BỘ Y TẾ
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1622/QĐ-BYT
|
Hà Nội,
ngày 08 tháng 05 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT “HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT, PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI"
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày
31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức
của Bộ Y tế;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự
phòng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn giám sát, phòng
chống bệnh dại trên người”.
Điều 2. “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người” là tài
liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám, chữa
bệnh nhà nước, bán công và tư nhân trên toàn quốc.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.
Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng;
Cục trưởng; Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Các Viện Vệ
sinh dịch tễ/Pasteur; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh,
thành phố; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu
trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
-
Như Điều 4;
- BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Bộ NN và PTNT (để phối hợp);
- Các Đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế (để phối hợp);
- Các thành viên BCĐ CTQG khống chế và loại trừ bệnh Dại (để thực hiện);
- Cục KCB, Vụ KHTC, Vụ TT-TĐKT (để thực hiện);
- Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT (để phối hợp);
- Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur (để thực hiện);
- Các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (để thực hiện);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Sở NN và PTNT (để phối hợp);
- Trung tâm YTDP, TTGDSK các tỉnh/thành phố (để thực hiện);
- Bệnh viện các tỉnh/thành phố (để thực hiện)
- Chi cục Thú y các tỉnh/thành phố (để phối hợp);
- Trung tâm Y tế các Bộ/ngành (để thực hiện);
- Lưu: VT, DP.
|
KT. BỘ
TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Nguyễn Thanh Long
|
HƯỚNG DẪN
GIÁM
SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
1. ĐẶC ĐIỂM
CHUNG CỦA BỆNH DẠI
Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính
do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc
bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt
Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với
nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng
5 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước,
sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần
như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể
phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin
dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng,
chống bệnh dại.
Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm
B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.
1.1. Tác nhân
gây bệnh
Vi rút dại thuộc họ Rhabdoviridae,
giống Lyssavirus, có vật liệu di truyền là ARN, vỏ ngoài là lipid. Vi
rút dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các
chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia
cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn, cồn i ốt.
Chẩn đoán bệnh dại trên người chủ yếu
dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh và tiền sử phơi nhiễm với
vi rút dại. Chẩn đoán xác định bệnh dại bằng các kỹ thuật xét nghiệm: phát hiện
kháng nguyên (FAT), phân lập vi rút, kỹ thuật sinh học phân tử (RT - PCR), phát
hiện kháng thể (ELISA, RFFIT, FAVN). Tuy nhiên, trên thực tế do tính nguy hiểm
của bệnh dại, nên khi bị động vật nghi dại cắn, người bệnh phải được giám sát
và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không chờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở động vật
bằng xét nghiệm.
1.2. Nguồn bệnh,
thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền
Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là
động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn, cầy, cáo và
động vật có vú khác. Ở châu Mỹ, châu Âu còn thấy có ổ chứa ở loài dơi. Ở Việt
Nam, chó là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu.
Thời gian ủ bệnh ở người thông thường
là từ 1 - 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn
dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng
nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần
kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng
và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.
Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7
ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng dại và trong suốt thời kỳ
phát bệnh. Ở người, vi rút đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước
tiểu ...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng
lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.
Chó nghi dại thường có các biểu hiện
lâm sàng chia thành 2 thể là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt) đôi khi
chó có cả 2 thể lâm sàng xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị
kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.
a) Thể điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4
các trường hợp: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ đội,
quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi
dài, dữ tợn, điên cuồng (2-3 ngày sau khi phát bệnh). Con vật bỏ nhà ra đi và
thường không trở về; trên đường đi, gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi,
tấn công chó khác, kể cả người. Chó chết do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì
không ăn uống được.
b) Thể dại câm: Con vật có thể bị bại ở
một phần cơ thể, nửa thân hoặc 2 chân sau, thường là liệt cơ hàm, nước dãi chảy
lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.
Đối với chó con triệu chứng dại thường
không điển hình nhưng tất cả các con chó bị mắc bệnh dại đều chết trong vòng 10
ngày kể từ khi chó có triệu chứng dại đầu tiên.
Mèo ít bị mắc dại hơn chó. Bệnh dại ở
mèo cũng tiến triển như ở chó; mèo hay núp mình vào chỗ vắng hoặc hay kêu, bồn
chồn như khi động dục, cắn khi có người chạm vào.
1.3. Đường
lây truyền bệnh dại
Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc
vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Ngoài ra vi rút dại
còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn
hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại cũng đã được báo cáo.
Ngoài ra, còn có các đường lây truyền
khác nhưng hiếm gặp hơn như lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải
không khí giọt nhỏ chứa vi rút dại trong hang dơi hoặc tai nạn ở phòng thí nghiệm.
1.4. Tính cảm
nhiễm
Các loài động vật có vú đều có cảm nhiễm
với vi rút dại ở mức độ khác nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất ở chó, mèo, cáo, chồn,
dơi tiếp đến là trâu, bò, lợn, khỉ, gấu, chuột... Người cũng có cảm nhiễm cao đối
với vi rút dại và sẽ có kháng thể chủ động chống lại vi rút dại nếu được tiêm vắc
xin dại.
2. GIÁM SÁT BỆNH
DẠI TRÊN NGƯỜI
2.1. Giám sát
người bị phơi nhiễm với vi rút dại
2.1.1. Định nghĩa người
bị phơi nhiễm
Là người bị chó, mèo, động vật dại,
nghi dại cắn, cào, liếm hoặc bị nước bọt dính vào niêm mạc (như mắt, miệng,
niêm mạc bị trầy xước) hoặc tiếp xúc qua da bị tổn thương và niêm mạc với bệnh
phẩm/vi rút dại tại phòng thí nghiệm.
2.1.2. Giám sát người
bị phơi nhiễm với vi rút dại/động vật nghi dại
- Giám sát các trường hợp người nghi bị
phơi nhiễm với vi rút dại đến khám và điều trị dự phòng tại các điểm tiêm phòng
dại. Thống kê theo dõi đầy đủ các thông tin theo nội dung phụ
lục 1: “Bảng theo dõi tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại”.
- Các đơn vị y tế dự phòng thông báo với
cơ quan thú y cùng cấp để phối hợp theo dõi, giám sát và phòng chống bệnh dại
trên động vật theo quy định hiện hành của ngành thú y.
2.2. Giám sát
người mắc bệnh dại
2.2.1. Định nghĩa ca
bệnh dại ở người
Ca bệnh chẩn đoán trên lâm sàng có các
biểu hiện hội chứng viêm não tủy cấp tính nổi trội bởi các triệu chứng kích động
như: sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng (thể dại điên cuồng) hoặc các triệu chứng liệt
(thể dại liệt), tiến triển tới hôn mê và thường tử vong sau 7-10 ngày.
2.2.2. Giám sát bệnh
nhân bị mắc/chết do bệnh dại
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố
phối hợp với bệnh viện tổ chức giám sát phát hiện những trường hợp bị mắc/chết
do bệnh dại trên địa bàn tỉnh, tiến hành điều tra ca bệnh dại và đáp ứng chống
dịch (nếu có) theo quy định.
Các đơn vị y tế dự phòng thường xuyên
chia sẻ thông tin với các đơn vị thú y để phối hợp theo dõi, giám sát và xử lý ổ
dịch dại theo quy định.
2.2.3. Thu thập, bảo
quản và vận chuyển bệnh phẩm ở bệnh nhân
- Loại bệnh phẩm:
+ Máu (5 ml), lấy máu 2 lần, cách nhau
7 ngày.
+ Dịch não tủy (3-5 ml)
+ Nước bọt (3-5 ml) trong thời kỳ tăng
tiết
+ Mảnh sinh thiết da gáy: mẩu da (3-5mm)
ở vị trí chân tóc vùng gáy. Có thể lấy 1 hoặc 2 mẩu sinh thiết da ở 2 vị trí
chân tóc khác nhau.
- Bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm:
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố phối hợp với bệnh viện thu thập bệnh phẩm,
bảo quản, vận chuyển đi xét nghiệm theo quy định tại thông tư 43/2011/TT-BYT
ngày 05/12/2011 quy định về chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm
2.3. Chế độ
báo cáo
2.3.1. Các thông tin
cần báo cáo
- Thông tin giám sát người nghi bị
phơi nhiễm với vi rút dại đến khám và điều trị dự phòng tại các điểm tiêm phòng
dại theo nội dung phụ lục 1: “Bảng theo dõi người
tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại”.
- Thông tin giám sát các trường hợp bị
phơi nhiễm đến khám và điều trị dự phòng tại các điểm tiêm phòng dại trong tỉnh/thành
phố theo mẫu phụ lục 2 “Báo cáo thống kê tiêm vắc
xin phòng dại và huyết thanh kháng dại theo tháng”.
- Thông tin giám sát, điều tra các bệnh
nhân bị tử vong do bệnh dại theo nội dung mẫu phiếu phụ
lục 3 “Phiếu điều tra bệnh nhân nghi dại/tử vong do bệnh dại”.
- Báo cáo trường hợp bệnh hoặc ổ dịch
lây truyền từ động vật sang người cho ngành thú y cùng cấp theo mẫu phiếu phụ lục 4 “Mẫu báo cáo trường hợp bệnh hoặc ổ dịch lây
truyền từ động vật sang người".
2.3.2. Chế độ và thời
gian báo cáo
- Các điểm tiêm phòng dại hàng tháng
báo các thông tin theo nội dung phụ lục 1 cho
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố trước ngày 10 của tháng kế tiếp.
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành
phố hàng tháng báo cáo các thông tin theo nội dung phụ
lục 2, phụ lục 3 cho Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur
khu vực và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Ban Điều hành dự án Khống chế và loại
trừ bệnh dại - Bộ Y tế) trước ngày 15 của tháng kế tiếp.
- Ban Điều hành dự án Khống chế và loại
trừ bệnh dại “Bộ Y tế tổng hợp tình hình bệnh dại, đặc điểm dịch tễ và các yếu
tố nguy cơ báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 20 của tháng kế tiếp.
- Trao đổi thông tin giám sát các ổ dịch
dại với ngành thú y cùng cấp theo nội dung phụ lục 4.
3. CÁC BIỆN PHÁP
DỰ PHÒNG BỆNH DẠI
3.1. Truyền
thông phòng chống bệnh dại
Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về
tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các biện pháp phòng, chống bệnh dại trước và
sau phơi nhiễm cho người và động vật để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân
và cộng đồng.
- Tuyên truyền, vận động các tổ chức,
cá nhân nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển kinh doanh chó, mèo trong từng
thôn, xóm, xã, phường thực hiện các biện pháp quản lý và phòng bệnh trên đàn
chó nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y, ký cam kết thực hiện 5 không: “không
nuôi chó mèo không tiêm phòng dại”, “không nuôi chó, mèo chưa khai báo với
chính quyền địa phương”, “không nuôi chó thả rông”, “không để chó cắn người”,
“không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường”.
- Tuyên truyền cho những người có nguy
cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại thực hiện tiêm phòng trước phơi nhiễm và những
người bị phơi nhiễm với động vật bị bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại thực hiện điều
trị dự phòng bằng vắc xin, huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của cán bộ y tế.
3.2. Dự phòng
trước phơi nhiễm
- Tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại cho
những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như cán bộ thú y, nhân
viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó, người
dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại.
- Tiêm nhắc lại theo định kỳ: Áp dụng
cho những người do công việc thường xuyên có nguy cơ tiếp xúc với vi rút dại và
chỉ tiêm nhắc lại 1 liều khi xét nghiệm chuẩn độ kháng thể dại ở mức dưới 0,5UI/ml.
3.3. Điều trị
dự phòng sau phơi nhiễm
Điều trị dự phòng nên được tiến hành
càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, bao gồm: rửa vết thương, tiêm vắc xin
phòng dại và sử dụng huyết thanh kháng dại nếu có chỉ định.
3.3.1. Xử lý vết
thương
- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong
15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70°
hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng
các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu
tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.
- Không làm dập nát thêm vết thương hoặc
làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải
khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt
quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết
thương.
- Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng
kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.
3.3.2. Nguyên tắc điều
trị dự phòng
Chỉ định dùng vắc xin và huyết thanh
kháng dại trong điều trị dự phòng bệnh dại tùy theo tình trạng động vật, hoàn cảnh
bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh, vị trí bị cắn, số lượng, tình trạng vết cắn
và tình hình bệnh dại trong vùng.
Chỉ định điều trị dự phòng bệnh bệnh dại
sau phơi nhiễm đối với những người chưa được tiêm phòng bệnh dại theo bảng tóm
tắt dưới đây:
TÓM TẮT CHỈ ĐỊNH
ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG BỆNH DẠI
Phân độ vết
thương
|
Tình trạng
vết thương
|
Tình trạng
(Kể
cả động vật đã được tiêm phòng dại
|
Điều trị dự
phòng
|
Tại thời điểm
cắn người
|
Trong vòng
10 ngày
|
Độ I
|
Sờ, cho động vật ăn, liếm trên da lành
|
|
|
Không điều trị
|
Độ II
|
Vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn
thương, niêm mạc
|
Bình thường
|
Bình thường
|
Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau
ngày thứ 10
|
Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất
tích
|
Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều
|
Có triệu chúng dại, hoặc không theo
dõi được con vật
|
|
Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều
|
Độ III
|
Vết cắn/cào chảy máu ở vùng xa thần
kinh trung ương
|
Bình thường
|
Bình thường
|
Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau
ngày thứ 10
|
Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất
tích
|
Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều
|
Có triệu chứng dại, hoặc không theo
dõi được con vật
|
|
Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc
xin dại ngay
|
|
- Vết cắn/cào sâu, nhiều vết
- Vết cắn/cào gần thần kinh trung
ương như đầu, mặt, cổ
- Vết cắn/cào ở vùng có nhiều dây thần
kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục
|
- Bình thường
- Có triệu chứng dại
- Không theo dõi được con vật
|
|
Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc
xin phòng dại ngay.
|
* Lưu ý:
- Các vết thương do động vật hoang dã
cắn cần xử lý và điều trị như đối với động vật bị bệnh dại. Nếu các con vật này
được bắt ngay và làm xét nghiệm có kết quả âm tính với bệnh dại thì có thể dừng
điều trị dự phòng.
- Các vết thương do động vật gặm nhấm,
gia súc cắn thì xem xét chỉ định tiêm vắc xin dại mà không cần tiêm huyết thanh
kháng dại.
- Sử dụng vắc xin phòng dại và huyết
thanh kháng dại: đường tiêm, lịch tiêm và liều lượng cần tuân thủ theo hướng dẫn
của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép.
3.3.3. Phác đồ điều
trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người chưa tiêm phòng dại
3.3.3.1. Tiêm vắc xin phòng dại
- Nguyên tắc: Áp dụng 1 trong 2 phác đồ
tiêm vắc xin phòng dại bằng phác đồ tiêm bắp hoặc phác đồ tiêm trong da; mũi đầu
tiên tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị phơi nhiễm.
- Việc tiêm trong da sẽ giảm lượng vắc
xin và giá thành, tuy nhiên tùy thuộc vào số lượng người đến tiêm vắc xin phòng
dại tại điểm tiêm trong ngày để lựa chọn phác đồ tiêm bắp hay tiêm trong da nhằm
bảo đảm chi phí hiệu quả.
3.3.3.2. Tiêm huyết thanh kháng dại
- Nguyên tắc: Tiêm huyết thanh kháng dại
càng sớm càng tốt ngay sau khi bị phơi nhiễm và chỉ dùng 1 lần trong điều trị.
- Tiêm phong bế tại vùng vết thương bị
động vật cắn để huyết thanh kháng dại thấm sâu vào bên trong và xung quanh vết
thương tới mức tối đa. Phần huyết thanh còn lại tiêm bắp sâu ở vị trí cách xa vị
trí tiêm vắc xin dại. Các vết thương ở vị trí giải phẫu đặc biệt (như các đầu
ngón tay) phải thấm đẫm một cách cẩn thận. Trong trường hợp bị nhiều vết cắn mà
số lượng huyết thanh cần tiêm không đủ nhiều để tiêm cho toàn bộ các vết thương
(do cân nặng của bệnh nhân ít) thì pha loãng huyết thanh từ 2-3 lần với nước muối
sinh lý để đảm bảo tất cả các vết thương đều được tiêm huyết thanh kháng dại.
- Trường hợp không có huyết thanh
kháng dại tại điểm tiêm vắc xin có thể sử dụng phác đồ tiêm bắp, nhưng tiêm 2
liều vắc xin phòng dại (ở 2 bên cánh tay) vào ngày 0 (ngày đầu tiên bệnh nhân đến),
và giới thiệu bệnh nhân đến điểm tiêm khác để tiêm huyết thanh kháng dại. Ngoài
ra đối với vết thương độ II ở những người bị ức chế miễn dịch nên sử dụng huyết
thanh kháng dại.
- Thời gian chỉ định tiêm huyết thanh:
Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bệnh nhân bị động vật nghi dại cắn và chưa
có dấu hiệu lên cơn dại. Không sử dụng huyết thanh kháng dại sau 7 ngày kể từ
mũi tiêm vắc xin đầu tiên.
3.3.4. Điều trị dự
phòng sau phơi nhiễm cho người đã tiêm phòng dại
- Nguyên tắc:
+ Xử lý vết thương theo thường quy.
+ Không cần tiêm huyết thanh kháng dại.
+ Áp dụng 1 trong 2 phác đồ tiêm vắc
xin phòng dại là phác đồ tiêm bắp hoặc phác đồ tiêm trong da.
- Tiêm lại đầy đủ phác đồ điều trị dự
phòng sau phơi nhiễm đối với các trường hợp sau:
+ Những người đã tiêm phòng dại trước
hoặc sau phơi nhiễm bằng vắc xin tế bào nhưng chưa đủ 3 mũi.
+ Những người đã tiêm phòng dại sử dụng
vắc xin dại sản xuất trên mô não.
+ Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, những người
bị ức chế miễn dịch do cơ địa hoặc do các nguyên nhân khác.
3.4. Tổ chức điểm
tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại (điểm tiêm phòng dại)
- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hướng dẫn
và tổ chức điểm tiêm phòng dại để tạo thuận lợi cho việc đi lại và tiếp cận của
người dân trong khu vực. Tối thiểu mỗi huyện/quận có ít nhất 01 điểm tiêm phòng
dại.
- Tiêu chuẩn điểm tiêm phòng dại thực
hiện theo Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về Hướng dẫn việc
quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng và các quy định hiện hành khác.
- Điểm tiêm phòng dại thực hiện nhiệm
vụ điều tra, giám sát, điều trị dự phòng cho những người bị động vật nghi dại cắn,
tiêm phòng bệnh dại cho người có nguy cơ cao (theo hướng dẫn tại mục 3; điều
tra, báo cáo theo mẫu phụ lục 1, 2 cho Trung tâm Y tế cùng cấp).
- Điểm tiêm phòng dại đảm bảo chế độ
trực ngoài giờ để xử lý kịp thời các trường hợp phơi nhiễm với vi rút dại.
4. CÁC BIỆN
PHÁP ĐIỀU TRA, XỬ LÝ Ổ DỊCH
4.1. Định
nghĩa ổ dịch bệnh dại
Ổ dịch bệnh dại là nơi có động vật mắc
bệnh dại ở phạm vi thôn, làng, khu phố.
4.2. Điều tra
phát hiện sớm ổ dịch dại từ động vật lây sang người
- Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với
cơ quan thú y cùng cấp thực hiện điều tra khi xảy ra một trong các tình huống
sau:
+ Có nhiều người ở cùng một địa phương
bị động vật cắn đến tiêm phòng dại.
+ Có 1 ca nghi bệnh đại trên người được
chẩn đoán trên lâm sàng.
+ Có 1 trường hợp tử vong do bệnh dại
trên người được chẩn đoán xác định.
- Tiến hành điều tra tại nơi bệnh nhân
bị động vật nghi dại cắn trên phạm vi thôn, xã. Xác định nguồn lây truyền bệnh
dại và những người bị chó cắn. Phối hợp với cơ quan thú y xác định xem có còn bệnh
dại trên chó và các động vật khác hay không. Nếu có thì phối hợp xử lý ngay ổ dịch
dại.
4.3. Xử lý ổ
dịch
4.3.1. Xử lý đối với
người
- Những người bị chó mèo mắc bệnh hoặc
nghi mắc bệnh dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh phải được
xử lý vết thương ngay theo hướng dẫn tại mục 3.3.1: xử lý vết thương; đến ngay
các điểm tiêm phòng dại để được khám và điều trị dự phòng; tuyệt đối không được
điều trị bằng thuốc nam.
- Điều trị dự phòng bệnh dại đối với
những người tiếp xúc có vết thương hở hoặc niêm mạc bị phơi nhiễm với nước bọt
của bệnh nhân.
- Cách ly, điều trị người bệnh tại bệnh
viện với sự chăm sóc đặc biệt về y tế.
- Tránh tiếp xúc với các chất tiết của
bệnh nhân trong suốt thời gian mắc bệnh.
- Sát trùng tẩy uế đối với nước bọt và
các đồ vật bị nhiễm chất tiết của người bệnh bằng các hóa chất diệt khuẩn thông
thường.
- Những người chăm sóc, phục vụ trực
tiếp người bệnh nên dùng găng tay, mặc áo choàng, đeo khẩu trang.
- Điều tra người tiếp xúc, nguồn lây
nhiễm tại gia đình và cộng đồng để điều trị dự phòng bệnh dại cho những người bị
phơi nhiễm tại khu vực ổ dịch.
Sau khi người bệnh tử vong thì tiến
hành sát trùng tẩy uế lần cuối tại gia đình hoặc bệnh viện và mai táng bệnh
nhân tử vong theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm gây dịch nhóm B.
4.3.2. Xử lý đối với
động vật
Phối hợp với cơ quan thú y, chính quyền
địa phương tiến hành:
- Diệt ngay chó và động vật lên cơn dại
hoặc nghi mắc bệnh dại trong khu vực ổ dịch. Thực hiện tiêu hủy động vật bị mắc
bệnh hoặc chết vì bệnh dại, vệ sinh, khử trùng tiêu độc vùng có dịch.
- Tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải
được nhốt. Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm
bệnh dại theo quy định. Những con khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp
phải được tiêm vắc xin phòng bệnh dại.
- Những người trực tiếp thực hiện vệ
sinh, khử trùng tiêu độc nơi có ổ dịch phải thực hiện biện pháp phòng hộ theo
hướng dẫn của cơ quan thú y.
- Không vận chuyển, đưa chó, mèo ra,
vào vùng có dịch.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
5.1. Cục Y tế
dự phòng:
Chỉ
đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động giám sát, thông tin, báo cáo và
triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người trên phạm vi cả nước.
Phối hợp chia sẻ thông tin về bệnh dịch với Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn) và các đơn vị có liên quan khác theo quy định.
5.2. Cục Quản
lý khám chữa bệnh: Chỉ đạo các bệnh viện, phòng khám, các cơ sở
điều trị nhà nước và tư nhân trên toàn quốc việc thực hiện hoạt động về công
tác điều trị, thông báo bệnh dại trên người theo quy định. Tổ chức kiểm tra,
giám sát, đôn đốc việc thực hiện quyết định này tại tất cả các bệnh viện, phòng
khám tại các cơ sở điều trị nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.
5.3. Các Viện
Vệ sinh dịch tễ/Pasteur trực thuộc Bộ y tế
- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Bộ
Y tế là đơn vị thường trực của Ban Điều hành dự án Khống chế và loại trừ bệnh dại
là đầu mối tổng hợp số liệu, hoạt động phòng chống bệnh dại trên phạm vi toàn
quốc báo cáo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng).
- Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur tại
các khu vực thực hiện:
+ Thực hiện việc thông tin, báo cáo số
liệu giám sát ca bệnh và hoạt động phòng, chống bệnh dại trên người của các đơn
vị theo khu vực phụ trách về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để tổng hợp báo
cáo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng). Thực hiện việc tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm và
xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh dại trên người.
+ Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, theo
dõi, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác phòng chống bệnh dại
trên người tại các đơn vị thuộc khu vực phụ trách.
+ Phối hợp và chia sẻ thông tin giám
sát bệnh dại trên người với các cơ quan thú y vùng theo quy định.
5.4. Sở Y tế: Tham mưu cho
Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chương trình phòng chống bệnh dại trên người của
tỉnh. Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn quản lý, triển khai các hoạt động
phòng chống bệnh dại trên người theo đúng quy định. Phối hợp với Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác phòng chống bệnh
dại trên địa bàn tỉnh.
5.5. Bệnh viện
tuyến trung ương, tỉnh, huyện và các cơ sở khám, chữa bệnh: Thực hiện điều
tra ca bệnh theo phiếu điều tra, lập danh sách ca bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm của
các trường hợp bệnh nhân nghi dại đến khám, điều trị và báo cáo theo quy định.
Cập nhật, tập huấn cách xử trí, phác đồ cấp cứu, điều trị bệnh nhân dại, nghi dại.
Chuẩn bị đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị và các phương tiện cần thiết để sẵn
sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân dại, nghi dại.
5.6. Trung
tâm Y tế dự phòng tỉnh: Là đầu mối điều phối việc thực hiện, theo
dõi, kiểm tra công tác giám sát, phòng chống bệnh dại trên người tại các tỉnh,
thành phố. Tổ chức thu thập, tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm, phiếu điều tra tại bệnh
viện, cơ sở y tế các tuyến. Bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm, phiếu điều tra,
báo cáo về các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur theo quy định. Đầu mối trao đổi
thông tin, phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh trong công tác giám sát và xử lý ổ dịch
dại trên người và động vật. Thiết lập các điểm tiêm phòng dại tại các huyện
trong địa bàn tỉnh.
5.7. Trung
tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh: Là đơn vị đầu mối phối
hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục Thú y xây dựng các tài liệu truyền
thông phòng chống bệnh dại và phối hợp với các chính quyền địa phương, tổ chức
chính trị, chính trị - xã hội triển khai tuyên truyền tới các hộ gia đình, người
dân, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao thực hiện các biện pháp phòng chống
bệnh dại trên địa bàn tỉnh.
5.8. Trung
tâm Y tế huyện: Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xây dựng các điểm
tiêm phòng dại trên địa bàn huyện đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện các
hoạt động tiêm phòng bệnh dại và điều trị dự phòng bệnh dại trên người theo quy
định, thực hiện thường trực phòng chống bệnh dại. Thực hiện điều tra ca bệnh
theo phiếu điều tra, lập danh sách các trường hợp bệnh nhân dại, nghi dại, thực
hiện việc thống kê báo cáo và triển khai hoạt động phòng chống bệnh dại theo
quy định. Thông báo với Trạm Thú y huyện để phối hợp theo dõi, giám sát và xử
lý ổ dịch dại trên người và động vật.
5.9. Trạm Y tế
xã:
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã tổ chức các hoạt động phòng chống dại trên địa
bàn xã. Hướng dẫn và thực hiện xử lý vết thương cho người bị động vật mắc bệnh dại
hoặc nghi dại cắn, cào. Sau đó tư vấn cho người dân đến điểm tiêm phòng dại để
thực hiện việc điều trị dự phòng theo quy định. Thông báo cho Trung tâm Y tế
huyện để tiến hành điều tra ca bệnh và cán bộ thú y xã để tổ chức theo dõi,
giám sát động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại và xử lý ổ dịch dại (nếu có).
PHIẾU
ĐIỀU TRA BỆNH NHÂN NGHI DẠI/TỬ VONG DO BỆNH DẠI
(Được
chẩn đoán lâm sàng)
Cán bộ điều
tra khoanh tròn vào các chữ số và điển thông tin đầy đủ vào chỗ trong
1. Họ và tên:
…………………………………………………………………………………
2. Năm sinh: ………………….. Giới: 1. Nam 2.
Nữ Dân tộc:..…………
3. Nơi ở hiện tại: số nhà ………………………. thôn/phố
…………… xã/phường ……
huyện/quận …………………………… tỉnh/thành phố..................................................
4. Trình độ học vấn: 1. Mù chữ 2.
Tiểu học 3. Trung học cơ sở
4. Phổ thông trung học 5.
Cao đẳng/đại học
5. Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………….
6. Loại động vật cắn/tiếp xúc người:
1. Chó 2. Mèo 3. Tiếp xúc với động vật/bệnh nhân
4. Dơi 5. Khác (ghi rõ) ……………………………….....
7. Nơi bị động vật cắn/tiếp xúc: Thôn/phố
……………….. xã/phường ………………
huyện/quận ………...….. tỉnh/thành
phố ………………………
8. Tình trạng con vật lúc cắn/tiếp xúc
người:
1. Bình thường 2. Chạy rông/mất
tích 3. Ốm 4. Lên cơn dại 5. Không biết
6. Các biểu hiện khác:
……………………………………………………………………
9. Con vật đó cắn mấy người: ……………………………………………………………
10. Động vật cắn đã được tiêm phòng dại
chưa? 1. Có 2. Không 3. Không biết
Nếu có được tiêm (Ghi 2 đợt gần nhất)
Ngày ………. tháng …………. năm ……………. Loại
vắc xin …………………………
Ngày ………. tháng …………. năm ……………. Loại
vắc xin …………………………
11. Ở nơi bị cắn/tiếp xúc có chó mèo
lên cơn dại không? 1. Có 2. Không 3. Không biết
Nếu có: Loại động vật …………………….. Số
con có triệu chứng dại ………………
12. Ngày, tháng, năm bị động vật cắn/
tiếp xúc: ……………./………/………………
13. Vị trí vết cắn: 1. Đầu, mặt, cổ 2.
Thân 3. Tay 4. Chân
14. Số lượng vết cán: 1. Một vết 2.
Hai vết 3. ³
ba vết
15. Tình trạng vết cắn: 1. Xây xước
da 2. Nông/chảy máu ít 3. Sâu/chảy nhiều máu
4. Khác (ghi rõ).......................................................................................
16. Bệnh nhân có xử trí vết thương
không: 1. Có 2. Không 3. Không biết
- Nếu có thì xử trí như thế nào: 1. Rửa
nước xà phòng 2. Rửa nước muối 3. Rửa nước lã
4. Bôi chất sát khuẩn
5. Cắt lọc vết cắn 6. Khâu vết cắn
7. Khác ……………………………………………………………………………
17. Bệnh nhân có tiêm huyết thanh
kháng dại (HTKD) không: 1. Có 2. Không 3. Không biết
Nếu có: ngày tiêm…../..…../….. số ml
…………………… Nơi tiêm …………………………………
18. Bệnh nhân có tiêm vắc xin dại
không? 1. Có 2. Không 3. Không biết
- Nếu có: ngày tiêm ….../.…../………………..
Loại vắc xin: ……………………………
- Ký hiệu lô vắc xin: ………………………….. Nơi
tiêm: …………………………………
- Phác đồ tiêm: (ghi rõ ngày/tháng/năm)
Tiêm bắp: N0…………………. N3. ………….
N7…………..N14 ……………N28 ………………..
Tiêm trong da: NQ-CP …………….N3 …………….. N7 ………………. N28
………………………
Bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc
Corticoid hoặc ACTH
trước khi tiêm vắc xin không?
1. Có 2.
Không
19. Ngày có triệu chứng dại đầu tiên:
…../…../ ……… Ngày tử vong: …../…../ ……
20. Nơi chẩn đoán và điều trị bệnh
nhân lên cơn dại: 1. Tại nhà 2. Trạm Y tế xã 3. BV huyện
4. Bệnh viện tỉnh 5. BV trung
ương 6. Nơi khác (ghi
rõ)
…….
21. Bệnh nhân có được lấy
mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh dại không?
1. Có 2.
Không
Nếu có: Loai bệnh phẩm xét nghiệm là gì?
1. Dịch não tủy 2. Nước bọt 3.
Huyết thanh 4. Mảnh sinh thiết
da gáy 5. Khác
Kết quả xét nghiệm? 1. Dương tính
2. Âm tính 3. Không biết
22. Tóm tắt triệu chứng lâm sàng bệnh
nhân:
1. Mệt mỏi
|
2. Chán ăn
|
3. Nhức đầu
|
4. Sốt
|
5. Đau cơ
|
5. Ngứa tại vết cắn
|
6. Lo lắng
|
7. Mất ngủ
|
8. Sợ nước
|
9. Sợ gió
|
10. Sợ ánh sáng
|
11. Đờm dãi
|
12. Co giật
|
13. Trốn chạy
|
14. Gào hét
|
15. Liệt
|
16 Xuất tinh
|
17 Triệu chứng khác
(Ghi rõ) ………………………
|
23. Lý do không tiêm huyết thanh kháng dại
và vắc xin phòng dại:
1. Không có tiền để tiêm vắc xin
|
2. Trẻ nhỏ không nói cho gia đình
biết
|
3. Dùng thuốc nam/đông y
|
4. Không biết địa điểm tiêm vắc xin
|
5. Không có vắc xin/HTKD
để tiêm
|
6. Chủ quan (biết bị chó mèo cắn phải
tiêm vx phòng dại, có tiền, biết điểm tiêm nhưng không đi tiêm)
|
7. Đến muộn sau 3 ngày nên không tiêm
|
8. Không hiểu biết về bệnh dại
|
9. Khoảng cách đến điểm tiêm xa
|
10. Lý do khác (ghi rõ) …………………………
|
24. Nhận xét của cán bộ trực tiếp điều
tra:
………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
Xác nhận đơn vị
(ký
tên, đóng dấu)
|
Ngày ….. tháng ….. năm 20...
Người
điều tra ký, ghi rõ họ tên
|
MẪU
BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
(ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ KHI TRAO ĐỔI THÔNG TIN BỆNH DỊCH VỚI CÁC ĐƠN VỊ
THÚ Y)
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 25/5/2013)
Cơ quan chủ
quản: …………..
Đơn vị: ………………………..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: ………../…………..
|
………….., ngày … tháng … năm …..
|
BÁO CÁO
TRƯỜNG
HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
Kính gửi:
…………………………..
I. Thông tin bệnh nhân đầu tiên:
1. Họ tên bệnh nhân: ……………………………. Tuổi
………….. Giới ........................
2. Họ tên người liên hệ (đối với trẻ
em): ................................................................
3. Nghề nghiệp: ...................................................................................................
4. Nơi ở hiện tại: ..................................................................................................
5. Quận/Huyện: ……………………… Tỉnh: ……………………
Số điện thoại: .............
6. Ngày khởi phát triệu chứng đầu
tiên: .................................................................
7. Ngày vào viện: ………/………./…………. Ngày
tử vong (nếu có): .………/………./
8. Nơi khám bệnh đầu tiên: ...................................................................................
9. Nơi bệnh nhân đang điều trị: .............................................................................
10. Chẩn đoán ban đầu: .......................................................................................
11. Chẩn đoán xác định: .......................................................................................
12. Tiền sử: .........................................................................................................
13. Yếu tố dịch tễ: ...............................................................................................
14. Ngày lấy mẫu bệnh phẩm: ……………………….
Loại bệnh phẩm ......................
15. Ngày gửi xét nghiệm: ………./……../................................................................
16. Ngày trả và kết quả xét nghiệm:
………./……../.................................................
17. Nơi xét nghiệm: ……………………… Phương
pháp xét nghiệm: .......................
II. Tổng hợp tình hình bệnh hoặc ổ dịch
đến thời điểm báo cáo
1. Tổng số trường hợp mắc: ................................................................................
2. Tổng số trường hợp tử vong: ...........................................................................
3. Số địa phương ghi nhận trường hợp bệnh:
Số tỉnh: ….. Số huyện: …… Số xã: ..
4. Số mẫu xét nghiệm: .........................................................................................
5. Số mẫu dương tính: .........................................................................................
6. Các yếu tố nguy cơ: .........................................................................................
III. Nhận định tình hình
............................................................................................................................
IV. Các biện pháp phòng, chống dịch đã
triển khai
............................................................................................................................
Nơi nhận:
-
………………
|
Thủ trưởng đơn vị
(ký,
đóng dấu)
|