|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT xây dựng trường học an toàn trong cơ sở giáo dục mầm non
Số hiệu:
|
45/2021/TT-BGDĐT
|
|
Loại văn bản:
|
Thông tư
|
Nơi ban hành:
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
|
Người ký:
|
Ngô Thị Minh
|
Ngày ban hành:
|
31/12/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
BỘ GIÁO DỤC VÀ
ĐÀO TẠO
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
45/2021/TT-BGDĐT
|
Hà Nội, ngày 31
tháng 12 năm 2021
|
THÔNG TƯ
QUY
ĐỊNH VỀ VIỆC XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
Căn cứ Luật Giáo dục
ngày 14 tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Luật Trẻ em
ngày 05 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng
9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 69/2017/NĐ-CP ngày 25 tháng
5 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ
chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng
7 năm 2017 của Chính phủ quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh,
thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Giáo dục Mầm non;
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông
tư quy định về việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương
tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối
tượng áp dụng
1. Thông tư này quy định về việc xây dựng trường học
an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, bao gồm:
nội dung xây dựng, kiểm tra, đánh giá trường học an toàn, phòng, chống tai nạn
thương tích và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Thông tư này áp dụng đối với các cơ sở giáo dục
mầm non, bao gồm: nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non, nhóm trẻ độc lập, lớp
mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu
như sau:
1. Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương
tích trong cơ sở giáo dục mầm non là nơi trẻ em được bảo đảm an toàn về thể chất
và tinh thần.
2. Môi trường giáo dục bao gồm các điều kiện về vật
chất và tinh thần có ảnh hưởng đến các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non.
3. Môi trường giáo dục an toàn là môi trường nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong đó trẻ em được bảo vệ, được đối xử công bằng,
nhân ái; không bị bạo hành, xâm hại; môi trường giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ
hoàn toàn các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích và ảnh hưởng tiêu cực đến
tâm lý, sức khỏe tâm thần; trẻ em được dễ dàng tiếp cận với môi trường xung
quanh, được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện phù hợp với độ tuổi,
giới tính và khả năng của bản thân.
4. Tai nạn thương tích là sự việc xảy ra ngoài ý muốn
của chủ thể, do tác nhân bên ngoài, gây nên những tổn thương về thể chất và
tinh thần.
Chương II
NỘI DUNG XÂY DỰNG TRƯỜNG
HỌC AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH TRONG CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON
Điều 3. Bảo đảm môi trường giáo
dục an toàn
1. Xây dựng môi trường giáo dục bảo đảm an toàn, dễ
tiếp cận và công bằng đối với mọi trẻ em. Chú trọng tổ chức rà soát các tiêu
chí cơ sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại
phụ lục Thông tư này.
2. Thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng công
trình, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng
cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở
giáo dục mầm non, phát hiện và xử lí kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng
có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em.
3. Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an
toàn giao thông; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống bạo
hành, xâm hại; phòng tránh trẻ bị thất lạc; phòng, chống cháy, nổ; ứng phó với
dịch bệnh, thảm họa, thiên tai trong cơ sở giáo dục mầm non.
4. Ứng phó và xử lí kịp thời khi xảy ra mất an toàn
theo đúng quy trình, quy định của pháp luật.
5. Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa
trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định.
6. Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo
quy định; đối với các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bữa ăn bán trú bảo đảm
thực hiện các yêu cầu, điều kiện và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Điều 4. Nâng cao nhận thức,
năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
1. Tập huấn nâng cao nhận thức, năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về phòng, chống tai nạn
thương tích, đuối nước; phòng chống cháy nổ; an toàn giao thông; phòng chống bạo
hành, xâm hại trẻ em; phòng chống đuối nước; công tác bảo đảm an toàn thực phẩm.
2. Tập huấn kiến thức, kỹ năng ứng phó, xử lý các
tình huống khẩn cấp xảy ra đối với trẻ em như: xử trí tai nạn thương tích; kỹ
năng sơ cấp cứu; thảm họa thiên tai; dịch bệnh cho cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên.
3. Bồi dưỡng kỹ năng nghề nghiệp, đạo đức nhà giáo,
phổ biến pháp luật có liên quan về bảo vệ, chăm sóc trẻ em cho cán bộ quản lý,
giáo viên, nhân viên.
4. Phổ biến các quy định liên quan đến công tác bảo
đảm an toàn cho trẻ em, phòng chống dịch bệnh và phòng chống bạo hành, xâm hại
trẻ em tại các cuộc họp, sinh hoạt chuyên môn, sinh hoạt chuyên đề của cơ sở
giáo dục mầm non.
5. Trang bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn giáo viên kiến
thức, kỹ năng để bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ em
trong cơ sở giáo dục mầm non.
Điều 5. Hoạt động truyền thông
1. Khai thác các nền tảng công nghệ thông tin kết nối
internet để truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên trong cơ sở giáo dục mầm non, gia đình và cộng đồng về xây dựng môi
trường giáo dục an toàn; có giải pháp kiểm soát, loại bỏ những nội dung tuyên
truyền không phù hợp.
2. Tuyên truyền, phổ biến về các nguy cơ, biện pháp
và kỹ năng phòng chống tai nạn, thương tích đối với trẻ em; về quyền trẻ em và
những vấn đề liên quan đến pháp luật nếu để xảy ra tình trạng bạo hành, xâm hại
trẻ em.
3. Tuyên truyền về trách nhiệm phát hiện, thông
báo, tố giác hành vi bạo hành, xâm hại trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, tại
gia đình và ngoài cộng đồng; tuyên truyền về số điện thoại 111 của tổng đài quốc
gia bảo vệ trẻ em.
4. Thiết lập các kênh thông tin như hộp thư góp ý,
số điện thoại đường dây nóng và các hình thức phù hợp khác; tạo điều kiện để
thu nhận thông tin về an toàn trường học hoặc tố giác tình trạng bạo hành, xâm
hại trẻ em.
5. Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát
và báo cáo công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương
tích; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo hành, xâm hại đối
với trẻ em.
6. Triển khai đa dạng các hình thức trao đổi thông
tin với cha mẹ, người chăm sóc trẻ em về kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ và kịp thời thông tin về những tiến bộ hoặc khó khăn của trẻ em tại cơ sở
giáo dục mầm non.
Điều 6. Huy động sự tham gia của
gia đình và cộng đồng
1. Huy động sự tham gia của gia đình và cộng đồng
trong các hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương
tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
2. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng
rà soát, đánh giá các tiêu chí về trường học an toàn, phòng, chống tai nạn
thương tích; chủ động phối hợp khắc phục các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn;
huy động sự tham gia của các đơn vị liên quan trong kiểm định chất lượng công
trình, cơ sở vật chất theo quy định.
3. Phối hợp với các ban, ngành tại địa phương trong
hướng dẫn, kiểm tra, giám sát cơ sở giáo dục mầm non thực hiện các quy định có
liên quan đến công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương
tích.
Điều 7. Giáo dục kiến thức, kỹ
năng bảo đảm an toàn cho trẻ em
1. Lồng ghép giáo dục trẻ em kiến thức, kỹ năng tự
bảo vệ bản thân, phòng tránh xâm hại trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc,
giáo dục trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non.
2. Tăng cường giáo dục trẻ em về kiến thức, kỹ năng
bảo đảm an toàn thông qua hình thức trải nghiệm, thực hành xử trí tình huống bảo
vệ bản thân phù hợp với nhu cầu, độ tuổi của trẻ em.
3. Trang bị đồ chơi, tài liệu, học liệu giáo dục về
bảo đảm an toàn dành cho trẻ em phù hợp với độ tuổi và phù hợp với văn hóa địa
phương.
Chương III
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CƠ SỞ
GIÁO DỤC MẦM NON AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
Điều 8. Tiêu chuẩn cơ sở giáo dục
mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích
1. Trong năm học, tại cơ sở giáo dục mầm non không
có tình trạng: trẻ em bị bạo hành, xâm hại, bị tai nạn thương tích nặng dẫn đến
phải nằm viện hoặc tử vong; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ứng xử thiếu
văn hóa, vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo; xảy ra ngộ độc thực phẩm hoặc có
dịch bệnh lây lan trên diện rộng tại cơ sở giáo dục mầm non.
2. Kết quả đánh giá tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non
an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại Phụ lục Thông tư này:
a) Đối với nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm
non: Có tối thiểu 40 tiêu chí (bao gồm 20 tiêu chí bắt buộc) được đánh giá “đạt”.
b) Đối với nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập,
lớp mầm non độc lập: Có tối thiểu 30 tiêu chí (bao gồm 15 tiêu chí bắt buộc) được
đánh giá “đạt”.
Điều 9. Cơ sở giáo dục mầm non
tự đánh giá
1. Trước khi bắt đầu năm học mới, cơ sở giáo dục mầm
non tổ chức rà soát, đánh giá các tiêu chí về an toàn, phòng, chống tai nạn
thương tích quy định tại Phụ lục Thông tư này. Đối với những tiêu chí được đánh
giá “chưa đạt”, có phương án xử trí, khắc phục kịp thời.
2. Cuối năm học, cơ sở giáo dục mầm non tổ chức tự
đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích
theo tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 của Thông tư này, báo
cáo kết quả về Phòng Giáo dục và Đào tạo theo quy định.
Điều 10. Kiểm tra, đánh giá cơ
sở giáo dục mầm non an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích
1. Đầu năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo xây dựng
kế hoạch kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các quy định tại Thông tư này đối với
các cơ sở giáo dục mầm non. Việc kiểm tra được thực hiện kết hợp với các nhiệm
vụ kiểm tra chuyên môn khác trong năm học, có biên bản và thông báo kết quả kiểm
tra.
2. Cuối năm học, căn cứ báo cáo của cơ sở giáo dục
mầm non, tiêu chuẩn theo quy định và kết quả kiểm tra, giám sát trong năm học,
Phòng Giáo dục và Đào tạo lập danh sách cơ sở giáo dục mầm non đạt tiêu chuẩn
trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, báo cáo Sở Giáo dục và
Đào tạo.
3. Trong trường hợp cần thiết, Phòng Giáo dục và
Đào tạo tổ chức đoàn kiểm tra kết quả tự đánh giá của cơ sở giáo dục mầm non hoặc
chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thành lập các đoàn kiểm tra liên
ngành để đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn
thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Chương IV
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
Điều 11. Trách nhiệm của Sở
Giáo dục và Đào tạo
1. Hướng dẫn, chỉ đạo, thanh tra, kiểm tra các
Phòng Giáo dục và Đào tạo và các trường mầm non trực thuộc (nếu có) trong việc
thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này.
2. Hằng năm, tổ chức tập huấn, hội thảo, tổng kết
đánh giá về công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương
tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
3. Báo cáo kết quả xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non gửi Bộ Giáo dục
và Đào tạo cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Phòng
Giáo dục và Đào tạo
1. Xây dựng kế hoạch hoạt động và dự toán ngân sách
hàng năm cho công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương
tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
2. Hướng dẫn các cơ sở giáo dục mầm non trong việc
triển khai thực hiện các nội dung theo quy định tại Thông tư này.
3. Phối hợp với các đơn vị, ban, ngành hướng dẫn,
kiểm tra, đánh giá các cơ sở giáo dục mầm non trên địa bàn thực hiện các quy định
có liên quan đến công tác xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn
thương tích.
4. Chủ trì hoặc phân công trách nhiệm đối với nhà
trẻ, trường mẫu giáo, trường mầm non trên địa bàn thực hiện nhiệm vụ kiểm tra,
đánh giá theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này.
5. Báo cáo kết quả xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non gửi Sở Giáo dục
và Đào tạo cùng thời điểm báo cáo tổng kết năm học theo quy định.
Điều 13. Trách nhiệm của cơ sở
giáo dục mầm non
1. Ban hành kế hoạch xây dựng trường học an toàn,
phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non theo năm học.
2. Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên trong cơ
sở giáo dục mầm non theo chức năng, nhiệm vụ thực hiện các nội dung quy định tại
các Điều 3, 4, 5, 6 và 7 của Thông tư này.
3. Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ
sở giáo dục mầm non, gia đình và cộng đồng trong việc xây dựng trường học an
toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
4. Người đứng đầu cơ sở giáo dục mầm non chịu trách
nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên và trước pháp luật nếu thiếu trách nhiệm để
xảy ra mất an toàn tại cơ sở giáo dục mầm non.
5. Báo cáo việc thực hiện Thông tư này trong nội
dung báo cáo tổng kết hoạt động của đơn vị hàng năm gửi cơ quan quản lý cấp
trên; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền và chịu trách nhiệm
về kết quả báo cáo.
Điều 14. Trách nhiệm của Ủy
ban nhân dân các cấp
1. Chỉ đạo, triển khai, đôn đốc công tác xây dựng
trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm
non trên địa bàn.
2. Đầu tư nguồn lực, kinh phí cho công tác xây dựng
trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm
non.
3. Tổ chức phối hợp giữa các cơ quan thuộc quyền quản
lý, các tổ chức kinh tế, xã hội để thực hiện nhiệm vụ xây dựng trường học an
toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non.
Chương V
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 15. Hiệu lực thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng
02 năm 2022.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số
13/2010/TT-BGDĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích trong
cơ sở giáo dục mầm non.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức và cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Ủy ban VHGDTNTNNĐ của Quốc hội;
- Ban Tuyên giáo Trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ; cơ quan thuộc Chính phủ;
- Cục Kiểm tra VBQPPL (Bộ Tư pháp);
- Hội đồng QGGD&PTNNL;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Sở GDĐT, Sở GDKHCN Bạc Liêu;
- Công báo;
- Cổng TTĐT Chính phủ;
- Cổng TTĐT Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ PC, Vụ GDMN (05 bản).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Ngô Thị Minh
|
PHỤ LỤC
BẢNG KIỂM CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG
TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Mẫu 1. Dành cho nhà trẻ, trường
mẫu giáo, trường mầm non
TT
|
Nội dung
|
Đánh giá (đạt/chưa
đạt)
|
A
|
Tiêu chí về cơ sở vật chất
|
|
I
|
Địa điểm, quy mô, khối phụ trợ và hạ tầng kỹ
thuật
|
|
1
|
Địa điểm, quy mô, diện tích, các khối phòng, khối
phụ trợ và hạ tầng kỹ thuật bảo đảm đạt mức tiêu chuẩn tối thiểu về cơ sở vật
chất theo quy định.
|
|
2
|
Khuôn viên ngăn cách với bên ngoài bằng hàng rào
bảo vệ; cổng trường đảm bảo kiên cố, vững chắc, có biển tên và đóng mở theo
giờ quy định.
|
|
3
|
Sân chơi bằng phẳng, không trơn trượt; có hệ thống
biển chỉ dẫn các vị trí, khu vực vui chơi bằng ký hiệu phù hợp với nhận thức
của trẻ.
|
|
4
|
Hệ thống cây xanh phù hợp cảnh quan, tạo bóng
mát; cây cổ thụ được gia cố, chặt, tỉa bảo đảm an toàn, tránh gãy đổ.
|
|
5
|
Hệ thống bồn hoa, bồn cây không có góc cạnh sắc nhọn;
chậu hoa, cây cảnh đặt ở vị trí an toàn, chắc chắn; không trồng cây có quả vỏ
cứng, hoa, quả có nhựa độc, gai sắc hoặc thu hút ruồi, muỗi.
|
|
6
|
Hệ thống chứa nước (giếng, bể, bồn...) có nắp đậy,
khóa chắc chắn; có cửa hoặc rào chắn ở lối ra các khu vực như kênh, mương, suối,
ao, hồ, hố sâu, bể bơi (nếu có).
|
|
7
|
Hệ thống cống, rãnh bảo đảm kín, không rò rỉ, ứ đọng
gây ô nhiễm môi trường; khu thu gom rác thải bố trí độc lập, có lối ra vào riêng
cách xa các khối phòng chức năng; bảo đảm thu gom rác thải đúng quy định.
|
|
8
|
Hệ thống phòng cháy, chữa cháy được nghiệm thu;
thiết bị phòng cháy chữa cháy được kiểm định theo quy định và bảo đảm hoạt động
bình thường.
|
|
9
|
Phòng y tế có các loại thuốc thiết yếu, bảo đảm
còn hạn sử dụng; có dụng cụ sơ cấp cứu và các điều kiện trang thiết bị phòng
chống dịch bệnh theo đúng quy định; có bảng hướng dẫn quy trình sơ cấp cứu
tai nạn thương tích thường gặp đối với trẻ em.
|
|
II
|
Phòng sinh hoạt chung
|
|
10
|
Phòng nhóm/lớp không thấm dột, thoáng mát, sạch sẽ,
đủ ánh sáng
|
|
11
|
Hệ thống cửa (ra vào, cửa sổ) có móc cố định khi
cửa mở; cửa sổ có chấn song chắc chắn, an toàn; cửa ra vào của nhóm trẻ có
thanh chắn an toàn.
|
|
12
|
Không gian trong phòng, nhóm được bố trí thân thiện,
phù hợp với độ tuổi, màu sắc trung tính; chiều cao các tranh ảnh, thiết bị
phù hợp tầm nhìn của trẻ.
|
|
13
|
Góc chơi bố trí phù hợp với diện tích phòng, nhóm/lớp,
an toàn và thuận tiện cho trẻ hoạt động; không bố trí góc chơi ở khu vực cửa
ra vào và cửa nhà vệ sinh.
|
|
14
|
Các khu vực trong nhóm/lớp có hệ thống chỉ dẫn/quy
định bằng ký hiệu khoa học, phù hợp nhận thức của trẻ.
|
|
15
|
Dây điện, ổ cắm điện, ăng-ten tivi, cầu chì, công
tắc...được đặt ở nơi trẻ không với tới (độ cao lớn hơn 1,50 m tính từ mặt
sàn) hoặc có hộp/nắp/lưới an toàn.
|
|
III
|
Hiên chơi, lan can, cầu thang
|
|
16
|
Lan can, hiên chơi thiết kế đúng quy định (chiều
cao lớn hơn 1m, sử dụng các thanh đứng với khoảng cách nhỏ hơn 10 cm, không
làm các thanh phân chia ngang) hoặc được gia cố chắc chắn, đảm bảo an toàn;
không kê bàn ghế và đồ dùng ở khu vực lan can.
|
|
17
|
Cầu thang có tay vịn, bậc thang thiết kế đúng quy
định, dễ sử dụng đối với trẻ; thang máy, thang vận chuyển thực phẩm (nếu có)
có cửa, khóa bảo đảm an toàn.
|
|
IV
|
Nhà vệ sinh
|
|
18
|
Có thiết bị vệ sinh phù hợp với trẻ, dễ sử dụng; có
đủ nước để sử dụng; đối với lớp mẫu giáo, bố trí riêng nhà vệ sinh cho trẻ em
gái và trẻ em trai.
|
|
19
|
Nhà vệ sinh bảo đảm giáo viên dễ quan sát; nền
nhà vệ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ; dụng cụ có chứa nước (xô, chậu...) có nắp
đậy an toàn.
|
|
21
|
Có thiết bị vệ sinh dành cho trẻ khuyết tật
|
|
22
|
Dụng cụ đựng hóa chất (các chất tẩy rửa..) có
nhãn rõ ràng để xa tầm với của trẻ em. Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa trong
danh mục quy định.
|
|
V
|
Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu
|
|
23
|
Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhóm/lớp bảo đảm
an toàn, phù hợp với độ tuổi; đồ dùng, đồ chơi theo danh mục và bảo đảm tiêu
chuẩn theo quy định.
|
|
24
|
Đồ chơi ngoài trời bố trí ở vị trí an toàn, bảo đảm
trẻ dễ sử dụng; không sử dụng những đồ chơi đã gãy, hỏng có nguy cơ mất an
toàn với trẻ.
|
|
25
|
Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi sắp xếp khoa học, phù
hợp với độ tuổi, thân thiện, thuận tiện cho trẻ tiếp cận sử dụng; hệ thống tủ,
giá, kệ... được kê xếp an toàn, có vít/chốt cố định.
|
|
26
|
Bình chứa nước uống, tủ/giá đựng ca cốc được bố
trí tại khu vực trẻ dễ lấy, dễ cất và an toàn khi sử dụng.
|
|
27
|
Tài liệu, học liệu bảo đảm yêu cầu về tính an toàn,
thẩm mỹ, giáo dục; phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý và nhu cầu nhận thức của
trẻ, phát huy khả năng tư duy sáng tạo, kích thích tính tò mò, khám phá, ham
hiểu biết ở trẻ.
|
|
28
|
Các đồ dùng, giáo cụ trực quan dễ gây mất an toàn
(dao, kéo, hột hạt,...) chỉ cho trẻ sử dụng khí có sự hướng dẫn, giám sát của
giáo viên.
|
|
29
|
Có đồ dùng, trang thiết bị, đồ chơi, học liệu
chuyên dụng hoặc điều chỉnh phù hợp với trẻ em khuyết tật, trẻ em có nhu cầu
đặc biệt.
|
|
VI
|
Nhà bếp
|
|
30
|
Độc lập với các khối phòng chức năng; bảo đảm về
thiết kế theo quy trình bếp 1 chiều, lưu thông không khí.
|
|
31
|
Có đầy đủ trang thiết bị đáp ứng yêu cầu an toàn
thực phẩm theo quy định hiện hành; đồ dùng phục vụ ăn uống làm bằng chất liệu
an toàn, được vệ sinh sạch sẽ.
|
|
32
|
Có hợp đồng cung cấp thực phẩm hoặc biên bản cam
kết về nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm.
|
|
33
|
Quy trình chế biến, nấu nướng, chia ăn bảo đảm
các quy định về an toàn thực phẩm
|
|
34
|
Thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn
đúng quy định.
|
|
B
|
Tiêu chí về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên và môi trường sư phạm
|
|
35
|
Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vi
phạm đạo đức nhà giáo.
|
|
36
|
Không có tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em xảy
ra trong cơ sở giáo dục mầm non.
|
|
37
|
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tập huấn
nâng cao năng lực về bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; kỹ
năng sơ, cấp cứu; phòng, chống bạo hành trẻ; kỹ năng ứng xử sư phạm.
|
|
38
|
Có đủ giáo viên theo quy định.
|
|
39
|
Nhân viên nấu ăn bảo đảm các điều kiện về sức khỏe
và kiến thức an toàn thực phẩm theo quy định.
|
|
40
|
Thực hiện lồng ghép giáo dục trẻ kiến thức, kỹ năng
tự bảo vệ bản thân trong các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ
hàng ngày; thực hiện giáo dục hòa nhập cho trẻ có nhu cầu đặc biệt.
|
|
41
|
Trang phục của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
gọn gàng, lịch sự, thuận tiện trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục
trẻ em.
|
|
C
|
Tiêu chí về tổ chức hoạt động; quan hệ nhà trường,
gia đình và xã hội
|
|
42
|
Có kế hoạch xây dựng cơ sở giáo dục mầm non an toàn,
phòng, chống tai nạn thương tích.
|
|
43
|
Số điện thoại, hộp thư góp ý, các hình thức tiếp
nhận thông tin về bạo hành, xâm hại, bảo đảm an toàn cho trẻ được công khai ở
các vị trí dễ quan sát, tiếp cận.
|
|
44
|
Có bảng truyền thông về đảm bảo an toàn, phòng chống
dịch bệnh, các thông tin về kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đối
với trẻ em; có bảng công khai tài chính và thực đơn hàng ngày của trẻ (đối với
cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức ăn bán trú).
|
|
45
|
Có quy định về đón, trả trẻ để phòng tránh trẻ bị
thất lạc; các phương án sơ tán khi xảy ra tình huống bất thường (cháy, nổ, cấp
cứu, thiên tai...)
|
|
46
|
Có hệ thống công nghệ thông tin kết nối internet
để tra cứu thông tin và được kiểm soát về nội dung đảm bảo an toàn, lành mạnh,
phù hợp.
|
|
47
|
Có hệ thống kết nối, chia sẻ thông tin giữa nhà
trường với gia đình về kết quả nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và kịp thời
thông tin về những tiến bộ hoặc khó khăn của trẻ.
|
|
48
|
Có bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục
mầm non theo quy định.
|
|
49
|
Thực hiện công tác y tế trường học theo quy định;
phối hợp với ngành y tế địa phương trong công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ
em.
|
|
50
|
Có sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong rà
soát, đánh giá, xây dựng môi trường giáo dục an toàn, phòng, chống tai nạn
thương tích.
|
|
Đánh giá:
- Mỗi tiêu chí được đánh giá “đạt” hoặc “chưa đạt”
- Tiêu chí bắt buộc (20 tiêu chí được đánh dấu gạch
chân): 1, 2, 5, 6, 8, 9, 10, 13, 15, 16, 17, 19, 24, 28, 32, 34, 35, 36, 42,
48.
PHỤ LỤC
BẢNG KIỂM CƠ SỞ GIÁO
DỤC MẦM NON AN TOÀN, PHÒNG, CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2021 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
Mẫu 2. Dành cho nhóm trẻ độc
lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập
TT
|
Nội dung
|
Đánh giá (đạt/chưa
đạt)
|
A
|
Tiêu chí về cơ sở vật chất
|
|
I
|
Địa điểm và các công trình phụ trợ
|
|
1
|
Địa điểm cách xa các cơ sở dịch vụ, cơ sở sản xuất,
chăn nuôi, kho chứa hàng hóa gây ô nhiễm môi trường, độc hại, có nguy cơ trực
tiếp phát sinh cháy, nổ và không nằm trong vùng cảnh báo nguy hiểm.
|
|
2
|
Khuôn viên được ngăn cách với bên ngoài, có biển
tên theo quy định; có cổng/cửa đóng mở theo giờ quy định.
|
|
3
|
Khu vui chơi cho trẻ bằng phẳng, không trơn trượt;
có hệ thống chỉ dẫn các vị trí, các khu vực chơi bằng ký hiệu khoa học, phù hợp
với nhận thức của trẻ. Không sử dụng những đồ chơi đã gãy, hỏng có nguy cơ mất
an toàn với trẻ.
|
|
4
|
Hệ thống bồn hoa, bồn cây không có góc cạnh sắc
nhọn; chậu hoa, cây cảnh đặt ở vị trí an toàn, chắc chắn; không trồng cây có quả
vỏ cứng, hoa, quả có nhựa độc, gai sắc hoặc thu hút ruồi, muỗi.
|
|
5
|
Hệ thống chứa nước (giếng, bể, bồn...) có nắp đậy
chắc chắn. Có cửa hoặc rào chắn ở lối đi ra các khu vực như kênh, rạch, suối,
ao, hồ, hố sâu (nếu có).
|
|
6
|
Có lối thoát hiểm; thiết bị chữa cháy được kiểm định,
bảo đảm hoạt động bình thường.
|
|
7
|
Hệ thống cống, rãnh để dẫn thoát nước mưa, nước
thải bảo đảm kín, không rò rỉ, ứ đọng gây ô nhiễm môi trường.
|
|
8
|
Khu vực thu gom rác thải bố trí độc lập, cách xa
phòng nhóm/lớp; thuận lợi cho việc thu gom, vận chuyển rác.
|
|
9
|
Phòng/góc y tế bố trí ở vị trí thuận tiện cho
công tác sơ/cấp cứu; có các loại thuốc thiết yếu, bảo đảm còn hạn sử dụng; có
bảng hướng dẫn sơ cấp cứu; có các trang thiết bị phòng chống dịch bệnh theo
đúng quy định.
|
|
10
|
Lan can, hiên chơi thiết kế đúng quy định hoặc được
gia cố chắc chắn, đảm bảo an toàn (chiều cao lớn hơn 1m, khoảng cách các
thanh phân chia nhỏ hơn 10 cm); không kê bàn ghế và đồ dùng ở khu vực lan
can.
|
|
11
|
Cầu thang có tay vịn, có lưới an toàn; có cửa chắn
ở đầu và cuối cầu thang; thang máy, thang vận chuyển thực phẩm (nếu có) có cửa,
khóa đảm bảo an toàn.
|
|
II
|
Phòng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ
|
|
12
|
Phòng, nhóm bảo đảm diện tích theo quy định,
không thấm dột, thoáng mát, đủ ánh sáng; nền nhà bằng phẳng, không trơn trượt.
|
|
13
|
Hệ thống cửa (ra vào, cửa sổ) có móc cố định khi cửa
mở; cửa sổ có chấn song chắc chắn, an toàn; cửa ra vào của nhóm trẻ có thanh
chắn an toàn.
|
|
14
|
Không gian trong phòng, nhóm được bố trí thân thiện,
phù hợp với độ tuổi, màu sắc trung tính; chiều cao các tranh ảnh, thiết bị phù
hợp tầm nhìn của trẻ
|
|
15
|
Góc chơi bố trí phù hợp với diện tích phòng,
nhóm/lớp, an toàn và thuận tiện cho trẻ hoạt động; không bố trí góc chơi ở
khu vực cửa ra vào và cửa nhà vệ sinh.
|
|
16
|
Các ổ cắm điện, ăng-ten tivi, cầu chì, công tắc...được
đặt ở nơi trẻ không với tới (độ cao lớn hơn 1,5 m tính từ mặt sàn) hoặc có hộp/nắp/lưới
an toàn. Trong nhóm/lớp không sử dụng bếp đun, bàn là, ấm điện, máy bơm... và
các chất dễ gây cháy nổ.
|
|
III
|
Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, học liệu
|
|
17
|
Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi trong nhóm/lớp đảm bảo
an toàn, phù hợp với độ tuổi, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định.
|
|
18
|
Thiết bị, đồ dùng, đồ chơi sắp xếp thuận tiện cho
trẻ tiếp cận sử dụng, kể cả trẻ khuyết tật; tủ, giá, kệ... được kê xếp an
toàn, có vít/chốt cố định; không sử dụng những đồ chơi đã gãy, hỏng có nguy
cơ mất an toàn với trẻ.
|
|
19
|
Tài liệu, học liệu bảo đảm yêu cầu về tính an
toàn, thẩm mỹ, giáo dục theo quy định và đủ số lượng theo số trẻ.
|
|
20
|
Các đồ dùng, giáo cụ trực quan dễ gây mất an toàn
(dao, kéo, hột hạt,...) chỉ cho trẻ sử dụng khi có sự hướng dẫn, giám sát của
giáo viên.
|
|
21
|
Bình chứa nước uống, tủ/giá đựng ca cốc được bố trí
tại khu vực trẻ dễ lấy, dễ cất và an toàn khi sử dụng.
|
|
IV
|
Nhà vệ sinh
|
|
22
|
Khu vệ sinh bảo đảm giáo viên dễ quan sát; thiết
bị vệ sinh phù hợp với trẻ, thân thiện, dễ sử dụng.
|
|
23
|
Nền nhà vệ sinh luôn khô ráo, sạch sẽ; dụng cụ có
chứa nước (xô, chậu...) có nắp đậy an toàn.
|
|
24
|
Dụng cụ đựng hóa chất (các chất tẩy rửa..) phải
có nhãn rõ ràng, để đúng nơi quy định, xa tầm với của trẻ em. Chỉ sử dụng các
chất tẩy rửa trong danh mục quy định.
|
|
V
|
Nhà bếp
|
|
25
|
Độc lập hoặc có cửa ngăn cách với với khu vực
chăm sóc, giáo dục trẻ; bảo đảm lưu thông không khí; bố trí các khu vực theo quy
trình một chiều; có tiêu lệnh chữa cháy, bình chữa cháy được kiểm định và còn
sử dụng được.
|
|
26
|
Trang thiết bị đáp ứng yêu cầu an toàn thực phẩm
theo quy định hiện hành; thiết bị, đồ dùng phục vụ ăn uống làm bằng chất liệu
an toàn, được vệ sinh sạch sẽ.
|
|
27
|
Có hợp đồng cung cấp thực phẩm hoặc biên bản cam
kết về nguồn gốc, xuất xứ của thực phẩm.
|
|
28
|
Quy trình chế biến, nấu nướng, chia thức ăn bảo đảm
các quy định về an toàn thực phẩm; thực hiện lưu mẫu thức ăn theo quy định.
|
|
B
|
Tiêu chí về cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên và môi trường sư phạm
|
|
29
|
Không có cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên vi
phạm đạo đức nhà giáo.
|
|
30
|
Không có tình trạng bạo hành, xâm hại trẻ em xảy
ra trong cơ sở giáo dục mầm non.
|
|
31
|
Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tập huấn
nâng cao năng lực về bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích; kỹ
năng sơ, cấp cứu; phòng, chống bạo hành trẻ; kỹ năng ứng xử sư phạm.
|
|
32
|
Đảm bảo đủ giáo viên để thực hiện nhiệm vụ nuôi
dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
|
|
33
|
Trang phục của cán bộ quản lý, giáo viên, nhân
viên gọn gàng, lịch sự, thuận tiện trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em.
|
|
C
|
Tiêu chí về tổ chức hoạt động; quan hệ nhà trường,
gia đình và xã hội
|
|
34
|
Có kế hoạch xây dựng cơ sở giáo dục mầm non an
toàn, phòng, chống tai nạn thương tích.
|
|
35
|
Có bản cam kết giữa cơ sở giáo dục mầm non và gia
đình về bảo đảm an toàn cho trẻ; có quy định về đón, trả trẻ để phòng tránh
trẻ bị thất lạc.
|
|
36
|
Số điện thoại, hộp thư góp ý và các hình thức tiếp
nhận thông tin về bạo hành, xâm hại, bảo đảm an toàn cho trẻ được công khai ở
các vị trí dễ quan sát, tiếp cận.
|
|
37
|
Có hình thức thông tin phù hợp đến gia đình về kết
quả hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ, những tiến bộ hoặc khó khăn
của trẻ em.
|
|
38
|
Tổ chức theo dõi, đánh giá, chăm sóc sức khỏe cho
trẻ em theo quy định.
|
|
39
|
Có bảng truyền thông về đảm bảo an toàn; phòng chống
dịch bệnh; các thông tin về kiến thức nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ đối
với trẻ em; bảng công khai tài chính và thực đơn hàng ngày của trẻ trẻ (đối với
cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức ăn bán trú).
|
|
40
|
Có sự tham gia của gia đình và cộng đồng trong rà
soát, đánh giá và khắc phục các yếu tố nguy cơ gây mất an toàn với trẻ.
|
|
Đánh giá:
- Mỗi tiêu chí được đánh giá “đạt” hoặc “chưa đạt”
- Tiêu chí bắt buộc (15 tiêu chí được đánh dấu gạch
chân): 1, 2, 5, 6, 11, 16, 21, 23, 24, 25, 28, 29, 30, 34, 35.
Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING OF VIETNAM
-------
|
SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
---------------
|
No. 45/2021/TT-BGDDT
|
Hanoi, December 31, 2021
|
CIRCULAR REGULATIONS ON CONSTRUCTION OF SAFE SCHOOLS FOR PREVENTING
AND CONTROLLING ACCIDENTS AND INJURIES IN PRESCHOOL EDUCATION FACILITIES Pursuant to the Law on
Education of Vietnam dated June 14, 2019; Pursuant to the Law on
Children of Vietnam dated April 5, 2016; Pursuant to Decree No.
123/2016/ND-CP dated September 1, 2016 of the Government of Vietnam on
functions, tasks, entitlements, and organizational structure of Ministries and
ministerial agencies; Pursuant to Decree No.
69/2017/ND-CP dated May 25, 2017 of the Government of Vietnam on functions,
tasks, entitlements, and organizational structure of the Ministry of Education
and Training of Vietnam; Pursuant to Decree No.
80/2017/ND-CP dated July 17, 20117 of the Government of Vietnam on a safe,
healthy, and friendly educational environment which prevents and stops school
violence; At the request of the
Director of the Department of Preschool Education of Vietnam; ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Chapter I GENERAL PROVISIONS Article 1. Scope and
regulated entities 1. This Circular provides for the construction of safe schools
for preventing and controlling accidents and injuries in preschool education
facilities, including: Contents of construction, inspection, assessment of safe
schools for preventing and controlling accidents and injuries, and
responsibilities of relevant agencies, organizations, and individuals. 2. This Circular applies to preschool education facilities
such as nurseries, kindergartens, preschools, independent daycare groups,
independent kindergarten classes, independent preschool classes, and relevant
entities. Article 2.
Interpretation of terms For the purpose of this
Circular, the following terms shall be construed as follows: 1. “A safe school for preventing and controlling accidents and
injuries in a preschool education facility" means a place where children
are physically and mentally safe. 2. “Educational environment” includes physical and mental
conditions affecting activities of nurturing, caring for, and educating
children in preschool education facilities. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 4. “Injuries" are unexpected incidents caused by external
factors, leaving physical and mental harm. Chapter II CONTENTS OF CONSTRUCTION OF SAFE SCHOOLS
FOR PREVENTING AND CONTROLLING ACCIDENTS AND INJURIES IN PRESCHOOL EDUCATION
FACILITIES Article 3. Assurance
of a safe educational environment 1. Build a safe, easy-to-access, and fair educational
environment for all children. Focus on reviewing criteria for safe preschool
education facilities for preventing and controlling accidents and injuries as
prescribed in the Appendix hereof. 2. Regularly review and inspect the quality of works, physical
facilities, equipment, utensils, toys, vehicles, and machinery nurturing,
caring for, and educating children in preschool education facilities; promptly
detect and handle degraded and damaged items that are potentially unsafe for
children. 3. Develop projects to ensure order, security, and traffic
safety; prevent and control accidents, injuries, and drowning; prevent violence
and abuse; prevent the loss of children; prevent and control fire and
explosion; respond to epidemics and natural disasters in preschool education
facilities. 4. Promptly respond and handle unsafe incidents according to
processes and regulations of the law. 5. Develop and implement the code of cultural conduct in
preschool education facilities as per regulation. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. Article 4. Improvement
of awareness and professional capacity for managers, teachers, and staff 1. Provide training in the improvement of awareness and
professional capacity for managers, teachers, and staff regarding preventing
and controlling accidents, injuries, and drowning; prevention of fire and
explosion; traffic safety; prevention and control of children violence and
abuse; prevention of drowning; food safety assurance work. 2. Provide training in skills and knowledge of response and
handling of emergencies that happen to children, such as accident and injury
handling, first aid skills, and response to natural disasters and epidemics for
managers, teachers, and staff. 3. Provide training in professional skills and teacher ethics
and disseminate relevant laws on children protection and care for managers,
teachers, and staff. 4. Disseminate regulations related to children's safety
assurance, prevention and control of epidemics, and prevention and control of
children violence and abuse in meetings, professional activities, and thematic
activities of preschool education facilities. 5. Prepare adequate guiding documents on skills and knowledge
of safety assurance, prevention and control of accidents and injuries of
children for teachers in preschool education facilities. Article 5.
Communication activities 1. Utilize information technology platforms to connect to the
internet for communication and improvement of awareness of managers, teachers,
staff in preschool education facilities, families, and the community regarding
the construction of a safe educational environment; adopt measures to control
and eliminate the dissemination of inappropriate information. 2. Disseminate and universalize risks, measures, and skills in
prevention and control of accidents and injuries for children, children’s
rights, and matters related to the law if children’s violence and abuse happen. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 4. Establish information channels such as the feedback
mailbox, hotline, and other appropriate forms; facilitate the receipt of
information on school safety or denunciation of children’s violence and abuse. 5. Establish a recording, supervision, monitoring, and report
system on the construction of safe schools for preventing and controlling
accidents and injuries; promptly prevent and intervene in acts of violence and
abuse against children. 6. Implement various forms of information exchange with
parents or caretakers of children on the results of children's nurture, care,
and education and promptly inform their development or difficulties in
preschool education facilities. Article 6.
Mobilization of the participation of families and the community 1. Mobilize the participation of families and the community in
constructing safe schools preventing and controlling accidents and injuries in
preschool education facilities. 2. Establish the cooperation between the school, families, and
the community in reviewing and assessing the criteria for a safe school for
preventing and controlling accidents and injuries; establish the proactive
cooperation in remedying unsafe risks; mobilize the participation of relevant
units in inspecting the quality of works and physical facilities as per
regulation. 3. Cooperate with local departments and authorities in
guiding, inspecting, and supervising preschool education facilities in
implementing regulations related to the construction of safe schools for
preventing and controlling accidents and injuries. Article 7. Knowledge
and skill education for children's safety assurance 1. Integrate the education of skills and knowledge of
self-defense and abuse prevention for children into activities of nurturing,
caring for, and educating children and preschool education facilities. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. Equip toys, documents, and educational textbooks on safety
assurance for children suitable with their age and the local culture. Chapter III INSPECTION AND ASSESSMENT OF SAFE
PRESCHOOL EDUCATION FACILITIES FOR PREVENTING AND CONTROLLING ACCIDENTS AND
INJURIES Article 8. Standards
of safe preschool education facilities for preventing and controlling accidents
and injuries 1. During the school year, preschool education facilities shall
not let the following situations happen: children are abused, receive violence,
or have serious injuries resulting in hospitalization or death; managers,
teachers, and staff behave unethically and violate regulations on teacher
ethics; food poisoning happens or epidemics spread in a wide scale in their
premises. 2. Regarding assessment results of the criteria for safe
preschool education facilities for preventing and controlling accidents and
injuries as prescribed in the Appendix hereof: a) Nurseries, kindergartens,
and preschools that satisfy at least 40 criteria (including 20 mandatory
criteria) will receive a “passed” assessment. b) Independent daycare
groups, kindergarten classes, and preschool classes that satisfy at least 30
criteria (including 15 mandatory criteria) will receive a "passed"
assessment. Article 9.
Self-assessment of preschool education facilities ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 2. At the end of a school year, preschool education facilities
shall organize their self-assessment on the construction result of safe schools
for preventing and controlling accidents and injuries as prescribed in Article
8 of this Circular and submit reports on the result to the district-level
Division of Education and Training as per regulation. Article 10. Inspection
and assessment of safe preschool education facilities for preventing and
controlling accidents and injuries 1. At the start of a school year, the district-level Division
of Education and Training shall develop plans for inspecting and assessing the
implementation of regulations of this Circular regarding preschool education
facilities. The inspection shall be combined with other professional tasks of
inspection during the school year with inspection result records and
notifications. 2. At the end of the school year, the district-level Division
of Education and Training shall, based on reports of preschool education
facilities, the prescribed criteria, and inspection and supervision results
during the school year, create a list of preschool education facilities
qualified for safe school for preventing and controlling accidents and injuries
and submit reports on such matters to the Department of Education and Training.
3. In necessary situations, the district-level Division of
Education and Training shall organize an inspectorate for the results of the
self-assessment of preschool education facilities or take charge and cooperate
with relevant units in establishing interdisciplinary inspectorates to assess
the construction result of safe schools for preventing and controlling accidents
and injuries in preschool education facilities. Chapter IV RESPONSIBILITIES OF AGENCIES,
ORGANIZATIONS, AND INDIVIDUALS Article 11. Department
of Education and Training shall: 1. Guide, direct, and inspect district-level Divisions of
Education and Training and affiliated preschools (if any) regarding the
implementation of this Circular. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. Submit reports on the construction result of safe schools
for preventing and controlling accidents and injuries in preschool education
facilities to the Ministry of Education and Training of Vietnam at the same
time of the school year summary as per regulation. Article 12. Divisions
of Education and Training shall: 1. Develop plans for operations and estimates of the annual
budget for the construction of safe schools for preventing and controlling
accidents and injuries in preschool education facilities. 2. Provide guidelines on the implementation of this Circular
for preschool education facilities. 3. Cooperate with units, departments, and authorities in
guiding, inspecting, and assessing local preschool education facilities
regarding the implementation of regulations related to the construction of safe
schools for preventing and controlling accidents and injuries. 4. Take charge or appoint responsibilities for local
nurseries, kindergartens, and preschools to carry out tasks of inspection and
assessment as prescribed in Clause 1 Article 10 of this Circular. 5. Submit reports on the construction result of safe schools
for preventing and controlling accidents and injuries in preschool education
facilities to the Department of Education and Training of Vietnam at the same
time of the school year summary as per regulation. Article 13. Preschool
education facilities shall: 1. Issue plans for the construction of safe schools for
preventing and controlling accidents and injuries within their premises by
school year. ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 3. Mobilize the participation of members, families, and the
community in constructing safe schools preventing and controlling accidents and
injuries. 4. Ensure the head of the preschool education facility holds
responsibility before the superior management agency and the law if unsafety
incidents happen in the facility. 5. Include reports on the implementation of this Circular in
annual reports summarizing the operation of the unit and submit them to the
superior management agency; submit irregular reports at the request of
competent agencies and hold responsibility for the results of reports. Article 14. People’s
Committees at various levels shall: 1. Direct, implement, and urge the construction of safe
schools for preventing and controlling accidents and injuries in local
preschool education facilities. 2. Invest resources and funds in the construction of safe
schools for preventing and controlling accidents and injuries in preschool
education facilities. 3. Cooperate with agencies under their management and
socio-economic organizations in implementing tasks of construction of safe
schools for preventing and controlling accidents and injuries in preschool
education facilities. Chapter V IMPLEMENTATION PROVISIONS ... ... ... Please sign up or sign in to your TVPL Pro Membership to see English documents. 1. This Circular comes into force as of February 15, 2022. 2. This Circular replaces Circular No. 13/2010/TT-BGDDT dated
April 15, 2010 of the Minister of Education and Training of Vietnam on
construction of safe schools for preventing and controlling accidents and
injuries in preschool education facilities. 2. Chairmen of People’s Committees of provinces, centrally
affiliated cities, Director of Department of Education and Training, and
relevant agencies, organizations, and individuals shall implement this
Circular./. PP. MINISTER
DEPUTY MINISTER
Ngo Thi Minh
Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
98.089
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
BasicPro BasicPro BasicPro BasicPro
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|