tháng
|
1,6% trường hợp thời hạn còn lại đến ngày đáo
hạn của công cụ tài chính > 24 tháng
|
Nhóm 3
|
Từ BB- đến BB+
|
8%
|
Dưới mức BB-
|
12%
|
Không xếp hạng
|
12%
|
Trong đó:
- Nhóm 1: Công cụ tài chính do chính phủ,
chính quyền địa phương của các nước phát hành.
- Nhóm 2:
+ Công cụ tài chính do các tổ chức tài chính quốc tế hoặc doanh
nghiệp nhà nước phát hành;
+ Công cụ tài chính khác được ít nhất hai tổ chức xếp hạng
tín nhiệm xếp hạng BBB- hoặc tương đương trở lên.
+ Công cụ tài chính khác được một tổ chức xếp hạng
BBB- hoặc tương đương trở lên và không có tổ chức xếp hạng nào khác xếp hạng thấp
hơn mức BBB-.
Trong đó:
- NWP: Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro
do lệch trạng thái trên sổ kinh doanh;
- VD (vertical disallowance): Vốn yêu cầu
để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái trong cùng thang kỳ hạn;
- HD (horizontal disallowance): Vốn yêu
cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái trong cùng một (01) vùng hoặc giữa
các vùng khác nhau.
c) Vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất chung thực
hiện theo các bước sau:
(i) Bước 1: Xác định các Kỳ hạn
theo thời hạn còn lại đến ngày đáo hạn hoặc thời hạn còn lại đến kỳ điều chỉnh
lãi suất của từng trạng thái của
công cụ tài chính.
(ii) Bước 2: Phân bổ các trạng thái công
cụ tài chính theo Thang kỳ hạn (Maturity) theo bảng dưới đây:
|
Thang kỳ hạn
(Maturity)
|
Hệ số rủi ro
(Weighting)
|
Trạng thái ròng (Net
position)
|
Trạng thái điều chỉnh
theo hệ số rủi ro (Weighted position)
|
Trạng thái tương ứng
điều chỉnh theo hệ số rủi ro (Matched weighted position)
|
Trạng thái không
tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro Unmatched weighted position)
|
Tổng của trạng thái
điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Sums of weighted positions by zone)
|
Trạng thái tương ứng
điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Matched weighted position by zone)
|
Trạng thái không
tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Unmatched weighted position
by zone)
|
Trạng thái tương ứng
điều chỉnh theo hệ số rủi ro giữa các vùng (Matched weighted position
between zones)
|
Vùng (Zone)
|
Lãi suất ≥ 3%
|
Lãi suất < 3%
|
%
|
Dương (Long)
|
Âm (Short)
|
Dương (Long)
|
Âm (Short)
|
|
+/ -
|
Dương (Long)
|
Âm (Short)
|
|
+/ -
|
1/2
|
2/3
|
1/3
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
|
|
|
|
|
Vùng 1
|
dưới 1 tháng trở
xuống
|
dưới 1 tháng
|
0,00
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1- dưới 3 tháng
|
1- dưới 3 tháng
|
0,20
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- dưới 6 tháng
|
3- dưới 6 tháng
|
0,40
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6- dưới 12 tháng
|
6- dưới 12 tháng
|
0,70
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(b)
|
|
|
|
|
|
Vùng 2
|
1- dưới 2 năm
|
1- dưới 1,9 năm
|
1,25
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- dưới 3 năm
|
1,9- dưới 2,8 năm
|
1,75
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- dưới 4 năm
|
2,8- dưới 3,6 năm
|
2,25
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(c)
|
|
|
|
|
|
Vùng 3
|
4- dưới 5 năm
|
3,6- dưới 4,3 năm
|
2,75
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5- dưới 7 năm
|
4,3- dưới 5,7 năm
|
3,25
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7- dưới 10 năm
|
5,7- dưới 7,3 năm
|
3,75
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
10- dưới 15 năm
|
7,3-dưới 9,3 năm
|
4,50
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
15-dưới 20 năm
|
9,3- dưới 10,6 năm
|
5,25
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
từ
20 năm trở lên
|
10,6-
dưới 12 năm
|
6,00
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
12- dưới 20 năm
|
8,00
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
từ 20 năm trở lên
|
12,50
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(d)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Tổng (L)
|
Tổng (S)
|
Tổng (a)
|
|
|
|
|
|
(e)
|
(f)
|
(g)
|
|
|
|
|
|
|
NWP=|(L)-(S) |
|
VD = 10%*(a)
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Bước 3: Xác định Trạng thái ròng dương
(Long position) của từng thang kỳ hạn là tổng các trạng thái dương của cùng
thang kỳ hạn đó và Trạng thái ròng âm (Short position) là tổng các trạng thái
âm của cùng thang kỳ hạn đó.
- Bước 4: Xác định Trạng thái dương/âm
điều chỉnh theo hệ số rủi ro (weighted long/short position) của từng thang kỳ
hạn bằng cách nhân trạng Thái ròng dương/âm (Long/Short position) với hệ số rủi
ro lãi suất của thang kỳ hạn đó.
- Bước 5: Tính NWP theo công
thức:
NWP = Giá trị tuyệt đối của (Tổng Trạng
thái dương điều chỉnh theo hệ số rủi ro của các thang kỳ hạn (ký hiệu là L
trong bảng trên) - Tổng Trạng thái âm điều chỉnh theo hệ số rủi ro của các
thang kỳ hạn (ký hiệu là S trong bảng trên)).
- Bước 6: Tính VD:
- Xác định các thang kỳ hạn có cả Trạng thái
dương (Long position) và Trạng thái âm (Short position) để từ đó xác
định Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (matched weighted
position) của thang kỳ hạn đó là giá trị tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai Trạng
thái dương (Long position) và Trạng thái âm (Short position) của
thang kỳ hạn đó;
- Tính Tổng Trạng thái tương ứng điều chỉnh
theo hệ số rủi ro (matched weighted postion) của các thang kỳ hạn (ký hiệu
là (a) trong bảng trên);
- Tính VD theo công thức sau: VD = 10% x (a).
- Bước 7:
- Xác định Trạng thái không tương ứng điều
chỉnh theo hệ số rủi ro (unmatched weighted position) của từng thang kỳ hạn
là hiệu số của giá trị tuyệt đối của Trạng thái dương điều chỉnh theo hệ số
rủi ro (weighted long position) trừ đi giá trị tuyệt đối của Trạng thái
âm điều chỉnh theo hệ số rủi ro (weighted short position) của từng thang kỳ
hạn, có dấu dương (+)/dấu âm (-);
- Xác định Trạng thái tương ứng điều chỉnh
theo hệ số rủi ro của từng vùng (matched weighted position by zone) là giá
trị tuyệt đối nhỏ hơn của hai Trạng thái dương (Long postion) và Trạng
thái âm (Short postion) của từng vùng (Zone) (ký hiệu Trạng thái tương
ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng (Zone) 1, 2 và 3
lần lượt là (b), (c) và (d) trong bảng trên).
- Bước 8:
- Xác định Trạng thái không tương ứng điều
chỉnh theo hệ số rủi ro của từng vùng (unmatched weighted position by zone)
hiệu số của giá trị tuyệt đối của Trạng thái dương điều chỉnh theo hệ số rủi
ro của vùng đó (weighted long position by zone) trừ đi giá trị tuyệt
đối của Trạng thái âm điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng đó
(weighted short position by zone);
- Xác định Trạng thái tương ứng điều chỉnh
theo hệ số rủi ro giữa các vùng (matched weighted position between zones)
theo từng cặp vùng như sau:
+ Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số
rủi ro giữa vùng 1 và vùng 2 (matched weighted position between zone 1 and
zone 2) là giá trị tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai Trạng thái không tương ứng điều
chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 1 (unmatched weighted position by zone 1)
và Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 2 (unmatched
weighted position by zone 2) nếu hai trạng thái này trái dấu (ký hiệu là (e)
trong bảng trên);
+ Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số
rủi ro giữa vùng 2 và vùng 3 (matched weighted position between zone 2 and
zone 3) là giá trị tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai Trạng thái không tương ứng còn
lại điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 2 (residual unmatched
weighted position by zone 2) và Trạng thái không tương ứng điều chỉnh
theo hệ số rủi ro của vùng 3 (unmatched weighted position by zone 3)
nếu hai trạng thái này trái dấu (ký hiệu là (f) trong bảng trên);
+ Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số
rủi ro giữa vùng 1 và vùng 3 (matched weighted position between zone 1 and
zone 3) là giá trị tuyệt đối nhỏ hơn giữa hai Trạng thái không tương ứng còn
lại điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 1 (residual unmatched weighted
position by zone 1) và Trạng thái không tương ứng còn lại điều chỉnh theo hệ
số rủi ro của vùng 3 (residual unmatched weighted position by zone 3) nếu
hai trạng thái này trái dấu (ký hiệu là (g) trong bảng trên).
- Bước 9: Tính HD theo công thức sau:
= (b) x 40% + (c) x 30% + (d) x 30% +
(e) x 40% + (f) x 40% + (g) x 100%
Ví dụ: Cách tính vốn yêu cầu cho rủi ro lãi suất
chung theo phương pháp thang kỳ hạn
Giả sử ngân hàng đang nắm giữ các tài sản tài
chính sau đây:
(a) Trái phiếu thuộc Nhóm 2, giá trị thị trường
13,33 tỷ đồng, thời hạn còn lại là 8 năm, lãi suất coupon là 8%;
(b) Trái phiếu Chính phủ, giá trị thị trường 75
tỷ đồng, thời hạn còn lại là 2 tháng, lãi suất coupon là 7%;
(c) Hợp đồng hoán đổi lãi suất, giá trị thị trường
của tài sản cơ sở danh nghĩa là 150 tỷ đồng, theo đó, ngân hàng nhận lãi suất
thả nổi và trả lãi suất cố định, thời hạn điều chỉnh lãi suất tiếp theo là sau
9 tháng, thời hạn còn lại của hợp đồng hoán đổi là 8 năm;
(d) Trạng thái dương hợp đồng tương lai lãi suất
giá trị 50 tỷ đồng, đến hạn trong vòng 6 tháng, thời hạn của tài sản cơ sở là
trái phiếu Chính phủ là 3,5 năm.
Phân bổ các trạng thái
tài sản tài chính theo Thang kỳ hạn theo bảng dưới đây:
|
Thang kỳ hạn (Maturity)
|
Hệ số rủi ro
(Weighting)
|
Trạng thái ròng (Net
position)
|
Trạng thái điều chỉnh
theo hệ số rủi ro (Weighted position)
|
Trạng thái tương ứng
điều chỉnh theo hệ số rủi ro (Matched weighted position)
|
Trạng thái không tương
ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro (Unmatched weighted position)
|
Tổng của trạng thái
điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Sums of weighted positions by zone)
|
Trạng thái tương ứng
điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Matched weighted position by zone)
|
Trạng thái không tương
ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro theo vùng (Unmatched weighted position by
zone)
|
Trạng thái tương ứng
điều chỉnh theo hệ số rủi ro giữa các vùng (Matched weighted position between
zones)
|
Vùng (Zone)
|
Lãi suất ≥ 3%
|
Lãi suất < 3%
|
%
|
Dương (Long)
|
Âm (Short)
|
Dương (Long)
|
Âm (Short)
|
|
+/ -
|
Dương (Long)
|
Âm (Short)
|
|
+/ -
|
1/2
|
2/3
|
1/3
|
1
|
2
|
3
|
4
|
5
|
6
|
7
|
8
|
|
|
|
|
|
Vùng 1
|
dưới 1 tháng trở xuống
|
dưới 1 tháng
|
0,00
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1- dưới 3 tháng
|
1- dưới 3 tháng
|
0,20
|
75 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ
|
|
0,15
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- dưới 6 tháng
|
3- dưới 6 tháng
|
0,40
|
|
50 tỷ đồng Hợp đồng
tương lai
|
|
0,2
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
6- dưới 12 tháng
|
6- dưới 12 tháng
|
0,70
|
150 tỷ đồng Hợp đồng
hoán đổi
|
|
1,05
|
|
|
|
|
|
(b)
|
|
|
|
|
|
Vùng 2
|
1- dưới 2 năm
|
1- dưới 1,9 năm
|
1,25
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2- dưới 3 năm
|
1,9- dưới 2,8 năm
|
1,75
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3- dưới 4 năm
|
2,8- dưới 3,6 năm
|
2,25
|
50 tỷ đồng Hợp đồng
tương lai
|
|
1,125
|
|
|
|
|
|
(c)
|
|
|
|
|
|
Vùng 3
|
4- dưới 5 năm
|
3,6- dưới 4,3 năm
|
2,75
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5- dưới 7 năm
|
4,3- dưới 5,7 năm
|
3,25
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
7- dưới 10 năm
|
5,7- dưới 7,3 năm
|
3,75
|
13,33 tỷ đồng trái
phiếu nhóm 2
|
150 tỷ đồng Hợp đồng
hoán đổi
|
0,5
|
5,625
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Tính Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do lệch
trạng thái trên sổ kinh doanh (NWP):
NWP = │(75 x 0,2%) - (50 x 0,4%) + (150 x 0,7%)
+ (50 x 2,25%) - (150 x 3,75%) + (13,33 x 3,75%)│
= │(0,15 - 0,2 + 1,05+ 1,125 - 5,625
+ 0,5)│
= │(-3) │ = 3 tỷ đồng.
- Tính Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp
trạng thái trong cùng thang kỳ hạn (VD):
Thang kỳ hạn 7 đến 10 năm có cả trạng thái
dương và trạng thái âm do đó phải tính trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ
số rủi ro (matched weighted position) của thang kỳ hạn này là 0,5 (giá trị tuyệt
đối nhỏ hơn giữa trạng thái dương điều chỉnh theo hệ số rủi ro (0,5) và trạng
thái âm điều chỉnh theo hệ số rủi ro (-5,625).
VD = 0,5 x 10% = 0,05 tỷ đồng.
Bước 7:
- Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ
số rủi ro (unmatched weighted position) của từng thang kỳ hạn:
+ Thang kỳ hạn từ 7 đến 10 năm: │0,5│ -
│-5,625│= -5,125
- Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi
ro của từng vùng (matched weighted position by zone):
+ Do tại Vùng 1 có nhiều hơn một trạng thái nên
cần phải tính vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng thái trong cùng
vùng 1. Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 1 là giá trị
tuyệt đối nhỏ hơn của hai trạng thái dương và trạng thái âm của vùng 1 và bằng
0,2.
Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng
thái trong cùng vùng 1 bằng 0,2 x 40% = 0,08 tỷ đồng.
Bước 8:
- Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ
số rủi ro của vùng 1 (unmatched weighted position by zone 1) là hiệu số của giá
trị tuyệt đối của trạng thái dương điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 1
(weighted long position by zone 1) trừ đi giá trị tuyệt đối của trạng thái âm
điều chỉnh theo hệ số rủi ro của vùng 1 (weighted short position by zone 1) và
bằng │0,15 + 1,05│ - │-0,2│= 1;
Tương tự, trạng thái không tương ứng điều chỉnh
theo hệ số rủi ro của vùng 2 (unmatched weighted position by zone 2) bằng │1,125│=
1,125;
Trạng thái không tương ứng điều chỉnh theo hệ số
rủi ro của vùng 3 (unmatched weighted position by zone 3) bằng │0│ - │-5,125│=
-5,125.
- Xác định trạng thái tương ứng điều chỉnh theo
hệ số rủi ro giữa các vùng (matched weighted position between zones) theo từng
cặp vùng:
+ Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi
ro giữa vùng 2 và vùng 3 (matched weighted position between zone 2 and zone 3)
là 1,125 (f);
Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng
thái giữa vùng 2 và vùng 3 là 1,125 x 40% = 0,45 tỷ đồng;
+ Trạng thái tương ứng điều chỉnh theo hệ số rủi
ro giữa vùng 1 và vùng 3 (matched weighted position between zone 1 and zone 3)
là 1 (g);
Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng
thái giữa vùng 1 và vùng 3 là 1 x 100% = 1 tỷ đồng.
Tổng cộng:
- Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do lệch
trạng thái trên sổ kinh doanh (NWP): 3 tỷ đồng;
- Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng
thái trong cùng thang kỳ hạn (VD): 0,05 tỷ đồng;
- Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng
thái trong cùng vùng 1: 0,08 tỷ đồng;
- Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng
thái giữa vùng 2 và vùng 3: 0,45 tỷ đồng;
- Vốn yêu cầu để bù đắp cho rủi ro do khớp trạng
thái giữa vùng 1 và vùng 3: 1 tỷ đồng;
Tổng mức vốn yêu cầu: 4,58 tỷ đồng.
II. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu
1. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu được áp
dụng đối với trạng thái cổ phiếu của sổ kinh doanh. Ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài phải tính vốn yêu cầu cho rủi ro giá cổ phiếu cụ thể và rủi ro
giá cổ phiếu chung đối với: các cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi và các chứng
khoán phái sinh có tài sản cơ sở là cổ phiếu (trừ hợp đồng quyền chọn) trên sổ
kinh doanh, trừ các cổ phiếu, trái phiếu chuyển đổi đã được trừ khỏi vốn tự có
của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài khi tính Vốn tự có quy định tại
Phụ lục 1 Thông tư này.
2. Trạng thái cổ phiếu (trạng thái dương, trạng
thái âm) được xác định cho các công cụ tài chính quy định tại điểm 1 Mục này
theo các nguyên tắc sau:
a) Trạng thái dương (âm) của một loại cổ phiếu,
công cụ tài chính có tính chất cổ phiếu do một tổ chức phát hành được bù trừ;
b) Đối với chứng khoán phái sinh cổ phiếu,
trạng thái cổ phiếu được xác định theo trạng thái cổ phiếu danh nghĩa như sau:
(i) Hợp đồng tương lai, hợp đồng kỳ hạn có tài
sản cơ sở là cổ phiếu phải được lấy theo giá trị thị trường;
(ii) Hợp đồng kỳ hạn có yếu tố cơ sở là chỉ số
chứng khoán phải xác định theo giá trị thị trường của danh mục chứng khoán
trong chỉ số chứng khoán;
(iii) Hợp đồng hoán đổi tính theo hai trạng
thái (trạng thái cổ phiếu dương và trạng thái cổ phiếu âm): Ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài đồng thời phải ghi nhận hai trạng thái căn cứ theo
nghĩa vụ cam kết trong hợp đồng. Ví dụ, trong hợp đồng hoán đổi, ngân hàng, chi
nhánh ngân hàng nước ngoài ghi nhận trạng thái dương khi nhận được một khoản
dựa trên thay đổi về giá trị của một cổ phiếu hoặc một chỉ số chứng khoán và
ghi nhận trạng thái âm khi phải trả một chỉ số chứng khoán khác. Nếu một trong
hai trạng thái mà gắn với việc nhận hoặc trả lãi suất cố định hoặc lãi suất thả
nổi thì ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải tính các trạng thái rủi
ro lãi suất phát sinh theo quy định tại Mục I Phụ lục này.
Trong đó:
- LP: Trạng thái cổ phiếu dương (long
position);
- : Trạng thái cổ phiếu âm (short position);
- ERW: Hệ số rủi ro chung giá cổ phiếu
áp dụng như sau:
a) Cổ phiếu, các công cụ tài chính có tính chất
cổ phiếu (ví dụ trái phiếu chuyển đổi) và các chứng khoán phái sinh có tài sản
cơ cở là cổ phiếu áp dụng hệ số rủi ro 8%;
b) Hợp đồng phái sinh có tài sản cơ sở là chỉ
số chứng khoán áp dụng hệ số rủi ro 10%.
III. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cả hàng hóa
1. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cả hàng hóa được
áp dụng đối với trạng thái hàng hóa của sổ kinh doanh. Ngân hàng, chi nhánh
ngân hàng nước ngoài phải tính vốn yêu cầu cho rủi ro giá hàng hóa cho trạng
thái sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa trên sổ kinh doanh.
2. Trạng thái sản phẩm phái sinh hàng hóa
(trạng thái dương, trạng thái âm) được xác định cho các loại hàng hóa (trừ vàng
tiêu chuẩn đã được tính rủi ro tỷ giá) theo các nguyên tắc sau:
a) Trạng thái sản phẩm phái sinh hàng hóa được
xác định cho từng loại hàng hóa. Sản phẩm phái sinh hàng hóa cùng loại được bù
trừ khi xác định trạng thái;
b) Trạng thái sản phẩm phái sinh hàng hóa được
xác định theo giá trị đồng Việt Nam bằng cách chuyển đổi các đơn vị đo lường
tiêu chuẩn theo giá giao ngay của hàng hóa đó tại thời điểm tính toán.
4. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cả hàng hóa trực
tiếp được xác định theo công thức sau:
Trong đó: NP: Trạng thái ròng
(net position) của loại sản phẩm phái sinh hàng hóa.
5. Vốn yêu cầu cho rủi ro giá cả hàng hóa khác được xác định theo công thức sau:
Trong đó:
- LP: Trạng thái dương (long
position) của loại sản phẩm phái sinh hàng hóa;
- SP: Trạng thái âm (short position) của
loại sản phẩm phái sinh hàng hóa.
6. Các trạng thái rủi ro lãi suất,
rủi ro ngoại hối phát sinh từ việc nắm giữ trạng thái hàng hóa phải tính tương
ứng vào trạng thái rủi ro lãi suất, rủi ro ngoại hối theo quy định tại Mục I,
Mục IV Phụ lục này.
IV. Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối
1. Vốn yêu cầu cho rủi ro ngoại hối (KFXR)
được xác định theo công thức sau:
KFXR = (Max
(∑SP, ∑LP) + GoldP) x 8%
Trong đó:
- ΣSP: Tổng các trạng thái âm của các
ngoại tệ trong danh mục ngoại tệ;
- ΣLP: Tổng trạng thái dương của các
ngoại tệ trong danh mục ngoại tệ;
- GoldP: Trạng thái vàng.;
- (Max (∑SP, ∑LP) + GoldP): Tổng giá trị trạng thái
ngoại hối ròng bao gồm cả vàng.
2. Trạng thái ngoại tệ (trạng thái dương, trạng
thái âm) được xác định cho từng loại ngoại tệ (bao gồm cả vàng tiêu chuẩn) theo
các nguyên tắc sau:
a) Trạng thái nguyên tệ bằng tổng cộng:
(i) Trạng thái giao ngay là chênh lệch giữa
tổng Tài sản và tổng Nợ phải trả (bao gồm cả lãi dự thu và chi phí trả lãi dự
kiến) bằng một loại ngoại tệ;
(ii) Trạng thái kỳ hạn ròng là chênh lệch giữa
tổng các khoản nhận được và tổng các khoản phải trả bằng một loại ngoại tệ
trong các giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, bao gồm cả các giao dịch ngoại tệ tương
lai và các khoản vốn trong giao dịch hoán đổi mà không được tính vào trạng thái
giao ngay;
(iii) Các bảo lãnh (hoặc các nghĩa vụ tương tự)
không thể hủy ngang và bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ
theo cam kết;
(iv) Các thu nhập/chi
phí tương lai ròng chưa được dự thu nhưng đã được phòng ngừa rủi ro;
(v) Các khoản lãi/lỗ
bằng ngoại tệ từ hoạt động kinh doanh ở nước ngoài theo quy định hạch toán kế
toán của nước sở tại.
b) Trạng thái ngoại tệ
là trạng thái nguyên tệ của ngoại tệ đó (xác định theo quy định của pháp luật
về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài) được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá quy đổi trạng thái.
V. Vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước
ngoài phải tính vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn mà tài sản cơ sở là công cụ
tài chính có rủi ro lãi suất, rủi ro giá cổ phiếu, rủi ro ngoại hối và rủi ro
giá hàng hóa.
2. Vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn
được xác định như sau:
a) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài mua quyền chọn (long option), vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn
được xác định như sau:
(i) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài có trạng thái tài sản cơ sở dương (Long cash) và mua quyền chọn
bán (Long put) hoặc có trạng thái tài sản cơ sở âm (Short Cash) và mua quyền
chọn mua (Long call), Vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn tính theo công thức
sau:
KOPT = Max(0, {MVunderlying
x (SRW + GRW) - Max(0,VOPT)})
Trong đó:
- MVunderlying: Giá trị thị
trường của tài sản cơ sở của hợp đồng quyền chọn;
- SRW: Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể, GRW:
Hệ số rủi ro quyền chọn chung được xác định như sau:
+ Đối với hợp đồng quyền chọn lãi suất:
▪ Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể là Hệ số rủi ro lãi suất
cụ thể quy định tại Mục I Phụ lục này;
▪ Hệ số rủi ro quyền chọn chung là Hệ số rủi
ro quy định tại Bảng tính theo Phương pháp kỳ hạn quy định tại Mục I Phụ lục
này.
+ Đối với hợp đồng quyền chọn giá cổ phiếu:
▪ Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể là Hệ số rủi
ro giá cổ phiếu cụ thể quy định tại Mục II Phụ lục này;
▪ Hệ số rủi ro quyền chọn chung là 8%.
+ Đối với hợp đồng quyền chọn ngoại hối: Hệ số
rủi ro quyền chọn chung là 8%.
+ Đối với hợp đồng quyền chọn giá hàng hóa:
Tổng Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể và Hệ số rủi ro quyền chọn chung là 15%.
- VOPT: Giá trị bằng tiền của
quyền chọn (nếu có) hoặc bằng 0.
Ví dụ 1: Ngân hàng A đang có trạng thái ngoại
tệ dương 1 triệu đôla Mỹ với tỷ giá hiện tại là 22.000VND/USD, nhằm phòng ngừa
rủi ro Ngân hàng A mua một quyền chọn bán với giá chọn bán là 21.000VND/USD.
Vốn yêu cầu cho rủi ro quyền chọn được xác định khi thực hiện quyền chọn như
sau:
- Giá trị bằng tiền của quyền chọn:
VOPT = Max
(0; (21.000 - 22.000) x 1 triệu (đôla Mỹ)) = 0
- Vốn yêu cầu cho rủi ro quyền chọn:
KOPT = Max
(0; 1 triệu (đôla Mỹ) x 22.000 x 8% - 0) = 1,76 (tỷ đồng)
Ví dụ 2: Ngân hàng A đang có trạng thái ngoại
tệ dương 1 triệu đôla Mỹ với tỷ giá hiện tại là 22.000VND/USD, nhằm phòng ngừa
rủi ro Ngân hàng A mua một quyền chọn bán với giá chọn bán là 23.000VND/USD.
Vốn yêu cầu cho rủi ro quyền chọn được xác định khi thực hiện quyền chọn như
sau:
- Giá trị bằng tiền của quyền chọn:
VOPT = (23.000 - 22.000) x 1
triệu (đôla Mỹ) = 1 tỷ đồng
- Vốn yêu cầu cho rủi ro quyền chọn:
KOPT =
Max(0; 1 triệu (đôla Mỹ) x 22.000 x 8% - 1 tỷ đồng) = 0,76 tỷ đồng.
(ii) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài mua quyền chọn mua (Long call) hoặc mua quyền chọn bán (Long put),
vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn tính theo công thức sau:
KOPT = Min [(MVunderlying
x (SRW + GRW)), MVOPT ]
Trong đó:
- MVunderlying: Giá trị thị
trường của tài sản cơ sở khi quyền chọn được thực hiện.
- SRW: Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể, GRW:
Hệ số rủi ro quyền chọn chung được xác định tại điểm 2a Mục này.
- MVOPT: Giá trị thị trường
của giao dịch quyền chọn.
Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể (SRW), Hệ
số rủi ro quyền chọn chung (GRW) áp dụng cho từng giao dịch cơ sở như
sau:
Ví dụ: Ngân hàng A mua quyền chọn bán với mục
đích kinh doanh với tài sản cơ sở là 1 triệu đôla Mỹ, giá quyền chọn là 12.000
đôla Mỹ. Vốn yêu cầu cho rủi ro quyền chọn được xác định khi thực hiện quyền
chọn như sau:
MVunderlying x (SRW + GRW) = 1 triệu
(đôla Mỹ) x 8% = 8.000 đôla Mỹ.
KOPT = Min [(MVunderlying x
(SRW + GRW)), MVOPT ] = Min (8.000; 12.000)= 8.000 (đôla Mỹ).
b) Trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài bán quyền chọn (short option), vốn yêu cầu cho hợp đồng quyền chọn
được xác định theo phương pháp Delta-plus. Vốn yêu cầu theo phương pháp
Delta-plus là tổng của 3 cấu phần sau đây:
1. Vốn yêu cầu cho yếu tố rủi ro Delta (KDWP)
được xác định theo công thức sau:
KDWP = MVunderlying
x DOPT x (SRW + GRW)
Trong đó:
- MVunderlying: Giá trị thị
trường của tài sản cơ sở khi quyền chọn được thực hiện;
- DOPT: Giá trị Delta của
giao dịch quyền chọn do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định theo
hướng dẫn của Ủy ban Basel hoặc sử dụng các giá trị DOPT trên thị
trường (nếu có);
- SRW: Hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể, GRW:
Hệ số rủi ro quyền chọn chung được xác định tại điểm 2a Mục này;
2. Yếu tố rủi ro Gamma (KGamma)
được xác định theo công thức sau:
Mỗi hợp đồng quyền chọn có tài sản cơ sở giống
nhau sẽ có tác động gamma dương hoặc âm. Các tác động gamma riêng lẻ được cộng
lại để tính tác động gamma ròng (giá trị dương hoặc âm) cho từng tài sản cơ sở.
Vốn yêu cầu cho yếu tố rủi ro gamma bằng tổng các giá trị tuyệt đối của tác
động gamma ròng âm.
Tác động gamma (GI) được xác định theo công
thức sau:
GI = 0,5 x
Gamma x (VU)2
Trong đó:
- Gamma: Giá trị Gamma
của giao dịch quyền chọn do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định
theo hướng dẫn của Ủy ban Basel hoặc sử dụng các giá trị Gamma trên thị trường
(nếu có);
- VU: là mức biến
động tài sản cơ sở của giao dịch quyền chọn được xác định như sau:
(i) Đối với hợp đồng quyền chọn có tài
sản cơ sở là các công cụ tài chính có rủi ro lãi suất:
VU = MVunderlying x
RW
Trong đó:
- MVunderlying: Giá trị của
tài sản cơ sở khi quyền chọn được thực hiện;
- RW: là hệ số rủi ro chung quy định tại
Bảng phân bổ các trạng thái công cụ tài chính theo Thang kỳ hạn, Mục I Phụ lục
này.
(ii) Đối với hợp đồng quyền chọn có tài sản cơ
sở là cổ phiếu, các công cụ tài chính có tính chất cổ phiếu và các chứng khoán
phái sinh có tài sản cơ sở là cổ phiếu, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ (bao gồm
cả vàng tiêu chuẩn):
VU = MVunderlying x
8%
Trong đó: MVunderlying: Giá
trị của tài sản cơ sở khi quyền chọn được thực hiện.
(iii) Đối với hợp đồng quyền chọn có tài sản cơ
sở là hàng hóa :
VU = MVunderlying x
15%
Trong đó: MVunderlying: Giá
trị của tài sản cơ sở khi quyền chọn được thực hiện.
3. Yếu tố Vega (KVR) được
tính bằng tổng giá trị tuyệt đối Vốn yêu cầu cho tác động Vega của từng tài sản
cơ sở. Vốn yêu cầu cho tác động Vega của từng tài sản cơ sở được xác định theo
công thức sau:
KVR = 25% x tỷ lệ trong thay đổi giá
trị của tài sản cơ sở x │tổng giá trị Vega của các hợp đồng quyền chọn của cùng
tài sản cơ sở│.
Trong đó:
- Tỷ lệ trong thay đổi giá trị của tài sản cơ sở
do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định theo hướng dẫn của Ủy ban
Basel hoặc sử dụng tỷ lệ trong thay đổi giá trị của tài sản cơ sở trên thị trường
(nếu có);
- Giá trị Vega của các hợp đồng quyền chọn của
cùng tài sản cơ sở do ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài xác định theo
hướng dẫn của Ủy ban Basel hoặc sử dụng giá trị Vega của các hợp đồng quyền chọn
của từng tài sản cơ sở trên thị trường (nếu có).
Ví dụ trường hợp ngân hàng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài bán quyền chọn (short option), vốn yêu cầu cho giao dịch quyền chọn
được xác định theo phương pháp Delta-plus như sau:
Ngân hàng A thực hiện bán quyền chọn mua (short
call option) một hàng hóa:
- Giá thực hiện quyền chọn (exercise price): X=
$490;
- Giá thị trường của hàng hóa (underlying
asset) có thời hạn còn lại đến ngày thực hiện 12 tháng: MV = $500;
- Tỷ lệ lãi suất không có rủi ro (risk free):
8%/năm;
- Mức biến động tài sản cơ sở của giao dịch quyền
chọn: ∂ = 20%;
- Giá trị hiện tại của hợp đồng quyền chọn: S0
= $65,48.
Sử dụng Mô hình Black-Scholes Model Greeks, xác
định được yếu tố delta, gamma như sau :
Delta DOPT = -0,721 (giá của hợp đồng
quyền chọn sẽ thay đổi 0,721 nếu giá của tài sản cơ sở biến động 1 đơn vị).
Gamma = -0,0034 (yếu tố delta sẽ thay đổi
0,0034 đơn vị (từ -0,721 xuống -0,7244) nếu giá của tài sản cơ sở thay đổi 1
đơn vị).
(i) Vốn yêu cầu cho yếu tố rủi ro Delta (KDWP)
được xác định như sau:
Tổng hệ số rủi ro quyền chọn cụ thể và hệ số rủi
ro quyền chọn chung đối với hợp đồng quyền chọn giá hàng hóa: SRW + GRW = 15%
KDWP =
|
MVunderlying x DOPT
x (SRW + GRW)
|
=
|
$500 x (0,721) x 15%
|
=
|
$54,075
|
(ii) Vốn yêu cầu cho yếu tố rủi ro Gamma (KGamma)
được xác định như sau:
(iii) Vốn yêu cầu cho yếu tố Vega (KVR)
được xác định như sau:
Sử dụng mô hình Black-Scholes Model, tổng giá
trị Vega của hợp đồng bán quyền chọn là 168.
KVR =
|
25% x tỷ lệ trong thay đổi giá trị của
tài sản cơ sở x │tổng giá trị Vega của các hợp đồng quyền chọn của cùng tài
sản cơ sở│.
|
=
|
25% x 20% x 168
|
=
|
8,4
|
Như vậy, vốn yêu cầu cho yếu tố Vega bằng $8,4.
Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường đối với giao
dịch bán quyền chọn mua theo ví dụ nêu trên là:
$54,075 + $9,5625 +
$8,4 = $72,0375.
PHỤ
LỤC 6
HƯỚNG
DẪN PHÂN LOẠI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 22/2023/TT-NHNN ngày 29 tháng 12 năm 2023 của
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư
số 41/2016/TT-NHNN)
Thông tư 22/2023/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
THE
STATE BANK OF VIETNAM
-------
|
THE
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
-----------
|
No.
22/2023/TT-NHNN
|
Hanoi,
December 29, 2023
|
CIRCULAR AMENDMENTS TO CIRCULAR NO. 41/2016/TT-NHNN DATED DECEMBER 30,
2016 OF GOVERNOR OF STATE BANK OF VIETNAM PRESCRIBING PRUDENTIAL RATIOS FOR
OPERATIONS OF BANKS AND FOREIGN BANK BRANCHES Pursuant to the Law on the
State Bank of Vietnam dated June 16, 2010; Pursuant to the Law on
Credit Institutions dated June 16, 2010 and the Law on amendments to the Law on
Credit Institutions dated November 20, 2017; Pursuant to the Government's
Decree No. 102/2022/ND-CP dated December 12, 2022 prescribing functions, tasks,
powers and organizational structure of the State Bank of Vietnam (SBV); At the request of the Head
of the SBV Banking Supervision Agency; The Governor of the State
Bank of Vietnam (SBV) promulgates a Circular providing amendments to the
Circular No. 41/2016/TT-NHNN dated December 30, 2016 of Governor of State Bank
of Vietnam prescribing prudential ratios for operations of banks and foreign
bank branches (FBBs). Article
1. Amendments to Circular No. 41/2016/TT-NHNN ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. “11. Home mortgage loan refers
to a real estate-secured loan granted to an individual to purchase home,
including: a) Real estate secured loans
granted to individuals to purchase home, provided the following conditions are
met: i) Source of financing for
debt payment is not derived from leasing of the home formed from that loan; ii) Home must be completely
built for handover under the signed home purchase agreement; iii) The bank or FBB is
fully vested legal right to the home put up as collateral in the event that its
customer fails to pay his/her debt obligations in accordance with the Law on Secured
Transactions and the Housing Law; iv) The home formed from
this type of mortgage loan must be independently valued (by a third party or a
division separate from the credit approval department of a bank or FBB) following
conservatism principle (appraised value is not greater than the market value of
that home at a specified loan approval date) in accordance with regulations of
the relevant bank or FBB. b) Loans for purchasing of
social home or home under the Government’s support programs/projects determined
in accordance with regulations of the Housing Law, provided the conditions in
points a(i), a(iii), a(iv) of this clause are met.” 2. Point c clause 12 Article
2 is amended as follows: “c) The banks or FBBs have
the rights as referred to in credit agreements to control all payments and
disbursements according to the progress of projects, invest in machinery,
equipment and purchase goods and manage operating income or cash flow, operate
such projects, machinery, equipment and goods to recoup debts according to
these credit agreements;” ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. “15. Reverse Repo
transaction refers to a transaction in which one party buys and receives
ownership of a financial asset transferred from another party with a promise to
sell and transfer ownership of that financial asset back at a specific date and
a predetermined price, including buying forwards of negotiable instruments and
financial instruments in accordance with SBV’s regulations on discounted
transfer of negotiable instruments and other negotiable instruments.” 4. Clause 3 Article 8 is
amended as follows: “3. The exposure value of a
claim (including the outstanding principal amount; any interest and fee
receivables which are recorded as incomes as prescribed by laws) of a bank or FBB
shall be calculated adopting the following formula: Ei
= Eoni + Eoffi x CCFi Where: - Ei: The
exposure value defined according to the method of determining the historical
cost of the ith claim; - Eoni: Exposure
value of the on-balance sheet portion of the ith claim; - Eoffi: Exposure
value of the off-balance-sheet (OBS) commitment portion of the ith
claim; - CCFi: Credit
conversion factor of the OBS commitment portion of the ith claim,
referred to in Article 10 hereof.” ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. “7. As for assets which are
claims on financial institutions (including credit institutions), the credit
risk weight (CRW) is subject to the following regulations: a) As for foreign financial
institutions (including foreign credit institutions) other than international
financial institutions referred to in Clause 20 Article 2 hereof, the CRW is
relative to the credit rating as follows: Credit
rating From
AAA to AA- From
A+ to BBB- From
BB+ to B- Below
B- or unrated Credit
risk weight (CRW) 20% ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 100% 150% b) As for FBBs operating
within Vietnam, FBBs operating in other countries, overseas branches of
Vietnamese banks, the CRW is relative to the credit rating of credit
institutions that are their parent banks. c) As for assets which are
claims on domestic credit institutions, except those under the form of reserve
repo transactions in which counterparty credit risks are taken into account as
prescribed by Clause 4 Article 8 hereof, the CRW is applied as follows: Credit
rating From
AAA to AA- From
A+ to BBB- From
BB+ to BB- From
B+ to B- ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. The
claim of which original maturity is at least 3 months 20% 50% 80% 100% 150% The
claim of which original maturity is fewer than 3 months 10% 20% ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 50% 70% d) As for banks that are
transferees under approved mandatory transfer plans and other credit
institutions, the 0% CRW shall be applied to their loans, guarantees and
deposits at transferors under such approved mandatory transfer plans. 6. Point b clause 9 Article
9 is amended as follows: “b) Other enterprises, banks
and FBBs are required to define their sales targets, leverage ratios or owners’
equity shown on the annual financial statement (consolidated financial
statement) which is audited on the latest date with respect to enterprises
subject to independent audits, or in the annual financial statement (audited
where applicable), or the financial statement submitted to a tax authority
(including documents used as evidence of such submission) on the latest date
with respect to enterprises exempted from independent audits in accordance with
laws and regulations as follows: - Sales are defined by using
figures shown on the income statement; - Leverage ratio = Total
debt/ Total asset; Where: Total debt is calculated
as the sum of borrowings and debts arising from short-term finance leases plus
borrowings and debts arising from long-term finance leases in accordance with
applicable regulations on accounting. - Owners’ equity is defined
by using figures shown on the balance sheet. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Less
than VND 100 billion in sales From
VND 100 billion to under VND 400 billion in sales From
VND 400 billion to VND 1500 billion in sales Greater
than VND 1500 billion in sales Leverage ratio of less
than 25% 100% 80% 60% ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Leverage ratio ranging
from 25% to 50% 125% 110% 95% 80% Leverage ratio of greater
than 50% 160% 150% 140% ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Owners’ equity being
negative or equaling zero 250% (ii) The CRW equal to 200%
shall be applicable to enterprises failing to provide their financial
statements to banks or FBBs to calculate sales targets, leverage ratios and
owners’ equity; (iii) As for enterprises
coming into existence through initial establishment procedures (excluding those
created through reorganization or legal ownership transformation procedures,
etc.), and operating within a period of less than 1 year, the CRW is 150%.” 7. Clause 10 Article 9 is
amended as follows: “10. As for assets which are
real estate secured loans, the CRW is subject to the following regulations: a) Each bank or FBB must
define the loan-to-value (LTV) ratio for loans secured by real estate property
as follows: (i) Loan-to-value (LTV)
ratio = Total outstanding balance of loan/ Value of the asset pledged as
collateral. Where: - Total outstanding balance
of loan (outstanding principal amount of the on-balance sheet and OBS
commitment portions) includes total outstanding amount of loan and total
outstanding amount of other loans secured by real estate property at the bank
or FBB; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. (ii) The asset pledged as
collateral will undergo a revaluation when the bank or FBB is informed of a
devaluation of such collateral by more than 30% compared with the value
determined at the lending approval date (for initial revaluation) or compared
with the value determined at the latest date. b) The CRW for debts secured
by non-income producing real estate property relative to the LTV ratio shall be
applied as follows: LTV Below
40% in LTV From
40% to below 60% in LTV From
60% to below 80% in LTV From
80% to below 90% in LTV From
90% to below 100% in LTV From
100% in LTV ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 30% 40% 50% 70% 80% 100% c) The CRW relative to LTV
ratio for debts secured by income producing real estate property shall be
applied as follows: Below
60% in LTV ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. From
75% in LTV Debts secured by income
producing real estate property 75% 100% 120% d) As for debts secured by
real estate property which is both income producing and non-income producing real
estate property, the CRW shall be particularly applied to either of such real
estate property and be proportionate to the gross floor area in the respective
type of real estate; dd) The CRW equaling 150%
shall be applied to debts secured by real estate property for which banks
and/or FBBs are not informed of the LTV ratio; e) The CRW equaling 200%
shall be applied to assets which are specialized lending used for financing
income producing real estate projects. The CRW equaling 160% shall be applied
to assets which are specialized lending used for financing income producing real
estate projects in industrial parks.” 8. Point b clause 11 Article
9 is amended as follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. (i) As for loans for
purchasing of social home or home under the Government’s support
programs/projects: Home
mortgage loans Below
40% in LTV From
40% to below 60% in LTV From
60% to below 80% in LTV From
80% to below 90% in LTV From
90% to below 100% in LTV From
100% in LTV Maximum DSC ratio of 35% ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 25% 30% 35% 40% 45% DSC ratio of greater than
35% 25% 30% 35% ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 45% 50% (ii) As for loans other than
those specified in point b(i) clause 11 of this Article: Home
mortgage loans Below
40% in LTV From
40% to below 60% in LTV From
60% to below 80% in LTV From
80% to below 90% in LTV From
90% to below 100% in LTV ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Maximum DSC ratio of 35% 25% 30% 40% 50% 60% 80% DSC ratio of greater than
35% 30% ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 50% 70% 80% 100% 9. Clause 12a is added to
following clause 12 Article 9 as follows: “12a. The CRW equaling 50%
shall be applied to debts which are loans granted to individual borrowers for agricultural
and rural development purposes under the Government’s credit policies for agricultural
and rural development.” 10. Point e clause 3 Article
11 is amended as follows: “e) In the case where two or
multiple different risk mitigation techniques are applied to a single claim or
transaction, banks and/or foreign bank branches will be required to subdivide
that transaction or claim into portions covered by each type of credit risk
mitigation technique to measure the exposure value of these portions as
provided herein. If the claim or transaction cannot be subdivided into portions
covered by each type of credit risk mitigation technique, the most effective
risk mitigation technique will be applied.” 11. Clause 4 Article 11 is
amended as follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.
Where: Ei
= Ej + Ek + El+ En + Ex - Ei*:
The exposure value of the ith claim or transaction to which a
decreasing adjustment is made by implementing credit risk mitigation
techniques; - Ei: The
exposure value of the ith claim or transaction calculated as
prescribed by Article 8 hereof; - Ej: The
exposure value of the ith claim or transaction calculated as
prescribed by Article 8 hereof after credit risk mitigation by collateral; - Ek: The
exposure value of the ith claim or transaction calculated as
prescribed by Article 8 hereof after credit risk mitigation by on-balance sheet
netting; - El: The
exposure value of the ith claim or transaction calculated as
prescribed by Article 8 hereof after credit risk mitigation by third party
guarantee; - En: The
exposure value of the ith claim or transaction calculated as
prescribed by Article 8 hereof after credit risk mitigation by credit
derivative; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - Cj*:
Value of the collateral subject to the haircut appropriate to maturity
mismatch; - Hcj: Collateral
haircut; - Lk*:
Value of on-balance sheet liability subject to the haircut appropriate to
maturity mismatch; - Gl: Value
of third party guarantee; - CRWgtorl:
CRW of the guarantor; - CRWl: CRW
of the customer; - CDn*:
Value of the credit derivative subject to the haircut appropriate to maturity
mismatch; - Hfxc, Hfxl, Hfxcd: haircut
appropriate to currency mismatch between the claim, transaction and credit risk
mitigation technique. The haircut appropriate to currency mismatch equals zero
(0) when the claim, transaction and credit risk mitigation technique are
expressed in the same currency.” 12. Article 12 is amended as
follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. Credit risk mitigation by
collateral shall only be applied to the following types of eligible collateral: a) Cash, securities, credit
cards issued by credit institutions or foreign bank branches; b) Gold (standard gold,
physical gold, gold jewelry of which value is converted into 99.99% purity
gold); c) Financial instruments
issued or guaranteed by the Government of Vietnam, SBV, provincial People’s
Committees or banks for social policies; d) Debt securities rated at
least BB- by an independent credit rating company when issued by sovereigns or public
sector entities (PSEs); dd) Debt securities rated at
least BBB- by an independent credit rating company when issued by enterprises; e) Equities listed on
Vietnam Exchange. 2. The collateral referred
to in Clause 1 of this Article is required to meet the following requirements: a) It complies with laws and
regulations on secured transactions; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. c) There are order matching transactions
involving the collateral referred to in points dd and e clause 1 of this
Article occurring within 10 business days prior to the calculation date, and
the daily mark-to-market price is employed to the calculation. 3. The collateral haircut (Hc)
calculated in percent (%) shall be applied according to the following
principles: a) Cash, savings cards and financial
instruments issued by bank or FBB, financial instruments issued or guaranteed
by the Government of Vietnam, SBV, provincial People's Committees or banks for
social policies will be subject to the haircut of zero; b) Savings cards, financial
instruments, securities and gold will be subject to the following haircuts: Credit
rating of issuer of financial instruments or securities Residual
maturity Sovereigns
(including institutions applying the CRW treated as sovereigns)
(%) Other
issuers (%) From AAA to AA- ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 0,5 1 > 1 year, ≤ 5 years 2 4 > 5 years 4 8 - From A+ to BBB- ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. ≤ 1 year 1 2 > 1 year, ≤ 5 years 3 6 > 5 years 6 12 ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. All 15 Main index equities
VN30/HNX30 (including convertible bonds) and gold 15 Other equities listed on
Vietnam Exchange 25 4. Value of the collateral
adjusted for maturity mismatch (C*) is calculated according to the following
formula: C* =
C x (t - 0.25) / (T- 0.25) ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. - C: Value of the
collateral; - T: min (5, residual
maturity of a transaction or claim) expressed in years; - t: min (T, residual
maturity of the collateral) expressed in years. 5. The haircut appropriate
to currency mismatch between the claim, transaction and collateral (Hfxc)
is 8%.” 13. Point d is added
following Point c Clause 2 Article 14 as follows: “d) International financial
institutions.” 14. Article 17 is amended as
follows: “Article 17. Policies and
procedures for determination of market risk exposures for market risk
management 1. For purposes of
identifying the regulatory capital for market risk, a bank or FBB must develop
documented policies on conditions and criteria for determining items of the
trading book in order to calculate exposures on the trading book to ensure that
they are separated from the banking book. The bank or FBB shall take on the
following obligations: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. b) The sales department
directly performing transactions must be determined; c) Trading-book and
banking-book transactions must be recognized on the system of accounting
records and compared with figures recorded by the sales department (journal for
transactions or other recording form); d) The internal audit
department must regularly review and assess items of the trading and banking
books. 2. Banks or FBBs will be
allowed to reclassify and transfer items from the trading book to the banking
book only when these items no longer satisfy conditions and criteria set forth
in clause 1 of this Article, and will not be allowed to transfer financial
instruments from the banking book to the trading book. 3. Each bank or FBB must
develop their own policies and procedures for determining exposures in order to
calculate the regulatory capital for market risk. These policies and procedures
should, at a minimum, address: a) Proprietary trading
strategies for each type of currency, financial instrument, derivative product,
and for assurance of no selling and buying restriction or risk-hedging
capability; b) Market risk limits set
out in SBV's regulations on internal control system of commercial banks and FBBs;
limits subject to review or assessment occurring once a year or upon the time
when there are significant changes resulting in impacts on market risk exposures; c) Procedures for management
of market risk exposures which are required to ensure that: (i) Market risk exposures
will be closely identified, measured, monitored, managed and supervised; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. (iii) Risk exposures and
risk measurement results must be reported to regulatory authorities in
accordance with regulations on management of risks of banks or FBBs; (iv) All of the financial
statuses on the trading book must be measured and valued at current market
price or data available on the market at least once a day to determine amounts
of loss, profit and market risk exposure; (v) Input market data must
be collected in a maximum manner from appropriate sources and regularly
reexamined in terms of appropriacy of input market data. d) Regulations on conditions
and criteria for recording of trading-book items and transfer of items between
the trading and banking books as prescribed by laws; dd) Methods for measuring
market risk (including detailed description of used assumptions and
parameters); methods for measuring market risk subject to review and assessment
occurring annually or upon the time when any sudden change resulting in market
risk exposures occurs; e) Procedures for monitoring
risk exposures and compliance with market risk limits in line with proprietary
trading strategies of the bank or FBB. 4. Policies and procedures
referred to in clauses 1 and 3 of this Article must be periodically approved,
released, amended or revised by relevant competent authorities of banks or FBBs
at least once a year and internally audited in accordance with SBV’s
regulations on internal control system of credit institutions and FBBs. 5. Banks and FBBs shall
submit regulations set out in clauses 1 and 3 of this Article to the SBV (SBV
Banking Supervision Agency) for supervisory purposes prior to their entry into
force. Where necessary, the SBV (SBV Banking Supervision Agency) may request
banks and FBBs in writing to revise such policies and procedures. 15. Clause 4 Article 18 is
amended as follows: ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 16. Clause 1 Article 21 is
amended as follows: “1. Supervise, examine and
inspect the compliance of banks and FBBs with regulations enshrined herein
accordance with regulations of law and as assigned by the SBV’s Governor.“ 17. Clause 2 Article 22 is
amended as follows: “2. SBV’s provincial
branches shall supervise, examine and inspect the compliance of local banks and
FBBs with regulations enshrined herein accordance with regulations of law and
as assigned by the SBV’s Governor.“ Article
2. Appendixes 01, 02,
03, 04 and 06 enclosed with the Circular No. 41/2016/TT-NHNN are replaced with
Appendixes 01, 02, 03, 04 and 06 enclosed herewith. Article
3. Responsibility for implementation The Chief of Office, Head of
SBV Banking Supervision Agency, heads of units affiliated to the SBV, banks and
FBBs assumes responsibility to organize the implementation of this Circular. Article
4. Effect This Circular comes into
force from July 01, 2024./. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. PP.
GOVERNOR
DEPUTY GOVERNOR
Doan Thai Son
Thông tư 22/2023/TT-NHNN ngày 29/12/2023 sửa đổi Thông tư 41/2016/TT-NHNN quy định về tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
33.397
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|