Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 25/2022/TT-BGTVT hướng dẫn công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ chuyên khoang

Số hiệu: 25/2022/TT-BGTVT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Giao thông vận tải Người ký: Lê Anh Tuấn
Ngày ban hành: 20/10/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Phi công nước ngoài chỉ được thực hiện chuyến bay chuyên khoang

Đây là nội dung tại Thông tư 25/2022/TT-BGTVT ngày 20/10/2022 hướng dẫn công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

Theo đó, phi công nước ngoài chỉ được thực hiện chuyến bay chuyên khoang, có trên 2000 giờ bay trên tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên khoang.

(Hiện hành, không có quy định phi công nước ngoài chỉ được thực hiện chuyến bay chuyên khoang).

Để thực hiện chuyến bay chuyên khoang, phi công là người nước ngoài phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:

- Phải có hợp đồng lao động tối thiểu là 24 tháng với hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên khoang tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ bay chuyên khoang;

- Có giấy phép lái tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp với kiểu loại tàu bay và năng định còn hiệu lực, phù hợp với loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam;

- Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng;

- Trong quá trình công tác bay không bị xử lý kỷ luật do mắc sai phạm gây uy hiếp an toàn từ mức D trở lên trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm thực hiện nhiệm vụ chuyến bay chuyên khoang;

- Thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam cùng người lái Việt Nam;

- Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam quyết định bằng văn bản được thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam.

Thông tư 25/2022/TT-BGTVT có hiệu lực từ ngày 15/12/2022 và thay thế Thông tư 28/2010/TT-BGTVT , Thông tư 53/2015/TT-BGTVT .

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 25/2022/TT-BGTVT

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2022

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VỀ CÔNG TÁC BẢO ĐẢM CHUYẾN BAY CHUYÊN CƠ, CHUYÊN KHOANG

Căn cứ Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 29 tháng 6 năm 2006 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hàng không dân dụng Việt Nam ngày 21 tháng 11 năm 2014;

Căn cứ Nghị định số 96/2021/NĐ-CP ngày 02 tháng 11 năm 2021 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang;

Căn cứ Nghị định số 56/2022/NĐ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giao thông vận tải;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam;

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Thông tư quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Thông tư này quy định về tiêu chuẩn tàu bay, nhân viên hàng không; quy trình quản lý, thực hiện, điều hành và các công tác bảo đảm cần thiết khác phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam do hãng hàng không của Việt Nam thực hiện và quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân liên quan đến việc bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay trong vùng trời Việt Nam và vùng thông báo bay do Việt Nam quản lý.

Điều 3. Giải thích từ ngữ và từ viết tắt

Trong Thông tư này, các từ ngữ và từ viết tắt dưới đây được hiểu như sau:

1. Thiết bị có thọ mệnh (LLP) là thiết bị được quy định trong tài liệu thiết kế loại của tàu bay và động cơ, tài liệu hướng dẫn duy trì đủ điều kiện bay của tàu bay hoặc tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tàu bay khi làm việc đến giới hạn về thời gian hoặc chu trình hoạt động bắt buộc phải thay thế.

2. Hỏng hóc được phép trì hoãn (ADD) là hỏng hóc của tàu bay, hệ thống của tàu bay hoặc các thiết bị lắp trên tàu bay chưa phải khắc phục trong một khoảng thời gian được quy định trong tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng, danh mục thiết bị tối thiểu, danh mục sai lệch cấu hình và không ảnh hưởng đến tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay.

3. Danh mục thiết bị tối thiểu gốc (MMEL) là tài liệu được nhà sản xuất tàu bay, tổ chức thiết kế xây dựng và được nhà chức trách hàng không của quốc gia thiết kế phê chuẩn. MMEL có thể kèm theo những điều kiện khai thác, giới hạn hoặc quy trình đặc biệt.

4. Danh mục thiết bị tối thiểu (MEL) là tài liệu nằm trong hệ thống tài liệu khai thác do người khai thác tàu bay xây dựng dựa trên nguyên tắc tuân thủ đầy đủ hoặc chặt chẽ hơn các yêu cầu của tài liệu MMEL.

5. Thông báo hỏng hóc (Maintenance Message) là các thông tin về hỏng hóc của các thiết bị máy bay, động cơ được theo dõi và hiển thị bởi hệ thống máy tính trung tâm bảo dưỡng trên máy bay.

6. Khách chuyên cơ, chuyên khoang là đối tượng được phục vụ trên chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; thành viên chính thức và đoàn tùy tùng do cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang xác định.

7. Lý lịch rõ ràng được hiểu là lý lịch của nhân viên hàng không bao gồm lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền cấp khi tuyển dụng vào làm việc tại doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực hàng không dân dụng và lý lịch cá nhân bao gồm đầy đủ các nội dung, rõ ràng, chi tiết về nhân thân của cá nhân. Hàng năm, người đứng đầu tổ chức phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang chịu trách nhiệm nhận xét, đánh giá lý lịch đối với nhân viên hàng không phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

8. ATS (Air Traffic Service) là dịch vụ không lưu.

9. NOTAM (Notice to Airman) là điện văn thông báo hàng không.

Chương II

TIÊU CHUẨN TÀU BAY, KHAI THÁC TÀU BAY, NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG, PHƯƠNG TIỆN, THIẾT BỊ PHỤC VỤ CHUYẾN BAY CHUYÊN CƠ, CHUYÊN KHOANG

Mục 1. Tiêu chuẩn tàu bay và khai thác tàu bay

Điều 4. Tiêu chuẩn đối với hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam

1. Có giấy chứng nhận người khai thác tàu bay còn hiệu lực do Cục Hàng không Việt Nam cấp; có năng lực và phạm vi hoạt động được phê chuẩn trong giấy chứng nhận phù hợp với nhiệm vụ chuyên cơ được phân công.

2. Có thời gian hoạt động khai thác tàu bay thương mại tối thiểu là 05 năm; có chương trình quản lý an toàn, chương trình độ tin cậy đối với việc khai thác và bảo đảm kỹ thuật tàu bay đáp ứng đầy đủ và toàn diện các yêu cầu về an toàn hàng không quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BGTVT ngày 27/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay.

Điều 5. Tiêu chuẩn đối với tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam

1. Được đăng ký mang quốc tịch Việt Nam và được khai thác bởi hãng hàng không của Việt Nam đáp ứng quy định tại Điều 4 của Thông tư này.

2. Thuộc loại tàu bay có hai động cơ trở lên.

3. Tại thời điểm thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau:

a) Đối với các hệ thống trọng yếu của tàu bay bao gồm hệ thống tạo lực đẩy, hệ thống nguồn điện, báo và dập cháy, thủy lực và điều khiển tàu bay không có hỏng hóc lặp lại (hỏng hóc tương tự trong khoảng thời gian 03 ngày khai thác hoặc 07 chuyến bay liên tục trên cùng một hệ thống hoặc một thiết bị) hoặc hỏng hóc chưa được khắc phục triệt để hoặc hỏng hóc được phép trì hoãn theo tài liệu danh mục thiết bị tối thiểu (MEL) hoặc thông báo hỏng hóc ngoại trừ các thông báo hỏng hóc mà theo ý kiến của nhà sản xuất là báo giả hoặc không yêu cầu thực hiện khắc phục;

b) Đối với các hệ thống khác của tàu bay, trong trường hợp áp dụng trì hoãn hỏng hóc theo tài liệu khai thác, bảo dưỡng yêu cầu phải bảo đảm tính dự phòng cần thiết để tàu bay có thể tiếp tục thực hiện chuyến bay nếu tiếp tục có hỏng hóc phát sinh trên các hệ thống này trong quá trình thực hiện chuyến bay chuyên cơ;

c) Có đầy đủ thiết bị khẩn nguy, an toàn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.

4. Đối với các thiết bị có thọ mệnh trên thân tàu bay, thời hạn hoạt động còn lại của thiết bị không nhỏ hơn 1000 lần cất, hạ cánh hoặc 10% tổng thọ mệnh (theo thời gian, theo giờ bay hoặc số lần cất, hạ cánh do nhà chế tạo quy định) tính theo thời hạn nào đến sau.

5. Có tối thiểu 02 chỗ nằm nghỉ hoặc ghế ngồi tiện lợi cho nhu cầu nghỉ ngơi của khách chuyên cơ khi chuyến bay kéo dài từ 04 giờ trở lên.

6. Có cấu hình đáp ứng được các yêu cầu về nghi lễ ngoại giao khi có yêu cầu.

7. Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản cho tàu bay của hãng được thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.

Điều 6. Tiêu chuẩn đối với động cơ của tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam

1. Đối với các hệ thống trọng yếu của động cơ tàu bay bao gồm hệ thống điều khiển động cơ, báo và dập cháy, hiển thị tham số hoạt động của động cơ không có hỏng hóc lặp lại (hỏng hóc tương tự trong khoảng thời gian 03 ngày khai thác hoặc 07 chuyến bay liên tục trên cùng một hệ thống hoặc một thiết bị) hoặc hỏng hóc chưa được khắc phục triệt để hoặc hỏng hóc được phép trì hoãn theo tài liệu danh mục thiết bị tối thiểu (MEL) hoặc thông báo hỏng hóc ngoại trừ các thông báo hỏng hóc mà theo ý kiến của nhà sản xuất là báo giả hoặc không yêu cầu thực hiện khắc phục.

2. Đối với các hệ thống khác của động cơ tàu bay, trong trường hợp áp dụng trì hoãn hỏng hóc theo tài liệu khai thác, bảo dưỡng yêu cầu phải bảo đảm tính dự phòng cần thiết để tàu bay có thể tiếp tục thực hiện chuyến bay nếu có hỏng hóc phát sinh trên các hệ thống này trong quá trình thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.

3. Đối với các thiết bị có thọ mệnh trên động cơ tàu bay, thời hạn hoạt động còn lại của thiết bị không nhỏ hơn 1000 lần cất, hạ cánh hoặc 10% tổng thọ mệnh (theo thời gian, theo giờ bay hoặc số lần cất, hạ cánh do nhà chế tạo quy định) tính theo thời hạn nào đến sau.

4. Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản cho động cơ được sử dụng cho tàu bay của hãng thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.

Điều 7. Phân cách giữa tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang với các tàu bay khác và phân cách giữa các tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang

1. Trong khu vực sân bay, việc phân cách tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang với các tàu bay khác trên mặt đất trong khu hoạt động bay phải phù hợp với các điều kiện hạn chế khai thác quy định tại Điều 28 của Thông tư này.

2. Trong khu vực kiểm soát tiếp cận, không áp dụng hình thức bay vượt tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang trên cùng một hành lang, vệt bay. Giá trị phân cách tối thiểu giữa tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang và các tàu bay khác trong khu vực kiểm soát tiếp cận được áp dụng như sau:

a) Đối với phân cách bằng thiết bị giám sát ATS: giá trị phân cách được gia tăng gấp 02 lần so với giá trị phân cách tối thiểu được Cục Hàng không Việt Nam công bố áp dụng theo quy định tại Điều 37 của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT ngày 06/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về quản lý và bảo đảm hoạt động bay (sau đây gọi tắt là Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT);

b) Các hình thức phân cách khác áp dụng theo quy định tại Điều 36 của Thông tư số 19/2017/TT-BGTVT.

3. Trong khu vực kiểm soát đường dài, việc phân cách giữa tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang và các tàu bay khác phải bảo đảm các yêu cầu sau:

a) Kiểm soát không lưu không thay đổi độ cao bay đường dài so với đường bay theo kế hoạch bay của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang, trừ trường hợp vì lý do an ninh an toàn;

b) Không được yêu cầu thay đổi tốc độ của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang;

c) Giá trị phân cách tối thiểu giữa tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang và các tàu bay khác trong khu vực kiểm soát đường dài được thực hiện theo quy định tại điểm a, b khoản 2 Điều này.

4. Việc phân cách giữa các tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang với nhau được thực hiện theo quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này.

Mục 2. Tiêu chuẩn phương tiện, thiết bị phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang và trang thiết bị an ninh hàng không

Điều 8. Tiêu chuẩn đối với phương tiện, thiết bị phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang

1. Các phương tiện, thiết bị phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang (bao gồm cả phương tiện dự phòng) phải bảo đảm thực hiện quy định tại Điều 34 Thông tư số 29/2021/TT-BGTVT ngày 30/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay có hoạt động hàng không dân dụng tại Việt Nam; phải được kiểm tra bảo đảm kỹ thuật và phải được tập kết tại khu vực phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang ít nhất 30 phút trước thời điểm phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

2. Các phương tiện, thiết bị phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang (bao gồm cả phương tiện dự phòng) phải bảo đảm không có sự cố xảy ra trong thời gian 07 ngày tính đến thời điểm phục vụ chuyến bay.

3. Phải có 01 xe cứu hỏa và 01 xe cứu thương nổ máy, trực sẵn sàng tại trạm cứu hỏa trong suốt thời gian phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

Điều 9. Tiêu chuẩn đối với cổng từ, máy soi chiếu tia X

1. Đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật theo quy định tại Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.

2. Phải được lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay kiểm tra đảm bảo hoạt động theo tính năng, tiêu chuẩn của nhà sản xuất trang bị, thiết bị ít nhất 30 phút trước thời điểm phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

Mục 3. Tiêu chuẩn nhân viên hàng không

Điều 10. Tiêu chuẩn của người lái tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam

1. Đối với người lái tàu bay có quốc tịch Việt Nam:

a) Có giấy phép lái tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp với kiểu loại tàu bay và năng định còn hiệu lực, phù hợp với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam dự kiến thực hiện;

b) Đối với người chỉ huy tàu bay chuyến bay chuyên cơ: có tổng số giờ bay tích lũy tối thiểu là 5.000 giờ bay (trong đó có tối thiểu 1.500 giờ ở vị trí lái chính) khi chuyến bay lớn hơn 02 giờ, tối thiểu là 4.000 giờ (trong đó có tối thiểu 1.000 giờ ở vị trí lái chính) khi chuyến bay nhỏ hơn 02 giờ; có tổng số giờ bay tích lũy trên loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ ở vị trí lái chính tối thiểu là 500 giờ khi chuyến bay lớn hơn 02 giờ và ở vị trí lái chính tối thiểu là 300 giờ khi chuyến bay nhỏ hơn 02 giờ;

c) Đối với lái phụ: có tổng số giờ bay tích lũy tối thiểu là 3.000 giờ bay trong trường hợp loại tàu bay có thời gian chuyến bay trung bình trên chuyến bay lớn hơn 02 giờ; có tổng số giờ bay tích lũy tối thiểu là 2.000 giờ trong trường hợp loại tàu bay có thời gian chuyến bay trung bình trên chuyến bay nhỏ hơn 02 giờ;

d) Đối với loại tàu bay mới, trong thời gian 01 năm kể từ khi đưa vào khai thác, trường hợp có yêu cầu thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, người khai thác tàu bay có trách nhiệm đánh giá năng lực người lái tàu bay trên cơ sở đã đáp ứng tổng số giờ bay tích lũy quy định tại các điểm b, c khoản 1 của Điều này đối với loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam khai thác trước đó và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để giám sát;

đ) Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng;

e) Trong quá trình công tác bay không bị xử lý kỷ luật do mắc sai phạm gây uy hiếp an toàn từ mức D trở lên trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm thực hiện nhiệm vụ chuyến bay chuyên cơ;

g) Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản được thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.

2. Đối với người lái tàu bay có quốc tịch nước ngoài: (chỉ được thực hiện chuyến bay chuyên khoang, có trên 2000 giờ bay trên loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên khoang)

a) Phải có hợp đồng lao động tối thiểu là 24 tháng với hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ bay chuyên khoang của Việt Nam; trường hợp có yêu cầu sử dụng loại tàu bay mới được khai thác tại Việt Nam chưa quá 24 tháng, có thể sử dụng người lái loại tàu bay mới có thời hạn hợp đồng lao động tối thiểu là 03 tháng;

b) Có giấy phép lái tàu bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp với kiểu loại tàu bay và năng định còn hiệu lực, phù hợp với loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam;

c) Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng;

d) Trong quá trình công tác bay không bị xử lý kỷ luật do mắc sai phạm gây uy hiếp an toàn từ mức D trở lên trong vòng 24 tháng tính đến thời điểm thực hiện nhiệm vụ chuyến bay chuyên khoang;

đ) Thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam cùng người lái Việt Nam;

e) Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam quyết định bằng văn bản được thực hiện chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam.

Điều 11. Tiêu chuẩn của tiếp viên phục vụ trên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam

1. Là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Đáp ứng tiêu chuẩn sức khỏe theo quy định tại Thông tư liên tịch số 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT ngày 05/11/2012 quy định tiêu chuẩn sức khoẻ của nhân viên hàng không và điều kiện đối với cơ sở y tế thực hiện việc khám sức khoẻ cho nhân viên hàng không.

3. Có giấy phép thành viên tổ bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp với kiểu loại tàu bay và năng định còn hiệu lực, phù hợp với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam dự kiến thực hiện.

4. Có tổng thời gian tích lũy nghiệp vụ tiếp viên từ 700 giờ trở lên, trong đó có thời gian tích lũy nghiệp vụ tiếp viên trên loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam từ 100 giờ trở lên.

Đối với loại tàu bay mới, trong thời gian 01 năm kể từ khi đưa vào khai thác, trường hợp có yêu cầu thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, người khai thác tàu bay có trách nhiệm đánh giá năng lực tiếp viên trên cơ sở đã đáp ứng tổng số thời gian tích lũy nghiệp vụ từ 700 giờ trở lên và tổng số giờ bay tích lũy từ 100 giờ trở lên đối với loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam khai thác trước đó và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để giám sát.

5. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.

6. Trong quá trình công tác không mắc sai phạm bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ bay chuyên cơ.

7. Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản được thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam.

Điều 12. Tiêu chuẩn nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay phục vụ tàu bay chuyên cơ của Việt Nam

1. Là người có quốc tịch Việt Nam hoặc nước ngoài. Trong trường hợp nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay có quốc tịch nước ngoài, hãng hàng không của Việt Nam bố trí thêm 01 nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay có quốc tịch Việt Nam.

2. Có giấy phép xác nhận hoàn thành bảo dưỡng mức B1, B2 đối với loại tàu bay mà nhân viên đó đi theo phục vụ.

3. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.

4. Trong quá trình công tác không bị xử lý kỷ luật do mắc sai phạm gây sự cố uy hiếp an toàn từ mức D trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.

5. Được người đứng đầu hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam quyết định bằng văn bản được thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.

6. Đối với loại tàu bay mới, trong thời gian 01 năm kể từ khi đưa vào khai thác, trường hợp có yêu cầu thực hiện chuyến bay chuyên cơ, người khai thác tàu bay có trách nhiệm đánh giá năng lực nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay đi theo tàu bay trên cơ sở đã đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều này đối với loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam khai thác trước đó và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để giám sát.

Điều 13. Tiêu chuẩn kiểm soát viên không lưu

1. Có giấy phép kiểm soát viên không lưu với năng định còn hiệu lực.

2. Có thời gian điều hành hoạt động bay tại các cơ sở cung cấp dịch vụ không lưu trong thời gian 03 năm liên tục tính đến thời điểm phục vụ chuyến bay chuyên cơ.

3. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.

4. Trong quá trình công tác không mắc các sai phạm gây uy hiếp an toàn bay (không để xảy ra sự cố hoạt động bay mức D trở lên do nguyên nhân trực tiếp của kiểm soát viên không lưu) trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

5. Được người đứng đầu doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay quyết định bằng văn bản được thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

Điều 14. Tiêu chuẩn đối với nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay, nhân viên điều khiển vận hành phương tiện, thiết bị phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang tại cảng hàng không, sân bay

1. Có giấy phép, năng định, chứng chỉ của nhân viên hàng không phù hợp với loại tàu bay, vị trí làm việc và còn hiệu lực.

2. Có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 12 tháng liên tục tính đến thời điểm phục vụ chuyến bay chuyên cơ tại vị trí được phân công, riêng đối với nhân viên vận hành phương tiện tra nạp nhiên liệu phải có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 24 tháng liên tục tính đến thời điểm phục vụ chuyến bay chuyên cơ.

3. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.

4. Trong quá trình công tác không mắc sai phạm bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

5. Được người đứng đầu doanh nghiệp quyết định bằng văn bản được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

Điều 15. Tiêu chuẩn nhân viên khai thác mặt đất phục vụ chuyến bay thực hiện nghiệp vụ cân bằng trọng tải và hướng dẫn chất xếp đối với chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam đi nước ngoài

1. Là người có quốc tịch Việt Nam.

2. Có chứng chỉ cân bằng trọng tải và hướng dẫn chất xếp phù hợp với loại tàu bay chuyên cơ; chứng chỉ hàng hóa nguy hiểm, an ninh hàng không, an toàn sân đỗ còn hiệu lực.

3. Có thời gian làm việc tối thiểu 05 năm liên tục tại vị trí cân bằng trọng tải, hướng dẫn chất xếp tính đến thời điểm thực hiện chuyến bay chuyên cơ, trong đó có tối thiểu 01 năm kinh nghiệm làm việc đối với loại tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ.

4. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.

5. Trong quá trình công tác không mắc sai phạm bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ chuyến bay chuyên cơ.

6. Được người đứng đầu doanh nghiệp quyết định bằng văn bản được phục vụ chuyến bay chuyên cơ.

Điều 16. Tiêu chuẩn đối với nhân viên kiểm soát an ninh hàng không

1. Có Giấy phép, năng định nhân viên an ninh hàng không được Cục Hàng không Việt Nam cấp và còn hiệu lực.

2. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.

3. Trong quá trình công tác không mắc sai phạm bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn để phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

4. Đối với nhân viên an ninh soi chiếu, có thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ soi chiếu tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

5. Được người đứng đầu doanh nghiệp quyết định bằng văn bản được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

Điều 17. Tiêu chuẩn nhân viên điều độ, khai thác bay

1. Có giấy phép nhân viên điều độ, khai thác bay do Cục Hàng không Việt Nam cấp còn hiệu lực.

2. Có thời gian làm việc tối thiểu 05 năm liên tục tại vị trí nhân viên điều độ, khai thác bay tính đến thời điểm phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

3. Có tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật tốt, lý lịch rõ ràng.

4. Trong quá trình công tác không mắc sai phạm bị xử lý kỷ luật từ mức khiển trách trở lên trong vòng 12 tháng tính đến thời điểm xét chọn phục vụ chuyến bay chuyên cơ.

5. Được người đứng đầu doanh nghiệp quyết định bằng văn bản được phục vụ chuyến bay chuyên cơ.

Chương III

TRIỂN KHAI, THỰC HIỆN PHỤC VỤ CHUYẾN BAY CHUYÊN CƠ, CHUYÊN KHOANG

Mục 1. Tiếp nhận, triển khai chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang

Điều 18. Tiếp nhận, triển khai nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam

1. Ngay sau khi tiếp nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và thông tin thay đổi, bổ sung đối với thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam từ cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm triển khai thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam tới các cơ quan, đơn vị sau:

a) Cảng vụ hàng không;

b) Hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang;

c) Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Trung tâm Quản lý luồng không lưu;

d) Người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang cất cánh, hạ cánh.

2. Các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 của Điều này có trách nhiệm triển khai, ghi nhận và lưu trữ đầy đủ các thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Điều 19. Tiếp nhận, triển khai chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài bay đi, đến và bay trong lãnh thổ Việt Nam

1. Ngay sau khi tiếp nhận thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài và thông tin thay đổi, bổ sung đối với thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài từ cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài, Cục Hàng không Việt Nam có trách nhiệm triển khai thông báo chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài tới các cơ quan, đơn vị sau:

a) Cảng vụ hàng không;

b) Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam, Trung tâm Quản lý luồng không lưu;

c) Doanh nghiệp cảng hàng không, người khai thác cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất cánh, hạ cánh.

2. Các cơ quan, đơn vị quy định tại khoản 1 của Điều này có trách nhiệm triển khai, ghi nhận và lưu trữ đầy đủ các thông tin về việc thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.

Mục 2. Quy trình chuẩn bị tàu bay, kế hoạch bay và công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ

Điều 20. Xác định tàu bay, đường bay

1. Hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên cơ lập phương án phục vụ chuyên cơ, bao gồm: xác định tàu bay chính thức và dự bị theo tiêu chuẩn được quy định tại Điều 5, Điều 6 của Thông tư này; đường bay; danh sách các quốc gia và vùng lãnh thổ cần đề nghị xin phép bay qua; bay đến, điểm vào, điểm ra các quốc gia và vùng lãnh thổ; các chi tiết liên quan đến việc khai thác, bảo đảm kỹ thuật; thông báo Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao và Cục Hàng không Việt Nam để theo dõi và giám sát như sau:

a) Đối với các chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam: tối thiểu 02 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay nội địa; tối thiểu 07 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay quốc tế;

b) Đối với các chuyến bay chuyên khoang của Việt Nam: tối thiểu 12 giờ trước giờ dự định cất cánh đối với bay nội địa; tối thiểu 02 ngày trước ngày dự định thực hiện đối với bay quốc tế.

2. Hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phải ban hành quy trình phục vụ chuyên cơ để triển khai áp dụng và thông báo cho Cục Hàng không Việt Nam ngay sau khi quy trình được phê chuẩn, sửa đổi.

3. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam triển khai thực hiện đầy đủ các công việc bảo dưỡng, sửa chữa cần thiết theo dữ liệu bảo dưỡng được phê chuẩn nhằm khắc phục tất cả các hỏng hóc trên các hệ thống thiết yếu của tàu bay; bảo đảm tàu bay, động cơ được lựa chọn thực hiện chuyến bay chuyên cơ không còn tồn tại cảnh báo hỏng hóc ngoại trừ các thông báo hỏng hóc mà theo ý kiến của nhà sản xuất là báo giả hoặc không yêu cầu thực hiện khắc phục.

Điều 21. Xác nhận tình trạng kỹ thuật tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam

1. Ngoài việc tuân thủ các quy định về xác nhận hoàn thành bảo dưỡng, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay và người đứng đầu của hãng hàng không phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam phải ký xác nhận tàu bay bảo đảm tiêu chuẩn đủ điều kiện bay vào sổ Nhật ký chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam.

2. Trong trường hợp hãng hàng không của Việt Nam được đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang không có nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này thì hãng hàng không của Việt Nam phải sử dụng nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay của tổ chức cung cấp dịch vụ bảo dưỡng tàu bay được Cục Hàng không Việt Nam phê chuẩn đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 12 của Thông tư này.

Điều 22. Chủ trì, phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang

1. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác phục vụ chuyến bay chuyên cơ bảo đảm an toàn, an ninh và lịch trình cất hạ cánh cho tàu bay chuyên cơ của Việt Nam trong cả quá trình thực hiện; phối hợp chặt chẽ với cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam, Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ Ngoại giao, Cục Hàng không Việt Nam và đơn vị làm công tác tiền trạm để lên phương án phục vụ tại sân bay nước ngoài.

2. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang chủ trì hướng dẫn, duy trì trật tự trên tàu bay chuyên cơ khi có tùy tùng và các đối tượng khác trên chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang cùng với đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

3. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác phục vụ chuyên cơ bảo đảm an toàn, an ninh cho hàng hóa, hành lý, tài liệu và tài sản của đoàn khách chuyên cơ.

4. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an bảo đảm an ninh cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ ở nước ngoài theo quy định của Luật cảnh vệ năm 2017.

5. Đối với chuyến bay chuyên khoang, hãng hàng không của Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác phục vụ khách chuyên khoang thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn cho khách chuyên khoang; không vận chuyển hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị từ chối nhập cảnh nhưng không tự nguyện về nước, người bị bắt theo quyết định truy nã, người mất khả năng làm chủ hành vi và hàng nguy hiểm theo quy định về bảo đảm an ninh, an toàn hàng không trên chuyến bay chuyên khoang.

6. Hãng hàng không của Việt Nam có trách nhiệm bố trí ghế ngồi trên tàu bay theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thông báo chuyến bay chuyên cơ.

7. Hãng hàng không của Việt Nam nhận đặt hàng thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam bay quốc tế có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quy định tại Điều 5 Nghị định số 96/2021/NĐ-CP ngày 02/11/2021 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, tổ chức đánh giá khả năng tiếp thu, bảo đảm an ninh, an toàn của sân bay dự kiến hạ cánh ở nước ngoài và tổ chức đoàn công tác để triển khai các công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ.

8. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang xây dựng quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang và phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không tạo mọi điều kiện thuận lợi trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

Điều 23. Quản lý danh mục tàu bay, động cơ tàu bay chuyên cơ và danh sách tổ bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam

1. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam lập, quản lý, thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam, các Cảng vụ hàng không:

a) Danh mục tàu bay, động cơ lắp trên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang Việt Nam đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định tại các Điều 5 và Điều 6 của Thông tư này;

b) Danh sách tổ bay, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay được phép thực hiện chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn quy định tại các Điều 10, 11, 12 và 21 của Thông tư này.

2. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam thông báo bằng văn bản cho Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không liên quan danh sách cán bộ, nhân viên của hãng hàng không, tổ bay, tiếp viên, nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, nhân viên hướng dẫn chất xếp, nhân viên cân bằng trọng tải, nhân viên điều phái phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam trước khi thực hiện việc đưa khách lên tàu bay.

Mục 3. Quy trình quản lý, điều hành hoạt động của tàu bay chuyên cơ

Điều 24. Thông báo tin tức hàng không

1. Các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam có trách nhiệm:

a) Trung tâm Quản lý luồng không lưu thực hiện thông báo đến các đơn vị liên quan về kế hoạch bay chuyên cơ và các sửa đổi, bổ sung có liên quan;

b) Trung tâm thông báo tin tức hàng không thực hiện phát NOTAM về việc hạn chế khai thác tại các Cảng hàng không khi nhận được kế hoạch bay chuyên cơ từ Trung tâm quản lý luồng không lưu, bao gồm cả kế hoạch bay sửa đổi và bổ sung.

2. Khi giờ cất, hạ cánh dự kiến của tàu bay chuyên cơ sai lệch so với giờ dự kiến trong kế hoạch bay không lưu quá 10 phút thì xử lý như sau:

a) Đối với chuyến bay đến: Công ty quản lý bay khu vực có trách nhiệm thông báo kịp thời cho người khai thác cảng hàng không, Trung tâm Quản lý luồng không lưu; Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Trung tâm thông báo tin tức hàng không để phát hành NOTAM sửa đổi, thay thế; người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng không và người khai thác tàu bay;

b) Đối với chuyến bay đi: Hãng hàng không của Việt Nam có trách nhiệm thông báo kịp thời cho người khai thác cảng hàng không; người khai thác cảng hàng không có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Cảng vụ hàng không, Công ty quản lý bay khu vực, Trung tâm quản lý luồng không lưu; Trung tâm quản lý luồng không lưu có trách nhiệm thông báo kịp thời cho Trung tâm thông báo tin tức hàng không để phát NOTAM về vấn đề này;

c) Các đơn vị có liên quan đến công tác phục vụ chuyên cơ căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình triển khai thực hiện công tác phục vụ chuyên cơ theo kế hoạch điều chỉnh.

Điều 25. Nguyên tắc ưu tiên trong công tác điều hành bay chuyên cơ, chuyên khoang trường hợp có nhiều tàu bay cùng hoạt động

1. Khi cất cánh: Tàu bay làm nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang được quyền ưu tiên cất cánh sau tàu bay cất cánh chiến đấu.

2. Khi hạ cánh: Tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang được quyền ưu tiên hạ cánh sau tàu bay phải hạ cánh khẩn cấp và tàu bay mà lượng nhiên liệu còn lại không đủ để thực hiện bay chờ hoặc bay đi sân bay dự bị an toàn.

Mục 4. Quy trình khai thác cảng hàng không, sân bay phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang

Điều 26. Khu vực dành riêng phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang

1. Khu vực sân đỗ, vị trí đỗ dành cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang phải được bảo đảm hành lang bảo vệ bao quanh và các điều kiện bảo đảm an ninh, an toàn, trang trọng và thuận tiện cho các lễ nghi đón, tiễn khách chuyên cơ.

2. Người khai thác cảng hàng không, sân bay và người khai thác công trình xác định trong tài liệu khai thác sân bay, tài liệu khai thác công trình: quy trình khai thác khu vực sân đỗ, vị trí đỗ, tuyến đường lăn, nhà khách phục vụ chuyến bay chuyên cơ tại sân bay thuộc quyền quản lý.

3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay xác định khu vực và quy trình phục vụ hàng hóa, hành lý của đoàn khách chuyên cơ trong tài liệu khai thác sân bay được thuận tiện, nhanh chóng và bảo đảm các quy định liên quan đến an ninh, an toàn hàng không.

Điều 27. Kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay, hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay phải thực hiện công việc kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay bảo đảm các điều kiện an toàn cho chuyến bay. Công việc kiểm tra và khắc phục các sự cố (nếu có) phải được kết thúc 10 phút trước thời gian dự kiến cất hoặc hạ cánh của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang.

2. Cơ sở bảo đảm hoạt động bay phối hợp với người khai thác cảng hàng không, sân bay xây dựng danh mục, nội dung và thực hiện công việc kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay chính và dự phòng. Công việc kiểm tra phải được hoàn thành trong khoảng thời gian từ 90 phút đến 180 phút trước thời gian dự kiến cất hoặc hạ cánh của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang.

3. Công việc kiểm tra quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải được thể hiện bằng văn bản và lưu trữ hồ sơ tại các đơn vị liên quan.

Điều 28. Hạn chế khai thác tại cảng hàng không, sân bay khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang

1. Hạn chế khai thác tại cảng hàng không, sân bay khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang đối với chuyến bay đến được thực hiện như sau:

a) 05 phút trước khi tàu bay hạ cánh, dành riêng đường cất hạ cánh đã được xác định để phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang; sau khi tàu bay đã hạ cánh và thoát ly khỏi đường cất hạ cánh thì đường cất hạ cánh trở lại hoạt động bình thường;

b) 30 phút trước khi tàu bay hạ cánh, dành riêng vị trí đỗ tàu bay phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang đã được xác định theo kế hoạch.

2. Hạn chế khai thác tại cảng hàng không, sân bay khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang đối với chuyến bay đi được thực hiện như sau:

a) Vị trí đỗ của tàu bay được bảo vệ và cách ly từ thời điểm tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang vào vị trí để thực hiện các công việc chuẩn bị cho chuyến bay;

b) 05 phút trước khi tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang lên đường cất hạ cánh, cơ sở điều hành bay dành riêng đường cất hạ cánh cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang. Sau khi tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang cất cánh, đường cất hạ cánh được phép trở lại hoạt động bình thường. Đối với sân bay có nhiều đường cất hạ cánh thì đường cất hạ cánh không có kế hoạch dự kiến cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang cất, hạ cánh được hoạt động bình thường theo quy định về khai thác các đường cất hạ cánh song song.

3. Khi tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang lăn trên đường lăn, vệt lăn trên sân đỗ tàu bay, người, phương tiện và các tàu bay khác phải bảo đảm khoảng cách an toàn phía trước và phía sau tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang là 500m.

4. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm tổ chức thông báo kịp thời bằng bộ đàm hoặc điện thoại để người, người điều khiển phương tiện đang hoạt động tại khu vực liên quan đến hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang biết và tuân thủ việc hạn chế khai thác tại cảng hàng không khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

5. Khi có thông báo hạn chế khai thác, người và các phương tiện không phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang đang hoạt động tại các khu vực liên quan đến hoạt động của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phải tuân thủ các yêu cầu quy định về hạn chế khai thác tại Tài liệu khai thác sân bay.

6. Các quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 của Điều này không áp dụng trong trường hợp khẩn nguy sân bay.

Mục 5. Quy định bảo đảm an ninh hàng không

Điều 29. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay cấp cho người, phương tiện phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang

1. Việc cấp, quản lý và sử dụng thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay cho người, phương tiện phục vụ chuyên cơ thực hiện theo quy định tại Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam; Thông tư số 41/2020/TT- BGTVT ngày 31/12/2020 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 13/2019/TT-BGTVT ngày 29/3/2019 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Chương trình an ninh hàng không và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không Việt Nam.

2. Người đứng đầu đơn vị tham gia phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang lập danh sách người thường xuyên phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang đề nghị Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không khu vực cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn, trong đó nêu rõ nhiệm vụ thường xuyên của người được đề nghị cấp thẻ phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

3. Người đứng đầu đơn vị quản lý phương tiện thường xuyên tham gia phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang lập danh sách phương tiện đề nghị Cảng vụ hàng không khu vực cấp giấy phép kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn, trong đó nêu rõ chức năng sử dụng của phương tiện đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

4. Người đứng đầu đơn vị tham gia phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang lập danh sách người, phương tiện đề nghị Cảng vụ hàng không cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng ngắn hạn theo quy định.

5. Địa điểm cấp thẻ, giấy phép sử dụng ngắn hạn phải nằm ngoài khu vực phục vụ chuyên cơ.

6. Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an khi làm nhiệm vụ phục vụ, bảo đảm an ninh cho các chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, được phép sử dụng thẻ hoặc pin do Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an cấp để hoạt động tại các khu vực hạn chế và phải thông báo mẫu thẻ hoặc pin cho Cục Hàng không Việt Nam để triển khai cho các đơn vị thực hiện. Trường hợp sĩ quan, chiến sĩ cảnh vệ đi cùng đối tượng cảnh vệ mang theo vũ khí, công cụ hỗ trợ thực hiện theo quy định.

7. Khi có các sự kiện quốc tế tổ chức tại Việt Nam có chuyến bay chuyên cơ, đối tượng trực tiếp tham gia phục vụ tại cảng hàng không được phép sử dụng thẻ do Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an cấp để hoạt động tại các khu vực hạn chế và phải thông báo mẫu thẻ, danh sách cấp thẻ cho Cục Hàng không Việt Nam để triển khai cho các đơn vị thực hiện.

Điều 30. Bảo đảm an ninh, an toàn đối với nhiên liệu và công tác tra nạp nhiên liệu cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam

1. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang kiểm tra, giám sát việc bảo đảm chất lượng và an toàn đối với nhiên liệu và quá trình tra nạp nhiên liệu cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam theo quy định tại Thông tư số 04/2018/TT-BGTVT ngày 23/01/2018 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về việc bảo đảm kỹ thuật nhiên liệu hàng không (sau đây gọi là Thông tư số 04/2018/TT-BGTVT ngày 23/01/2018).

2. Các đơn vị cung cấp dịch vụ nhiên liệu cho chuyến bay chuyên cơ tại Việt Nam phải bảo đảm xe tra nạp nhiên liệu tra nạp cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam phải được kiểm tra, bảo đảm có tình trạng kỹ thuật tốt; phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng phương tiện phê duyệt trong danh sách phương tiện được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam.

3. Nhiên liệu trước khi nạp lên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam phải có các xác nhận về chất lượng đáp ứng yêu cầu quy định tại Thông tư số 04/2018/TT-BGTVT ngày 23/01/2018. Các xác nhận về chất lượng nhiên liệu phải được thủ trưởng hoặc người được ủy quyền của đơn vị cung cấp nhiên liệu và người phụ trách phòng thử nghiệm ký xác nhận và phải còn thời gian hiệu lực.

4. Nhiên liệu còn lại trên tàu bay trước khi tra nạp phải được hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang kiểm tra chất lượng theo tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng tàu bay; nhiên liệu còn trên tàu bay không đáp ứng yêu cầu phải được rút khỏi tàu bay, thùng chứa nhiên liệu của tàu bay phải được xử lý theo quy định trước khi nạp nhiên liệu mới để bảo đảm nhiên liệu khi được nạp vào tàu bay không bị ảnh hưởng hay thay đổi chất lượng theo tiêu chuẩn.

5. Công tác kiểm tra an ninh đối với phương tiện tra nạp, nhân viên lái xe và những người làm nhiệm vụ khác theo xe tra nạp (nếu có) của đơn vị tra nạp nhiên liệu cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam trước khi vào khu bay tại Việt Nam:

a) Xe tra nạp sau khi tiếp nhận nhiên liệu tại kho phải được niêm phong cửa xả, cửa nạp. Trường hợp xe tra nạp nhiên liệu tra nạp cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam đi qua khu vực không phải khu vực hạn chế thì phải bố trí 01 xe theo sau làm nhiệm vụ bảo vệ, có nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị tra nạp đi kèm áp tải; xe tra nạp nhiên liệu phải được gắn camera và được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình;

b) Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ người đi cùng phương tiện và phương tiện tra nạp nhiên liệu cho tàu bay, bảo đảm các cửa xả và cửa nạp của phương tiện tra nạp còn nguyên niêm phong trước khi vào khu vực hạn chế;

c) Đơn vị tra nạp thực hiện đúng quy trình kiểm tra xe tra nạp và quy trình kiểm soát chất lượng nhiên liệu trước khi thực hiện việc tra nạp.

6. Công tác kiểm tra, giám sát an ninh, an toàn trước và trong quá trình tra nạp nhiên liệu lên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam:

a) Việc tra nạp nhiên liệu lên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang tại Việt Nam được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của tổ giám sát với các thành phần như sau: đại diện cơ quan Cảng vụ; đại diện tổ kỹ thuật chuẩn bị tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam; đại diện hãng hàng không của Việt Nam có tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang; đại diện người khai thác cảng hàng không, sân bay; đại diện của đơn vị kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; đại diện đơn vị tra nạp nhiên liệu cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam; có biên bản ghi nhận do đại diện Cảng vụ hàng không thực hiện;

b) Việc tra nạp nhiên liệu lên tàu bay tại nước ngoài được thực hiện dưới sự giám sát trực tiếp của tổ giám sát với các thành phần như sau: đại diện tổ kỹ thuật chuẩn bị tàu bay chuyên cơ; nhân sự an ninh chuyên trách của hãng hàng không Việt Nam đi cùng chuyến bay chuyên cơ (nếu có);

c) Tổ giám sát có trách nhiệm: kiểm tra tính hợp pháp của các xác nhận về chất lượng nhiên liệu; kiểm tra niêm phong các cửa xả, nạp của phương tiện tra nạp; giám sát toàn bộ quá trình tra nạp nhiên liệu lên tàu bay; giám sát việc lấy mẫu và niêm phong mẫu sau khi tra nạp; giám sát việc kiểm tra trực quan đối với nhiên liệu hàng không trước và trong quá trình nạp nhiên liệu theo quy trình tra nạp nhiên liệu trên tàu bay đối với trường hợp việc nạp nhiên liệu được thực hiện tại Việt Nam.

7. Lấy mẫu, lưu trữ mẫu nhiên liệu và các giấy chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu tại Việt Nam:

a) Trước khi tra nạp, hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phải tiến hành lấy mẫu có dung tích tối thiểu là 01 lít nhiên liệu còn lại trên tàu bay và nhiên liệu chứa trên xe tra nạp, niêm phong và lưu mẫu nhiên liệu; vật dụng dùng để lưu mẫu phải đáp ứng tiêu chuẩn của Việt Nam hoặc quốc tế đối với nhiên liệu hàng không đang hiện hành;

b) Trên mỗi mẫu phải ghi rõ: vật chứa mẫu, số hiệu chuyến bay, số hiệu tàu bay được tra nạp, biển kiểm soát của xe tra nạp, thời gian lấy mẫu, tên người lấy mẫu, ngày lấy mẫu, tên và chữ ký của người niêm phong và có Biên bản lấy mẫu có chữ ký của người lấy mẫu và người giám sát;

c) Các xác nhận về chất lượng nhiên liệu, mẫu nhiên liệu tra nạp cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang phải được lưu tại đơn vị cung cấp nhiên liệu và người khai thác cảng hàng không nơi nạp nhiên liệu cho đến khi tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam hạ cánh an toàn ở sân bay đến.

8. Đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài, việc bảo đảm an ninh, an toàn nhiên liệu của tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang thực hiện theo các quy định tại Điều này.

Điều 31. Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang

1. Hãng hàng không của Việt Nam, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn hàng không được Cục Hàng không Việt Nam cấp phép có trách nhiệm bảo đảm về an ninh, an toàn thực phẩm đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang xuất phát từ Việt Nam; niêm phong và lưu giữ các mẫu suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang ít nhất 24 giờ, kể từ khi đưa suất ăn lên phục vụ trên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang.

2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của doanh nghiệp chế biến suất ăn có trách nhiệm phối hợp với hãng hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ thực hiện việc kiểm tra bằng trực quan đối với suất ăn phục vụ chuyến bay chuyên cơ xuất phát từ Việt Nam trước khi đưa vào dụng cụ chứa đựng suất ăn, niêm phong an ninh dụng cụ chứa đựng suất ăn và bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không của đơn vị áp tải suất ăn từ nơi chế biến ra tàu bay.

3. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an tiến hành kiểm nghiệm thức ăn, nước uống phục vụ đối tượng cảnh vệ, nước uống phục vụ đối tượng cảnh vệ khi đi công tác nước ngoài.

4. Tổ bay chỉ được tiếp nhận lên tàu bay dụng cụ chứa đựng suất ăn cho khách chuyên cơ, chuyên khoang còn nguyên niêm phong an ninh.

Điều 32. Bảo đảm an ninh trật tự, an ninh hàng không tại khu vực công cộng cảng hàng không, sân bay khi có chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chỉ đạo Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay phối hợp với công an địa phương thiết lập các chốt kiểm soát tại các đường ra, vào và khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay.

2. Cảng hàng không, sân bay có chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang bố trí nhân viên kiểm soát an ninh hàng không, thiết bị và công cụ hỗ trợ phù hợp cùng lực lượng công an địa phương tổ chức tuần tra, kiểm soát, duy trì trật tự tại khu vực công cộng của cảng hàng không, sân bay trong suốt quá trình chuẩn bị và phục vụ chuyên cơ; phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời những hành vi gây mất an ninh, an toàn cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

Điều 33. Miễn kiểm tra an ninh hàng không

1. Miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với người, hành lý xách tay của đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang quy định tại Điều 4, Nghị định số 96/2021/NĐ-CP ngày 02/11/2021 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

2. Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an trong việc kiểm tra danh sách đối tượng được miễn kiểm tra an ninh hàng không.

Điều 34. Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam

1. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chỉ đạo Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay bố trí đủ lực lượng, trang thiết bị an ninh; thực hiện kiểm tra, giám sát, kiểm soát người, phương tiện ra, vào, hoạt động trong khu vực phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang; hành lý, hàng hóa khi đưa vào khu vực phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang; trừ các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 33 của Thông tư này; phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn các hành vi gây uy hiếp an ninh, an toàn của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; bố trí lực lượng kiểm soát an ninh hàng không canh gác, giám sát, bảo vệ tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang từ khi tàu bay được đưa vào vị trí đỗ chuẩn bị khai thác cho đến khi kết thúc công tác phục vụ chuyên cơ, chuyên khoang. Trường hợp tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang được bảo dưỡng, sửa chữa tại cơ sở bảo dưỡng, lực lượng kiểm soát an ninh hàng không của cơ sở bảo dưỡng có trách nhiệm kiểm soát người, đồ vật, phương tiện mang lên tàu bay.

2. Trong trường hợp tàu bay chuyên cơ đỗ qua đêm, hãng hàng không phải niêm phong cửa tàu bay và bàn giao cho lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; công tác bàn giao phải được thể hiện bằng văn bản và lưu trữ hồ sơ tại nơi làm việc của lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay; khu vực tàu bay đỗ phải đủ cường độ ánh sáng và được bố trí người canh gác hoặc giám sát bằng phương tiện kỹ thuật nhằm phát hiện, ngăn chặn người, phương tiện tiếp cận tàu bay trái phép. Cầu thang, ống lồng, băng chuyền và các phương tiện phục vụ khác phải được di dời khỏi tàu bay.

3. Người khai thác cảng hàng không, sân bay chỉ đạo Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay phối hợp với đơn vị thuộc Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với tàu bay, người, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

4. Đồ vật phục vụ trên tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang trước khi đưa lên tàu bay phải được kiểm tra an ninh hàng không bằng máy soi tia X hoặc kiểm tra trực quan và chịu sự giám sát an ninh liên tục cho tới khi đưa lên tàu bay; khi đưa xuống tàu bay đồ vật phải được kiểm tra, đối chiếu đồng nhất về số lượng, chủng loại.

5. Hãng hàng không của Việt Nam thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang phối hợp với Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an và tổ chức liên quan thực hiện công tác kiểm tra, giám sát an ninh phù hợp đối với tàu bay, người, hành lý, hàng hóa của chuyến bay chuyên cơ khi ở nước ngoài.

Điều 35. Bảo đảm an ninh đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam

1. Đối với chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam, Lực lượng kiểm soát an ninh hàng không chịu trách nhiệm kiểm tra an ninh toàn bộ người, hành lý, hàng hóa, vật phẩm của đoàn khách chuyên cơ tại cảng hàng không; phối hợp với lực lượng an ninh của đoàn khách chuyên cơ áp tải hành lý ký gửi, hàng hóa từ nơi kiểm tra an ninh tới tàu bay chuyên cơ.

2. Nếu phía nước ngoài có công hàm gửi Cục Hàng không Việt Nam hoặc cơ quan Việt Nam chủ trì đón tiễn hoặc Bộ Ngoại giao có yêu cầu bằng văn bản miễn kiểm tra an ninh hàng không thì Cục Hàng không Việt Nam có văn bản yêu cầu lực lượng kiểm soát an ninh hàng không tại cảng hàng không, sân bay thực hiện theo nội dung công hàm, công văn đề nghị đối với người, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ và triển khai đến Cảng vụ hàng không để thực hiện kiểm tra, giám sát.

3. Nội dung công văn, công hàm đề nghị miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ phải có các thông tin sau: Loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, thời gian, địa điểm cất, hạ cánh và nội dung cam kết “Chúng tôi cam kết sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về an ninh, an toàn hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ”

4. Nội dung công văn, công hàm đề nghị miễn kiểm tra an ninh hàng không đối với chuyến bay chuyên khoang phải có các thông tin sau: Loại tàu bay, số hiệu chuyến bay, thời gian, địa điểm cất, hạ cánh và nội dung cam kết “Chúng tôi cam kết sẽ đề nghị người được miễn kiểm tra an ninh hàng không không mang theo bất cứ vật, chất cấm lên tàu bay theo quy định của pháp luật Việt Nam và chịu trách nhiệm về cam kết này”.

5. Khi có yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc theo thỏa thuận với cơ quan đại diện nước ngoài, người khai thác cảng hàng không, sân bay có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Việt Nam và nước ngoài chủ trì được giao nhiệm vụ phục vụ chuyên cơ của nước ngoài, Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an triển khai các biện pháp bảo đảm an ninh tăng cường cho tàu bay, đối tượng chuyên cơ, hành lý, hàng hóa của đoàn chuyên cơ nước ngoài tại khu vực cảng hàng không, sân bay.

Điều 36. Tiêu chuẩn, quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam

Tiêu chuẩn, quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam được áp dụng đối với các chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài đi, đến Việt Nam, trừ các quy định tại Điều 4, 5, 6, 10, 11, 12, 15, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 30, 31khoản 5 Điều 34 của Thông tư này.

Chương IV

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ, CÁ NHÂN LIÊN QUAN

Điều 37. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam

1. Tiếp nhận và triển khai thông báo chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài.

2. Chỉ đạo, giám sát các cơ quan, đơn vị ngành hàng không thực hiện chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang, thực hiện các biện pháp bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; triển khai văn bản về việc miễn kiểm tra an ninh đối với đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 35 của Thông tư này; đôn đốc, theo dõi công tác chuẩn bị phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; phối hợp xử lý các tình huống bất thường trong quá trình thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang.

3. Thực hiện việc cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng dài hạn cho người phục vụ thường xuyên chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang theo quy định; triển khai thông báo mẫu thẻ hoặc pin của Cán bộ, chiến sĩ Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an khi làm nhiệm vụ phục vụ, bảo đảm an ninh cho các chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; mẫu thẻ, danh sách cấp thẻ của đối tượng trực tiếp tham gia phục vụ sự kiện quốc tế tại cảng hàng không được phép sử dụng thẻ do Bộ Tư lệnh Cảnh vệ - Bộ Công an cấp.

Điều 38. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không

1. Tiếp nhận nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang từ Cục Hàng không Việt Nam.

2. Tổ chức triển khai công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang đến các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không hoạt động tại cảng hàng không, sân bay khai nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang; phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chuyên cơ, chuyên khoang.

3. Tổ chức giám sát trực tiếp việc thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, chuyên khoang, việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật, bảo đảm an ninh, an toàn đối với chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của các tổ chức, cá nhân tại cảng hàng không thuộc trách nhiệm quản lý.

Điều 39. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không tại cảng hàng không, sân bay nơi có tàu bay chuyên cơ cất, hạ cánh

1. Xây dựng quy trình phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang trong tài liệu khai thác sân bay, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.

2. Xác định khu vực sân đỗ, vị trí đỗ tàu bay, nhà khách để phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang; chủ trì, phối hợp với các đơn vị cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay tổ chức phục vụ chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang của Việt Nam và chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài; bố trí lực lượng canh gác bảo vệ cho tàu bay chuyên cơ và chủ trì phối hợp canh gác bảo vệ tàu bay chuyên cơ.

3. Kiểm tra đường cất hạ cánh, đường lăn, sân đỗ tàu bay; Lưu chứng nhận kiểm tra chất lượng nhiên liệu, mẫu nhiên liệu chuyên cơ cho đến khi tàu bay chuyên cơ hạ cánh an toàn ở sân bay đến.

4. Thông báo về việc hạn chế khai thác tại cảng hàng không khi có hoạt động của chuyến bay chuyên cơ; thông báo kịp thời cho các cơ quan, đơn vị theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Thông tư này trong trường hợp giờ cất, hạ cánh dự kiến của tàu bay chuyên cơ sai lệch so với giờ dự kiến trong kế hoạch bay không lưu quá 10 phút.

5. Chủ trì việc bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ cho tàu bay chuyên cơ, chuyên khoang, đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam và nước ngoài, các đoàn khách cấp cao của Việt Nam, các đoàn khách cấp cao nước ngoài tháp tùng chuyến bay chuyên cơ đến Việt Nam và đi từ Việt Nam và hành lý, hàng hóa trong khu vực sân bay; phối hợp việc bảo đảm an ninh chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

6. Tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các bộ phận phục vụ, chuẩn bị tàu bay chuyên cơ làm nhiệm vụ, bảo đảm lịch cất, hạ cánh của tàu bay chuyên cơ.

7. Phối hợp việc tổ chức các nghi lễ đón, tiễn phù hợp với tính chất của nhiệm vụ chuyên cơ, đáp ứng yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

8. Đối với các chuyến bay chuyên cơ nước ngoài, người khai thác cảng hàng không, sân bay phối hợp với cơ quan có trách nhiệm của Bộ Ngoại giao, Bộ Công an bảo đảm an ninh, an toàn tăng cường cho tàu bay, đối tượng được phục vụ chuyến bay chuyên cơ của nước ngoài tại khu vực sân bay Việt Nam, khi có yêu cầu của phía nước ngoài.

9. Bảo đảm an ninh cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ và hàng hóa, hành lý của đoàn khách chuyên cơ trong khu vực cảng hàng không, sân bay.

Điều 40. Trách nhiệm của hãng hàng không của Việt Nam

1. Tiếp nhận, triển khai thực hiện nhiệm vụ bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

2. Lập phương án phục vụ chuyên cơ, bao gồm: xác định tàu bay thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, tàu bay dự bị thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ, đường bay, danh sách các nước đề nghị xin phép bay qua, bay đến, điểm vào, điểm ra các nước, các chi tiết liên quan đến việc khai thác, bảo đảm kỹ thuật, báo cáo Cục Hàng không Việt Nam.

3. Tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ đột xuất theo đúng quy định đối với tàu bay, động cơ và tổ lái thực hiện nhiệm vụ chuyên cơ đối với các chuyến bay chuyên cơ đột xuất thông báo ngoài thời hạn quy định tại khoản 3 Điều 7 và khoản 3 Điều 10 của Nghị định 96/2021/NĐ-CP ngày 02/11/2021 của Chính phủ về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam trong thời gian nhanh nhất.

4. Xin phép bay cho các chuyến bay chuyên cơ Việt Nam bay trong nước do hãng thực hiện phù hợp với quy định hiện hành. Phối hợp với Cục Lãnh sự - Bộ Ngoại giao xin phép bay cho các chuyến bay chuyên cơ của Việt Nam bay tuyến quốc tế.

5. Lập quy trình phục vụ, vị trí ngồi, lựa chọn khách khi phục vụ khách chuyên cơ chung với khách thường, thông báo cho Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Cục Lễ tân Nhà nước, Cục Hàng không Việt Nam và tổ chức thực hiện.

6. Chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan đến công tác phục vụ chuyến bay chuyên cơ bảo đảm an toàn, an ninh và lịch trình cất hạ cánh cho tàu bay chuyên cơ Việt Nam trong cả quá trình thực hiện nhiệm vụ; phối hợp chặt chẽ với Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Chính phủ, Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Cục Lễ tân Nhà nước - Bộ ngoại giao và đơn vị làm công tác tiền trạm để lên phương án phục vụ tại sân bay nước ngoài.

7. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan phục vụ khách chuyên cơ chu đáo, an toàn, đáp ứng các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; chủ trì hướng dẫn, duy trì trật tự, bảo đảm an ninh trên tàu bay chuyên cơ khi có tùy tùng và các đối tượng khác bay cùng khách chuyên cơ.

8. Phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh cho hàng hóa, hành lý, tài liệu và tài sản của đoàn khách chuyên cơ.

9. Phối hợp với Bộ Tư lệnh cảnh vệ - Bộ Công an bảo đảm an ninh cho tàu bay chuyên cơ, khách chuyên cơ, hành lý, hàng hóa của đoàn khách chuyên cơ ở nước ngoài.

10. Đối với chuyến bay chuyên khoang, hãng hàng không Việt Nam có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện các biện pháp hữu hiệu để giảm thiểu nguy cơ gây mất an ninh, an toàn cho khách chuyên khoang; không vận chuyển hành khách đặc biệt theo quy định về bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay chuyên khoang.

Điều 41. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ bảo đảm hoạt động bay

1. Phối hợp hiệp đồng điều hành bay với cơ quan quản lý điều hành bay và quản lý vùng trời của quân đội.

2. Phối hợp thực hiện quy định về việc hạn chế khai thác tại cảng hàng không, sân bay.

3. Bảo đảm phân cách giữa tàu bay chuyên cơ với các tàu bay khác, hành lang bay, phương thức thông tin liên lạc trong quá trình điều hành chuyến bay chuyên cơ.

4. Bảo đảm chế độ làm việc liên tục của thiết bị điều hành bay trong cả quá trình điều hành chuyến bay chuyên cơ.

5. Kiểm tra hệ thống thiết bị bảo đảm hoạt động bay cho chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

6. Sẵn sàng xử lý các tình huống bất thường.

Điều 42. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan

1. Tuân thủ đầy đủ các quy định về bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang tại cảng hàng không, sân bay.

2. Phối hợp thực hiện các yêu cầu của các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm trong công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 43. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 12 năm 2022.

2. Thông tư này thay thế Thông tư số 28/2010/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ và Thông tư số 53/2015/TT-BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 28/2010/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết về công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ.

3. Trường hợp các văn bản viện dẫn tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì áp dụng các quy định tại các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.

Điều 44. Trách nhiệm thi hành

Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.


Nơi nhận:
- Như Điều 44;
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Bộ GTVT (Bộ trưởng, các Thứ trưởng);
- Cục Kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Công báo, Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GTVT;
- Báo GT, Tạp chí GTVT;
- Lưu: VT, VTải (5).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Anh Tuấn

MINISTRY OF TRANSPORT OF VIETNAM
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom – Happiness
---------------

No. 25/2022/TT-BGTVT

Hanoi, October 20, 2022

 

CIRCULAR

Elaborating the assurance of dignitary’s flights on private and commercial aircraft

Pursuant to the Vietnam Law on Civil Aviation dated June 29, 2006 and the Law on amendments to the Vietnam Law on Civil Aviation dated November 21, 2014;

Pursuant to Decree No. 96/2021/ND-CP dated November 02, 2021 of the Government of Vietnam on the assurance of dignitary’s flights on private and commercial aircraft;

Pursuant to Decree No. 56/2022/ND-CP dated August 24, 2022 of the Government of Vietnam on functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Transport of Vietnam;

At the request of the Director General of the Department of Transport and Director General of the Civil Aviation Authority of Vietnam;

The Minister of Transport promulgates a Circular elaborating the assurance of dignitary’s flights on private and commercial aircraft.

Chapter I

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 1. Regulated scope

This Circular provides for standards for aircraft and aviation personnel; process of administration, organization, operation and other necessary assurance works for dignitary’s flights on private and commercial aircraft operated by Vietnam’s airlines and service procedures for dignitary’s flights on private aircraft operated by foreign airlines.

Article 2. Regulated entities

This Circular applied to organizations and individuals related to the assurance of dignitary’s flights on private and commercial aircraft operated by Vietnam’s airlines and dignitary’s flights on private aircraft operated by foreign airlines in Vietnam's airspace and flight information region (FIR) under Vietnam’s control.

Article 3. Interpretation

For the purposes of this Circular, the terms below shall be construed as follows:

1. "Life limited part (LLP)" means any part for which a mandatory replacement limit in terms of operation time or process is specified in the aircraft and engine type design, the instructions for continued airworthiness, or the maintenance manual.

2. “Acceptable deferred defect (ADD)” means a defect on aircraft, its systems or its components which has been assessed as being within the approved requirements allowed for flight operations and has had rectification deferred within a specified time limit prescribed in the instructions for continued airworthiness, the minimum equipment list (MEL) or the configuration deviation list.

3. "Master minimum equipment list (MMEL)” is a list established by a manufacturer of aircraft or an organization responsible for its type design with the approval of the state of design. The MMEL may be associated with special operating conditions, limitations or procedures.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. “Maintenance message” means information on defects of equipment and engines of aircraft to be monitored and displayed by the on-board maintenance system.

6. “Passengers on a dignitary’s flight on a private or commercial aircraft" are entities served on a dignitary’s flight on private or commercial aircraft (hereinafter referred to as “dignitary's flight”); official members and their entourages determined by an agency competent to notify the flight.

7. “Professional aviation resume” means a resume of an aviation personnel including a criminal record issued by a competent authority when applying for a position in an enterprise operating in the field of civil aviation and a personal curriculum vitae including full, clear and detailed information about the individual's identity. Annually, the head of an organization operating a dignitary’s flight shall be responsible for making comments and evaluations of resumes of aviation personnel serving its flights.

8. “ATS” is the abbreviation of Air Traffic Service.

9. “NOTAM” is the abbreviation of Notice to Airman.

Chapter II

AVIATION STANDARDS FOR AIRCRAFT, AIRCRAFT OPERATIONS, AVIATION PERSONNEL, VEHICLES AND EQUIPMENT FOR DIGNITARY’S FLIGHTS

Section 1. Standards for aircraft and aircraft operations

Article 4. Standards for a Vietnam’s airline operating a dignitary's flight on private aircraft

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Have at least 05 years of commercial aviation; have an aviation safety action program (ASAP)/ aviation safety management system and an aircraft reliability program for the aircraft technical operation and assurance meeting aviation safety requirements prescribed in Circular No. 01/2011/TT-BGTVT dated January 27, 2011 of the Minister of Transport on promulgation of Vietnam Aviation Regulations concerning aircraft and operation of aircraft.

Article 5. Standards for private aircraft used for dignitary's flights operated by Vietnam's airlines

1. Aircraft must be registered as the Vietnam’s aircraft and used by a Vietnam's airline meeting requirements prescribed in Article 4 hereof.

2. The aircraft must be eligible for the type of which there are at least 2 engines.

3. At the time that a dignitary's flight on the private aircraft is operated by the Vietnam’s airline, the aircraft must meet the following adequate requirements:

a) For the main systems of aircraft including propulsion system, power supply system, fire alarm and suppression system, hydraulic and flight control system that have no recurrent defects (similar defects found within 03 days of operation or 07 consecutive flights on the same system or equipment) or defects that have not been completely repaired or acceptable deferred defects (ADDs) according to MEL or maintenance messages other than those which, in the manufacturer’s opinion, are false or not include any request for repair to the defects;

b) For other systems of the aircraft, in the case of delay due to defects according to the operation and maintenance manual, it is required to ensure the necessary backup for the aircraft to continue to fly if there are further defects in these systems during the dignitary’s flight on the private aircraft;

c) The aircraft must have adequate emergency and safety equipment in the state of readiness for operation.

4. For LLPs on the fuselage, the remaining useful life (RUL) of the each part is not less than 1000 takeoffs and landings or 10% of the total life (by time, by flight time or number of takeoffs and landings specified by the manufacturer), whichever is later.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. The aircraft must have a configuration meeting requirements for diplomatic etiquette when being required.

7. The Head of the Vietnam’s airline issues a written permission for the aircraft to be used for operating the dignitary’s flight.

Article 6. Standards for engines of private aircraft used for dignitary's flights operated by Vietnam's airlines

1. For the main systems of an aircraft engine including an engine control system, a fire alarm and suppression system and a system displaying engine performance parameters that have no recurrent defects (similar defects found within 03 days of operation or 07 consecutive flights on the same system or equipment) or defects that have not been completely repaired or acceptable deferred defects (ADDs) according to MEL or maintenance messages other than those which, in the manufacturer’s opinion, are false or not include any request for repair of the defects.

2. For other systems of the aircraft engine, in case of application of defect deferral according to the operation and maintenance documentation, it is required to ensure the necessary backup for the aircraft to continue to fly if there are further defects in these systems during the dignitary’s flight on the private aircraft operated by the Vietnam’s airline;

3. For LLPs on the aircraft engine, the remaining useful life (RUL) of the each part is not less than 1000 takeoffs and landings or 10% of the total life (by time, by flight time or number of takeoffs and landings specified by the manufacturer), whichever is later.

4. The engine used for the aircraft of the Vietnam’s airline operating the dignitary’s flight on the private aircraft must be permitted in writing to be used by the head of the airline.

Article 7. Separation between aircraft used for dignitary’s flights and other aircraft and separation between aircraft used for dignitary’s flights

1. At the airport, the separation between aircraft used for dignitary's flights and other aircraft on the ground of the air operation area must be in accordance with the operational restrictions specified in Article 28 hereof.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) For the separation based on the use of ATS surveillance systems: the separation shall be increased by 02 times in comparison with the separation minima announced by Civil Aviation Authority of Vietnam and applied according to the provisions in Article 37 of Circular. No. 19/2017/TT-BGTVT dated June 6, 2017 of the Minister of Transport on air traffic management and air navigation (hereinafter referred to as “Circular No. 19/2017/TT-BGTVT”);

b) For other separation methods, regulations in Article 36 of Circular No. 19/2017/TT-BGTVT shall be applied.

3. In the area control center, the following requirements for the separation between aircraft used for dignitary’s flights and other aircraft must be met:

a) Air traffic control (ATC) shall not change the altitude of long-haul flights in comparison with the planned flight path of aircraft used for dignitary’s flights, except for reasons of security and safety;

b) It is not required to change speed of aircraft used for dignitary’s flights;

c) The separation minima between aircraft used for dignitary’s flights and other aircraft in the area control center shall comply with regulations at points a, b, clause 2 of this Article.

4. The separation between aircraft used for dignitary’s flights shall comply with regulations in Clauses 1, 2 and 3 of this Article.

Section 2. Standards for vehicles and equipment used for the dignitary’s flight and aviation security equipment

Article 8. Standards for vehicles and equipment used for a dignitary’s flight

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Vehicles and equipment serving the dignitary’s flight (including backups) must ensure no incident occurred within 07 days from the date of flight service.

3. There must be 01 fire truck and 01 ambulance on duty with their engines running at the fire station during the service period of the dignitary’s flight.

Article 9. Standards for metal detector gates and X-ray scanners

1. They must meet technical requirements according to regulations in the Program on aviation security and aviation security quality control in Vietnam.

2. They must be checked for the manufacturer’s standard operating procedures by the aviation security force at the airport or aerodrome at least 30 minutes before the time of flight service.

Section 3. Standards for aviation personnel

Article 10. Standards for pilots of an aircraft used for a dignitary’s flight operated by a Vietnam’s airline

1. For aircraft pilots who have Vietnamese nationality:

a) Have a valid aircraft pilot licence granted by Civil Aviation Authority of Vietnam (CAAV) pertaining to the aircraft type used for planned dignitary’s flight operated by the Vietnam’s airline and a valid rating associated therewith;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



c) For the first officer (FO): have at least 3.000 hours of the total cumulative flight time on the aircraft whose average flight time is more than 02 hours; have at least 2.000 hours of the total cumulative flight time on the aircraft whose average flight time is shorter than 02 hours;

d) For the operator of a new type of aircraft, if there is a request for the dignitary’s flight on the private aircraft of the Vietnam’s airline in 01 year since its launch: be responsible for evaluating the flight pilots’ qualifications by their accumulation of sufficient flight hours, as stipulated at points b and c clause 1 of this Article, on previous private aircraft used for dignitary’s flight and report to CAAV for monitoring;

dd) Have a sense of responsibility, good sense of discipline and clear resume;

e) Have not been disciplined in the employment process for any mistakes that threaten safety at level D or higher in 24 months prior to the operation of the dignitary’s flight on the private aircraft;

g) Be permitted in writing to operate the dignitary’s flight on the private aircraft of the Vietnam's airline by the head of the airline.

2. For aircraft pilots having foreign nationality: (only be permitted to operate dignitary's flights on commercial aircraft, having more than 2000 flight hours on commercial aircraft used for dignitary’s flights)

a) Must conclude an employment contract with a minimum term of 24 months with a Vietnam’s airline that is ordered for operating the dignitary's flight on the commercial aircraft operated by the Vietnam's airline prior to the selection of it to serve such flight; in case there is a request for using a new type of aircraft that is operated in Vietnam with a maximum of 24 months, may use the pilots of the new type of aircraft who concluded an employment contract with a minimum term of 03 months;

b) Have a valid operating licence granted by CAAV pertaining to the aircraft type used for the dignitary’s flight on the commercial aircraft operated by the Vietnam’s airline and a valid type rating associated therewith;

c) Have a sense of responsibility, good sense of discipline and clear resume;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



dd) Operate the dignitary’s flight on the commercial aircraft of the Vietnam’s airline with Vietnamese pilots;

e) Be permitted in writing to operate the dignitary’s flight on the commercial aircraft of the Vietnam's airline by the head of the airline.

Article 11. Standards for flight attendants of aircraft used for dignitary’s flights operated by Vietnam’s airlines

1. Have Vietnamese nationality.

2. Meet standards for health as prescribed in Joint Circular No. 18/2012/TTLT-BYT-BGTVT dated November 05, 2012 on standards for health of aviation personnel and requirements for health facilities set examinations on aviation personnel.

3. Have a valid flight crew licence (FCL) granted by CAAV pertaining to the aircraft type used for the planned dignitary’s flight operated by the Vietnam’s airline and a valid rating associated therewith;

4. Have at least 400 hours of the total cumulative flight time as a flight attendant, including at least 100 cumulative flight hours as a flight attendant serving on the private aircraft used for the dignitary’s flight operated by the Vietnam’s airline.

For the operator of a new type of aircraft, if there is a request for the dignitary’s flight on the private aircraft operated by the Vietnam’s airline in 01 year since its launch: be responsible for evaluating the flight attendants’ qualifications by their accumulation of 700 flight hours or higher and that of 100 flight hours or higher on the previous private aircraft used for the dignitary’s flight and report to CAAV for monitoring.

5. Have a sense of responsibility, good sense of discipline and clear resume.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



7. Be permitted in writing to serve the dignitary’s flight operated by the Vietnam's airline by the head of the airline.

Article 12. Standards for aircraft maintenance technicians (AMTs) serving on private aircraft used for dignitary’s flights operated by Vietnam’s airlines

1. Have Vietnamese nationality or foreign nationality. If an AMT holds foreign nationality, the Vietnam’s airline shall add one more ATM having Vietnamese nationality.

2. Have a category B1 or B2 aircraft maintenance license for the type of aircraft on which such AMTs serve.

3. Have a sense of responsibility, good sense of discipline and clear resume;

4. Have not been disciplined in the employment process for any errors that threaten safety at level D or higher in 12 months prior to the selection of the AMTs to serve the dignitary’s flight on the private aircraft operated by the Vietnam’s airline;

5. Be permitted in writing to serve the dignitary’s flight on the private aircraft operated by the Vietnam's airline by the head of the airline.

6. For the operator of a new type of aircraft, if there is a request for the dignitary’s flight on the private aircraft of the Vietnam’s airline in 01 year since its launch: be responsible for evaluating the qualifications of the AMTs accompanying the aircraft, as stipulated at clauses 1, 2, 3, 4 and 5 of this Article, on previous private aircraft used for the dignitary’s flight and report to CAAV for monitoring.

Article 13. Standards for air traffic controllers

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Have 03 consecutive years of performance as an air traffic controller at air traffic control units by the time of serving the dignitary’s flight on the private aircraft.

3. Have a sense of responsibility, good sense of discipline and clear resume.

4. Have not been disciplined in the employment process for any air traffic incidents that threaten safety at level D or higher due to direct actions of the air traffic controllers in 12 months prior to the operation of the dignitary’s flight.

5. Be permitted in writing to control the dignitary’s flight operated by the Vietnam's airline by the head of the air navigation service (ANS).

Article 14. Standards for ground operators and airport equipment operators serving dignitary’s flights at airports and aerodromes

1. Have a valid license, type rating and certificate of aviation personnel pertaining to the type of aircraft, position of the aviation personnel.

2. Have at least 12 consecutive months of working at the assigned position by the time of serving the dignitary's flight on the private aircraft; except for aircraft fuelers, must have at least 24 consecutive months of working as an aircraft fueler by the time of serving the dignitary's flight on the private aircraft.

3. Have a sense of responsibility, good sense of discipline and clear resume.

4. Have not incurred any mistakes disciplined by warning or stricter penalty in 12 months by the time of serving the dignitary’s flight.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 15. Standards for ground operators serving dignitary's flights on private aircraft who perform weight and balance control and loading instruction for dignitary’s flights on private aircraft operated by Vietnam's airlines to foreign countries

1. Have Vietnamese nationality.

2. Have a valid certificate of completion of a training course on aircraft weight and balance control and loading instruction conformable to the type of aircraft used for the private flight; a valid certificate of completion of a training course on dangerous cargo, aviation security and apron safety.

3. Have at least 5 consecutive years of working as a ground operator of weight and balance control and loading instruction prior to the operation of the dignitary’s flight on the private aircraft, including at least 01 year of working on aircrafts in the same type with the private aircraft used for the dignitary’s flight.

4. Have a sense of responsibility, good sense of discipline and clear resume.

5. Have not incurred any mistakes disciplined by warning or stricter penalty in 12 months prior to the selection of them to serve the dignitary’s flight on the private aircraft.

6. Be permitted in writing to serve the dignitary’s flight on the private aircraft by the head of the enterprise.

Article 16. Standards for aviation security officers

1. Have a valid license and a valid rating of aviation security officer issued by CAAV.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



3. Have not incurred any mistakes disciplined by warning or stricter penalty in 12 months prior to the selection of them to serve the dignitary’s flight.

4. For airport security screeners, have at least 02 consecutive years of screening directly by the time of serving the dignitary’s flight.

5. Be permitted in writing to serve the dignitary’s flight by the head of the enterprise.

Section 17. Standards for flight dispatchers/flight operations officers

1. Have a valid flight dispatcher licence issued by CAAV.

2. Have at least 05 consecutive years of working as a flight dispatcher by the time of serving the dignitary’s flight.

3. Have a sense of responsibility, good sense of discipline and clear resume.

4. Have not incurred any mistakes disciplined by warning or stricter penalty in 12 months prior to the selection of them to serve the dignitary’s flight on the private aircraft.

5. Be permitted in writing to serve the dignitary’s flight on the private aircraft by the head of the enterprise.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



SERVING DIGNITARY’S FLIGHTS

Section 1. Confirmation and operation of dignitary’s flights

Article 18. Accepting and implementing assurance of the dignitary’s flight operated by the Vietnam’s airline

1. Immediately after receiving a notification of the dignitary’s flight operated by the Vietnam’s airline and changes to the notification from an agency competent to notify the dignitary’s flight on the private aircraft operated by the Vietnam’s airline, CAAV shall be responsible for sending the notification to the following agencies and units:

a) Airport authority;

b) Vietnam’s airlines operating dignitary's flights on order;

c) Vietnam Air Traffic Management Corporation (VATM) and Air Traffic Flow Management Center (ATMC);

d) Operators of airports or aerodromes where aircraft used for dignitary's aircraft take off or land.

2. Agencies and units prescribed in clause 1 of this Article shall be responsible for fully implementing, recording and storing information on the performance of their tasks as prescribed by law on archives.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



1. Immediately after receiving a notification of the dignitary’s flight on the private aircraft operated by the foreign airline and changes to the notification from an agency competent to notify the dignitary’s flight on the private aircraft operated by the foreign airline, CAAV shall be responsible for sending the notification to the following agencies and units:

a) Airport authority;

b) Vietnam Air Traffic Management Corporation (VATM) and Air Traffic Flow Management Center (ATMC);

c) Airport enterprises and operators of airports or aerodromes where private aircraft used for dignitary’s flights take off or land.

2. Agencies and units prescribed in clause 1 of this Article shall be responsible for fully implementing, recording and storing information on the performance of their tasks as prescribed by law on archives.

Section 2. Pre-flight preparation procedures, flight plans and security and safety assurance of dignitary’s flights on private aircraft

Article 20. Determination of aircraft and airways

1. Vietnam’s airlines operating dignitary's flights on private aircraft on order shall prepare plans for serving such flights, including: determining the official and backup aircraft according to standards prescribed in Articles 5 and 6 of this Circular; airways; list of nations and territories requesting the approval for flying over/flying to points of departure and arrival of other nations and territories; details related to the operation, technical assurance; notify the Consular Department - Ministry of Foreign Affairs and CAAV for monitoring and supervision as follows:

a) For dignitary’s flights on private aircraft operated by Vietnam’s airlines: at least 02 days prior to the scheduled operation of domestic flights; at least 07 days prior to the scheduled operation of international flights;

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Vietnam’s airlines operating dignitary's flights on order must promulgate procedures for serving dignitary’s flights on commercial aircraft to be applied and notify CAAV immediately after the procedures are approved or amended.

3. Vietnam’s airlines operating dignitary's flights shall fully perform essential maintenance and repair according to the approved maintenance data in order to fix all detects on the essential systems of the aircraft; ensure that the aircraft and engines selected to operate the dignitary’s flights on private aircraft no longer have any maintenance alerts, except for maintenance messages which, are considered by manufacturer to be false or not requiring repair.

Article 21. Confirmation of technical status of private aircraft used for dignitary's flights operated by Vietnam’s airlines

1. In addition to compliance with regulations on maintenance certificate, aircraft maintenance technicians (AMTs) and heads of the Vietnam’s airlines serving dignitary’s flights must put their signatures to logbooks of such dignitary’s flights operated by the Vietnam's airlines for confirming that the qualified aircraft are eligible for the flights.

2. In case a Vietnam’s airline operates a dignitary's flight on a private or commercial aircraft on order but there are no aircraft maintenance technicians (AMTs) performing their tasks prescribed in clause 1 of this Article, the Vietnam's airline must use aircraft maintenance technicians (AMTs) of an aircraft maintenance provider approved by CAAV in terms of meeting the standards prescribed in Article 12 of this Circular.

Article 22. Taking charge and cooperating in assurances about the safety and security of dignitary’s flights

1. Vietnam’s airlines operating dignitary’s flights on private aircraft shall be responsible for the cooperation with agencies and units related to serving the dignitary’s flights on private aircraft in ensuring the safety, security and take-off and landing schedules for the dignitary’s flights on private aircraft operated by the Vietnam's airlines during the implementation period; cooperation with agencies having competence in notifying the dignitary’s flights on private aircraft operated by the Vietnam’s airlines, the State Protocol Department of the Ministry of Foreign Affairs, CAAV and units working as advance parties to plan services at foreign airports.

2. Vietnam’s airlines operating dignitary's flights shall preside over the guidance and maintenance of orders on the private aircraft used for dignitary’s flights if entourages and other entities are flying together with served entities on the dignitary's flights.

3. Vietnam’s airlines operating dignitary’s flights shall be responsible for the cooperation with agencies and units related to serving the dignitary’s flights on private aircraft in ensuring the safety and security of cargo, luggage, documents and property of the passengers on the dignitary’s flights on private aircraft.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



5. For dignitary’s flights on commercial aircraft, Vietnam’s airlines shall be responsible for the cooperation with agencies and units related to serving the dignitary’s flights on commercial aircraft in implementing measures for ensuring the safety and security of passengers of these flights; not transport passengers who are the arrestees, defendants, prisoners, expellees, extraditors, persons who are refused to enter Vietnam without voluntary repatriation, people arrested under pursuit warrants, people who lose their capacity to control their behavior and dangerous goods in accordance with regulations on ensuring aviation security and safety for the dignitary’s flights on commercial aircraft.

6. Vietnam’s airlines shall be responsible for arrangement of seats on aircraft at the requests of agencies having competence in notifying dignitary’s flights on private aircraft.

7. Vietnam’s airlines operating dignitary’s flights on private aircraft to foreign countries on order shall be responsible for the cooperation with agencies prescribed in Article 5 of Decree No. 96/2021/ND-CP dated November 02, 2021 of the Government of Vietnam on the governing of dignitary’s flights in assessing the capacity to receive, ensuring the safety and security of the airports expected to land in such foreign countries and organizing delegations to perform work of ensuring the security and safety of the dignitary’s flights on private aircraft.

8. Aviation service providers in airports and aerodromes serving dignitary’s flights shall formulate procedures for serving these flights and cooperate with airport/aerodrome operators and airlines in facilitating the governance of dignitary’s flights.

Article 23. Managing list of private aircraft used for dignitary’s flights and its engines and list of flight crews and aircraft maintenance technicians (AMTs) serving dignitary’s flights on private aircraft operated by Vietnam’s airlines

1. Vietnam’s airlines operating dignitary's flights shall formulate, manage and notify in writing to CAAV and airport authorities:

a) List of aircraft used for dignitary’s flights operated by Vietnam’s airlines and their engines that meet the requirements and standards prescribed in Articles 5 and 6 hereof;

b) List of flight crews and aircraft maintenance technicians (AMTs) permitted to dignitary’s flights on private aircraft operated by Vietnam’s airlines that meet the requirements and standards prescribed in Articles 10, 11, 12 and 21 hereof.

2. Vietnam’s airlines operating dignitary's flights shall notify in writing to CAAV and airport authorities related to the list of officials and personnel of the airlines, flight crews, attendants, aircraft maintenance technicians (AMTs), ground operators of weight and balance control and loading instruction loading and dispatchers serving dignitary’s flights operated by the Vietnam’s airlines before loading passengers onto the aircraft.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 24. Noticing aviation news

1. Units affiliated to Vietnam Air Traffic Management Corporation (VATM) shall be responsible for the following tasks:

a) Air Traffic Flow Management Center shall notify related units of a dignitary’s flight plan for a private aircraft and related amendments;

b) Center for noticing aviation news shall not issue NOTAM about the limit of operation at airports when receiving the plan for operating the dignitary’s flight on the private aircraft from the Air Traffic Flow Management Center, including amended flight plans.

2. If the actual time for taking off or landing of the aircraft differs from the estimated time specified by the flight plan by more than 10 minutes, the following solutions shall be adopted:

a) For an arriving flight: Regional aircraft management company shall promptly notify the airport operator and the Air Traffic Flow Management Center; the Air Traffic Flow Management Center shall promptly notify the Center for noticing aviation news for issuance of amended NOTAM; the airport operator may not promptly notify to the airport authority and the aircraft operator;

b) For a departing flight: Vietnam’s airline shall promptly notify the airport operator; the airport operator shall promptly notify the airport authority, the Regional aircraft management company, Air Traffic Flow Management Center; the Air Traffic Flow Management Center shall promptly notify the Center for noticing aviation news for issuance of NOTAM about this issue;

c) Relative units shall, based on their functions and tasks, serve the dignitary's flight on the private aircraft according to the revised aircraft.

Article 25. Priority principals for operation of dignitary’s flights in case multiple aircraft operate

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. When landing: aircraft used for dignitary’s flights shall be given priority over landing after aircraft that must be landed urgently and aircraft whose remaining fuel is not sufficient to fly a hold or fly to an alternate airport in a safe manner.

Section 4. Procedures for operating airports and aerodromes to serve dignitary’s flights.

Article 26. Reserved areas for dignitary’s flights

1. Aircraft aprons or stands intended to be used for parking aircraft used for dignitary’s flights shall be secured with surrounding protective corridors and conditions to ensure security, safety, solemnity and convenience for the welcome and farewell ceremonies of passengers on dignitary’s flights on private aircraft.

2. Airport/aerodrome operators and operators of works determined in airport operations manual (AOM) and aerial work operations manual: procedures for operation of aprons, stands, taxiways and guest houses serving dignitary’s flights on private aircraft at the airport under their management.

3. Airport/aerodrome operators shall take charge and cooperate with aviation service providers at the airport or aerodrome in determining areas and serving procedures for goods and luggage of passengers on the dignitary’s flights on private aircraft in the airport operations manual in a convenient and rapid manner and in compliance with regulations related to aviation security and safety.

Article 27. Inspecting runways, taxiways, aprons and air traffic quality assurance systems serving dignitary flights and compartments.

1. Airport/aerodrome operators shall inspect runways, taxiways and aprons to ensure safe conditions for flights. Inspection and troubleshooting (if any) must be completed before 10 minutes in comparison with scheduled time of take-off or landing of each aircraft used for each dignitary’s flight.

2. Air navigation service (ANS) provider shall cooperate with airport/aerodrome operators in formulating lists and contents and inspecting technical conditions of primary and backup air traffic quality assurance systems. The inspection must be completed within from 90 to 180 minutes before the scheduled time of take-off or landing of each aircraft used for each dignitary’s flight.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 28. Restricting operations at airports and aerodromes during dignitary’s flight

1.  Restrictions on operations at an airport or aerodrome during the time for landing of a dignitary’s flight are as follows:

a) 05 minutes before the aircraft lands, the designed runway shall be reserved for the aircraft used for the dignitary’s flight; after the aircraft has landed and ran off the runway, the runway will return to normal operation;

b) 30 minutes before the aircraft used for the dignitary’s flight lands, the designed apron shall be reserved for the aircraft.

2. Restrictions on operations at an airport or aerodrome during the time for takeoff of a dignitary’s flight are as follows:

a) The aircraft apron shall be protected and isolated from the time that the aircraft used for the dignitary’s flight enters it to make preparations for the flight;

b) 05 minutes before the aircraft used for the dignitary’s flight enters its runway, the runway shall be reserved for the aircraft used for the dignitary’s flight under control of the air traffic control unit. After the aircraft used for dignitary's flight takes off, the runway is allowed to be operated as normal.  If the aerodrome has multiple runways, undesigned runways for the aircraft used for the dignitary’s flight are allowed to be normally operated according to regulations on parallel runway operation.

3. When an aircraft used for a dignitary's flight is taxiing on a taxiway on an apron, people, vehicles and other aircraft must maintain the safe distance of 500 meters in the front and behind of the aircraft.

4. Airport/aerodrome operators shall be responsible for promptly sending an announcement via walkie-talkies or telephones to drivers working at areas related to the operation of a dignitary’s flight for their compliance with the restrictions on operation when having the dignitary’s flight operating at the airport or aerodrome.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



6. Regulations in clauses 1, 2, 3 and 4 of this Article do not apply in distress cases at the airport.

Section 5. Regulations on aviation security assurance

Article 29. Aviation security identification cards (ASICs) and aviation security passes issued to people and vehicles serving dignitary’s flights

1. The issuance of ASICs and aviation security passes to people and vehicles serving dignitary’s flights on private aircraft as well as management and use thereof shall comply with regulations in Circular No. 13/2019/TT-BGTVT dated March 29, 2019 of the Minister of Transport of Vietnam elaborating the Program for Vietnam’s aviation security and aviation security quality control; Circular No. 41/2020/TT-BGTVT dated December 31, 2020 of the Minister of Transport amending certain Articles of Circular No. 13/2019/TT-BGTVT.

2. Head of a unit participating in serving a dignitary’s flight shall make a list of people who regularly serve the flight and request CAAV and its Regional Airport Authority to issue long-term ASICs. The list also clarifies regular tasks of these people.

3. Manager of a vehicle management unit (VMU) regularly participating in serving a dignitary’s flight shall make a list of vehicles requiring long-term aviation security passes granted by a Regional Airport Authority. The list also clarifies functions of these vehicles.

4. Head of a unit participating in serving a dignitary’s flight shall make a list of people and vehicles requiring short-term ASICs and aviation security passes in accordance with the regulations granted by the Airport Authority.

5. Locations of issuing short-term ASICs and passes must be outside servicing areas of dignitary's flights on private aircraft.

6. Officials and soldiers of the Guards Command - Ministry of Public Security, who are carrying out their duties to ensure security for dignitary’s flights, are allowed to use cards or pins issued by the Guards Command - Ministry of Public Security to work in restricted areas and must notify the card or pin template to CAAV.  In case guards accompany guarded persons who also carry weapons or combat gears, regulations shall be complied with.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 30. Ensuring security and safety of fuels and refuelling of dignitary’s flights operated by Vietnam's airlines

1. A Vietnam's airline operating a dignitary’s flight shall inspect and supervise the assurance of quality and safety of fuels and refuelling of the flight according to Circular No. 04/2018/TT-BGTVT dated January 23, 2018 of the Minster of Transport on technical assurance of aviation fuels (hereinafter referred to as “Circular No. 04/2018/TT-BGTVT dated January 23, 2018”).

2. Fuel service providers of the dignitary’s flight on private aircraft in Vietnam must ensure that refuelling vehicles of aircraft used for dignitary’s flights operated by Vietnam's airlines must be inspected and confirmed to be of good technical conditions; must be approved by the heads of vehicle users in the lists of vehicles permitted to be used for dignitary's flights on private aircraft operated by Vietnam's airlines.

3. Before fuel are put into the aircraft used for the dignitary’s flight, they must be confirmed to have quality meeting requirements specified in Circular No. 04/2018/TT-BGTVT dated January 23, 2018. Confirmations of fuel quality must be signed by the heads or authorized persons of the fuel service providers and persons in charge of the laboratories and must be valid.

4. The remaining fuel of the aircraft before fuelling must undergo quality inspection by the Vietnam's airline operating the dignitary’s flight according to the maintenance manual; the remaining fuel of the aircraft which does not meet requirements must be withdrawn from the aircraft, the aircraft fuel tank must be treated according to regulations before refuelling to ensure that the fuel is not affected  or altered when being putted into the aircraft according to the standards.

5. The security inspection of the refuelling vehicle, drivers and persons in charge of other tasks accompanying the refuelling vehicle (if any) of the fuel service providers of the private or commercial aircraft used for the dignitary’s flight operated by the Vietnam’s airline before entering an airfield in Vietnam:

a) Inlets and outlets of the refuelling vehicle must be sealed after the vehicle is filled up with fuel at the depot. In case the refuelling vehicle of the aircraft used for the dignitary's flight operated by the Vietnam's airline passing through an area apart from the restricted area, the refuelling vehicle must be escorted by 01 vehicle and aviation security officers of the fuel service provider; the refuelling vehicle must have a camera and a vehicle tracking system;

b) The aviation security force at the airport/aerodrome shall be responsible for inspecting all persons accompanying the aircraft and its refuelling vehicle, ensuring that inlets and outlets of the refuelling vehicle remain their seals before entering the restricted area;

c) The fuel service providers shall comply with procedures for inspecting the refuelling vehicle and procedures for controlling fuel quality before refuelling.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



a) The refuelling of the private or commercial aircraft used for the dignitary’s flight in Vietnam shall be carried out under direct supervision of a supervisory team including a representative of the Airport Authority; representative of a technical team of preparation for the private or commercial aircraft used for the dignitary's flight operated by the Vietnam’s airline; representative of the Vietnam’s airline having the private or commercial aircraft used for the dignitary’s flight; representative of airport/aerodrome operators; representative of aviation security control units at the airport/aerodrome; representative of fuel service providers of the private or commercial aircraft used for the dignitary’s flight operated by the Vietnam’s airline. The refuelling must be recorded in writing by a representative of the Airport Authority;

b) The refuelling of the private or commercial aircraft used for the dignitary’s flight in a foreign country shall be carried out under direct supervision of a supervisory team including a representative of a technical team of preparation for the private aircraft used for the dignitary's flight; specialized security personnel of the Vietnam’s airline accompanying the dignitary’s flight on the private aircraft (if any);

c) The supervisory team shall verify the legitimacy of the confirmations of the fuel quality; check the seals on inlets and outlets of the fuelling vehicle; supervise the refuelling process; supervise the sampling and sealing of the samples after refuelling; supervise the visual inspection of the aviation fuel before and during the refuelling according to the procedures of refuelling of the aircraft in case the refuelling is carried out in Vietnam.

7. The sampling and storage of samples and certificates of fuel quality inspection in Vietnam:

a) Before refuelling, the airline operating the dignitary’s flight shall take a sample of at least 01 liter of the remaining fuel of the aircraft and the fuel contained in the refuelling vehicle, seal and store the fuel sample; the objects used for the storage must meet the applicable Vietnamese or international standards of aviation fuel;

b) Container, flight number, refuelled aircraft call sign, license plate of the refuelling vehicle, sampling time, name of sample taker, sampling date, name and signature of the sealing person must be labelled clearly on each sample and there must have a Sampling Record signed by the sample taker and supervisor;

c) Confirmations of fuel quality and fuel sample must be stored by the fuel service provider and the operator of the airport where the refuelling is carried out until the aircraft used for the dignitary’s flight operated by the Vietnam’s airline lands at the arriving airport.

8. For dignitary’s flights on private aircrafts operated by foreign airlines, the fuel security and safety of aircrafts used for dignitary’s flights shall be governed by this Article.

Article 31. Ensuring food security and safety of meals for dignitary’s flights

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. The aviation security forces of catering service providers shall cooperate with airlines operating dignitary’s flights on private aircraft in carrying out visual inspections of meals for dignitary’s flights on private aircraft departing from Vietnam before being contained/wrapped and sealed and arranging aviation security officers of airline meal service providers.

3. Vietnam’s airlines operating dignitary's flights shall cooperate with the Guards Command - Ministry of Public Security in testing food and drink for guarded persons and drink for guarded persons undertaking tasks in foreign countries.

4. Flight crews shall only accept meal containers for passengers of dignitary's flights with security seals which are intact.

Article 32. Ensuring aviation security and safety in public areas of airports/aerodromes when having dignitary’s flights operating in there

1. Airport/aerodrome operators shall direct aviation security forces at the airports/aerodromes to cooperate with local public security in setting up checkpoints at the entrances, exits and public areas of airports/aerodromes.

2. Airports/aerodromes where there are dignitary’s flights operating shall arrange appropriate aviation security officers, equipment and support tools together with local public security to organize patrols, control and keep order in public areas of airports and aerodromes during the preparation and service of dignitary’s flights; detect, prevent and promptly handle acts that cause insecurity for the flights.

1. Served passengers and their luggage prescribed in Article 4, Decree No. 96/2021/ND-CP dated November 02, 2021 of the Government of Vietnam on the assurance of dignitary’s flights on private aircraft shall be exempted from aviation security inspections. 

2. Aviation security forces are not responsible for cooperating with units affiliated to the Guards Command - Ministry of Public Security in inspecting lists of entities eligible for exemption from aviation security inspections.

Article 34. Ensuring security of dignitary’s flights operated by Vietnam’s airlines

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. For a private aircraft used for a dignitary’s flight parked overnight, the airline must seal the aircraft door and hand it over to the aviation security force at the airport or aerodrome; the handover must be shown in writing and kept at the workplace of the aviation security force at the airport or aerodrome; The stand of the aircraft must have sufficient light intensity and be arranged with guards or monitored by technical means to detect and prevent people and vehicles from illegally approaching the aircraft. Ramps, jet bridges, conveyor belts and other equipment shall be moved out of the aircraft.

3. Airport/aerodrome operators shall direct aviation security forces at the airports/aerodromes to cooperate with units affiliated to the Guards Command – Ministry of Public Security in inspecting and supervising aviation security of aircraft, passengers, luggage and goods of dignitary's flights.

4. Objects served on board must, before being brought into the aircraft, pass aviation security inspections conducted by X-ray scanners or visual inspection and be subject to continuous security surveillance until they are brought on board; When they are took off the aircraft, objects must be checked and compared in terms of quantity and types.

5. Vietnam’s airlines operating dignitary’s flights shall cooperate with the Guards Command - Ministry of Public Security and relative units in carrying out suitable security inspection and supervision of aircraft, people, luggage and goods of dignitary’s flights on private aircraft when they are in foreign countries.

Article 35. Ensuring security of dignitary’s flights on private aircraft operated by foreign airlines departing from or arriving in Vietnam

1. For a dignitary’s flight on a private aircraft operated by a foreign airline departing from or arriving in Vietnam, aviation security forces are not responsible for conducting security inspections of all people, luggage, goods and objects of the passengers on the dignitary’s flight on private aircraft at its airport; cooperate with security forces of the group in escorting consignments and goods from security inspection locations to the aircraft.

2. If a foreign party sends a diplomatic note to CAAV or a Vietnamese governing body of welcoming or farewelling or the Ministry of Foreign Affairs has a written request for exemption from aviation security inspection, CAAV shall send a written request for compliance with the diplomatic note to the aviation security force at the airport/aerodrome and an official dispatch on request for exemption from aviation security inspection of people, luggage and goods of the group of passengers served on the dignitary's flight on private aircraft and report them to the Airport Authority for inspection and supervision.

3. The official dispatch and the diplomatic note on request for exemption from aviation security inspection of the dignitary's flight on private aircraft must include the aircraft type, flight number, taking-off and landing time and locations and a commitment on “Chúng tôi cam kết sẽ chịu hoàn toàn trách nhiệm về an ninh, an toàn hàng không đối với chuyến bay chuyên cơ” (“we hereby commit to take full responsibility for aviation security and safety of the dignitary's flight on private aircraft”)

4. The official dispatch and the diplomatic note on request for exemption from aviation security inspection of the dignitary's flight on commercial aircraft must include the aircraft type, flight number, taking-off and landing time and locations and a commitment on “Chúng tôi cam kết sẽ đề nghị người được miễn kiểm tra an ninh hàng không không mang theo bất cứ vật, chất cấm lên tàu bay theo quy định của pháp luật Việt Nam và chịu trách nhiệm về cam kết này” (“we hereby commit to request the person who is exempted from the aviation security inspection to not carry any objects or substances forbidden on board in accordance with the Vietnamese laws and take responsibility for such commitment”).

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 36. Standards and procedures for serving dignitary’s flights on private aircraft operated by foreign airlines departing from or arriving in Vietnam

Standards and procedures for serving dignitary's flights on private aircraft operated by Vietnam's airlines shall be applicable to dignitary's flights on private aircraft operated by foreign airlines departing from or arriving in Vietnam, except for regulations in Articles 4, 5, 6, 10, 11, 12, 15, 17, 18, 20, 21, 22, 23, 30, 31 and clause 5 Article 34 hereof.

Chapter IV

RESPONSIBILITIES OF RELATED AGENCIES, ORGANIZATIONS AND INDIVIDUALS

Article 37. Responsibilities of CAAV

1. Accept and implement notifications of dignitary’s flights operated by Vietnam’s airlines and dignitary’s flights on private aircraft operated by foreign airlines.

2. Direct and supervise agencies and units of the aviation sector to operate dignitary’s flights, implement safety and security measures for dignitary’s flights; implement documents on the exemption from security inspection of cases prescribed in clause 2 Article 35 hereof; urge and monitor the preparation of serving dignitary’s flights; cooperate in handing abnormal situations during the period of serving dignitary’s flights.

3. Grant long-term ASICs to people regularly serving dignitary’s flights as prescribed; inform card templates or pins of officials and soldiers of the Guards Command - Ministry of Public Security used in the period of serving and ensuring security of dignitary’s flights; card templates and lists of entities eligible for using cards granted by the Guards Command - Ministry of Public Security and directly participating in serving international events at airports.

Article 38. Responsibilities of Airport Authorities

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



2. Organize implementation of the assurance of dignitary’s flights for state regulatory authorities, and aviation service providers operating at airports/aerodromes that have dignitary’s flights; cooperate with related agencies and organizations in providing the assurance of dignitary’s flights.

3. Organize the direct supervision of performing tasks for dignitary’s flights, the compliance with technical standards, assurance about safety and security of dignitary’s flights of organizations and individuals at airports under their management.

Article 39. Responsibilities of airport operators at airports or aerodromes where private aircrafts used for dignitary’s flights take off or land

1. Develop procedures for serving dignitary’s flights in the airport operations manual and report CAAV.

2. Determine aprons, stands, guest houses to serve dignitary’s flights; take charge and cooperate with aviation service providers at the airports/ aerodromes in serving dignitary’s flights operated by Vietnam’s airlines and foreign airlines; arrange guards for such flights and preside over cooperation in guarding and protecting private aircraft used for dignitary's flights.

3. Inspect runways, taxiways and aprons; Save certificates of completion of fuel and fuel sample quality inspection until the private aircraft used for dignitary’s flights lands safely at arrival airports.

4. Notify the restriction of operation at airports while having dignitary's flights on private aircraft operating; promptly notify agencies and units according to regulations in clause 2 Article 24 of this Circular in case of the estimated time of landing/taking off of the private aircraft used for dignitary’s flights (calculated by the departure/arrival airports based on estimated time of operation (ETO)) is within 10 minutes different from ETO specified in the flight plan.

5. Preside over assurance about the safety of fire and explosion prevention and control for the aircraft used for dignitary’s flights, entities eligible to be served on dignitary’s flights on private aircraft operated by Vietnam’s airlines and foreign airlines, high-ranking Vietnamese delegations and high-ranking foreign delegations accompanying such dignitaries on dignitary’s flights on private aircraft to and from Vietnam as well as luggage and goods in the aerodrome; cooperate in ensuring the security of dignitary's flights.

6. Enable private aircraft service and preparation divisions to perform their tasks and ensure estimated time for taking off and landing of private aircraft used for dignitary’s flights.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. For dignitary’s flights on private aircraft operated by foreign airlines, airport/aerodrome operators shall cooperate with related agencies of the Ministry of Foreign Affairs and the Ministry of Public Security in strengthening security and safety for aircraft and entities eligible to be served on dignitary’s flights on private aircraft operated by foreign airlines at Vietnam's airports at the requests of foreign agencies.

9. Ensure security for private aircraft used for dignitary’s flights, passengers served on the aircraft, cargo and luggage of passengers served on the aircraft at airports/aerodromes.

Article 40. Responsibilities of Vietnam’s airlines

1. Receive and perform tasks in assurance of dignitary’s flights.

2. Make plans for serving dignitary's flights on private aircraft including: determine private aircraft and backup aircraft used for dignitary's flights, airways, list of nations requesting the approval for flying over/flying to points of departure and arrival of other nations, details related to the operation and technical assurance, and notify them to CAAV.

3. Organize operations of ad hoc dignitary's flights on private aircraft that occur outside of the periods specified in Clause 3 Article 7 and Clause 3 Article 10 of Decree No.  96/2021/ND-CP in accordance with regulations on aircraft, engines and flight crew of dignitary's flights on private aircraft, and send reports to CAAV as soon as possible.

4. Ask permission for domestic dignitary’s flights on private aircraft operated by Vietnam’s airlines in accordance with applicable regulations. Cooperate with the Consular Department - Ministry of Foreign Affairs in asking permission for domestic dignitary’s flights on private aircraft operated by Vietnam’s airlines to foreign countries.

5. Prepare procedures for serving, arrange seats, separate ordinary passengers and dignitary passengers, notify the Office of the Party Central Committee, the Office of the National Assembly, the Office of the President, the Office of the Government, the Foreign Affairs Committee of the Party Central Committee, the State Protocol Department, CAAV and organize the implementation.

6. Take charge and cooperate with agencies and units related to dignitary’s flights on private aircraft in ensuring the safety, security and scheduled time for landing/taking off private aircraft used for dignitary’s flights operated by Vietnam’s airlines during the performance of tasks; strictly cooperate with the Office of the Party Central Committee, the Office of the National Assembly, the Office of the President, the Office of the Government, the Foreign Affairs Committee of the Party Central Committee, the State Protocol Department - Ministry of Foreign Affairs and preparation units in making plans for serving flights at foreign airports.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



8. Cooperate in ensuring the safety and security of cargo, luggage, documents and assets of dignitaries on private aircraft.

9. Cooperate with Guards Command of the Ministry of Public Security in ensuring the safety of the private aircraft used for dignitary’s flights, dignitaries served on such private aircraft, cargo and luggage of dignitaries on such private aircraft in foreign countries.

10. For dignitary’s flights on commercial aircraft, Vietnam’s airlines shall be responsible for the cooperation with relevant agencies and units in implementing effective measures to minimize the risk of insecurity for dignitary passengers on the commercial aircraft; avoidance of transporting special passengers according to regulations on assurance about aviation security on commercial flights.

Article 41. Responsibilities of air traffic assurance providers

1. Cooperate with air traffic operators and airspace management agency of the military in operating flights.

2. Cooperate in implementing regulations on restriction on operation at airports and aerodromes.  

3. Ensure separation between private aircraft used for dignitary’s flights and other aircraft, flight corridors, communication methods during the operation of dignitary’s flights on private aircraft.

4. Ensure the continuous working mode of air traffic control devices during the entire operation of dignitary’s flights on private aircraft.

5. Check the system of air traffic assurance equipment for dignitary’s flights.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Article 42. Responsibilities of relative organizations and individuals

1. Fully comply with regulations on assurance of dignitary’s flights at airports and aerodromes.

2. Cooperate in implementing the requirements of agencies and units responsible for assurance of dignitary’s flights.

Chapter V

IMPLEMENTATION CLAUSES

Article 43. Effect

1. This Circular comes into force from December 15, 2022.

2. This Circular replaces Circular No. 28/2010/TT-BGTVT dated September 13, 2010 of the Minister of Transport elaborating the assurance of dignitary's flights on private aircraft and Circular No. 53/2015/TT-BGTVT dated September 24, 2015 of the Minister of Transport amending certain Articles of Circular No. 28/2010/TT-BGTVT dated September 13, 2010 of the Minister of Transport elaborating the assurance of dignitary’s flights on private aircraft. 

3. In case the documents referred to this Circular are amended or replaced, the revised documents shall be applied.

...

...

...

Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents.



Chief of the Ministry Office, Chief Inspector of the Ministry, Director Generals of Departments, Director General of CAAV, Heads of relevant agencies, organizations and individuals are responsible for the implementation of this Circular./.

 

 

PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER




Le Anh Tuan

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 25/2022/TT-BGTVT ngày 20/10/2022 hướng dẫn công tác bảo đảm chuyến bay chuyên cơ, chuyên khoang do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


9.008

DMCA.com Protection Status
IP: 18.224.73.157
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!