Kính gửi:
|
- Các Sở Giáo dục và Đào tạo1;
- Các Đại học, Học viện, Trường Đại học, Trường Cao đẳng sư phạm.
|
Căn cứ Chỉ thị số 1112/CT-BGDĐT
ngày 19/8/2022 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GDĐT) về thực hiện nhiệm
vụ trọng tâm năm học 2022-2023 và Quyết định số 1259/QĐ-BGDĐT ngày 05/8/2022 của
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung kế hoạch thời gian năm học
2022-2023 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường
xuyên, nhằm tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng,
đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên (HSSV) và bảo đảm HSSV
là trung tâm của các hoạt động giáo dục, Bộ GDĐT hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ
Giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên năm học 2022-2023 như sau:
I. CÁC NHIỆM
VỤ GIẢI PHÁP
1. Nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hệ thống văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản chỉ đạo,
điều hành của Bộ GDĐT về nhiệm vụ thuộc lĩnh vực giáo dục chính trị và công tác
học sinh, sinh viên
a) Rà soát, cập nhật hệ thống
các văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) và các văn bản, kế hoạch của Bộ GDĐT về
công tác giáo dục chính trị và công tác HSSV; tiếp tục chủ động tham mưu cấp có
thẩm ban hành kế hoạch tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp về
giáo dục chính trị và công tác HSSV theo quy định tại các văn bản QPPL, đề án
và các kế hoạch của Bộ GDĐT. Trong đó chú trọng tham mưu cấp có thẩm quyền xây
dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện nội dung, nhiệm vụ của các văn bản
QPPL ban hành trong năm 2022 bao gồm: Thông tư số 06/2022/TT-BGDĐT ngày
11/5/2022 hướng dẫn trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng cháy, chữa cháy và cứu
nạn cứu hộ cho HSSV trong các cơ sở giáo dục; Thông tư số 07/2022/TT-BGDĐT ngày
23/5/2022 của Bộ GDĐT quy định về công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ
trợ khởi nghiệp trong các cơ sở giáo dục.
b) Tiếp tục tổ chức triển khai
có hiệu quả các nhiệm vụ về giáo dục chính trị và công tác học sinh, sinh viên
bao gồm: công tác giáo dục chính trị, giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối
sống, kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm cho học sinh, sinh viên; công
tác bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo
lực học đường; công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật, phòng, chống tội phạm,
tệ nạn xã hội, bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông, phòng chống ma túy,
an toàn vệ sinh lao động; công tác xã hội trường học, tư vấn tâm lý và triển
khai thực hiện các chế độ chính sách cho HSSV được quy định tại các văn bản
QPPL, đề án và các kế hoạch của Bộ GDĐT.
2. Triển
khai thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn
và học sinh chịu tác động của dịch COVID-19
a) Đẩy mạnh triển khai có hiệu
quả các nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của
Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; Quyết định số
09/2022/QĐ-TTg ngày 04/04/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV
có hoàn cảnh gia đình khó khăn để mua máy tính, thiết bị phục vụ học trực tuyến,
bảo đảm tất cả học sinh thuộc đối tượng vay vốn đều được tiếp cận với nguồn vốn
ưu đãi của Chính phủ.
b) Các cơ sở giáo dục đại học
tuyên truyền, phổ biến cho sinh viên nội dung Quyết định số 05/2022/QĐ-TTg ngày
23/3/2022 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số
157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 về chính sách tín dụng đối HSSV. Chủ động
triển khai thực hiện các chính sách học bổng khuyến khích học tập, học bổng
chính sách, học bổng ngoài ngân sách và miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập
đối với học sinh, sinh viên.
3. Đẩy mạnh
công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, tư tưởng chính trị cho học sinh, sinh
viên
a) Đa dạng hóa nội dung, phương
pháp, hình thức tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho HSSV theo hướng
tích hợp, lồng ghép thông qua các chuyên đề của môn học và hoạt động giáo dục.
Đẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục, định hướng, nắm bắt về tư tưởng chính trị
của HSSV, đặc biệt trên môi trường mạng. Tổ chức hiệu quả hoạt động đối thoại
giữa lãnh đạo nhà trường, cán bộ, nhà giáo với HSSV, phối hợp chặt chẽ với gia
đình người học để nắm và xử lý kịp thời những vấn đề khó khăn, bức xúc trong
HSSV. Chủ động phát hiện và phối hợp với lực lượng Công an, chính quyền địa
phương để xử lý các vấn đề phức tạp về chính trị, tư tưởng liên quan đến HSSV.
b) Tổ chức thực hiện Kết luận số
01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị
số 05-CT/TW của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh". Tuyên truyền, hướng dẫn cán bộ, nhà giáo và
HSSV tích cực tham gia Cuộc thi trực tuyến “Tuổi trẻ học tập. và làm theo tư tưởng,
đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” năm 2022.
c) Chú trọng công tác bồi dưỡng,
tập huấn cho cán bộ, giáo viên, HSSV về an ninh, an toàn mạng; Phối hợp với các
đơn vị triển khai Kế hoạch của ngành Giáo dục thực hiện Quyết định số
830/QĐ-TTg ngày 01/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Bảo vệ
và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng giai đoạn
2021 - 2025”.
4. Tổ chức
triển khai thực hiện có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức, lối sống kỹ năng sống
cho học sinh, sinh viên
a) Tổ chức triển khai có hiệu
quả các nhiệm vụ, giải pháp của Quyết định số 585/QĐ-BGDĐT ngày 28/2/2022 ban
hành Kế hoạch triển khai Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 11/11/2021 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chương trình “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức,
lối sống và khơi dậy khát vọng cống hiến cho thanh niên, thiếu niên, nhi đồng
giai đoạn 2021 -2030” của ngành Giáo dục.
b) Đổi mới nội dung, phương
pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống
cho HSSV theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HSSV; tăng
cường kỹ năng thực hành; chú trọng các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, nghiên cứu
khoa học của HSSV; tổ chức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh theo quy định của
Bộ GDĐT.
c) Thành lập các câu lạc bộ tài
năng, câu lạc bộ rèn luyện đạo đức, lối sống, kỹ năng sống; câu lạc bộ ngoại ngữ;
tổ chức và khuyến khích HSSV tham gia các diễn đàn, tọa đàm nhằm phát triển
toàn diện phẩm chất, năng lực; tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho HSSV vận
dụng kiến thức, kỹ năng đã được học, nâng cao khả năng sử dụng ngoại ngữ, đặc
biệt là tiếng Anh.
d) Tăng cường công tác phối hợp
giữa giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong tổ chức chăm sóc, nuôi dưỡng, quản
lý, giáo dục trẻ em, học sinh theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 31 tháng 8 năm
2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường điều kiện bảo đảm thực hiện hiệu
quả chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông.
5. Tăng cường
xây dựng văn hóa học đường
a) Triển khai Chỉ thị 08/CT-TTg
ngày 01/6/2022 về tăng cường triển khai công tác xây dựng văn hóa học đường, gắn
việc xây dựng và tổ chức thực hiện văn hoá học đường với việc đổi mới căn bản,
toàn diện giáo dục; tiếp tục triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định số
1299/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 về việc phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 -
2025".
b) Các Sở GDĐT triển khai tổ chức
hiệu quả Hội thi giai điệu tuổi hồng tại địa phương và các cơ sở giáo dục hướng
dẫn, tạo điều kiện cho học sinh tích cực tham gia các cuộc thi, tạo sân chơi
lành mạnh, bổ ích cho học sinh.
c) Các cơ sở giáo dục đại học
triển khai tổ chức hiệu quả Hội thi "Tiếng hát sinh viên”, tích cực tham
gia Hội thi cấp toàn quốc năm 2023.
6. Đẩy mạnh
triển khai các hoạt động tư vấn kỹ năng nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi
nghiệp cho học sinh, sinh viên
a) Tiếp tục triển khai các nhiệm
vụ, giải pháp của Đề án "Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm
2025" (Quyết định số 1665/QĐ-TTg ngày 30/10/2017 của Thủ tướng Chính phủ).
b) Các cơ sở giáo dục đại học
chủ động xây dựng Chương trình phối hợp với các đối tác tổ chức các hoạt động về
tư vấn nghề nghiệp, việc làm, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho sinh viên. Khuyến
khích xây dựng và chuyển giao các mô hình kinh doanh, mô hình hỗ trợ sinh kế nhằm
giải quyết các vấn đề của cộng đồng sau đại dịch, tạo việc làm cho sinh viên
nghèo, cận nghèo sau tốt nghiệp. Khuyến khích xây dựng, hoàn thiện bộ công cụ
đánh giá kỹ năng, thái độ của sinh viên và có giải pháp đào tạo, bồi dưỡng, rèn
luyện cho sinh viên các kỹ năng đổi mới sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, việc
làm, từng bước cải thiện vị trí trên bảng xếp hạng kỹ năng theo chỉ số năng lực
cạnh tranh toàn cầu (GCI).
c) Các Sở GDĐT chủ động, tham
mưu đề xuất xây dựng Chương trình phối hợp với các đối tác tổ chức các hoạt động
về tư vấn nghề nghiệp, việc làm, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho học sinh. Chủ
động, sáng tạo trong việc huy động nguồn lực của địa phương và các doanh nghiệp,
từng bước triển khai hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, tham quan, thực hành tại
doanh nghiệp nhằm sớm định hướng nghề nghiệp cho học sinh và nâng cao kỹ năng
nghề nghiệp, việc làm, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp cho học sinh.
7. Nâng cao
hiệu quả bộ máy, tổ chức và năng lực đội ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục
chính trị và công tác học sinh, sinh viên
a) Tiếp tục kiện toàn
phòng/ban/bộ phận chuyên trách thực hiện nhiệm vụ giáo dục chính trị và công
tác HSSV thuộc sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học theo Kết luận
số 94-KL/TW ngày 28/3/2014 của Ban Bí thư.
b) Tổ chức, tạo điều kiện để đội
ngũ cán bộ phụ trách công tác giáo dục chính trị và công tác HSSV, giáo viên chủ
nhiệm lớp, giáo viên phụ trách công tác Đoàn, Đội, giáo viên kiêm nhiệm công
tác tư vấn tâm lý, công tác xã hội, giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn hỗ trợ
khởi nghiệp... tham gia các đợt tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
theo chương trình quy định hoặc bồi dưỡng thường xuyên do Bộ GDĐT, Trung ương
Đoàn, địa phương tổ chức.
c) Cung cấp đầy đủ các tài liệu, các hướng dẫn
chuyên môn thuộc chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước về lĩnh vực giáo dục
chính trị và công tác học sinh, sinh viên, đặc biệt các tài liệu liên quan đến
các nội dung mới. Cung cấp cho giáo viên, học sinh đầy đủ các tài liệu, hình ảnh,
video clip, học cụ để triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục, hoạt động trải
nghiệm, trải nghiệm - hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, việc làm, công cụ phát
hiện tài năng, năng khiếu của học sinh, trang thiết bị bảo đảm an toàn trong việc
học tập, diễn tập các kỹ năng và các nội dung khác về công tác học sinh, sinh
viên.
8. Đẩy mạnh công tác truyền
thông và tăng cường ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số trong công tác quản lý
a) Khai thác tối đa các thông tin, kiến thức trên Hệ
Tri thức Việt số hóa tại địa chỉ https://itrithuc.vn/; khuyến khích cán bộ, nhà
giáo, HSSV xây dựng các bài giảng, video clip, hình ảnh, bài viết về giáo dục đạo
đức, lối sống, kỹ năng sống phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo. Kịp thời
tiếp nhận, cập nhật, khai thác thông tin công tác giáo dục chính trị và công
tác HSSV trên Cổng Thông tin điện tử của Bộ (http://www.moet.gov.vn), của Vụ
Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên (https://hs-sv.vn/),
Facebook của Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên
(https://www.facebook.com/vugdcthssv), Trang Fanpages “Học sinh, sinh viên Việt
Nam (https://www.facebook.com/cthssvvn/). Cổng thông tin của Đề án Hỗ trợ học
sinh, sinh viên khởi nghiệp đến năm 2025, tại địa chỉ: http://www.Dean1665.vn.
b) Tiếp tục tổ chức quán triệt, tuyên truyền về các
chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ Giáo dục Đào tạo về
công tác đổi mới giáo dục và các nhiệm vụ của công tác giáo dục chính trị và
công tác học sinh, sinh viên.
c) Chủ động, kịp thời xử lý các vấn đề truyền thông
liên quan đến lĩnh vực chính trị tư tưởng, học sinh sinh viên của các địa
phương. Tăng cường truyền thông rộng rãi những tấm gương người tốt, việc tốt,
biểu dương những nỗ lực của các em học sinh, thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo
dục nhằm khích lệ, động viên, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong ngành Giáo dục và
xã hội.
II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các sở GDĐT và các cơ sở giáo dục đại học bám
sát nội dung văn bản hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục chính trị và công
tác HSSV của năm học 2022-2023 để xây dựng kế hoạch thực hiện, tổ chức hội nghị
quán triệt, triển khai đến tất cả các phòng GDĐT, các cơ sở giáo dục và giảng
viên, giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, viên chức, người học trong toàn Ngành
thực hiện.
2. Chế độ báo cáo: Báo cáo sơ kết
triển khai thực hiện nhiệm vụ Giáo dục chính trị và công tác HSSV học kỳ I trước
ngày 19/01/2023; Báo cáo tổng kết năm học 2022-2023 trước ngày 22/6/2023. Báo
cáo đột xuất khi được yêu cầu và có vụ việc xảy ra (kể cả khi đã giải quyết).
Báo cáo gửi về Bộ Giáo dục và Đào
tạo (qua Vụ Giáo dục Chính trị và Công tác học sinh, sinh viên), địa chỉ: Số 35
Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội, email: [email protected].
Nơi nhận:
- Như trên;
- Ban Tuyên giáo TW (để b/c);
- Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng (để ph/h);;
- Các Bộ: VHTTDL, LĐTBXH, CA, NV, TC, KHĐT, KHCN, YT.
- TW Đoàn TNCSHCM, TW Hội SVVN, Hội LHPNVN;
- UBND tỉnh/TP trực thuộc TW;
- Ủy ban quốc gia đổi mới GDĐT;
- Hội Khuyến học VN;
- Hội đồng quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực;
- Hội đồng chức danh Giáo sư nhà nước;
- Công đoàn Giáo dục Việt Nam;
- Hội Cựu Giáo chức Việt Nam;
- Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam;
- Hiệp hội Thiết bị GD Việt Nam;
- Các đơn vị thuộc Bộ GDĐT;
- Cổng thông tin điện tử Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Vụ GDCTHSSV.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Ngô Thị Minh
|
1
Bao gồm Sở Giáo dục, Khoa học và Công nghệ Bạc Liêu.