BỘ TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1005/BTC-TCHQ
V/v lấy ý kiến tham gia dự thảo
Thông tư thay thế Thông tư 65/2017/TT-BTC và Thông tư 09/2019/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày 28 tháng 01 năm 2022
|
Kính
gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan
thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Phòng Thương mại & công nghiệp Việt Nam;
- Các Hiệp hội.
|
Để thực hiện Nghị định thư của các
nước ASEAN và Công ước HS, Việt Nam và các nước ASEAN đã tiến hành xây dựng
Danh mục AHTN 2022 với mục tiêu xây dựng Danh mục và Biểu thuế thống nhất giữa
các nước ASEAN, đồng bộ hóa các chú giải, mã số và mô tả nhằm thúc đẩy tự do luân chuyển hàng hóa trong khu vực, thúc đẩy
hội nhập kinh tế trong khu vực và đặc biệt góp phần vào quá trình hình thành Khu
vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN.
Danh mục AHTN 2022 được chi tiết ở
cấp độ 8 số và dựa trên phiên bản HS 2022 của Hệ thống hài
hòa mô tả và mã số hàng hóa của Tổ chức hải quan thế giới.
Theo kế hoạch, Danh mục AHTN 2022 cần
nội luật hóa dưới hình thức ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Việt Nam, là cơ sở pháp lý để tổ chức thực hiện các Biểu thuế
ưu đãi (MFN) và ưu đãi đặc biệt (FTA) của Việt Nam từ ngày 1/7/2022.
Theo Điều 26 Luật Hải quan số
54/2014/QH13 quy định Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền ban hành Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Đây
là căn cứ pháp lý để Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành Danh mục dưới hình thức
Thông tư của Bộ Tài chính.
Trên cơ sở Danh mục AHTN 2022 đã được
phê duyệt, Bộ Tài chính dự thảo Thông tư ban hành Danh mục
hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam thay thế Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017
và Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 của Bộ Tài chính. Đề nghị quý Bộ,
cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Phòng Thương mại & công
nghiệp Việt Nam, các Hiệp hội cho ý kiến tham gia đối với dự thảo Thông tư nêu
trên.
Dự thảo Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu Việt Nam gồm 21 Phần, 97 Chương, 1.228 nhóm ở cấp độ 4 số, 4.084 phân nhóm ở cấp độ 6 số và được chi tiết thành 11.414 dòng
hàng ở cấp độ 8 số, tuân thủ hoàn toàn theo Danh mục AHTN 2022 (so với Danh mục
AHTN 2017 thì tăng 601 dòng hàng ở cấp độ 8 số).
Như vậy, Danh mục có tổng số 16.726 dòng hàng bao gồm các cấp độ 4 số, 6 số và 8 số (dòng hàng),
trong đó có 14.970 dòng hàng giữ nguyên mô tả tiếng Anh so với phiên bản AHTN
2017 và 1756 dòng hàng mô tả mới.
Nội dung chi tiết về các sửa đổi, bổ
sung của Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam phiên bản 2022 được thể
hiện tại Phụ lục thuyết minh Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu
Việt Nam và các phụ lục gửi kèm.
Đề nghị khai thác các tài liệu lấy ý
kiến Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 65/2017/TT-BTC và Thông tư
09/2019/TT-BTC tại địa chỉ https://tongcuc.customs.gov.vn/index.jsp?pageld=2&aid=164305&cid=36.
Ý kiến tham gia, đề nghị gửi về Bộ
Tài chính (Tổng cục Hải quan) theo địa chỉ: số 9 Đường Dương Đình Nghệ, Phường
Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, số fax 024.3944.0630, bản mềm gửi theo địa
chỉ phongphanloai@customs.gov.vn trước ngày 20/02/2022.
Quá thời hạn nêu trên, nếu Bộ Tài
chính chưa nhận được ý kiến tham gia của Quý Bộ, Cơ quan
thì xin được hiểu là đã nhất trí với nội dung dự thảo.
Xin trân trọng cảm ơn!
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng Hồ Đức Phớc (để báo
cáo);
- Cổng thông tin điện tử CP (đăng tải lên website);
- Cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính (để đăng
website);
- Website Hải quan;
- Lưu: VT, TCHQ (30b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai
|
Danh sách bộ tài liệu lấy ý kiến:
1. Dự thảo Thông
tư thay thế TT 65 và TT 09
2. Phụ lục thuyết minh Danh mục hàng
hóa xuất nhập khẩu Việt Nam
3. Phụ lục I Dự thảo Danh mục hàng hóa
xuất nhập khẩu Việt Nam
4. Phụ lục II. Sáu (6) quy tắc tổng
quát giải thích việc phân loại hàng hóa.
5. Phụ lục 1: Các dòng hàng sửa đổi
so với Danh mục ban hành kèm theo TT 65 và TT 09 (giữ nguyên tiếng Anh, sửa mô tả tiếng Việt)
6. Phụ lục 2: Các dòng mới so với
Danh mục ban hành kèm theo TT 65 và TT 09
7. Phụ lục 3: Các Chú giải pháp lý
mới so với Chú giải pháp lý phiên bản HS 2017
8. Phụ lục 4: Các nội dung sửa đổi
Chú giải pháp lý của TT 65 và TT 09
Trong quá trình tham gia ý kiến, nếu cần thông tin chi tiết đề nghị liên hệ
Đ/c Nguyễn Giáng My - Tổng cục Hải quan - Bộ Tài chính để được cung
cấp thông tin . SĐT di động: 0977.506.899.
BỘ
TÀI CHÍNH
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: /2022/TT-BTC
|
Hà
Nội, ngày tháng
năm 2022
|
DỰ THẢO
|
|
THÔNG TƯ
BAN
HÀNH DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VIỆT NAM
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13
ngày 23 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành
Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan;
Căn cứ Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01
năm 2015;
Căn cứ Hiệp định Hải quan ASEAN ký
ngày 30 tháng 3 năm 2012 tại Cam-pu-chia;
Căn cứ Quyết định số
49/QĐ-CTN ngày 06 tháng 3 năm 1998 của Chủ tịch
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về việc
Việt Nam tham gia Công ước quốc tế về Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa của Tổ chức Hải quan thế giới
(Công ước HS);
Căn cứ Nghị định số 87/2017/NĐ-CP
ngày 26 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Thực hiện Nghị quyết số .../NQ-CP ngày ... tháng 01 năm 2022 của
Chính phủ phê duyệt Danh mục Biểu thuế hài hòa ASEAN phiên bản 2022;
Theo đề nghị của Tổng cục trưởng
Tổng cục Hải quan;
Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Điều 1. Ban hành kèm theo Thông tư
này Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam,
gồm hai (2) phụ lục:
Phụ lục I - Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Phụ lục II - Sáu (6) quy tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng
hóa của Tổ chức Hải quan thế giới.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện xuất
khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa
vụ liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
3. Cơ quan hải quan, công chức hải quan.
4. Cơ quan khác của Nhà nước trong
việc phối hợp quản lý nhà nước về hải quan.
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng
Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu Việt Nam được sử dụng để:
1. Xây dựng các Biểu thuế áp dụng đối
với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Xây dựng các Danh mục hàng hóa
phục vụ quản lý nhà nước theo quy định của Chính phủ và quy
định tại khoản 4 Điều 26 Luật Hải quan.
3. Thống kê Nhà nước về hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu.
4. Phân loại hàng hóa để xác định mã số hàng hóa làm
cơ sở tính thuế và thực hiện chính sách quản lý hàng hóa.
5. Phục vụ công tác quản lý nhà nước
về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và các lĩnh vực khác.
Điều 4. Tổ chức thực hiện
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành
kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2022.
2. Thông tư này thay thế Thông tư số
65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Danh
mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày
15/02/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các Phụ lục
của Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính ban
hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
3. Quá trình thực hiện, nếu các văn
bản liên quan đề cập tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung
hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới được sửa đổi,
bổ sung hoặc thay thế đó./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ,
các Phó TTCP;
- Văn phòng TW Đảng và các ban của Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Tòa án nhân dân TC;
- Viện Kiểm sát nhân dân TC;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ban Nội chính
trung ương;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- UBND các tỉnh, t.phố trực thuộc TW;
- Phòng TM và CN Việt Nam;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Công báo;
- Website Chính phủ;
- Website Bộ Tài chính; Website TCHQ;
- Các đơn vị thuộc Bộ Tài chính;
- Các đơn vị thuộc TCHQ;
- Lưu: VT, TCHQ (TXNK-20b).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Vũ Thị Mai
|
PHỤ
LỤC THUYẾT MINH VỀ DANH MỤC HÀNG HÓA XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM PHIÊN BẢN 2022
1. Về Danh mục
hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam 2022 (Chi tiết tại Phụ lục 1)
Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày
23/06/2014 có quy định: “Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm mã số, tên gọi, mô tả hàng
hóa, đơn vị tính và các nội dung giải thích kèm theo. Danh mục hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu Việt Nam được xây dựng trên cơ sở áp dụng đầy đủ Công ước quốc tế về hệ thống hài hòa mô
tả và mã hóa hàng hóa”.
Cụ thể, Danh mục Hài hòa Mô tả và Mã
hóa Hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới (WCO) được sửa đổi, bổ sung
theo kỳ hạn 5 năm 1 lần nhằm cập nhật các mặt hàng có thay đổi về công nghệ, kỹ
thuật, thương mại cho phù hợp với tình hình thực tế. Tiếp sau phiên bản HS2017,
phiên bản Danh mục HS 2022 đã được WCO xây dựng và phê chuẩn vào ngày
28/06/2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2022.
Danh mục Biểu thuế Hài hòa ASEAN
(AHTN) cũng được định kỳ sửa đổi 5 năm 1 lần trên cơ sở những sửa đổi của Danh
mục HS. Trên cơ sở phiên bản Danh mục HS 2022 của Tổ chức hải quan thế giới,
Danh mục AHTN 2022 được các nước ASEAN rà soát, xây dựng chi tiết ở cấp độ 8 số
để đáp ứng mục tiêu tạo thuận lợi thương mại trong khu vực.
Hiện nay, qua 10 phiên đàm phán giữa
các nước ASEAN, Danh mục AHTN phiên bản 2022 đã được hoàn thiện. Theo kế hoạch,
Danh mục AHTN 2022 cần nội luật hóa dưới hình thức ban hành Danh mục hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
Theo Điều 26 Luật Hải quan số
54/2014/QH13 quy định Bộ trưởng Bộ Tài chính có thẩm quyền ban hành Danh mục
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam áp dụng thống nhất trong toàn quốc. Đây
là căn cứ pháp lý để Bộ trưởng Bộ Tài chính ký ban hành Danh mục dưới hình thức
Thông tư của Bộ Tài chính.
2. Việc
xây dựng Thông tư ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
Việt Nam theo AHTN 2022 là cần thiết để:
(i) Đảm bảo tuân thủ việc thực thi
Công ước HS, Nghị định thư ASEAN về hải quan đã được ký kết ngày 30/3/2012 và
Nghị định thư thực hiện Danh mục thuế quan hài hòa ASEAN đã được ký kết vào ngày 7/8/2003 và Nghị định thư sửa đổi
bổ sung năm 2004, 2010.
(ii) Cập nhật kịp thời những thay đổi
về công nghệ, thương mại và phân loại hàng hóa trên cơ sở
sửa đổi, bổ sung danh mục AHTN 2017 hiện hành để phù hợp với tình hình thực tế
và nhu cầu thị trường; đảm bảo hài hòa với hệ thống mô tả, chú giải và mã hàng
quốc tế giai đoạn mới;
(iii) là cơ sở pháp lý để Bộ Tài
chính xây dựng Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu ưu đãi (MFN), các biểu thuế ưu
đãi đặc biệt (FTA) của Việt Nam giai đoạn 2022-2026, phù hợp với cam kết quốc
tế, góp phần thúc đẩy hội nhập kinh tế và tạo thuận lợi cho thương mại hàng hóa khu vực và quốc tế.
3. Những thay đổi của Dự thảo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam theo phiên
bản AHTN 2022 so với phiên bản AHTN 2017
3.1 Những dòng hàng đề xuất dịch lại mô
tả tiếng Việt (tiếng Anh không thay đổi) để xử lý vướng mắc phát sinh trong quá trình thực tế phân loại
hàng hóa: (Chi tiết tại Phụ lục 1).
- Đối với mã số 7603.20.20 có mô tả
tiếng Anh là “Powders of lamellar structure” thuộc nhóm “Bột và vảy nhôm”, tại
phiên bản 2017 có mô tả tiếng Việt là “Bột có
cấu trúc vảy” tuy nhiên bản chất mặt hàng là “Bột
có cấu trúc lớp”, dẫn đến có vướng mắc trong quá trình phân loại,
gây nhầm lẫn với dòng hàng 7603.20.10 “Vảy nhôm” và mô tả tại nhóm 74.06. Do
vậy, đề xuất dịch lại là: “Bột có cấu trúc lớp”. Hai mã 7603.20.10 và 7603.20.20 đều có thuế suất 0%, do vậy việc điều
chỉnh mô tả tiếng Việt không làm ảnh hưởng đến chính sách thuế.
- Đối với mã số 7801.91.00
có mô tả tiếng Anh là “Containing by weight antimony as the principal other
element”, tại phiên bản 2017 được dịch là “Có hàm lượng antimon tính theo trọng lượng theo
Bảng các nguyên tố khác trong chú giải phân nhóm
chương này”. Như vậy, mô tả tiếng Việt tại thông tư 65
không sát với tiếng Anh do đưa thêm dẫn chiếu nội dung
Bảng các nguyên tố khác. Tuy nhiên, tại Bảng các nguyên tố
khác tại Chú giải phân nhóm 1 Chương 78 quy định khái niệm “chì
tinh luyện” thì hàm lượng antimon không vượt quá 0.005%. Trong khi dòng hàng
7801.91.00 được dịch là chì chưa gia công, trừ chì tinh luyện có hàm lượng được
dẫn chiếu theo Bảng nguyên tố khác, tức là có hàm lượng
antimon không vượt quá 0.005%, dẫn đến vướng mắc khi thực hiện. Do đó, Tổng cục
Hải quan đề xuất dịch lại là: “Có hàm lượng antimon tính theo trọng lượng lớn nhất so với hàm lượng của các
nguyên tố khác”
để phù hợp với nguyên bản mô tả tiếng Anh và giải quyết
vướng mắc.
Với nội dung sửa đổi này thì mặt hàng
Chì chưa gia công (trừ chì tinh luyện) “có hàm lượng antimon lớn hơn 0.005%
nhưng lớn nhất so với hàm lượng
của các nguyên tố khác” được chuyển từ dòng hàng 7801.99.00 về dòng hàng 7801.91.00 có cùng
các mức thuế suất MFN và các FTA: 0%. Nội dung sửa đổi này phạm vi dòng hàng,
không làm ảnh hưởng đến chính sách thuế.
- Thuật ngữ “tufted”
tại một số nhóm 57.04, 58.02 đang dịch là “chần”, việc dịch này gây nhầm lẫn
với từ “quilted” (cũng đang được dịch là “chần”) thuộc nhóm 58.11. Theo Chú
giải chi tiết HS nhóm 57.03 thì từ “tufted” đã được giải thích rõ là tạo búi. Do vậy, đề xuất dịch từ
"tufted" là "tạo búi" để phù hợp với thuật ngữ chuyên ngành
và tránh vướng mắc thực tế.
- Tại mô tả của một số nhóm 53.02,
53.03, 53.05, thuật ngữ “tow” đang được dịch là “xơ dạng ngắn”, do vậy chưa
phản ánh đúng bản chất mặt hàng, chưa thống nhất với cách được dịch là
"tô" tại chú giải pháp lý Chương 55, dễ dẫn đến vướng mắc. Do vậy, đề
xuất dịch lại là “tô”.
- Mã 0810.70.00 có mô tả tiếng Anh
“Persimmons” đang được dịch lại là “Quả hồng vàng”. Tuy nhiên, trên thực tế
loài cây này có thể có quả màu vàng hoặc màu hồng. Nếu dịch
như Danh mục cũ thì bị giới hạn phạm vi dòng hàng, do đó
loại quả hồng đỏ sẽ được phân loại vào mã 0810.90.99. Tổng
cục Hải quan đề xuất dịch lại là “Quả hồng (Persimmons)”.
Việc dịch lại làm thay đổi phạm vi dòng hàng, tuy nhiên mức thuế suất của hai
dòng hàng trên là giống nhau, do vậy không làm ảnh hưởng đến
chính sách thuế.
- Tại mô tả của nhóm 84.19 có cụm từ
“storage water heaters” đang được dịch là “thiết bị đun
chứa nước nóng”. Theo TCVN 5699-2-21 thì cụm từ này được dịch là “thiết bị đun
nước nóng có dự trữ”. Để thống nhất với quản lý chuyên
ngành, Tổng cục hải quan đề xuất dịch lại thành “thiết bị
đun nước nóng có dự trữ.”
- Mã 8504.90.31 và mã 8504.90.41 có
mô tả tiếng Anh “- - - Radiator panels; flat tube radiator
assemblies of a kind used for distribution and power transformers”, thuộc phân nhóm
bộ phận của Máy biến điện, đang được dịch là “Tấm tản nhiệt: ống tản nhiệt đã lấp ráp thành dạng tấm phẳng dùng cho biến áp
phân phối và biến áp nguồn”. Mô tả tiếng Anh “radiator panels” đang thể
hiện “số nhiều”, được hiểu gồm nhiều tấm tản nhiệt. Tuy nhiên, có cách hiểu cho
rằng việc dịch “tấm tản nhiệt” chỉ bao gồm tấm mỏng riêng lẻ, không bao gồm bộ
phận tản nhiệt của máy biến điện do nhiều tấm ghép lại.
Ngoài ra, bộ phận của máy biến điện được định danh chi tiết tại Danh mục gồm dạng
tấm và dạng ống phẳng, do vậy, để tránh vướng mắc trong
quá trình phân loại hàng hóa, đề xuất dịch lại thành “Tấm tản nhiệt (radiator
panels); cụm tản nhiệt gồm các ống dẹt
đã lắp ráp dùng cho biến áp phân
phối và biến áp nguồn.”
- Nhóm 87.09 có cụm từ “tractors of
the type used on railway station platforms”, đang được dịch là “xe kéo loại chạy trên đường ray sân ga”. Do theo mô tả tiếng Anh và theo Chú giải thì đây
là loại xe kéo dùng để vận chuyển hàng hóa, hành lý trong sân ga. Do vậy, việc
dịch là “chạy trên đường ray sân ga” dẫn đến nhiều vướng mắc trong thời gian
vừa qua nên đề xuất dịch lại là “Xe kéo loại sử
dụng trong sân ga xe lửa”.
3.2 Các dòng hàng còn lại đề xuất sửa đổi nhằm chỉnh lỗi chính tả hoặc dịch lại
cho thống nhất trong toàn bộ Danh mục
hoặc để sát nghĩa với mô tả tiếng Anh, ví dụ:
- Sửa lỗi liên
quan đến chính tả của dòng hàng 2936.23.00 có mô tả tiếng Anh “Vitamin B2
...” đang dịch là “Vitamin B2”, do đó đề xuất sửa lại thành “B2”
- Điều chỉnh từ ngữ, chỉnh lý từ “hay” thành từ “hoặc” ở một số nhóm, phân nhóm (như, nhóm
16.04, 20.07, 22.06, 2301.20, 25.14, 25.15...) để phù hợp với ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật. Việc điều chỉnh lý không làm ảnh
hưởng đến phạm vi dòng hàng, do không làm thay đổi cách hiểu.
- Tại nhóm 48.11 có mô tả tiếng Anh
“- Gummed or adhesive paper and paperboard”, tại Phiên bản 2017 có mô tả
tiếng Việt là “ - Giấy và bìa dính hoặc đã quét lớp keo dính:”, nay được dịch lại thành Giấy và bìa dính hoặc đã quét lớp kết dính:” để phù hợp với nội dung
tại nhóm 35.06 từ “adhesive” đang được dịch thống nhất là “kết dính”.
- Tại mã số 5405.00.00 có thuật ngữ
mô tả tiếng Anh “artificial straw” đang được dịch là “sợi giả rơm”, đề xuất
dịch là là “sợi rơm nhân tạo”.
3.3 Các dòng hàng có mô tả tiếng Anh mới (dòng hàng mới) bổ sung
trong AHTN 2022 so với AHTN 2017: (Chi tiết tại Phụ
lục 2)
Trong số 16.726 dòng hàng của Danh
mục, có 1.756 dòng hàng có mô tả tiếng Anh mới so với Danh mục ban hành kèm
theo Thông tư số 65/2017/TT-BTC , Thông tư 09/2019/TT-BTC do tách mã, chuyển mã,
xóa dòng hàng hoặc mở dòng hàng nhằm chi tiết hóa mô tả
của các nhóm hàng trong Danh mục AHTN 2017 hoặc để cập
nhật các thay đổi về công nghệ, đặc tính thương mại, tiêu chuẩn môi trường phù hợp với tình hình thực tế.
Những thay đổi so với Danh mục Thông
tư số 65/2017/TT-BTC và Thông tư số 09/2019/TT-BTC chủ yếu tập trung vào việc
cập nhật những thay đổi về công nghệ, kỹ thuật, thương mại
của một số nhóm hàng để phù hợp với tình hình thực tế, bao gồm: nhóm ô tô và
phương tiện vận tải, hóa chất, dược phẩm và máy móc thiết
bị. Cụ thể một số sửa đổi chính:
a) Ngành hàng thủy
sản (Chương 03): Các mặt hàng “Bột mịn, bột
thô và viên, thích hợp dùng làm thức ăn cho người” được
gom lại thành một nhóm mới 03.09 để dễ kiểm soát, tạo
thuận lợi cho phân loại và phản ánh xu hướng giao dịch thương mại quốc tế. Nhóm
hàng này được gom lại từ 9 dòng hàng của 4 nhóm khác nhau
trong Chương 03 (nhóm 03.05, 03.06, 03.07, 03.08) và được
chi tiết theo các chủng loại và cách bảo quản khác nhau. Việc hình thành nhóm mới
03.09 một mặt thuận lợi cho công tác thống kê, phân loại, kiểm soát chất lượng,
mặt khác phù hợp với chính sách quản lý hiện hành.
b) Ngành hàng thuốc lá (Chương 24):
Ngành hàng này được chi tiết thêm một nhóm mới 24.04 là Sản phẩm chứa lá
thuốc lá, thuốc lá hoàn nguyên,
nicotine, hoặc các nguyên liệu thay thế là thuốc lá
hoặc các nguyên liệu thay thế nicotine, dùng để hít mà không cần đốt cháy; các sản phẩm khác chứa nicotine dùng để hấp thụ nicotine vào cơ thể
con người. Nhóm này được tách từ các mặt
hàng của nhóm 38.24, 21.06 và 24.03. Việc chi tiết thêm nhóm hàng mới này giúp
tăng cường kiểm soát mặt hàng thuốc lá điện tử và các sản phẩm chứa nguyên liệu
thay thế lá thuốc lá hoặc nicotine. Đây là mặt hàng có nhiều
quan điểm về việc sử dụng, mức độ ảnh hưởng và chính sách quản lý sử dụng trong
thời gian qua.
c) Ngành hàng hóa chất (Chương 28, 29): Một số mặt hàng hóa chất được chi tiết thêm để phù
hợp với các Nghị định thư và Công ước quốc tế, ví dụ như các dòng hàng để quản
lý hàng hóa lường dụng chứa chất phóng xạ và chất đồng vị tại phân nhóm
2844.4x, điều chỉnh cấu trúc nhóm 29.03 phù hợp với các sửa đổi của Nghị định
thư Montreal; chi tiết thêm phân nhóm 2930.10 và sửa đổi
các phân nhóm trong nhóm 29.31 và 29.33 theo Công ước về vũ khí hóa học, chi
tiết thêm mặt hàng trichlorfon (ISO) và carbofuran (ISO) theo Công ước
Rotterdam...
d) Ngành hàng dược phẩm (Chương 30): Để tạo thuận lợi cho việc kiểm soát hàng hóa lưỡng dụng và phân loại các mặt hàng dễ lẫn, ngành hàng này có một số
sửa đổi như sau:
+ Theo Danh mục HS 2022 thì Chương 30
có bổ sung, sửa đổi Chú giải pháp lý l(ij), 4(e) để chuyển
các chất thử chẩn đoán từ nhóm 30.02 và chất thử nhóm máu từ nhóm 30.06 về nhóm
38.22. Vì vậy, các bộ test chẩn đoán (ví dụ, chẩn đoán
virus Zika, sốt rét, test Covid...) trước đây thuộc nhóm 38.22 hoặc 30.02 tùy
thuộc thành phần thì tại Phiên bản 2022 được phân loại thuộc nhóm 38.22;
+ Phân nhóm 3002.19 bị xóa do không
tồn tại sản phẩm trên thực tế;
+ Phân nhóm mới 3002.51 và 3002.59
chi tiết các sản phẩm Tế bào nuôi cấy. Phân nhóm mới 3006.93 chi tiết bộ thử nghiệm lâm sàng;
+ Nhóm 30.02 được sửa đổi để tạo
thuận lợi cho việc kiểm soát một số hàng hóa lưỡng dụng.
Ví dụ, các chất độc tố và các sản phẩm tương tự.
Những nội dung sửa đổi này tạo thuận
lợi cho quản lý chuyên ngành, không ảnh hưởng đến chính
sách thuế.
e) Ngành dệt may (Chương 50 đến 63): Về cơ bản, nhóm hàng
này tại Danh mục AHTN 2022 không có sửa đổi đáng kể, gồm 1.180 dòng hàng, trong
đó có 1.097 dòng hàng giữ nguyên như
Danh mục AHTN 2017, 64 dòng hàng tách mới (chủ yếu tại nhóm 62.01, 62.02 về một
số loại áo khoác do sửa đổi cấu trúc chi tiết theo vật liệu) và 19 dòng hàng
gộp (chủ yếu tại nhóm 62.10 về quần áo khác được mô tả tại nhóm 62.01 và
62.02). Những nội dung sửa đổi này nhằm phản ánh xu hướng và mức độ trao đổi thương mại, không ảnh hưởng đến chính sách thuế.
g) Máy móc, thiết bị (Chương 84, 85): Để phù hợp với sự phát triển của
khoa học kỹ thuật, một số mặt hàng mới đã được bổ sung và
một số nhóm thay đổi cấu trúc:
+ Bổ sung nhóm hàng mới 84.85 cho Máy
móc cho công nghệ sản xuất bồi đắp (công
nghệ in 3D), phản ánh nhu cầu tăng trưởng không ngừng và xu hướng ứng dụng công
nghệ trên thế giới.
+ Bổ sung phân nhóm mới 8414.70 cho Tủ
an toàn sinh học kín khí, để kiểm soát hàng hóa
lưỡng dụng và thi hành các chính sách quản lý.
+ Bổ sung nhóm hàng mới 85.49 cho “Phế
liệu và phế thải điện và điện tử..”: công nghệ càng phát triển thì vấn đề
xử lý phế liệu, phế thải điện tử càng cần được quan tâm.
Vì vậy, phiên bản HS2022 đã chi tiết thêm nhóm hàng mới
này để thuận lợi cho các nước trong
việc kiểm soát và áp dụng các chính sách quản lý đặc thù.
+ Cấu trúc nhóm 84.62 cho mặt hàng Máy
công cụ được sửa đổi để phù hợp với sự phát triển của công nghệ do các loại máy có nhiều chức
năng tích hợp và mức độ giao dịch thương mại.
+ Nhóm 85.25 cho mặt hàng Thiết bị
phát dùng cho phát thanh sóng vô
tuyến hoặc truyền hình...) được sửa đổi để tạo thuận lợi cho kiểm soát hàng
hóa lưỡng dụng đối với các mặt hàng camera truyền hình, camera kỹ thuật số và
camera ghi hình ảnh.
h)
Ngành ôtô, xe máy và phương tiện vận tải (Chương 86 đến 89): Theo
sự phát triển của công nghệ và mức độ trao đổi thương mại, nhóm 87.04 Xe có
động cơ dùng để chở hàng trước đây được cấu trúc theo 3 loại động cơ chạy xăng, chạy dầu, chạy
điện, nay được cấu trúc lại theo 5 phân nhóm mới để
phản ánh xu hướng phát triển của các mặt hàng động cơ kết hợp, cụ
thể: loại động cơ “chỉ chạy xăng”, “chỉ
chạy dầu”, loại “kết hợp động cơ chạy xăng với động
cơ điện”, loại “kết hợp động cơ chạy
dầu với động cơ điện”,
loại “chỉ chạy điện”. Ngành hàng ôtô, xe máy bao gồm 237 dòng hàng, trong đó có 121 dòng hàng giữ nguyên như Danh mục AHTN 2017,
3 dòng hàng gộp và 113 dòng tách chủ yếu tại nhóm 87.04 cho Xe có động cơ
dùng để chở hàng. Do 113 dòng tách được giữ nguyên thuế suất hiện hành, cam
kết WTO và các FTA, và 3 dòng gộp có mức thuế suất MFN và FTA bằng nhau, nên
việc gộp dòng không tác động đến chính sách thuế hiện hành. Trong nhóm hàng các
phương tiện vận tải khác, nội dung sửa đổi đáng chú ý nhất là việc chi tiết
thêm một nhóm mới 88.06 cho Máy bay không người lái với 11 dòng hàng mới theo công dụng thiết kế và trọng lượng cất cánh
tối đa, và nhóm 88.07 mới chi tiết cho bộ phận của máy bay
không người lái của nhóm 88.06. Chính sách thuế hiện hành cho nhóm hàng này đang
được áp dụng thống nhất mức thuế suất chung là 0%, vì vậy, các nội dung thay
đổi không ảnh hưởng đến chính sách thuế.
3.4 Chú
giải pháp lý
Chú giải pháp lý tại Danh mục hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tuân theo đúng phiên bản AHTN 2022 và phiên
bản HS 2022, áp dụng đối với tất cả các nước tham gia Công ước HS, Chú giải
pháp lý phiên bản 2022 có:
- 172 nội dung mới so với Chú giải
pháp lý phiên bản HS 2017 đã được chuyển đổi mô tả tiếng Việt (chi tiết tại
Phụ lục 3)
- 50 nội dung bản dịch tiếng Việt đã
được sửa đổi so với Danh mục ban hành kèm theo Thông tư số
65/2017/TT-BTC , Thông tư 09/2019/TT-BTC để đảm bảo sát nghĩa dịch thuật (chi
tiết tại Phụ lục 4)
3.5 Phụ
lục II: 06 quy tắc tổng quát về phân loại hàng hóa: (Chi tiết
tại Phụ lục II).
Dự thảo 06 quy tắc tổng quát về phân
loại hàng hóa tuân thủ theo phần tiếng Anh của Tổ chức Hải
quan Thế giới. Về cơ bản, dự thảo này kế thừa nội dung
được quy định tại Thông tư số 65/2017/TT-BTC , Thông tư số 09/2019/TT-BTC , không
thay đổi về phạm vi và nội dung cơ bản, có một số điều
chỉnh nhỏ để đảm bảo sát ngôn ngữ tiếng Anh. Các đề xuất sửa đổi này nhằm đảm
bảo sát nghĩa tiếng Anh, thuận lợi khi áp dụng, không làm thay đổi bản chất các
quy tắc.
DANH
SÁCH HIỆP HỘI LẤY Ý KIẾN
(Kèm
theo công văn số 1005/BTC-TCHQ ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài chính)
STT
|
Tên
Bộ, ngành, Hiệp hội
|
Địa
chỉ
|
Số
điện thoại
|
1
|
Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy
sản Việt Nam
|
218 Lô A đường
6, P. An Phú, Q2, TPHCM
|
08 62810430
|
2
|
Hiệp hội Rượu, Bia, nước giải khát
|
4A Láng Hạ, P.Thành Công, Q.Ba
Đình, Hà Nội
|
04 3821 8433
|
3
|
Hiệp hội Cao su Việt Nam
|
236Bis Nam Kỳ
Khởi Nghĩa, P6, Q3, TPHCM
|
08 39322605
|
4
|
Hiệp hội Da giầy Việt Nam
|
160 Hoàng Hoa Thám, Q.Tây Hồ, Hà Nội
|
04 3728 1560
|
5
|
Hiệp hội Dệt may
Việt Nam
|
25 Bà Triệu, P.Hàng Bài, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
|
04 3934 9608
|
6
|
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam
|
189 Thanh Nhàn, P.Thanh Nhàn, Q.Hai
Bà Trưng, Hà Nội
|
04 3783 3016
|
7
|
Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam
|
18C Phạm Đình Hổ, Hà Nội
|
04 3821 0455
|
8
|
Hiệp hội Gốm sứ xây dựng Việt Nam
|
Hẻm 235 Đường Nguyễn Trãi, Phường
Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Thành Phố Hà Nội
|
024 3558 9042
|
9
|
Hiệp hội Nhựa Việt Nam
|
156 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P.Bến Nghé,
Q1, TPHCM
|
08 3521 8552
|
10
|
Hiệp hội Thép
Việt Nam
|
91 Tầng 7 Láng Hạ, P.Láng Hạ, Q.Đống
Đa, Hà Nội
|
04 3514 6230
|
11
|
Hiệp hội Doanh nghiệp Dược Việt Nam
|
12 Ngô Tất Tố, Đống Đa, Hà Nội
|
(04)3 8465 223
|
12
|
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt
Nam
|
23 Phan Chu Trinh, P.Phan Chu
Trinh, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội
|
04 3933 1282
|
13
|
Hiệp hội Sơn
và Mực in
|
P. 102 Văn Phòng Đăng Minh, L11 -L12 KDC Miếu Nổi, P.3, Q. Bình Thạnh, Tp.HCM
|
(84-028) 3517 1967
|
14
|
Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi
|
Tầng 5 - A1 Ngõ 102, Đ. Trường Chinh
|
|
15
|
Hiệp hội Cơ khí Việt Nam
|
4 Phố Triệu
Quốc Đạt, Hà Nội
|
024 3936 8503
|
16
|
Hiệp hội Xi măng Việt Nam
|
số 37 Lê Đại Hành,
Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
|
024 6276 4286
|
17
|
Hiệp hội phát triển hàng tiêu dùng
Việt Nam
|
132 Nguyễn Tuân - Thanh Xuân - Hà
Nội
|
0243.5571875
|
18
|
Hiệp hội Doanh nghiệp công nghiệp
vừa và nhỏ
|
35 Điện Biên Phủ,
P.Điện Biên, Q.Ba Đình, Hà Nội
|
04 3 728 2381
|
19
|
Hiệp hội Lương thực Việt Nam;
|
Số 62 Đường Nguyễn Thị Thập, P.Tân
Hưng, Q7, TPHCM
|
08 6 298 3494
|
20
|
Hiệp hội sữa
|
Số 205 Giảng Võ, phường Cát Linh,
q. Đống Đa
|
|