Kính gửi:
|
- Các Bộ, cơ quan Trung ương;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg
ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc
gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Chương trình); Bộ Thông tin và
Truyền thông (Bộ TTTT) đã ban hành Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022
hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương
trình (Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT).
Căn cứ Khoản 1
Điều 37 Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ
chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Quyết định số
02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của
ngân sách địa phương thực hiện Chương trình; Bộ TTTT đã lập kế hoạch thực hiện
mục tiêu, nhiệm vụ thuộc Tiểu dự án Giảm nghèo về thông tin năm 2023 (Tiểu dự
án) và đề nghị các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương được phân bổ kinh
phí sự nghiệp của ngân sách Trung ương hỗ trợ thực hiện Tiểu dự án năm 2023,
như sau:
I. ĐỐI VỚI
CÁC BỘ, CƠ QUAN TRUNG ƯƠNG
1. Đối với các cơ quan Đảng,
các Bộ, cơ quan Trung ương và các tổ chức chính trị - xã hội được giao kinh phí
thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Tiểu dự án, Bộ TTTT đề nghị:
a) Đối với cơ quan Đảng, các tổ
chức chính trị - xã hội quan tâm bố trí một phần kinh phí để thực hiện nội dung
“Nâng cao năng lực cho các đối tượng thuộc cơ quan, tổ chức theo phân cấp quản
lý” theo hướng dẫn tại Điều 3 của Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT.
b) Đối với nhiệm vụ “Sản xuất mới
các tác phẩm báo chí và các sản phẩm truyền thông khác để cung cấp nội dung thiết
yếu cho xã hội” thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 10, Thông tư số
06/2022/TT-BTTTT để cung cấp thông tin thiết yếu của ngành, lĩnh vực; ưu
tiên cung cấp thông tin thiết yếu cho nhân dân ở vùng có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo. Riêng các cơ quan báo chí nội dung thực
hiện bao gồm theo hướng dẫn tại Điều 12, Thông tư số
06/2022/TT-BTTTT “Lựa chọn tác phẩm báo chí có nội dung thiết yếu, có giá
trị phổ biến lâu dài để chuyển sang định dạng số và phát hành trên không gian mạng”.
c) Các cơ quan được giao kinh
phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền bằng hình thức xuất
bản phẩm, thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 11 và Điều 13 Thông
tư số 06/2022/TT-BTTTT và các pháp luật liên quan.
d) Các cơ quan được giao kinh
phí thực hiện các nhiệm vụ “Phát triển các nền tảng công nghệ khác phục vụ giảm
nghèo về thông tin” thực hiện theo hướng dẫn tại Điều 8 và Điều
9 Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT và các pháp luật liên quan.
Bộ TTTT đề nghị các Bộ, cơ quan
Trung ương được giao kinh phí thực hiện Tiểu dự án năm 2023, căn cứ hướng dẫn tại
Thông tư 06/2022/TT-BTTTT và các pháp luật liên quan để tổ chức, chỉ đạo thực
hiện Tiểu dự án trong phạm vi dự toán kinh phí được giao theo quy định.
II. ĐỐI VỚI
CÁC ĐỊA PHƯƠNG
1. Năm 2023, đề nghị các địa
phương được phân bổ kinh phí sự nghiệp của ngân sách Trung ương, bố trí vốn đối
ứng của địa phương theo quy định để thực hiện các nhiệm vụ của Tiểu dự án và
theo hướng dẫn tại Thông tư 06/2022/TT- BTTTT. Trong đó, đề nghị một số địa
phương hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặc thù của Tiểu dự án theo hướng dẫn
tại mục 2 phần này.
2. Thực hiện các mục tiêu, nhiệm
vụ đặc thù của Tiểu dự án
a) Ngày 11/11/2022, Quốc hội
khóa XV, kỳ họp thứ 4 ban hành Nghị quyết số 69/2022/QH15 về dự toán ngân sách
nhà nước năm 2023; trong đó cho phép kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn
đầu tư và sự nghiệp của ngân sách Trung ương năm 2022 của 03 Chương trình mục
tiêu quốc gia chưa giải ngân đến hết ngày 31/12/2023. Vì vậy, Bộ TTTT đề nghị
các địa phương quan tâm bố trí kinh phí ngân sách Trung ương hố trợ và kinh phí
đối ứng từ nguồn ngân sách của địa phương hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ đặc
thù của Tiểu dự án năm 2022 chi tiết như Phụ lục kèm theo văn bản số 4139/BTTTT-KHTC
ngày 09/8/2022 của Bộ TTTT về việc hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án thuộc Chương
trình trong năm 2022.
b) Năm 2023, trong phạm vi nguồn
kinh phí ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp) được bố trí để thực hiện các nhiệm
vụ của Tiểu dự án và thực tế các địa phương; căn cứ quy định tại Quyết định số
02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ, Bộ TTTT đã đề xuất kế
hoạch thực hiện các nhiệm vụ đặc thù tại các địa phương trong năm 2023 (Chi
tiết như Phụ lục kèm theo Công văn này).
Đề nghị các địa phương căn cứ
quy định của Luật Ngân sách nhà nước, Nghị định số 27/2022/NĐ-CP , hướng dẫn của
Bộ TTTT, Bộ Tài chính để giao kế hoạch, phân bổ và quản lý sử dụng kinh phí thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Tiểu dự án theo quy định. Trong đó, đảm bảo
hoàn thành các chỉ tiêu thuộc các nhiệm vụ đặc thù của Tiểu dự án, đáp ứng yêu
cầu kỹ thuật, không chồng chéo, không dàn trải, tiết kiệm chi phí.
Bộ TTTT đề nghị Ủy ban Nhân dân
cấp tỉnh chỉ đạo Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp các cơ quan liên quan tại
địa phương tham mưu công tác quản lý, đảm bảo thực hiện đầy đủ khối lượng các
nhiệm vụ đặc thù của Tiểu dự án năm 2023 và gửi báo cáo kế hoạch triển khai tại
địa phương trước ngày 28/2/2023 để Bộ TTTT tổng hợp, theo dõi. Trường hợp địa
phương có kế hoạch thực hiện khác với đề xuất, hướng dẫn của Bộ TTTT, đề nghị địa
phương thuyết minh rõ lý do và chịu trách nhiệm về hiệu quả quản lý, sử dụng
kinh phí được giao để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Tiểu dự án theo quy
định của pháp luật.
III. VỀ QUẢN
LÝ TÀI CHÍNH, BÁO CÁO THỰC HIỆN
1. Về quản lý tài chính: Đề nghị
các Bộ, cơ quan trung ương và các địa phương thực hiện theo hướng dẫn của Bộ
Tài chính tại Thông tư số 46/2022/TT- BTC ngày 28/7/2022 quy định quản lý, sử dụng
và quyết toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách trung ương thực hiện Chương
trình.
2. Về công tác báo cáo: Đề nghị
các Bộ, cơ quan Trung ương và các địa phương và gửi Bộ TTTT tổng hợp theo hướng
dẫn tại Thông tư số 10/2022/TT- BLĐTBXH ngày 31/5/2022 của Bộ Lao động - Thương
binh và Xã hội hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình theo quy định.
Trên đây là một số hướng dẫn của
Bộ TTTT về thực hiện Tiểu dự án trong năm 2023 của Chương trình. Quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan liên quan phản ảnh về Bộ TTTT (Vụ Kế
hoạch - Tài chính) để phối hợp hướng dẫn, giải quyết.
Trân trọng./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- TTr Phạm Đức Long;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Văn phòng Quốc gia về giảm nghèo, Bộ LĐTBXH;
- Các Sở: Tài chính; Kế hoạch và Đầu tư; Thông tin và Truyền thông; Lao động
- Thương binh và Xã hội các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương;
- Lưu: VT, KHTC (150).
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Phạm Đức Long
|
PHỤ LỤC
NHIỆM VỤ ĐẶC THÙ CỦA CỦA TIỂU DỰ ÁN GIẢM NGHÈO VỀ THÔNG
TIN NĂM 2023 THỰC HIỆN CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn số /BTTTT-KHTC ngày
tháng năm 2023 của Bộ Thông tin và Truyền thông)
Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg
ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức
phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương
thực hiện Chương trình; căn cứ Công văn số 5339/LĐTBXH-VPQGGN ngày
26/16/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn phạm vi, đối tượng
phân bổ vốn chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2023, Bộ
Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đề nghị các
địa phương được phân bổ kinh phí sự nghiệp của ngân sách Trung ương hỗ
trợ thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đặc thù của Tiểu dự án Giảm nghèo về thông tin năm 2023,
tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo các mục tiêu đặc thù, cụ
thể như sau:
I. Thiết lập
các cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên truyền đối ngoại tại
cửa khẩu biên giới và cung cấp nội dung thông tin phục vụ tuyên truyền ở
các xã biên giới
1. Đối với nội dung thiết lập mới cụm thông tin điện tử công cộng phục vụ thông tin, tuyên
truyền đối ngoại tại cửa khẩu biên giới đất liền; ưu tiên cửa khẩu quốc
tế đường bộ; Bộ TTTT lập kế hoạch đề nghị các tỉnh: Sơn
La; Lai Châu; An Giang; mỗi địa phương đảm bảo
thiết lập mới ít nhất 01 Cụm.
2. Bộ TTTT lập kế hoạch đề nghị
các tỉnh: Lạng Sơn; Lào Cai; Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Trị; Tây Ninh;
Kiên Giang triển khai sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng đối với các cụm thông
tin điện tử đã được thiết lập trong giai đoạn 2011-2015, bằng nguồn vốn nhà nước
để đảm bảo yêu cầu của công tác thông tin, tuyên truyền trong thời gian tới.
Ngoài ra, Bộ TTTT đề nghị:
a) Tỉnh Cao Bằng quan tâm bố trí
nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ và nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo năm
2023 thực hiện sửa chữa hoặc di chuyển Cụm thông tin đối ngoại tại Thác Bản Giốc
theo quyết định của địa phương.
b) Tỉnh Quảng Bình quan tâm bố trí
nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ và nguồn ngân sách địa phương để đảm bảo năm 2023
thực hiện thiết lập mới 01 Cụm thông tin đối ngoại tại cửa khẩu quốc tế Cha Lo.
Nội dung và tổ chức
thực hiện: Theo hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ
TTTT và khoản 2, Điều 21 Thông tư số
46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ Tài chính và các quy định
của pháp luật liên quan.
II. Đối với nội dung hỗ trợ
duy trì, vận hành cung cấp dịch vụ thông tin công cộng phục vụ tiếp cận thông
tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo,
huyện đảo
Bộ TTTT đề nghị
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ phạm vi, địa bàn các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo
theo thực tế và nhu cầu tại địa phương, chỉ đạo, giao Sở
Thông tin và Truyền thông tham mưu công tác triển khai, quản
lý thực hiện nhiệm vụ tại địa phương.
Nội dung và tổ chức
thực hiện: Theo hướng dẫn tại Điều 5 Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ
TTTT và khoản 3, Điều 21 Thông tư số
46/2022/TT-BTC ngày 28/7/2022 của Bộ Tài chính và các quy định
của pháp luật liên quan.
III. Nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động của đài truyền thanh xã đối với
xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo
Bộ TTTT đề nghị
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được bố trí kinh phí ngân sách
Trung ương hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ tăng cường cơ sở vật
chất cho hoạt động của đài truyền thanh xã năm 2023, căn cứ
phạm vi, địa bàn các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn, xã đảo, huyện đảo theo thực tế và nhu cầu tại
địa phương chỉ đạo, giao Sở Thông tin và Truyền thông tham mưu công tác quản lý
thực hiện nhiệm vụ tại địa phương, quan tâm bố trí nguồn đối ứng của địa
phương và tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ đảm bảo thực
hiện mục tiêu, nhiệm vụ của Tiểu dự án. Cụ thể:
TT
|
Tỉnh/thành phố
|
Thiết lập mới
đài truyền thanh xã đảm bảo tối thiểu (Xã)
|
Nâng cấp, chuyển
đổi đài truyền thanh xã sang công nghệ mới đảm bảo tối thiểu (Xã)
|
Ghi chú
|
1
|
Hà Giang
|
42
|
20
|
|
2
|
Cao Bằng
|
50
|
20
|
|
3
|
Lạng Sơn
|
48
|
|
|
4
|
Lào Cai
|
|
20
|
|
5
|
Yên Bái
|
|
21
|
|
6
|
Thái Nguyên
|
15
|
|
|
7
|
Bắc Kạn
|
3
|
20
|
|
8
|
Hoà Bình
|
|
17
|
|
9
|
Sơn La
|
80
|
|
|
10
|
Lai Châu
|
9
|
|
|
11
|
Điện Biên
|
9
|
40
|
|
12
|
Thanh Hoá
|
|
24
|
|
13
|
Nghệ An
|
11
|
20
|
|
14
|
Quảng Bình
|
6
|
|
|
15
|
Quảng Trị
|
15
|
|
|
16
|
Quảng Nam
|
7
|
13
|
|
17
|
Quảng Ngãi
|
|
13
|
|
18
|
Ninh Thuận
|
8
|
|
|
19
|
Bình Thuận
|
3
|
|
|
20
|
Gia Lai
|
28
|
|
|
21
|
Kon Tum
|
5
|
|
|
22
|
Trà Vinh
|
|
7
|
|
23
|
Sóc Trăng
|
|
19
|
|
24
|
Kiên Giang
|
2
|
|
|
Về nội dung thực hiện và tổ chức thực
hiện: Theo hướng dẫn tại Điều
7 của Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ TTTT và khoản 4, Điều 21 Thông tư số 46/2022/TT-BTC
ngày 28/7/2022 của Bộ Tài chính và các quy định của pháp luật
liên quan./.