TỔNG
CỤC HẢI QUAN
******
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 58/TCHQ-GSQL
V/v: giải
đáp vướng mắc
|
Hà
Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2006
|
Kính gửi:
Cục hải quan các tỉnh, thành phố
Sau khi xem xét các vướng mắc do một số Cục Hải
quan tỉnh, thành phố phản ánh khi triển khai thực hiện các văn bản hướng dẫn
thi hành Luật Hải quan, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về cách ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa
trên tờ khai hải quan: Trước mắt thực hiện theo các văn bản hướng dẫn trước đây
của Bộ Tài chính, của Tổng cục Hải quan.
2. Về chuyển cửa khẩu: Thực hiện theo quy định tại
Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 và Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày
15/12/2005 của Bộ Tài chính. Riêng các vấn đề có tính kỹ thuật như Biên bản bàn
giao, ký xác nhận trên biên bản bàn giao... trước mắt thực hiện như quy định tại
Quyết định 53/2003/QĐ-BTC ngày16/4/2003 của Bộ Tài chính.
3. Đối với mẫu sổ theo dõi đăng ký tờ khai một lần
do liên quan đến nhiều yếu tố như việc tính thuế, lệnh hình thức, mức độ kiểm
tra ở từng lần xuất nhập khẩu nên trước mắt tạm thời áp dụng cho các trường hợp
quy định tại Quyết định số 01/2001/QĐ-TCHQ ngày 03/01/2001 của Tổng cục Hải
quan và sử dụng Phiếu theo dõi hàng hóa xuất/nhập khẩu (phụ lục 1) và phiếu
đăng ký kiểm tra hàng hóa (phụ lục 2) ban hành kèm theo Quyết định
01/2001/QĐ-TCHQ .
4. Về kiểm tra xuất xứ hàng hóa: Thông tư
112/2005/TT-BTC đã hướng dẫn rõ. Chỉ những trường hợp chủ hàng có yêu cầu được
hưởng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt thì mới phải nộp C/O. Các trường
hợp khác đều được áp dụng thuế suất thuế ưu đãi MFN mà không phải nộp C/O.
5. Việc lưu ảnh đối với hàng hóa phải kiểm tra
thực tế: Căn cứ Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày 15/12/2005 và tình hình cụ thể
của từng lô hàng, mặt hàng, Chi cục trưởng quyết định có lưu ảnh hay không. Ảnh
lưu phải có chữ ký của công chức hải quan.
6. Về việc ghi kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ
lên Tờ khai hải quan: Thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Quy trình thủ tục hải
quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thương mại ban hành kèm theo Quyết định
số 1951/QĐ-TCHQ.
7. Điểm 5.1, bước 3 Quy trình thủ
tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu thương mại ban hành kèm theo
Quyết định số 1951/QĐ-TCHQ được hiểu như sau:
Những lô hàng kiểm tra thực tế phù hợp với khai
báo, được lãnh đạo Chi cục quyết định thông quan thì đóng dấu hoàn thành thủ tục
hải quan.
Những lô hàng phải chờ kết quả phân tích, giám định
để xác định có được phép nhập khẩu hay không thì Lãnh đạo Chi cục xem xét và
quyết định cho phép “tạm giải phóng hàng” để đưa hàng về nơi bảo quản của doanh
nghiệp, nếu đáp ứng được điều kiện giám sát bằng niêm phong của cơ quan hải
quan.
8. Tại cửa khẩu đường bộ, đường sắt công chức thực
hiện nhiệm vụ ở bước cuối cùng ghi trên Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra có
trách nhiệm thu lại lệnh hình thức, mức độ kiểm tra.
9. Thời điểm ký thông quan đối với hàng hóa phải
kiểm tra Nhà nước về chất lượng được thực hiện khi người khai hải quan nộp giấy
thông báo miễn kiểm tra Nhà nước do cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cấp.
Trường hợp mới có giấy đăng ký kiểm tra Nhà nước về chất lượng thì thời điểm ký
thông quan là thời điểm người khai hải quan nộp cho cơ quan giấy chứng nhận
hàng đạt chất lượng nhập khẩu của cơ quan kiểm tra Nhà nước có thẩm quyền.
10. Về hợp đồng mua bán hàng hóa trong bộ hồ sơ
hải quan: Thực hiện theo đúng hướng dẫn tại Thông tư số 112/2005/TT-BTC ngày
15/12/2005 của Bộ Tài chính.
11. Về xác nhận thực xuất
- Ngày thực xuất là ngày ghi trên vận tải đơn;
- Đơn vị xác nhận thực xuất là đơn vị đăng ký tờ
khai hải quan;
- Thẩm quyền xác nhận thực xuất là công chức Hải
quan được Chi cục trưởng giao nhiệm vụ.
12. Về kiểm hóa hộ: Theo quy định tại các văn bản
mới thì không có việc kiểm hóa hộ. Những trường hợp được phép chuyển cửa khẩu
đã được quy định cụ thể tại Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005. Đối với
những trường hợp được phép chuyển cửa khẩu thì tờ khai đăng ký ở đơn vị Hải
quan nào thì đơn vị Hải quan đó phải thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa
(nếu có).
13. Một số văn bản hướng dẫn mang tính đặc thù
trước đây có trích dẫn căn cứ là Nghị định 101/2001/NĐ-CP như Quyết định số
30/2004/QĐ-BTC ngày 06/4/2004, Quyết định số 64/2005/QĐ-BTC ngày 19/5/2005 của
Bộ Tài chính nay chưa có văn bản thay thế thì tạm thời vẫn thực hiện theo quy định
tại các văn bản đó.
14. Về điều chỉnh sai sót khi người khai hải
quan tự phát hiện: Thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư 112/2005/TT-BTC
ngày 15/12/2005 của Bộ Tài chính.
15. Về hàng quá cảnh: Quy định tại khoản
3, Điều 19 Nghị định 154/2005/NĐ-CP được áp dụng cho tất cả các loại hàng
hóa quá cảnh.
16. Công chức tiếp nhận hồ sơ ký tên trên tờ
khai hải quan tại ô “cán bộ đăng ký (ký, ghi rõ họ tên)”.
17. Hàng nhập khẩu qua cửa khẩu đường bộ không
có vận tải đơn thì người khai hải quan không phải nộp chứng từ này khi làm thủ
tục hải quan.
18. Hiện nay trong các văn bản pháp quy không
quy định có hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch nữa nên không phải hướng dẫn.
19. Thủ tục hải quan đối với việc tạm nhập, tạm
xuất theo phương thức quay vòng đối với các phương tiện chứa hàng hóa quy định
tại điểm XVI, mục 2, phần B Thông tư 112/2005/TT-BTC được áp
dụng chung cho tất cả các loại cửa khẩu.
20. Vấn đề chuyển cửa khẩu: Đối với các doanh
nghiệp có địa điểm kiểm tra tại nhà máy, nơi sản xuất nhưng trên địa bàn không
có địa điểm làm thủ tục hải quan ngoài cửa khẩu thì được làm thủ tục chuyển cửa
khẩu tại đơn vị Hải quan gần nhất.
21. Về việc trưng cầu giám định khi người khai hải
quan và cơ quan Hải quan không thống nhất với nhau về việc lựa chọn tổ chức
giám định thì thực hiện theo quy định tại tiết a, khoản 3, Điều
11 Nghị định 154/2005/NĐ-CP.
22. Việc cấp thẻ ưu tiên thủ tục hải quan cho
doanh nghiệp thực hiện theo đúng quy trình cấp thẻ ban hành kèm theo Quyết định
số 1952/QĐ-TCHQ và Công văn số 5667/TCHQ-GSQL ngày 30/12/2005 của Tổng cục Hải
quan. Những trường hợp chưa đáp ứng đủ điều kiện thì chưa cấp thẻ.
Tổng cục Hải quan trả lời để Cục Hải quan các tỉnh,
thành phố biết, thực hiện.
|
KT. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG
Đặng Hạnh Thu
|