BỘ
TÀI CHÍNH
KHO BẠC NHÀ NƯỚC
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1500/KBNN-KT
V/v hướng dẫn thực hiện mở và sử dụng tài khoản
tại Kho bạc Nhà nước
|
Hà
Nội, ngày 23 tháng 08 năm 2005
|
Kính gửi: Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương
Thực hiện Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 26/5/2005 của Bộ trưởng Bộ
Tài chính về việc ban hành Chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước,
Kho bạc Nhà nước hướng dẫn một số điểm cụ thể như sau:
1.
Đối tượng và phạm vi mở tài khoản: thực hiện theo quy định tại điểm
1 và 3 phần I của chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước ban
hành theo Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 26/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài
chính.
-
Đối với tài khoản dự toán kinh phí: đơn vị sử dụng ngân sách được mở tài khoản
dự toán tại Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị đóng trụ sở chính. Trường hợp đơn vị sử
dụng ngân sách cần mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước ở địa phương khác phải được
sự đồng ý của Kho bạc Nhà nước địa phương đó và của Kho bạc Nhà nước cấp trên bằng
văn bản, đồng thời phải có xác nhận đã tất toán tài khoản của Kho bạc Nhà nước
nơi đơn vị đã giao dịch.
-
Đối với tài khoản thanh toán vốn đầu tư, tùy theo quy định về phân cấp kiểm
soát, thanh toán vốn đầu tư của KBNN tỉnh, thành phố (dự án đầu tư do Văn phòng
KBNN tỉnh, thành phố hoặc do KBNN huyện thực hiện kiểm soát, thanh toán) để hướng
dẫn chủ đầu tư, Ban quản lý dự án ở tài khoản tại KBNN thích hợp.
-
Việc mở tài khoản đối với các nhà thầu chính, nhà thầu phụ để tiếp nhận và
thanh toán các khoản tiền do Ban quản lý dự án trả cho nhà thầu được thực hiện
theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2.
Hồ sơ mở tài khoản
-
Hồ sơ mở tài khoản thực hiện theo quy định tại điểm 1.1 mục 1,
phần II của chế độ mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước ban hành theo
Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC ngày 26/5/2005 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
-
Đối với tài khoản cấp phát vốn đầu tư và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư thuộc
ngân sách nhà nước, nếu Ban quản lý dự án có tư cách pháp nhân không đầy đủ
(không có con dấu riêng) thì đơn vị gửi: Quyết định giao nhiệm vụ chủ đầu tư và
mẫu dấu được phép sử dụng; thông báo kế hoạch vốn đầu tư năm (đầu tiên).
-
Giấy đề nghị mở tài khoản và bản đăng ký mẫu dấu, chữ ký được sử dụng chung
trong một mẫu “Giấy đăng ký mở tài khoản và đăng ký mẫu dấu, chữ ký” (phụ lục
số 1).
Khi
mở tài khoản, đơn vị lập 03 liên “Giấy đăng ký mở tài khoản và đăng ký mẫu dấu,
chữ ký” kèm theo giấy chứng thực thành lập đơn vị, quyết định bổ nhiệm chức vụ
của chủ tài khoản, kế toán trưởng (nếu mở tài khoản lần đầu). Kho bạc Nhà nước
giải quyết việc mở tài khoản cho khách hàng theo quy định, trả lại cho khách
hàng 01 liên giấy đăng ký mở tài khoản.
-
Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, chữ ký.
-
Khi thay đổi chữ ký thứ nhất hoặc chữ ký thứ hai, thay đổi mẫu dấu (không thay
đổi tên đơn vị), đơn vị lập 03 liên “Giấy đề nghị thay đổi mẫu dấu, chữ ký” (phụ
lục số 2) kèm theo bản sao quyết định bổ nhiệm chức vụ của chủ tài khoản, kế
toán trưởng (trường hợp có thay đổi một hoặc 2 chức danh này) gửi KBNN.
Trường
hợp thay đổi tên đơn vị, sáp nhập đơn vị thì đơn vị làm thủ tục tất toán tài khoản
cũ, sau đó làm thủ tục mở tài khoản mới.
3.
Giải quyết việc mở tài khoản của khách hàng thực hiện đúng quy định tại điểm 2 phần II Quyết định số 30/2005/QĐ-BTC. Sổ đăng ký mở tài khoản
(phụ lục số 4) được mở theo tài khoản bậc III và được theo dõi chi tiết đến tài
khoản giao dịch của đơn vị. Sổ đăng ký mở tài khoản do kế toán trưởng KBNN quản
lý.
4.
Kiểm soát tài khoản tiền gửi
-
Tài khoản tiền gửi đơn vị dự toán: Kho bạc Nhà nước có trách nhiệm kiểm soát
tính hợp lệ của chứng từ trong phạm vi số dư Có trên tài khoản của đơn vị. Căn
cứ vào chứng từ kế toán, kế toán kiểm soát các yếu tố trên chứng từ đảm bảo đầy
đủ, rõ ràng; Số tiền bằng chữ khớp đúng với số tiền bằng số; Mẫu dấu, chữ ký
đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước. Chủ tài khoản chịu
trách nhiệm về nội dung của từng khoản chi trong việc tuân theo các quy định về
quản lý tài chính, tiền mặt của Nhà nước.
-
Riêng đối với tiền gửi các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang (an ninh, quốc
phòng) ngoài việc kiểm soát theo quy định trên còn phải kiểm soát theo quy định
tại Công văn số 325 KB/KHTH ngày 07/3/2005 của Kho bạc Nhà nước.
-
Tài khoản tiền gửi khác: căn cứ vào chứng từ kế toán, kế toán kiểm soát các yếu
tố trên chứng từ đảm bảo đầy đủ, rõ ràng; Số tiền bằng chữ khớp đúng với số tiền
bằng số; Mẫu dấu, chữ ký đúng với mẫu dấu, chữ ký đã đăng ký với Kho bạc Nhà nước.
-
Đối với các tài khoản tiền gửi có quy định riêng về nội dung và mục đích sử dụng
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát chi
theo quy định.
5.
Đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản
-
Tài khoản tiền gửi: định kỳ hàng tháng, khách hàng giao dịch lập 2 liên Bản xác
nhận số dư (phụ lục số 3) có đủ dấu, chữ ký của chủ tài khoản gửi Kho bạc Nhà
nước.
-
Tài khoản dự toán kinh phí: thực hiện đối chiếu theo hướng dẫn tại Thông tư số
03/2004/TT-BTC ngày 13/1/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán các đơn vị
hành chính sự nghiệp thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và khoản chi hành chính.
-
Kho bạc Nhà nước nơi khách hàng giao dịch thực hiện đối chiếu số liệu, ký xác
nhận, trả lại một liên cho khách hàng và lưu một liên vào hồ sơ kế toán theo
quy định.
6.
Lãi tiền gửi, phí dịch vụ thanh toán
-
Lãi tiền gửi: vào ngày cuối tháng, kế toán thực hiện tính lãi các tài khoản tiền
gửi được hưởng lãi theo quyết định của cấp có thẩm quyền theo mức lãi suất
không kỳ hạn của Ngân hàng Nhà nước trả cho Kho bạc Nhà nước trong cùng thời kỳ.
Số ngày tính lãi trong tháng được quy định thống nhất là 30 ngày. Phương pháp
tính lãi theo tích số, cụ thể:
Số lãi phải trả = x lãi suất
-
Phí dịch vụ thanh toán: các tài khoản được hưởng lãi phải tính phí dịch vụ
thanh toán theo mức Ngân hàng Nhà nước thu của Kho bạc Nhà nước tại thời điểm
thực hiện dịch vụ.
Trong
quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, báo cáo về Kho bạc Nhà nước (Ban Kế
toán) để nghiên cứu, giải quyết.
|
KT.
TỔNG GIÁM ĐỐC KHO BẠC NHÀ NƯỚC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Đình Sơn
|