Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 1622/QĐ-BYT năm 2014 hướng dẫn giám sát phòng chống bệnh dại trên người

Số hiệu: 1622/QĐ-BYT Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Bộ Y tế Người ký: Nguyễn Thanh Long
Ngày ban hành: 08/05/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

---------------

Số: 1622/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 08 tháng 05 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “HƯỚNG DẪN GIÁM SÁT, PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI"

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31/8/2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người”.

Điều 2. “Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người” là tài liệu hướng dẫn được áp dụng trong các cơ sở y tế dự phòng và các cơ sở khám, chữa bệnh nhà nước, bán công và tư nhân trên toàn quốc.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 4. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Bộ; Chánh Thanh tra Bộ; Vụ trưởng; Cục trưởng; Tổng Cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế; Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur; Giám đốc Sở Y tế; Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố; Thủ trưởng y tế các Bộ, ngành; Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- BT. Nguyễn Thị Kim Tiến (để báo cáo);
- Bộ NN và PTNT (để phối hợp);
- Các Đ/c Thứ trưởng Bộ Y tế (để phối hợp);
- Các thành viên BCĐ CTQG khống chế và loại trừ bệnh Dại (để thực hiện);
- Cục KCB, Vụ KHTC, Vụ TT-TĐKT (để thực hiện);
- Cục Thú y, Bộ Nông nghiệp và PTNT (để phối hợp);
- Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur (để thực hiện);
- Các Bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế (để thực hiện);
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố (để thực hiện);
- Sở NN và PTNT (để phối hợp);
- Trung tâm YTDP, TTGDSK các tỉnh/thành phố (để thực hiện);
- Bệnh viện các tỉnh/thành phố (để thực hiện)
- Chi cục Thú y các tỉnh/thành phố (để phối hợp);
- Trung tâm Y tế các Bộ/ngành (để thực hiện);
- Lưu: VT, DP.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Long

 

HƯỚNG DẪN

GIÁM SÁT VÀ PHÒNG CHỐNG BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1622/QĐ-BYT ngày 08/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA BỆNH DẠI

Bệnh dại là bệnh viêm não tủy cấp tính do vi rút, lây truyền từ động vật sang người chủ yếu qua vết cắn của động vật mắc bệnh. Bệnh thường lưu hành ở các nước thuộc khu vực châu Á và châu Phi. Tại Việt Nam, bệnh dại lưu hành ở nhiều địa phương, chủ yếu là ở các tỉnh miền núi với nguồn truyền bệnh chính là chó. Bệnh thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật). Tuy vậy, bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chủ yếu là chó) là biện pháp hiệu quả để phòng, chống bệnh dại.

Bệnh dại thuộc bệnh truyền nhiễm nhóm B trong Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam.

1.1. Tác nhân gây bệnh

Vi rút dại thuộc họ Rhabdoviridae, giống Lyssavirus, có vật liệu di truyền là ARN, vỏ ngoài là lipid. Vi rút dại có sức đề kháng yếu, dễ bị bất hoạt bởi nhiệt độ; dễ bị phá hủy bởi các chất hòa tan lipid (xà phòng, ether, chloroform, acetone); rất nhạy cảm với tia cực tím và bị bất hoạt nhanh chóng trong dung dịch cồn, cồn i ốt.

Chẩn đoán bệnh dại trên người chủ yếu dựa vào các triệu chứng lâm sàng đặc trưng của bệnh và tiền sử phơi nhiễm với vi rút dại. Chẩn đoán xác định bệnh dại bằng các kỹ thuật xét nghiệm: phát hiện kháng nguyên (FAT), phân lập vi rút, kỹ thuật sinh học phân tử (RT - PCR), phát hiện kháng thể (ELISA, RFFIT, FAVN). Tuy nhiên, trên thực tế do tính nguy hiểm của bệnh dại, nên khi bị động vật nghi dại cắn, người bệnh phải được giám sát và điều trị dự phòng khẩn cấp mà không chờ chẩn đoán xác định bệnh dại ở động vật bằng xét nghiệm.

1.2. Nguồn bệnh, thời gian ủ bệnh và thời kỳ lây truyền

Ổ chứa vi rút dại trong thiên nhiên là động vật có vú máu nóng như chó sói, chó rừng, chó nhà, mèo, chồn, cầy, cáo và động vật có vú khác. Ở châu Mỹ, châu Âu còn thấy có ổ chứa ở loài dơi. Ở Việt Nam, chó là nguồn truyền bệnh dại chủ yếu.

Thời gian ủ bệnh ở người thông thường là từ 1 - 3 tháng sau phơi nhiễm, hiếm khi có trường hợp thời gian ủ bệnh ngắn dưới 9 ngày hoặc dài tới một vài năm. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí của vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn.

Thời kỳ lây truyền ở chó nhà là từ 3-7 ngày (tối đa là 10 ngày) trước khi chó có triệu chứng dại và trong suốt thời kỳ phát bệnh. Ở người, vi rút đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu ...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.

Chó nghi dại thường có các biểu hiện lâm sàng chia thành 2 thể là thể điên cuồng và thể dại câm (bại liệt) đôi khi chó có cả 2 thể lâm sàng xen kẽ nhau, thời gian đầu có biểu hiện điên cuồng, bị kích động rồi sau đó chuyển sang dạng bị ức chế và bại liệt.

a) Thể điên cuồng chỉ chiếm khoảng 1/4 các trường hợp: các phản xạ vận động bị kích thích mạnh, cắn sủa người lạ dữ đội, quá vồ vập khi chủ gọi, chỉ cần có tiếng động nhẹ cũng nhảy lên sủa từng hồi dài, dữ tợn, điên cuồng (2-3 ngày sau khi phát bệnh). Con vật bỏ nhà ra đi và thường không trở về; trên đường đi, gặp vật gì lạ nó cũng cắn gặm, ăn bừa bãi, tấn công chó khác, kể cả người. Chó chết do liệt cơ hô hấp và do kiệt sức vì không ăn uống được.

b) Thể dại câm: Con vật có thể bị bại ở một phần cơ thể, nửa thân hoặc 2 chân sau, thường là liệt cơ hàm, nước dãi chảy lòng thòng, con vật không cắn, sủa được, chỉ gầm gừ trong họng.

Đối với chó con triệu chứng dại thường không điển hình nhưng tất cả các con chó bị mắc bệnh dại đều chết trong vòng 10 ngày kể từ khi chó có triệu chứng dại đầu tiên.

Mèo ít bị mắc dại hơn chó. Bệnh dại ở mèo cũng tiến triển như ở chó; mèo hay núp mình vào chỗ vắng hoặc hay kêu, bồn chồn như khi động dục, cắn khi có người chạm vào.

1.3. Đường lây truyền bệnh dại

Bệnh lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Ngoài ra vi rút dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân bị dại cũng đã được báo cáo.

Ngoài ra, còn có các đường lây truyền khác nhưng hiếm gặp hơn như lây truyền qua niêm mạc do tiếp xúc hoặc hít phải không khí giọt nhỏ chứa vi rút dại trong hang dơi hoặc tai nạn ở phòng thí nghiệm.

1.4. Tính cảm nhiễm

Các loài động vật có vú đều có cảm nhiễm với vi rút dại ở mức độ khác nhau. Tính cảm nhiễm cao nhất ở chó, mèo, cáo, chồn, dơi tiếp đến là trâu, bò, lợn, khỉ, gấu, chuột... Người cũng có cảm nhiễm cao đối với vi rút dại và sẽ có kháng thể chủ động chống lại vi rút dại nếu được tiêm vắc xin dại.

2. GIÁM SÁT BỆNH DẠI TRÊN NGƯỜI

2.1. Giám sát người bị phơi nhiễm với vi rút dại

2.1.1. Định nghĩa người bị phơi nhiễm

Là người bị chó, mèo, động vật dại, nghi dại cắn, cào, liếm hoặc bị nước bọt dính vào niêm mạc (như mắt, miệng, niêm mạc bị trầy xước) hoặc tiếp xúc qua da bị tổn thương và niêm mạc với bệnh phẩm/vi rút dại tại phòng thí nghiệm.

2.1.2. Giám sát người bị phơi nhiễm với vi rút dại/động vật nghi dại

- Giám sát các trường hợp người nghi bị phơi nhiễm với vi rút dại đến khám và điều trị dự phòng tại các điểm tiêm phòng dại. Thống kê theo dõi đầy đủ các thông tin theo nội dung phụ lục 1: “Bảng theo dõi tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại”.

- Các đơn vị y tế dự phòng thông báo với cơ quan thú y cùng cấp để phối hợp theo dõi, giám sát và phòng chống bệnh dại trên động vật theo quy định hiện hành của ngành thú y.

2.2. Giám sát người mắc bệnh dại

2.2.1. Định nghĩa ca bệnh dại ở người

Ca bệnh chẩn đoán trên lâm sàng có các biểu hiện hội chứng viêm não tủy cấp tính nổi trội bởi các triệu chứng kích động như: sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng (thể dại điên cuồng) hoặc các triệu chứng liệt (thể dại liệt), tiến triển tới hôn mê và thường tử vong sau 7-10 ngày.

2.2.2. Giám sát bệnh nhân bị mắc/chết do bệnh dại

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố phối hợp với bệnh viện tổ chức giám sát phát hiện những trường hợp bị mắc/chết do bệnh dại trên địa bàn tỉnh, tiến hành điều tra ca bệnh dại và đáp ứng chống dịch (nếu có) theo quy định.

Các đơn vị y tế dự phòng thường xuyên chia sẻ thông tin với các đơn vị thú y để phối hợp theo dõi, giám sát và xử lý ổ dịch dại theo quy định.

2.2.3. Thu thập, bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm ở bệnh nhân

- Loại bệnh phẩm:

+ Máu (5 ml), lấy máu 2 lần, cách nhau 7 ngày.

+ Dịch não tủy (3-5 ml)

+ Nước bọt (3-5 ml) trong thời kỳ tăng tiết

+ Mảnh sinh thiết da gáy: mẩu da (3-5mm) ở vị trí chân tóc vùng gáy. Có thể lấy 1 hoặc 2 mẩu sinh thiết da ở 2 vị trí chân tóc khác nhau.

- Bảo quản và vận chuyển bệnh phẩm: Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố phối hợp với bệnh viện thu thập bệnh phẩm, bảo quản, vận chuyển đi xét nghiệm theo quy định tại thông tư 43/2011/TT-BYT ngày 05/12/2011 quy định về chế độ quản lý mẫu bệnh phẩm bệnh truyền nhiễm

2.3. Chế độ báo cáo

2.3.1. Các thông tin cần báo cáo

- Thông tin giám sát người nghi bị phơi nhiễm với vi rút dại đến khám và điều trị dự phòng tại các điểm tiêm phòng dại theo nội dung phụ lục 1: “Bảng theo dõi người tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại”.

- Thông tin giám sát các trường hợp bị phơi nhiễm đến khám và điều trị dự phòng tại các điểm tiêm phòng dại trong tỉnh/thành phố theo mẫu phụ lục 2 “Báo cáo thống kê tiêm vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại theo tháng”.

- Thông tin giám sát, điều tra các bệnh nhân bị tử vong do bệnh dại theo nội dung mẫu phiếu phụ lục 3 “Phiếu điều tra bệnh nhân nghi dại/tử vong do bệnh dại”.

- Báo cáo trường hợp bệnh hoặc ổ dịch lây truyền từ động vật sang người cho ngành thú y cùng cấp theo mẫu phiếu phụ lục 4 “Mẫu báo cáo trường hợp bệnh hoặc ổ dịch lây truyền từ động vật sang người".

2.3.2. Chế độ và thời gian báo cáo

- Các điểm tiêm phòng dại hàng tháng báo các thông tin theo nội dung phụ lục 1 cho Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố trước ngày 10 của tháng kế tiếp.

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố hàng tháng báo cáo các thông tin theo nội dung phụ lục 2, phụ lục 3 cho Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur khu vực và Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương (Ban Điều hành dự án Khống chế và loại trừ bệnh dại - Bộ Y tế) trước ngày 15 của tháng kế tiếp.

- Ban Điều hành dự án Khống chế và loại trừ bệnh dại “Bộ Y tế tổng hợp tình hình bệnh dại, đặc điểm dịch tễ và các yếu tố nguy cơ báo cáo về Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng) trước ngày 20 của tháng kế tiếp.

- Trao đổi thông tin giám sát các ổ dịch dại với ngành thú y cùng cấp theo nội dung phụ lục 4.

3. CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG BỆNH DẠI

3.1. Truyền thông phòng chống bệnh dại

Tuyên truyền tới từng hộ gia đình về tính chất nguy hiểm của bệnh dại, các biện pháp phòng, chống bệnh dại trước và sau phơi nhiễm cho người và động vật để người dân chủ động phòng bệnh cho bản thân và cộng đồng.

- Tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân nuôi, buôn bán, giết mổ, vận chuyển kinh doanh chó, mèo trong từng thôn, xóm, xã, phường thực hiện các biện pháp quản lý và phòng bệnh trên đàn chó nuôi theo hướng dẫn của cán bộ thú y, ký cam kết thực hiện 5 không: “không nuôi chó mèo không tiêm phòng dại”, “không nuôi chó, mèo chưa khai báo với chính quyền địa phương”, “không nuôi chó thả rông”, “không để chó cắn người”, “không nuôi chó, mèo gây ô nhiễm môi trường”.

- Tuyên truyền cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại thực hiện tiêm phòng trước phơi nhiễm và những người bị phơi nhiễm với động vật bị bệnh dại hoặc nghi mắc bệnh dại thực hiện điều trị dự phòng bằng vắc xin, huyết thanh kháng dại theo hướng dẫn của cán bộ y tế.

3.2. Dự phòng trước phơi nhiễm

- Tiêm vắc xin dự phòng bệnh dại cho những người có nguy cơ cao phơi nhiễm với vi rút dại như cán bộ thú y, nhân viên phòng thí nghiệm làm việc với vi rút dại, người làm nghề giết mổ chó, người dân và những người đi du lịch đến các khu vực lưu hành bệnh dại.

- Tiêm nhắc lại theo định kỳ: Áp dụng cho những người do công việc thường xuyên có nguy cơ tiếp xúc với vi rút dại và chỉ tiêm nhắc lại 1 liều khi xét nghiệm chuẩn độ kháng thể dại ở mức dưới 0,5UI/ml.

3.3. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm

Điều trị dự phòng nên được tiến hành càng sớm càng tốt sau khi bị phơi nhiễm, bao gồm: rửa vết thương, tiêm vắc xin phòng dại và sử dụng huyết thanh kháng dại nếu có chỉ định.

3.3.1. Xử lý vết thương

- Xối rửa kỹ tất cả các vết cắn/cào trong 15 phút với nước và xà phòng, hoặc nước sạch, sau đó sát khuẩn bằng cồn 45°-70° hoặc cồn i ốt để làm giảm thiểu lượng vi rút dại tại vết cắn. Có thể sử dụng các chất khử trùng thông thường như rượu, cồn, xà phòng các loại, dầu gội, dầu tắm để rửa vết thương ngay sau khi bị cắn.

- Không làm dập nát thêm vết thương hoặc làm tổn thương rộng hơn, tránh khâu kín ngay vết thương. Trường hợp bắt buộc phải khâu thì nên trì hoãn khâu vết thương sau vài giờ đến 3 ngày và nên khâu ngắt quãng/bỏ mũi sau khi đã tiêm phòng bế huyết thanh kháng dại vào tất cả các vết thương.

- Tùy trường hợp cụ thể có thể sử dụng kháng sinh và tiêm phòng uốn ván.

3.3.2. Nguyên tắc điều trị dự phòng

Chỉ định dùng vắc xin và huyết thanh kháng dại trong điều trị dự phòng bệnh dại tùy theo tình trạng động vật, hoàn cảnh bị cắn hoặc tiếp xúc với nguồn bệnh, vị trí bị cắn, số lượng, tình trạng vết cắn và tình hình bệnh dại trong vùng.

Chỉ định điều trị dự phòng bệnh bệnh dại sau phơi nhiễm đối với những người chưa được tiêm phòng bệnh dại theo bảng tóm tắt dưới đây:

TÓM TẮT CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG BỆNH DẠI

Phân độ vết thương

Tình trạng vết thương

Tình trạng
(Kể cả động vật đã được tiêm phòng dại

 

Điều trị dự phòng

Tại thời điểm cắn người

Trong vòng 10 ngày

Độ I

S, cho động vật ăn, liếm trên da lành

 

 

Không điều trị

Độ II

Vết xước, vết cào, liếm trên da bị tổn thương, niêm mạc

Bình thường

Bình thường

Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày thứ 10

Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Có triệu chúng dại, hoặc không theo dõi được con vật

 

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Độ III

Vết cắn/cào chảy máu ở vùng xa thần kinh trung ương

Bình thường

Bình thường

Tiêm vắc xin dại ngay, dừng tiêm sau ngày thứ 10

Ốm, có xuất hiện triệu chứng dại, mất tích

Tiêm vắc xin dại ngay và đủ liều

Có triệu chứng dại, hoặc không theo dõi được con vật

 

Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin dại ngay

 

- Vết cắn/cào sâu, nhiều vết

- Vết cắn/cào gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ

- Vết cắn/cào ở vùng có nhiều dây thần kinh như đầu chi, bộ phận sinh dục

- Bình thường

- Có triệu chứng dại

- Không theo dõi được con vật

 

Tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại ngay.

* Lưu ý:

- Các vết thương do động vật hoang dã cắn cần xử lý và điều trị như đối với động vật bị bệnh dại. Nếu các con vật này được bắt ngay và làm xét nghiệm có kết quả âm tính với bệnh dại thì có thể dừng điều trị dự phòng.

- Các vết thương do động vật gặm nhấm, gia súc cắn thì xem xét chỉ định tiêm vắc xin dại mà không cần tiêm huyết thanh kháng dại.

- Sử dụng vắc xin phòng dại và huyết thanh kháng dại: đường tiêm, lịch tiêm và liều lượng cần tuân thủ theo hướng dẫn của nhà sản xuất đã được Bộ Y tế Việt Nam cấp phép.

3.3.3. Phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người chưa tiêm phòng dại

3.3.3.1. Tiêm vắc xin phòng dại

- Nguyên tắc: Áp dụng 1 trong 2 phác đồ tiêm vắc xin phòng dại bằng phác đồ tiêm bắp hoặc phác đồ tiêm trong da; mũi đầu tiên tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bị phơi nhiễm.

- Việc tiêm trong da sẽ giảm lượng vắc xin và giá thành, tuy nhiên tùy thuộc vào số lượng người đến tiêm vắc xin phòng dại tại điểm tiêm trong ngày để lựa chọn phác đồ tiêm bắp hay tiêm trong da nhằm bảo đảm chi phí hiệu quả.

3.3.3.2. Tiêm huyết thanh kháng dại

- Nguyên tắc: Tiêm huyết thanh kháng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị phơi nhiễm và chỉ dùng 1 lần trong điều trị.

- Tiêm phong bế tại vùng vết thương bị động vật cắn để huyết thanh kháng dại thấm sâu vào bên trong và xung quanh vết thương tới mức tối đa. Phần huyết thanh còn lại tiêm bắp sâu ở vị trí cách xa vị trí tiêm vắc xin dại. Các vết thương ở vị trí giải phẫu đặc biệt (như các đầu ngón tay) phải thấm đẫm một cách cẩn thận. Trong trường hợp bị nhiều vết cắn mà số lượng huyết thanh cần tiêm không đủ nhiều để tiêm cho toàn bộ các vết thương (do cân nặng của bệnh nhân ít) thì pha loãng huyết thanh từ 2-3 lần với nước muối sinh lý để đảm bảo tất cả các vết thương đều được tiêm huyết thanh kháng dại.

- Trường hợp không có huyết thanh kháng dại tại điểm tiêm vắc xin có thể sử dụng phác đồ tiêm bắp, nhưng tiêm 2 liều vắc xin phòng dại (ở 2 bên cánh tay) vào ngày 0 (ngày đầu tiên bệnh nhân đến), và giới thiệu bệnh nhân đến điểm tiêm khác để tiêm huyết thanh kháng dại. Ngoài ra đối với vết thương độ II ở những người bị ức chế miễn dịch nên sử dụng huyết thanh kháng dại.

- Thời gian chỉ định tiêm huyết thanh: Tiêm càng sớm càng tốt ngay sau khi bệnh nhân bị động vật nghi dại cắn và chưa có dấu hiệu lên cơn dại. Không sử dụng huyết thanh kháng dại sau 7 ngày kể từ mũi tiêm vắc xin đầu tiên.

3.3.4. Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm cho người đã tiêm phòng dại

- Nguyên tắc:

+ Xử lý vết thương theo thường quy.

+ Không cần tiêm huyết thanh kháng dại.

+ Áp dụng 1 trong 2 phác đồ tiêm vắc xin phòng dại là phác đồ tiêm bắp hoặc phác đồ tiêm trong da.

- Tiêm lại đầy đủ phác đồ điều trị dự phòng sau phơi nhiễm đối với các trường hợp sau:

+ Những người đã tiêm phòng dại trước hoặc sau phơi nhiễm bằng vắc xin tế bào nhưng chưa đủ 3 mũi.

+ Những người đã tiêm phòng dại sử dụng vắc xin dại sản xuất trên mô não.

+ Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, những người bị ức chế miễn dịch do cơ địa hoặc do các nguyên nhân khác.

3.4. Tổ chức điểm tiêm vắc xin và huyết thanh kháng dại (điểm tiêm phòng dại)

- Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh hướng dẫn và tổ chức điểm tiêm phòng dại để tạo thuận lợi cho việc đi lại và tiếp cận của người dân trong khu vực. Tối thiểu mỗi huyện/quận có ít nhất 01 điểm tiêm phòng dại.

- Tiêu chuẩn điểm tiêm phòng dại thực hiện theo Thông tư số 12/2014/TT-BYT ngày 20/3/2014 của Bộ Y tế về Hướng dẫn việc quản lý sử dụng vắc xin trong tiêm chủng và các quy định hiện hành khác.

- Điểm tiêm phòng dại thực hiện nhiệm vụ điều tra, giám sát, điều trị dự phòng cho những người bị động vật nghi dại cắn, tiêm phòng bệnh dại cho người có nguy cơ cao (theo hướng dẫn tại mục 3; điều tra, báo cáo theo mẫu phụ lục 1, 2 cho Trung tâm Y tế cùng cấp).

- Điểm tiêm phòng dại đảm bảo chế độ trực ngoài giờ để xử lý kịp thời các trường hợp phơi nhiễm với vi rút dại.

4. CÁC BIỆN PHÁP ĐIỀU TRA, XỬ LÝ Ổ DỊCH

4.1. Định nghĩa ổ dịch bệnh dại

Ổ dịch bệnh dại là nơi có động vật mắc bệnh dại ở phạm vi thôn, làng, khu phố.

4.2. Điều tra phát hiện sớm ổ dịch dại từ động vật lây sang người

- Trung tâm Y tế dự phòng phối hợp với cơ quan thú y cùng cấp thực hiện điều tra khi xảy ra một trong các tình huống sau:

+ Có nhiều người ở cùng một địa phương bị động vật cắn đến tiêm phòng dại.

+ Có 1 ca nghi bệnh đại trên người được chẩn đoán trên lâm sàng.

+ Có 1 trường hợp tử vong do bệnh dại trên người được chẩn đoán xác định.

- Tiến hành điều tra tại nơi bệnh nhân bị động vật nghi dại cắn trên phạm vi thôn, xã. Xác định nguồn lây truyền bệnh dại và những người bị chó cắn. Phối hợp với cơ quan thú y xác định xem có còn bệnh dại trên chó và các động vật khác hay không. Nếu có thì phối hợp xử lý ngay ổ dịch dại.

4.3. Xử lý ổ dịch

4.3.1. Xử lý đối với người

- Những người bị chó mèo mắc bệnh hoặc nghi mắc bệnh dại cắn, cào, liếm hoặc đã tiếp xúc với chó, mèo mắc bệnh phải được xử lý vết thương ngay theo hướng dẫn tại mục 3.3.1: xử lý vết thương; đến ngay các điểm tiêm phòng dại để được khám và điều trị dự phòng; tuyệt đối không được điều trị bằng thuốc nam.

- Điều trị dự phòng bệnh dại đối với những người tiếp xúc có vết thương hở hoặc niêm mạc bị phơi nhiễm với nước bọt của bệnh nhân.

- Cách ly, điều trị người bệnh tại bệnh viện với sự chăm sóc đặc biệt về y tế.

- Tránh tiếp xúc với các chất tiết của bệnh nhân trong suốt thời gian mắc bệnh.

- Sát trùng tẩy uế đối với nước bọt và các đồ vật bị nhiễm chất tiết của người bệnh bằng các hóa chất diệt khuẩn thông thường.

- Những người chăm sóc, phục vụ trực tiếp người bệnh nên dùng găng tay, mặc áo choàng, đeo khẩu trang.

- Điều tra người tiếp xúc, nguồn lây nhiễm tại gia đình và cộng đồng để điều trị dự phòng bệnh dại cho những người bị phơi nhiễm tại khu vực ổ dịch.

Sau khi người bệnh tử vong thì tiến hành sát trùng tẩy uế lần cuối tại gia đình hoặc bệnh viện và mai táng bệnh nhân tử vong theo quy định đối với bệnh truyền nhiễm gây dịch nhóm B.

4.3.2. Xử lý đối với động vật

Phối hợp với cơ quan thú y, chính quyền địa phương tiến hành:

- Diệt ngay chó và động vật lên cơn dại hoặc nghi mắc bệnh dại trong khu vực ổ dịch. Thực hiện tiêu hủy động vật bị mắc bệnh hoặc chết vì bệnh dại, vệ sinh, khử trùng tiêu độc vùng có dịch.

- Tất cả chó, mèo trong vùng dịch phải được nhốt. Cách ly, theo dõi những con vật nghi mắc bệnh, nhiễm bệnh, nghi nhiễm bệnh dại theo quy định. Những con khỏe mạnh trong ổ dịch và các thôn tiếp giáp phải được tiêm vắc xin phòng bệnh dại.

- Những người trực tiếp thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi có ổ dịch phải thực hiện biện pháp phòng hộ theo hướng dẫn của cơ quan thú y.

- Không vận chuyển, đưa chó, mèo ra, vào vùng có dịch.

5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

5.1. Cục Y tế dự phòng: Chỉ đạo, tổ chức hướng dẫn, kiểm tra các hoạt động giám sát, thông tin, báo cáo và triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh dại trên người trên phạm vi cả nước. Phối hợp chia sẻ thông tin về bệnh dịch với Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) và các đơn vị có liên quan khác theo quy định.

5.2. Cục Quản lý khám chữa bệnh: Chỉ đạo các bệnh viện, phòng khám, các cơ sở điều trị nhà nước và tư nhân trên toàn quốc việc thực hiện hoạt động về công tác điều trị, thông báo bệnh dại trên người theo quy định. Tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện quyết định này tại tất cả các bệnh viện, phòng khám tại các cơ sở điều trị nhà nước và tư nhân trên toàn quốc.

5.3. Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur trực thuộc Bộ y tế

- Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương - Bộ Y tế là đơn vị thường trực của Ban Điều hành dự án Khống chế và loại trừ bệnh dại là đầu mối tổng hợp số liệu, hoạt động phòng chống bệnh dại trên phạm vi toàn quốc báo cáo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng).

- Các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur tại các khu vực thực hiện:

+ Thực hiện việc thông tin, báo cáo số liệu giám sát ca bệnh và hoạt động phòng, chống bệnh dại trên người của các đơn vị theo khu vực phụ trách về Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương để tổng hợp báo cáo Bộ Y tế (Cục Y tế dự phòng). Thực hiện việc tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm và xét nghiệm chẩn đoán xác định bệnh dại trên người.

+ Hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật, theo dõi, chỉ đạo, tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác phòng chống bệnh dại trên người tại các đơn vị thuộc khu vực phụ trách.

+ Phối hợp và chia sẻ thông tin giám sát bệnh dại trên người với các cơ quan thú y vùng theo quy định.

5.4. Sở Y tế: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng chương trình phòng chống bệnh dại trên người của tỉnh. Chỉ đạo các đơn vị y tế trên địa bàn quản lý, triển khai các hoạt động phòng chống bệnh dại trên người theo đúng quy định. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và kiểm tra công tác phòng chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh.

5.5. Bệnh viện tuyến trung ương, tỉnh, huyện và các cơ sở khám, chữa bệnh: Thực hiện điều tra ca bệnh theo phiếu điều tra, lập danh sách ca bệnh, lấy mẫu bệnh phẩm của các trường hợp bệnh nhân nghi dại đến khám, điều trị và báo cáo theo quy định. Cập nhật, tập huấn cách xử trí, phác đồ cấp cứu, điều trị bệnh nhân dại, nghi dại. Chuẩn bị đủ thuốc, hóa chất, trang thiết bị và các phương tiện cần thiết để sẵn sàng tiếp nhận, cấp cứu và điều trị bệnh nhân dại, nghi dại.

5.6. Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Là đầu mối điều phối việc thực hiện, theo dõi, kiểm tra công tác giám sát, phòng chống bệnh dại trên người tại các tỉnh, thành phố. Tổ chức thu thập, tiếp nhận các mẫu bệnh phẩm, phiếu điều tra tại bệnh viện, cơ sở y tế các tuyến. Bảo quản, vận chuyển mẫu bệnh phẩm, phiếu điều tra, báo cáo về các Viện Vệ sinh dịch tễ/ Pasteur theo quy định. Đầu mối trao đổi thông tin, phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh trong công tác giám sát và xử lý ổ dịch dại trên người và động vật. Thiết lập các điểm tiêm phòng dại tại các huyện trong địa bàn tỉnh.

5.7. Trung tâm Truyền thông Giáo dục sức khỏe tỉnh: Là đơn vị đầu mối phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng, Chi cục Thú y xây dựng các tài liệu truyền thông phòng chống bệnh dại và phối hợp với các chính quyền địa phương, tổ chức chính trị, chính trị - xã hội triển khai tuyên truyền tới các hộ gia đình, người dân, đặc biệt là các đối tượng có nguy cơ cao thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh.

5.8. Trung tâm Y tế huyện: Phối hợp với Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh xây dựng các điểm tiêm phòng dại trên địa bàn huyện đủ các điều kiện cần thiết để thực hiện các hoạt động tiêm phòng bệnh dại và điều trị dự phòng bệnh dại trên người theo quy định, thực hiện thường trực phòng chống bệnh dại. Thực hiện điều tra ca bệnh theo phiếu điều tra, lập danh sách các trường hợp bệnh nhân dại, nghi dại, thực hiện việc thống kê báo cáo và triển khai hoạt động phòng chống bệnh dại theo quy định. Thông báo với Trạm Thú y huyện để phối hợp theo dõi, giám sát và xử lý ổ dịch dại trên người và động vật.

5.9. Trạm Y tế xã: Tham mưu cho Ủy ban nhân dân xã tổ chức các hoạt động phòng chống dại trên địa bàn xã. Hướng dẫn và thực hiện xử lý vết thương cho người bị động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại cắn, cào. Sau đó tư vấn cho người dân đến điểm tiêm phòng dại để thực hiện việc điều trị dự phòng theo quy định. Thông báo cho Trung tâm Y tế huyện để tiến hành điều tra ca bệnh và cán bộ thú y xã để tổ chức theo dõi, giám sát động vật mắc bệnh dại hoặc nghi dại và xử lý ổ dịch dại (nếu có).

 


Phụ lục 1

BẢNG THEO DÕI NGƯỜI TIÊM VẮC XIN PHÒNG DẠI VÀ HUYẾT THANH KHÁNG DẠI

TT

Họ và tên

Địa chỉ/ điện thoại

Tuổi

Ngày bị động vật cắn, tiếp xúc

Loại động vật

Mức độ vết thương
(Độ I, II, III)

Vị trí, số lượng vết thương

Tình trạng động vật sau cắn

Phác đồ tiêm bắp (Ghi rõ ngày, tháng, năm vào từng ô)

Phác đồ tiêm trong da (Ghi rõ ngày, tháng, năm vào từng ô)

Sử dụng HTKD

Lô vắc xin

Phản ứng tại chỗ tiêm

Phản ứng toàn thân sau tiêm

Ghi chú

Nam

Nữ

Chó

Mèo

Tiếp xúc

Khác

Đầu, mặt, cổ

Thân

Tay

Chân

Bình thường

Ốm

Chạy rông, mất tích

Lên cơn dại

Ngày 0

Ngày 3

Ngày 7

Ngày 14

Ngày 28

Ngày 0

Ngày 3

Ngày 7

Ngày 28

Ngày tiêm

Lô HTKD

Tại chỗ (ml)

Đường tiêm (ml)

Đau

Quầng đỏ

Tụ máu

Phù nề, nốt cứng

Sốt

Khó chịu

Ngứa

Mẩn đỏ

Đau cơ, đau khớp

Rối loạn tiêu hóa

Khác

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

16

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

17

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

19

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

20

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Phụ lục 2

 

SỞ Y TẾ
TRUNG TÂM YTDP ……….

BÁO CÁO THỐNG KÊ TIÊM VẮC XIN PHÒNG DẠI VÀ HUYẾT THANH KHÁNG DẠI

Tháng ….. năm 20 …

 

TT

Điểm tiêm (quận/ huyện)

Giới

Tuổi

Thời gian từ lúc bị cắn - tiêm

Loại động vật

Số người có vị trí vết thương

Số người có mức độ vết thương

Tình trạng động vật

Số người

Số người dùng HTKD

Số người có phản ứng tại chỗ tiêm

Số người có phản ứng toàn thân sau tiêm

BN tử vong

Nam

Nữ

< 15 tuổi

15 - 24 tuổi

25 - 49 tuổi

³ 50 tuổi

< 10 ngày

³ 10 ngày

Chó

Mèo

Dơi

Khác

Đầu mặt cổ

Thân

Tay

Chân

Độ I

Độ II

Độ III

Bình thường

Ốm

Chạy rông + mất tích

Lên cơn dại

Tiêm bắp

Tiêm trong da

Đau

Quầng đỏ

Tụ máu

Phù nề / nốt cứng

Sốt

Khó chịu

Ngứa mẩn đỏ

Đau cơ, khớp

Rối loạn tiêu hóa

Khác

Có tiêm

Không tiêm

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

8

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

10

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cộng dồn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Người làm báo cáo
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày ….. tháng ….. năm 20…..
Lãnh đạo Đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 


Phụ lục 3

PHIẾU ĐIỀU TRA BỆNH NHÂN NGHI DẠI/TỬ VONG DO BỆNH DẠI

(Được chẩn đoán lâm sàng)

Cán bộ điều tra khoanh tròn vào các chữ số và điển thông tin đầy đủ vào chỗ trong

1. Họ và tên: …………………………………………………………………………………

2. Năm sinh: ………………….. Giới: 1. Nam              2. Nữ           Dân tộc:..…………

3. Nơi ở hiện tại: số nhà ………………………. thôn/phố …………… xã/phường ……

huyện/quận …………………………… tỉnh/thành phố..................................................

4. Trình độ học vấn:       1. Mù chữ         2. Tiểu học        3. Trung học cơ sở

4. Phổ thông trung học              5. Cao đẳng/đại học

5. Nghề nghiệp: …………………………………………………………………………….

6. Loại động vật cắn/tiếp xúc người: 1. Chó       2. Mèo       3. Tiếp xúc với động vật/bệnh nhân

       4. Dơi        5. Khác (ghi rõ) ……………………………….....

7. Nơi bị động vật cắn/tiếp xúc: Thôn/phố ……………….. xã/phường ………………

huyện/quận ………...….. tỉnh/thành phố ………………………

8. Tình trạng con vật lúc cắn/tiếp xúc người:

1. Bình thường         2. Chạy rông/mất tích         3. Ốm         4. Lên cơn dại         5. Không biết

6. Các biểu hiện khác: ……………………………………………………………………

9. Con vật đó cắn mấy người: ……………………………………………………………

10. Động vật cắn đã được tiêm phòng dại chưa? 1. Có              2. Không           3. Không biết

Nếu có được tiêm (Ghi 2 đợt gần nhất)

Ngày ………. tháng …………. năm ……………. Loại vắc xin …………………………

Ngày ………. tháng …………. năm ……………. Loại vắc xin …………………………

11. Ở nơi bị cắn/tiếp xúc có chó mèo lên cơn dại không?    1. Có      2. Không      3. Không biết

Nếu có: Loại động vật …………………….. Số con có triệu chứng dại ………………

12. Ngày, tháng, năm bị động vật cắn/ tiếp xúc: ……………./………/………………

13. Vị trí vết cắn: 1. Đầu, mặt, cổ           2. Thân             3. Tay               4. Chân

14. Số lượng vết cán:    1. Một vết         2. Hai vết          3. ³ ba vết

15. Tình trạng vết cắn:   1. Xây xước da          2. Nông/chảy máu ít         3. Sâu/chảy nhiều máu

4. Khác (ghi rõ).......................................................................................

16. Bệnh nhân có xử trí vết thương không:         1. Có         2. Không         3. Không biết

- Nếu có thì xử trí như thế nào: 1. Rửa nước xà phòng      2. Rửa nước muối      3. Rửa nước lã

4. Bôi chất sát khuẩn            5. Cắt lọc vết cắn            6. Khâu vết cắn

7. Khác ……………………………………………………………………………

17. Bệnh nhân có tiêm huyết thanh kháng dại (HTKD) không:   1. Có    2. Không    3. Không biết

Nếu có: ngày tiêm…../..…../….. số ml …………………… Nơi tiêm …………………………………

18. Bệnh nhân có tiêm vắc xin dại không?         1. Có            2. Không            3. Không biết

- Nếu có: ngày tiêm ….../.…../……………….. Loại vắc xin: ……………………………

- Ký hiệu lô vắc xin: ………………………….. Nơi tiêm: …………………………………

- Phác đồ tiêm: (ghi rõ ngày/tháng/năm)

Tiêm bắp: N0…………………. N3. …………. N7…………..N14 ……………N28 ………………..

Tiêm trong da: NQ-CP …………….N3 …………….. N7 ………………. N28 ………………………

Bệnh nhân có tiền sử dùng thuốc Corticoid hoặc ACTH trước khi tiêm vắc xin không?

1. Có                                        2. Không

19. Ngày có triệu chứng dại đầu tiên: …../…../ ……… Ngày tử vong: …../…../ ……

20. Nơi chẩn đoán và điều trị bệnh nhân lên cơn dại: 1. Tại nhà    2. Trạm Y tế xã    3. BV huyện

4. Bệnh viện tỉnh            5. BV trung ương          6. Nơi khác (ghi rõ) …….

21. Bệnh nhân có được lấy mẫu bệnh phẩm xét nghiệm bệnh dại không?

1. Có                            2. Không

Nếu có: Loai bệnh phẩm xét nghiệm là gì?

1. Dịch não tủy      2. Nước bọt      3. Huyết thanh      4. Mnh sinh thiết da gáy      5. Khác

Kết quả xét nghiệm?      1. Dương tính         2. Âm tính         3. Không biết

22. Tóm tắt triệu chứng lâm sàng bệnh nhân:

1. Mệt mỏi

2. Chán ăn

3. Nhức đầu

4. Sốt

5. Đau cơ

5. Ngứa tại vết cắn

6. Lo lắng

7. Mất ngủ

8. Sợ nước

9. Sợ gió

10. Sợ ánh sáng

11. Đờm dãi

12. Co giật

13. Trốn chạy

14. Gào hét

15. Liệt

16 Xuất tinh

17 Triệu chứng khác (Ghi rõ) ………………………

23. Lý do không tiêm huyết thanh kháng dại và vắc xin phòng dại:

1. Không có tiền để tiêm vắc xin

2. Trẻ nhỏ không nói cho gia đình biết

3. Dùng thuốc nam/đông y

4. Không biết địa điểm tiêm vc xin

5. Không có vắc xin/HTKD để tiêm

6. Chủ quan (biết bị chó mèo cắn phải tiêm vx phòng dại, có tiền, biết điểm tiêm nhưng không đi tiêm)

7. Đến muộn sau 3 ngày nên không tiêm

8. Không hiểu biết về bệnh dại

9. Khoảng cách đến điểm tiêm xa

10. Lý do khác (ghi rõ) …………………………

24. Nhận xét của cán bộ trực tiếp điều tra: ………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………

 

Xác nhận đơn vị
(ký tên, đóng dấu)

Ngày ….. tháng ….. năm 20...
Người điều tra ký, ghi rõ họ tên

 

Phụ lục 4

MẪU BÁO CÁO TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI
(ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC ĐƠN VỊ Y TẾ KHI TRAO ĐỔI THÔNG TIN BỆNH DỊCH VỚI CÁC ĐƠN VỊ THÚ Y)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2013/TTLT-BYT-BNN&PTNT ngày 25/5/2013)

Cơ quan chủ quản: …………..
Đơn vị: ………………………..
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: ………../…………..

………….., ngày tháng năm …..

 

BÁO CÁO

TRƯỜNG HỢP BỆNH HOẶC Ổ DỊCH LÂY TRUYỀN TỪ ĐỘNG VẬT SANG NGƯỜI

Kính gửi: …………………………..

I. Thông tin bệnh nhân đầu tiên:

1. Họ tên bệnh nhân: ……………………………. Tuổi ………….. Giới ........................

2. Họ tên người liên hệ (đối với trẻ em): ................................................................

3. Nghề nghiệp: ...................................................................................................

4. Nơi ở hiện tại: ..................................................................................................

5. Quận/Huyện: ……………………… Tỉnh: …………………… Số điện thoại: .............

6. Ngày khởi phát triệu chứng đầu tiên: .................................................................

7. Ngày vào viện: ………/………./…………. Ngày tử vong (nếu có): .………/………./

8. Nơi khám bệnh đầu tiên: ...................................................................................

9. Nơi bệnh nhân đang điều trị: .............................................................................

10. Chẩn đoán ban đầu: .......................................................................................

11. Chẩn đoán xác định: .......................................................................................

12. Tiền sử: .........................................................................................................

13. Yếu tố dịch tễ: ...............................................................................................

14. Ngày lấy mẫu bệnh phẩm: ………………………. Loại bệnh phẩm ......................

15. Ngày gửi xét nghiệm: ………./……../................................................................

16. Ngày trả và kết quả xét nghiệm: ………./……../.................................................

17. Nơi xét nghiệm: ……………………… Phương pháp xét nghiệm: .......................

II. Tổng hợp tình hình bệnh hoặc ổ dịch đến thời điểm báo cáo

1. Tổng số trường hợp mắc: ................................................................................

2. Tổng số trường hợp tử vong: ...........................................................................

3. Số địa phương ghi nhận trường hợp bệnh: Số tỉnh: ….. Số huyện: …… Số xã: ..

4. Số mẫu xét nghiệm: .........................................................................................

5. Số mẫu dương tính: .........................................................................................

6. Các yếu tố nguy cơ: .........................................................................................

III. Nhận định tình hình

............................................................................................................................

IV. Các biện pháp phòng, chống dịch đã triển khai

............................................................................................................................


Nơi nhận:
- ………………

Thủ trưởng đơn vị
(ký, đóng du)

 

MINISTRY OF HEALTH
OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 1622/QD-BYT

Hanoi, May 08, 2014

 

DECISION

APPROVAL FOR "GUIDANCE ON MONITORING AND PREVENTION OF RABIES IN HUMANS"

THE MINISTER OF HEALTH

Pursuant to the Government’s Decree No. the Government's Decree No. 63/2012/ND-CP dated August 31, 2012 defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Health of Vietnam;

At the request of the Director of General Department of Preventive Medicine,

DECIDES:

Article 1. The "Guidance on Monitoring and Prevention of Rabies in Humans" is promulgated together with this Decision.

Article 2. The "Guidance on Monitoring and Prevention of Rabies in Humans" is an instructional document that can be applied at all state, semi-state and private preventive medicine facilities and health facilities nationwide.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 4. The Chief of the Ministry Office, the Ministerial Chief Inspector, Directors of Departments of the Ministry of Health; Epidemiology Institutes and Pasteur Institutes; Directors of Departments of Health; Directors of Preventive Medicine Centers of provinces and centrally affiliated cities; heads of health authorities of other Ministries and central authorities; heads of relevant units are responsible for the implementation of this Decision./.

 

 

PP MINISTER
DEPUTY MINISTER




Nguyen Thanh Long

 

GUIDANCE

MONITORING AND PREVENTION OF RABIES IN HUMANS
(Promulgated together with Decision No. 1622/QD-BYT dated May 8, 2014 of the Minister of Health)

1. GENERAL CHARACTERISTICS OF RABIES

Rabies is an acute encephalomyelitis caused by virus, transmitted from animals to humans primarily through bites of infected animals. It is normally found in Asian and African countries. In Vietnam, rabies spreads across multiple areas, primarily in mountainous provinces. Most cases are caused by dog bites. Infections usually increase during the hot season on from May to August. Clinical symptoms include hydrophobia, aerophobia, convulsion, paralysis and eventually death. Once rabies symptoms appear, the result is virtually always death (in both humans and animals). However, rabies in humans can be prevented with vaccines with rabies vaccine and rabies immunoglobulin. Vaccination of both humans and animals (mainly dogs) is an effective method for prevention of rabies.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1.1. Causes

Rabies virus belongs to the Rhabdoviridae family, Lyssavirus genus, has RNA genome and lipid coating. Rabies virus has weak immunity, is easily inactivated by temperature; easily destroyed by chemicals that dissolve lipid (soap, ether, chloroform, acetone); very sensitive to UV light and quickly inactivated by alcohol, iodine solution.

Rabies in humans is mainly diagnosed according to its typical symptoms and history of exposure to rabies virus. Tests for diagnosing  rabies include: fluorescent antibody test (FAT), virus isolation, Reverse Transcription–Polymerase Chain Reaction (RT – PCR). antibody detection (ELISA, RFFIT, FAVN). However, due to the dangerous nature of rabies, any person who is bitten by animal suspected of rabies should be immediately monitored and given prophylaxis (preventive treatment) even before the animal is diagnosed with rabies.

1.2. Sources, incubation period and transmission period

Natural sources of rabies are warm-blooded mammals such as wolves, jackals, domestic dogs, cats, weasels, civets, foxes and other mammals. In the continents of America and Africa, bats also have the disease. In Vietnam, dogs are the main source of infection.

The incubation period in human is normally 1 – 3 months from exposure. In rare cases, incubation period can be shorter than 9 days or as long as a few years. Incubation period depends on the seriousness of the bite wound, the location of the bite wound (whether there are a lot of nerves), the distance from the bite wound to the brain, the quantity of virus infected. The more serious the bite wound and the closer the bite wound is to the central nervous system, the shorter the incubation period.

The transmission period in domestic dogs in 3 – 7 days (not longer than 10 days) before symptom onset and throughout the symptomatic period. The virus is excreted via the patient's saliva, tears, urine, etc. throughout the symptomatic period. However, human to human transmission is very rare.

A suspected rabid dog usually has clinical symptoms of one of the two forms of rabies: furious rabies and paralytic rabies. It is possible that a dog has both types alternatively, furious and excitative stage first, then paralytic stage later.

a) Only 25% of the cases are furious rabies, characterized by hyperactivity and aggression, barking and biting at strangers, overexcited when called by owners; even a small sound can trigger the dog, causing it to furiously bark for a long time (2-3 days after symptom onset). The dog would leave home and normally would not return. It would bite anything on the way, eat arbitrarily, attack other dogs and humans. The dog would eventually die due to paralysis of respiratory muscles and fatigue due to inability to eat and drink.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Rabies symptoms in puppies are usually not typical but all rabid dogs will die within 10 days from the symptom onset.

Rabies in cats is less common but also develops in the same manner as in dogs: the cat would hide and growls as if in estrus, and bite if touched by humans.

1.3. Routes of infection

Rabies is primarily transmitted after an infected animal bites, scratches, or licks an open wound on the skin. There are also recorded cases of human-to-human transmission due to via tissue or organ transplantation, bites or exposure to excreta of the rabies patient.

There are also other rarer transmission routes such as transmission via mucous membrane due to exposure to or inhalation of droplets that contain the rabies virus in a bat cave or during laboratory accident.

1.4. Immune responsiveness

All mammals have different immune responsiveness to rabies virus. Immune responsiveness is highest in dogs, cats, foxes, weasels, bats, then cattle, pigs, monkeys, bears, mice, etc. Humans also has high immune responsiveness and will produce antibodies against the virus after rabies vaccine is administered.

2. MONITORING OF RABIES IN HUMANS

2.1. Monitoring of people exposed to rabies virus

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



A person is considered "exposed" to rabies virus when he/she is bitten, scratched, licked by a dog, cat or suspected rabid animal, or has the animal's saliva contact with his/her mucous membrane (such as eyes, mouth, scratched mucous membrane), or has a wound or mucous membrane exposed to rabies virus/samples at the laboratory.

2.1.2. Monitoring of people exposed to rabies virus/suspected rabid animals

- People who are exposed to rabies virus and undergoing examination and prophylaxis of rabies at rabies vaccination clinics shall be monitored. Information shall be fully recorded according to Appendix 1: "Monitoring of administration of rabies vaccine and rabies immunoglobulin".

- Preventive medicine units shall inform veterinary authorities at the same level for cooperating in monitoring and prevention of rabies in animals according to applicable regulations of veterinary authorities.

2.2. Monitoring of rabies patients

2.2.1. Definition of a case of rabies in humans

The patient has clinical symptoms of acute encephalomyelitis with furious form symptoms such as hydrophobia, aerophobia, photophobia or paralytic form symptoms such as paralysis). The disease eventually progresses to coma and death after 7 - 10 days.

2.2.2. Monitoring of rabies infections and deaths

Preventive medicine centers of provinces and centrally affiliated cities (hereinafter referred to as "provinces") shall cooperate with hospitals in organizing supervision to detect rabies infections and deaths in their provinces; carrying out investigation into rabies cases and epidemic prevention (if any) as per regulations.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2.2.3. Collection, preservation and transport of patients' specimens

- Types of specimens:

+ Blood (5 ml), taken 2 times at an interval of 7 days.

+ Cerebrospinal fluid (3-5 ml)

+ Saliva (3-5 ml) during increased saliva production period

+ Nape skin biopsy specimens: 3 - 5 mm of skin taken from the nape of the neck. 1 or 2 specimens at different positions can be taken.

- Preservation and transport of specimens: The preventive medicine center of the province shall cooperate with the hospital in taking, preserving and transporting specimens in accordance with Circular No. 43/2011/TT-BYT dated 05/12/2011 on management of specimens of infectious diseases.

2.3. Reporting

2.3.1. Information requiring reporting

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Information for monitoring people who are exposed to rabies virus and undergoing examination and prophylaxis at rabies vaccination clinics in the province shall be prepared according to Appendix 2: "Monthly statistics of administration of rabies vaccine and rabies immunoglobulin"

- Information for monitoring and investigation into rabies deaths shall be prepared according to Appendix 3 "Suspected rabies death investigation sheet"

- Reports on rabies cases or animal-to-human clusters to same-level veterinary authorities shall be prepared according to Appendix 4 "Report on rabies cases or animal-to-human clusters".

2.3.2. Reporting frequency and time

- Rabies vaccination clinics shall submit monthly reports according to Appendix 1 to the preventive medicine center of the province before the 10th of the next month.

- Preventive medicine centers of provinces shall submit monthly reports according to Appendix 2 and Appendix 3 to the regional Epidemiology Institute/Pasteur Institute and Central Epidemiology Institute (Management Board of Rabies Control and Elimination Project – the Ministry of Health) before the 15th of the next month.

- Management Board of Rabies Control and Elimination Project - the Ministry of Health shall submit reports on the developments, epidemiological characteristics and risk factors of rabies to the Ministry of Health (General Department of Preventive Medicine) before the 20th of the next month.

- Information about monitoring of rabies clusters shall be exchanged with same-level veterinary authorities according to Appendix 4.

3. RABIES PREVENTION

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Every household must be informed of the danger of rabies, how to prevent rabies and what to do to humans and animals before and after exposure in order for the people and communities to prevent rabies themselves.

- Encourage organizations and individuals that raise, sell, slaughter, transport dogs and cats in each village, neighborhood, commune and ward to implement measures for management and prevention of rabies in dogs according to instructions of veterinary officials; sign the agreement not to raise dogs and cats without rabies vaccination or without declaration with local authorities, to keep dogs under control, and not to cause environment pollution.

- Persuade people who are at high risk of exposure to rabies virus to get vaccinated before exposure; persuade people who have exposed to rabid animals or animals suspected of rabies infection to receive prophylaxis with rabies vaccine or rabies immunoglobulin according to instructions of the Ministry of Health.

3.2. Pre-exposure prophylaxis (PrEP)

- Administer rabies vaccine to people who are at high risk of exposure to rabies virus such as veterinary officials, laboratory employees who work with rabies virus, dog butchers, people living in or visiting rabies-affected areas.

- Administer booster rabies vaccine to people who have high risk of exposure to rabies virus. Only 1 booster dose will be administered if the rabies antibody titer is below 0,5UI/ml.

3.3. Post-exposure prophylaxis (PEP)

Prophylaxis should be provided as soon as possible after exposure, including: cleaning the wound, administration of rabies vaccine and rabies immunoglobulin if prescribed.

3.3.1. Wound care

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Do not expand the wound and avoid suturing the wound immediately. If suture is mandatory, it should be delayed for a few hours to 3 days and intermittent stitches should be used after rabies immunoglobulin has been injected into all wounds.

- Antimicrobials and tetanus vaccine can be administered if necessary.

3.3.2. Rules for preventive treatment

Prescribe rabies vaccine and rabies immunoglobulin depending on the species, the circumstance in which the patient is bitten or exposed to the virus, locations, quantity and seriousness of the bite wounds, and local rabies status.

Prescribe post-exposure prophylaxis for people who have not been vaccinated against rabies according to the table below:

SUMMARY OF RABIES PROPHYLAXIS GUIDANCE

Category of exposure

Description

Condition of the animal
(including those vaccinated against rabies)

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Prophylaxis

At the time of biting

In 10 days

Category I

Touching or feeding the animal, licks on intact skin

 

 

No prophylaxis required

Category II

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Normal

Normal

Rabies vaccine must be injected immediately and stop after the 10th day

Sick, having rabies symptoms, missing

Rabies vaccine must be injected immediately with full doses

Having rabies symptoms or cannot be monitored

 

Administer rabies vaccine immediately with full doses

Third degree

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Normal

Normal

Rabies vaccine must be injected immediately and stop after the 10th day

Sick, having rabies symptoms, missing

Rabies vaccine must be injected immediately with full doses

Having rabies symptoms or cannot be monitored

 

Rabies vaccine and rabies immunoglobulin must be injected immediately

 

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- Bite wounds/scratches near the central nervous system such as head, face, neck

- Bite wounds/scratches in areas with a lot of nerves such as extremities, genitals

- Normal

- Having rabies symptoms

- Cannot be monitored

 

Rabies vaccine and rabies immunoglobulin must be injected immediately

*Notes:

- Bite wounds caused by wild animals must be treated similarly to those caused by rabid animals. If the animal can be caught and tests negative for rabies, prophylaxis can be stopped.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The routes of administration, injection schedule and doses of rabies vaccine and rabies immunoglobulin shall comply with instructions of the manufacturers that have been licensed by the Ministry of Health of Vietnam.

3.3.3. Post-exposure prophylaxis regimen for people who have not been vaccinated against rabies

3.3.3.1. Injection of rabies vaccine

- Rules: Apply either intramuscular or intradermal regimen; The first injection must be given as soon as possible after exposure.

- Intradermal injection reduces the volume of vaccine required, thereby reducing cost. However, intramuscular or intradermal regimen will be chosen depending on the number of patients that day to achieve cost efficiency.

3.3.3.2. Injection of rabies immunoglobulin (RIG)

- Rules: RIG must be injected as soon as possible after exposure; only 1 dose is required.

- RIG must be injected into the depth and around the wound to maximize effect. The remaining RIG should be injected at an intramuscular site distant from that of the vaccine inoculation. Wounds at special anatomical positions (such as finger tips) must be infiltrated thoroughly. If the dose of RIG calculated for the patient's bodyweight is insufficient to infiltrate all bite wounds, sterile saline may be used to dilute it 2-3 fold to permit thorough infiltration.

- If RIG is unavailable at the vaccination station, intramuscular regimen can be applied, but 2 doses of rabies vaccine must be injected (into 2 arms) on day 0 (the first visit) and the patient must be introduced another station to receive the RIG injection. RIG should be used for category II exposures in immunosuppressed individuals.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3.3.4. Post-exposure prophylaxis regimen for previously vaccinated individuals

- Rules:

+ Treat the wound as usual.

+ RIG is not required.

+ Apply either intramuscular regimen or intradermal regimen.

- Repeat the entire post-exposure prophylaxis (PEP) regimen in the following cases:

+ The patient has received fewer than 3 doses of rabies vaccine before or after exposure.

+ The patient was vaccinated with a nerve tissue vaccine.

+ The patient has HIV/AIDS, immunosuppression due to congenital reasons or other reasons.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- The Preventive Medicine Centers or provinces shall provide instructions and organize rabies vaccination clinics in a manner that is convenient for the local people to visit. Each district shall have at least 01 rabies vaccination clinic.

- Rabies vaccination clinics shall satisfy the standards specified in Circular No. 12/2014/TT-BYT on management and use of vaccines and other applicable regulations.

- Rabies vaccination clinics shall carry out investigation, supervision, and provide prophylaxis for people who are bitten by suspected rabid animals, administer rabies vaccine for people at high risk or rabies infection (according to Section 3; investigations and reports shall be prepared according to the forms in Appendix 1 and Appendix 2 and submitted to the medical center at the same level).

- Rabies vaccination clinics shall organize overtime watches to promptly response to rabies virus exposure.

4. INVESTIGATION AND HANDLING OF RABIES CLUSTERS

4.1. Definition of a rabies cluster

A rabies cluster means a village or neighborhood with a lot of rabid animals.

4.2. Investigation for early detection of human rabies clusters

- The preventive medicine center shall cooperate with the veterinary authority in investigation in any of the following situations:

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



+ There is 1 case of clinically diagnosed human rabies.

+ There is 1 confirmed case of human rabies death.

- Investigation shall be carried out in neighborhood or commune where the patient is bitten by the suspected rabid animal. Identify the source of infection and the people bitten by dogs. Cooperate with the veterinary authority to determine whether rabies is found in dogs and other animals. Immediately take actions to eliminate the rabies clusters if rabies is confirmed.

4.3. Rabies cluster elimination

4.3.1. For humans

- People who are bitten, scratched, licked by suspected or confirmed rabid dogs or cats, or have had contact with confirmed rabid dogs or cats must receive wound care according to 3.3.1; immediately visit rabies vaccination clinics to receive treatment and prophylaxis. DO NOT USE HERBAL/TRADITIONAL MEDICINES FOR RABIES TREATMENT.

- Provide prophylaxis for people who have contact with the rabies patient and have open wounds or mucous membranes exposed to the rabies patient's saliva.

- Isolate and provide special care for rabies patients.

- Avoid contact with the rabies patient's excreta throughout the treatment.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



- People who directly care for the patient should wear gloves, gowns and facemasks.

- Investigate contacts, sources of infection in families and communities to provide prophylaxis for exposed people in the affected area.

After the patient dies, carry out disinfection for the last time at the patient's home or hospital and handle the patient's body in accordance with regulations on Group B infectious diseases.

4.3.2. For animals

Cooperate with the local government and veterinary authority in:

- Killing the confirmed and suspected rabid dogs and rabid animals in the affected areas. Cremate bodies of rabid animals; disinfect and decontaminate the affected area.

- All dogs and cats in the affected area must be confined. Isolate and monitor suspected and confirmed rabid animals. Healthy animals in the affected area and adjacent areas must be vaccinated against rabies.

- The people who directly carry out disinfection and decontamination of the cluster must wear personal protective equipment as instructed by the veterinary authority.

- Do not allow dogs and cats to enter or leave the affected area.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5.1. General Department of Preventive Medicine: Direct, organize, inspection activities including monitoring, communication, reporting and implementation of measures for prevention and control of human rabies nationwide. Cooperate in sharing information about the disease with Department of Animal Health (of the Ministry of Agriculture and Rural Development) and other relevant units as per regulations.

5.2. Department of Medical Service Administration: Direct state and private hospitals, clinics and treatment facilities nationwide to treat and notify human rabies as per regulations. Organize inspection and supervision of the implementation of this Decision at all private hospitals, clinics and treatment facilities nationwide.

5.3. Epidemiology Institutes/Pasteur Institutes affiliated to the Ministry of Health

- National Institute of Hygiene and Epidemiology – the Ministry of Health shall, as the standing unit of the Management Board of the Rabies Control and Elimination Project, submit reports on nationwide rabies prevention and control to the Ministry of Health (General Department of Preventive Medicine).

- Regional Epidemiology Institutes/Pasteur Institutes shall:

+ Provide information, report quantities of rabies cases and rabies prevention and control activities by local units to National Institute of Hygiene and Epidemiology for consolidation and reporting to the Ministry of Health (General Department of Preventive Medicine). Receive and test specimens for human rabies.

+ Provide professional and technical guidance; monitor, organize inspection, supervision and evaluation of rabies prevention and control by units in their local areas.

+ Cooperate and share information serving supervision of human rabies with regional veterinary authorities as per regulations.

5.4. Departments of Health shall advise the People’s Committees of provinces formulating their own programs for rabies prevention and control. Direct health units in their provinces to manage and organize rabies prevention and control as per regulations. Cooperate with Departments of Agriculture and Rural development in organizing and inspecting rabies prevention and control in their provinces.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5.6. Provincial Preventive Medicine Centers shall coordinate the supervision and inspection of rabies prevention Decree control in their provinces. Organize collection and receipt of specimens and investigation forms at hospitals and medical facilities at all levels. Preserve and transport specimens, investigation forms and reports to Epidemiology Institutes/Pasteur Institutes as per regulations. Exchange information and cooperate with Departments of Animal Health of the provinces in supervision and elimination of animal and human rabies clusters. Establish rabies vaccination clinics in every district in their provinces.

5.7. Provincial Health Education and Communication Centers shall cooperate with Preventive Medicine Centers and Departments of Animal Health of the provinces in developing documents to disseminate knowledge about rabies prevention and control; cooperate with local authorities, political organizations, socio-political organizations in disseminating knowledge about rabies prevention and control among households and people, especially those at high risk of rabies infection.

5.8. Medical centers of districts shall cooperate with the Preventive Medicine Center of the province in organizing rabies vaccination clinics in their districts with full capacity for administration of rabies vaccine and provision of human rabies prophylaxis; assign employees to stay on watch; carry out rabies case investigation according to investigation forms; compile lists of suspected and confirmed rabies cases; produce statistics and organize rabies prevention and control. Notify and request veterinary stations of districts to cooperate in supervising and eliminating human and animal rabies clusters.

5.9. Medical stations of communes shall advise the People’s Committees of the communes organizing rabies prevention and control activities in their communes. Provide instructions on wound treatment for people bitten or scratched by suspected or confirmed rabid animals; then encourage them to visit rabies vaccination clinics to receive prophylaxis as per regulations. Request the medical center of the district to carry out rabies case investigation; request the veterinary officers of the commune to monitor suspected and confirmed rabid animals and eliminate rabies clusters (if any).

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1622/QĐ-BYT ngày 08/05/2014 phê duyệt Hướng dẫn giám sát, phòng chống bệnh dại trên người do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


45.688

DMCA.com Protection Status
IP: 3.144.116.195
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!