Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 3816/BTTTT-CĐSQG Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thông tin và Truyền thông Người ký: Phạm Đức Long
Ngày ban hành: 14/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THÔNG TIN VÀ
TRUYỀN THÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3816/BTTTT-CĐSQG
V/v Hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025

Hà Nội, ngày 14 tháng 09 năm 2024

Kính gửi:

- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Thực hiện Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 411/QĐ-TTg ngày 31/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 146/QĐ-TTg ngày 28/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”; Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Chuyển đổi số quốc gia; Quyết định 1690/QĐ-TTG ngày 23/12/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và thực thi pháp luật về chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”,...

Bộ Thông tin và Truyền thông trân trọng đề nghị Quý Cơ quan xây dựng kế hoạch và triển khai công tác chuyển đổi số năm 2025 với một số nội dung như sau:

I. YÊU CẦU CHUNG

1. Đánh giá kết quả triển khai năm 2024

- Đánh giá việc thực hiện mục tiêu, chỉ tiêu, kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024.

- Đánh giá mức độ hoàn thành, thực chất, khách quan, sát với thực tiễn; so sánh với kết quả thực hiện năm trước; so với mục tiêu, chỉ tiêu theo kế hoạch 5 năm/nghị quyết/chương trình/đề án của bộ, ngành, địa phương; so với mục tiêu, chỉ theo Chương trình Chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng đến Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

- Phân tích, đánh giá những kết quả đạt được trong công tác bồi dưỡng, nhân cao nhận thức; hoàn thiện thể chế số; công tác lãnh đạo, chỉ đạo, phát huy vai trò chỉ đạo của Ban chỉ đạo chuyển đổi số, cơ quan thường trực Ban chỉ đạo; phát triển hạ tầng số; dữ liệu số; nền tảng số, nhân lực số, an toàn thông tin mạng; phát triển chính phủ số/chính quyền số; kinh tế số và xã hội số.

2. Xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2025

- Kế hoạch phải được xây dựng trên cơ sở đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình, kết quả thực hiện trong thực hiện kế hoạch năm 2024, giai đoạn 2021-2024; bám sát quan điểm, định hướng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan; quyết tâm hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra tại các chương trình, chiến lược quốc gia về chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số và Đề án 06/CP; các Chương trình, kế hoạch của bộ, ngành, địa phương đến hết năm 2025.

- Lấy người dân, doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể và là mục tiêu của chuyển đổi số, người dân, doanh nghiệp được thụ hưởng thật những thành quả do chuyển đổi số mang lại theo tinh thần “không để ai bị bỏ lại phía sau”.

- Thực hiện hiệu quả các Nghị quyết, Kế hoạch, Kết luận của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số giai đoạn 2024-2025, các phiên họp toàn thể, chuyên đề của Ủy ban quốc gia về Chuyển đổi số, Tổ công tác Đề án 06/CP

- Gắn kết chặt chẽ với hoạt động cải cách quy trình, thủ tục hành chính, hiện đại hóa hoạt động hành chính của cơ quan nhà nước.

- Các chỉ tiêu, mục tiêu kế hoạch đặt ra phải thiết thực, bám sát thực tiễn, điều kiện thực tế, có tính đột phá; các mục tiêu cần rõ ràng, định lượng, có tính khả thi, rõ phương pháp đánh giá, đo lường kết quả; gắn liền với thực hiện mục tiêu theo kế hoạch 5 năm của bộ, ngành, địa phương và của quốc gia. Đảm bảo đầy đủ, toàn diện các chỉ tiêu thực hiện các nhóm nội dung chuyển đổi số theo Khung chuyển đổi số cấp bộ, Khung chuyển đổi số cấp tỉnh đã được Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn tại Văn bản số 6074/BTTTT-CĐSQG ngày 05/12/2023 của Bộ TT&TT hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện Chuyển đổi số cấp bộ, cấp tỉnh giai đoạn 2024-2025; Văn bản 3182/BTTTT-CĐSQG ngày 04/8/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành tài liệu hướng dẫn khung chuyển đổi số cấp bộ.

- Nhiệm vụ, giải pháp kế hoạch phải gắn liền với thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu; gắn liền với bố trí nguồn lực thực thi phù hợp; bám sát thực tiễn, bám sát các quan điểm, định hướng và nhiệm vụ giải pháp trọng tâm chuyển đổi số, có tính đột phá, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn tiếp theo công tác tổ chức triển khai, phân công nhiệm vụ chuyển đổi số phải cụ thể, rõ việc, rõ trách nhiệm; phải đảm bảo phù hợp Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam.

II. MỘT SỐ NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM NĂM 2025

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành; kiểm tra, giám sát hoạt động chuyển đổi số

Tập trung các hoạt động của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số, các thành viên Ban Chỉ đạo, cơ quan thường trực để tăng cường công tác lãnh đạo, điều hành thực hiện; công tác kiểm tra, giám sát thực hiện các chương trình, kế hoạch, nhiệm vụ chuyển đổi số của bộ, ngành, địa phương; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác phải xác định cụ thể nội dung, thời hạn, yêu cầu kết quả; thời gian, số lượng các phiên họp, hội nghị để chỉ đạo, đánh giá kết quả triển khai, giải quyết các vướng mắc cụ thể; xác định cụ thể chủ đề, vấn đề cần tập trung chỉ đạo, tháo gỡ; nội dung, thời gian, đối tượng kiểm tra, giám sát cụ thể, hiệu quả, thực chất.

2. Thể chế, chính sách số

- Xây dựng các văn bản, kế hoạch thực thi các chương trình, kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số.

- Xây dựng, sửa đổi, ban hành các văn bản pháp luật của ngành, lĩnh vực, địa phương thúc đẩy chuyển đổi số.

- Xây dựng, ban hành các văn bản, chính sách thúc đẩy chuyển đổi số các ngành, lĩnh vực tại các bộ, ngành, địa phương như chính sách phát triển, thu hút nhân lực, tuyển dụng, xét nâng lương, nâng ngạch đội ngũ cán bộ làm chuyển đổi số; khuyến khích, thúc đẩy sử dụng dịch vụ công trực tuyến đối với người dân, doanh nghiệp; chính sách hỗ trợ chuyển đổi số cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp khởi nghiệp, mới thành lập,...

- Xây dựng, ban hành quy định kỹ thuật về dữ liệu các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu; các quy chế, quy định về khai thác, vận hành các hệ thống, nền tảng, dữ liệu; quy chế, quy định, hướng dẫn, quy chuẩn dữ liệu đối với các HTTT, CSDL (nhất là các CSDL quốc gia, các CSDL ngành) do các bộ, ngành, địa phương quản lý để tạo thuận lợi trong kết nối, chia sẻ dữ liệu.

3. Hạ tầng số

- Phát triển hạ tầng lưu trữ, hạ tầng điện toán đám mây phục vụ chuyển đổi số quốc gia, phát triển chính phủ số, kinh tế số và xã hội số tại các bộ, ngành, địa phương phù hợp với định hướng chung của quốc gia về phát triển trung tâm dữ liệu quốc gia.

- Duy trì, nâng cao năng lực, chất lượng dịch vụ và mở rộng kết nối, giám sát, kiểm sát truy cập tập trung của Mạng truyền số liệu chuyên dùng, bảo đảm ổn định, thông suốt, kết nối bốn cấp hành chính từ Trung ương đến cấp xã để phục vụ chính phủ số.

- Phát triển hạ tầng số, hạ tầng băng rộng (di động, cố định) hướng tới phổ cập với băng thông rộng, tốc độ cao; đẩy mạnh thực hiện các giải pháp để thực hiện xóa vùng lõm sóng di động băng rộng, chưa có băng rộng cố định tại các địa phương, phấn đấu 100% các thôn, bản đang lõm sóng và đã có điện lưới quốc gia được phủ sóng băng rộng di động; 100% số hộ gia đinh có khả năng tiếp cận dịch vụ Internet cáp quang băng rộng; triển khai cung cấp dịch vụ di động 5G, trong đó tập trung triển khai phủ sóng tại các khu vực thành thị, khu công nghệ cao,... khi các doanh nghiệp triển khai thương mại hóa dịch vụ 5G.

- Triển khai hướng dẫn và cấp chữ ký số cho người dân để cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình, đảm bảo giá trị pháp lý của các tài liệu, giấy tờ đã được số hóa (như sổ sức khỏe điện tử, học bạ số,...).

4. Nhân lực số

- Tiếp tục duy trì, tăng cường triển khai công tác bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng về chuyển đổi số nói chung, chính phủ số, kinh tế số, an toàn thông tin cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động.

- Triển khai các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn chuyên sâu về kiến trúc; dữ liệu, phân tích dữ liệu; sử dụng dữ liệu hỗ trợ ra quyết định, xây dựng chính sách, công tác chỉ đạo điều hành của lãnh đạo các cấp; về ATTT; đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ chuyên trách chuyển đổi số, cán bộ phụ trách an toàn thông tin,...

- Tiếp tục triển khai các hoạt động bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng số cho người dân, cộng đồng, doanh nghiệp để khai thác sử dụng các nền tảng số, dịch vụ số do chính quyền, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp.

5. Phát triển dữ liệu số

- Các bộ, ngành đẩy mạnh hoàn thiện các cơ sở dữ liệu quốc gia theo quy định tại Nghị định số 47/2024/NĐ-CP .

- Xây dựng, phát triển các CSDL ngành, lĩnh vực tại các bộ, ngành, địa phương đã được xác định danh mục, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu với các bộ, ngành, địa phương; thực hiện kiểm kê, kiểm tra, đánh giá dữ liệu; triển khai, cung cấp dữ liệu mở theo quy định tại Nghị định 47/2024/NĐ-CP .

- Triển khai kết nối, chia sẻ dữ liệu các CSDL quốc gia, cơ sở dữ liệu, nền tảng số do các bộ, ngành đã hoàn thiện triển khai quy mô toàn quốc[1] với các bộ, ngành, địa phương để khai thác, sử dụng hiệu quả dữ liệu, phục vụ công tác quản lý điều hành, phát triển kinh tế - xã hội, cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại địa phương.

- Thực hiện số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính và tái sử dụng dữ liệu số hóa trong tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

- Hoàn thiện, phát triển nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của bộ, ngành, địa phương.

6. An toàn thông tin mạng

- Triển khai rà soát, củng cố, hoàn thiện phê duyệt cấp độ an toàn hệ thống thông tin và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt, phấn đấu đảm bảo 100% hệ thống thông tin được phê duyệt hồ sơ đề xuất cấp độ và triển khai đầy đủ phương án bảo đảm an toàn thông tin theo hồ sơ đề xuất cấp độ được phê duyệt; thực hiện nguyên tắc hệ thống chưa được kết luận bảo đảm an toàn thông tin mạng chưa đưa vào sử dụng.

- Duy trì và nâng cao hiệu quả công tác bảo đảm an toàn thông tin theo mô hình “4 lớp”, đặc biệt là nâng cao năng lực của lớp giám sát, bảo vệ chuyên nghiệp và kết nối, chia sẻ thông tin với hệ thống giám sát quốc gia, phấn đấu đảm bảo mục tiêu 100% hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức được tổ chức bảo đảm an toàn thông tin thực chất, toàn diện theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông; thực hiện mở rộng phạm vi giám sát, bảo vệ cho 100% hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý. Đối với các hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên, khuyến nghị tổ chức giám sát, bảo vệ đầy đủ các lớp: lớp mạng, lớp ứng dụng, lớp cơ sở dữ liệu, lớp thiết bị đầu cuối.

- Tổ chức diễn tập thực chiến an toàn thông tin mạng trong năm 2025, trong đó, đảm bảo có tổ chức diễn tập thực chiến cho các hệ thống thông tin cấp độ 3 trở lên; triển khai đánh giá mức độ trưởng thành của đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng và nâng cao năng lực của đội ứng cứu sự cố (Quyết định số 2029/QĐ-BTTTT ngày 23/10/2023 của Bộ TT&TT ban hành “Mô hình đánh giá mức độ trưởng thành của đội ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng”).

- Hoàn thiện quy trình, phương án, giải pháp ứng cứu sự cố, sẵn sàng phục hồi nhanh hoạt động của hệ thống thông tin khi gặp sự cố, đưa hoạt động của hệ thống thông tin trở lại bình thường tại các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, đưa hoạt động trở lại bình thường trong vòng 24 tiếng hoặc theo yêu cầu nghiệp vụ, đặc biệt là đối với các hệ thống thông tin, nền tảng số phục vụ người dân và doanh nghiệp).

- Định kỳ thực hiện sao lưu dữ liệu ngoại tuyến “offline”. Với chiến lược sao lưu dữ liệu theo nguyên tắc 3-2-1: có ít nhất 03 bản sao dữ liệu, lưu trữ bản sao trên 02 phương tiện lưu trữ khác nhau, với 01 bản sao lưu ngoại tuyến “offline” (sử dụng tape/USB/ổ cứng di động,...). Dữ liệu sao lưu offline phải được tách biệt hoàn toàn, không kết nối mạng, cô lập để phòng chống tấn công leo thang vào hệ thống lưu trữ.

7. Chính phủ số

Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến:

- Đẩy mạnh cung cấp dịch vụ công trực tuyến, xác định mục tiêu phù hợp với điều kiện thực tiễn các bộ, ngành, địa phương, phấn đấu trung bình đạt tỷ lệ 90% thủ tục hành chính có đủ điều kiện được cung cấp trực tuyến toàn trình; 80% hồ sơ được xử lý trực tuyến toàn trình.

- Thực hiện rà soát, cập nhật, nâng cấp hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của các bộ, ngành, địa phương đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, nâng cao chất lượng cung cấp DVC trực tuyến.

- Triển khai các giải pháp để định danh và xác thực người dùng dịch vụ công trực tuyến thông suốt, hợp nhất giữa các nền tảng, hệ thống cung cấp dịch vụ công trực tuyến, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thông qua định danh điện tử VNeID.

- Tập trung thực hiện tái cấu trúc quy trình, cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, bảo đảm cung cấp dịch vụ công trực tuyến thuận lợi, đơn giản hơn thực hiện trực tiếp trên cơ sở số hóa, tái sử dụng dữ liệu, liên thông điện tử.

Triển khai quản trị số để nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành thông qua sử dụng các nền tảng số, dữ liệu số:

- Phát triển các nền tảng, ứng dụng, dữ liệu số các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ, ngành, địa phương để đưa các hoạt động chỉ đạo, điều hành phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường số, hỗ trợ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp dựa trên dữ liệu, trực tuyến. Bao gồm các lĩnh vực ưu tiên chuyển đổi số theo chương trình chuyển đổi số quốc gia như: y tế, giáo dục, tài chính - ngân hàng, nông nghiệp, giao thông vận tải, logistic, năng lượng, tài nguyên môi trường, sản xuất, lao động việc làm, an sinh xã hội, xuất nhập cảnh, hộ kinh doanh, doanh nghiệp, quản lý di sản, văn hóa,...

- Phát triển, hoàn thiện các hệ thống thông tin báo cáo, hệ thống theo dõi nhiệm vụ; hệ thống thông tin phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của bộ, ngành, địa phương, kết nối, tích hợp với các hệ thống do Văn phòng Chính phủ triển khai để phục vụ hoạt động quản lý, điều hành của lãnh đạo Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.

- Xây dựng, triển khai các nền tảng, hệ thống, phần mềm theo dõi, quản lý giám sát, đo lường việc triển khai các nhiệm vụ, chương trình, đề án, dự án trong các ngành, lĩnh vực hỗ trợ nâng cao hiệu quả quản lý, thực thi công vụ cho CBCC.

Triển khai, tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo, trợ lý ảo trong quản lý, điều hành, hỗ trợ hoạt động của CBCC:

Triển khai Trợ lý ảo trong cơ quan nhà nước để hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức nâng cao hiệu quả và năng suất lao động.

8. Kinh tế số và xã hội số

- Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp: phổ cập định danh số; thanh toán điện tử; hóa đơn điện tử; chữ ký số và chứng thực chữ ký số,... trong các ngành, lĩnh vực của đời sống, các hoạt động kinh tế - xã hội.

- Phát triển doanh nghiệp công nghệ số, đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong doanh nghiệp: phát triển các khu công nghệ thông tin tập trung đặc biệt tại các địa phương có nguồn nhân lực công nghệ thông tin tốt, hạ tầng năng lượng xanh, tái tạo và có điều kiện giao thông, du lịch thuận tiện; hỗ trợ các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi số.

- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực thương mại điện tử: Chuyển đổi mô hình hoạt động của các cửa hàng bán lẻ, cửa hàng tạp hoá và chợ truyền thống; các làng nghề thủ công mỹ nghệ dựa trên công nghệ số và dữ liệu số; hình thành liên kết, chuỗi cung ứng số hoá toàn trình từ khâu phân phối hàng hoá, quản lý kho hàng đến quản trị kinh doanh, thương mại trên các kênh số; Đẩy mạnh công tác quản lý thuế, tiếp tục cung cấp các dịch vụ thuế điện tử hỗ trợ việc kê khai, nộp thuế theo phương thức điện tử, triển khai các giải pháp về hóa đơn điện tử đối với hoạt động thương mại điện tử, livestream bán hàng trên các nền tảng công nghệ số; Xây dựng mô hình quản lý rủi ro đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh thương mại điện tử, livestream bán hàng; đẩy mạnh áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để xử lý dữ liệu lớn, đưa ra các cảnh báo đối với trường hợp có rủi ro về thuế; Triển khai triệt để giải pháp hoá đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền đối với dịch vụ ăn uống, chống thất thu thuế, thất thu ngân sách; Ưu tiên phát triển và thúc đẩy sử dụng nền tảng chuyển đổi số lĩnh vực bán buôn, bán lẻ.

- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực nông nghiệp: Phát triển kinh tế số lĩnh vực nông nghiệp chú trọng nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác, tăng tỷ trọng của nông nghiệp công nghệ số trong nền kinh tế; Triển khai ứng dụng các giải pháp công nghệ trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản mang lại năng suất và giá trị kinh tế cao; Tăng cường kết nối ứng dụng công nghệ số giữa các hợp tác xã với vùng trồng nông nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến và các kênh số tiêu thụ nông sản hình thành chuỗi sản xuất nông nghiệp số toàn trình từ khâu sản xuất đến phân phối, tiêu thụ sản phẩm; Hình thành chuỗi cung ứng nông nghiệp và truy xuất nguồn gốc nông sản toàn trình từ lúc nuôi trồng cho đến khi tới tay người tiêu dùng; Tổ chức thực hiện việc xây dựng các bộ dữ liệu ngành nông nghiệp và các kịch bản sử dụng dữ liệu.

- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực văn hóa, du lịch: Phát triển kinh tế số du lịch theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu hóa hoạt động quản trị, vận hành, khai thác, kinh doanh của các cơ sở lưu trú, các danh lam thắng cảnh, các khu du lịch, khu vui chơi, giải trí, các khu bảo tồn di sản văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; Thông qua một nền tảng quản trị và kinh doanh du lịch dùng chung, giải quyết các bài toán quản trị và kinh doanh du lịch của địa phương và ở tầm quốc gia, mỗi địa phương có số liệu thống kê chính xác, theo thời gian thực về số lượng khách du lịch đến và lưu trú trên địa bàn tỉnh mình; Tổ chức thực hiện việc thu thập, số hóa, hình thành kho dữ liệu và thư viện số cho văn hóa, nghệ thuật của dân tộc, các di sản văn hóa, di tích quốc gia, di tích quốc gia đặc biệt...; Xây dựng kho dữ liệu lớn và các kịch bản sử dụng dữ liệu về khách du lịch, hành vi tiêu dùng của khách du lịch; dữ liệu lớn về các chương trình du lịch, tua du lịch, cơ sở lưu trú, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ việc khai thác sử dụng chung để phát triển du lịch.

- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực logistics: Phát triển kinh tế số lĩnh vực logistics theo hướng ứng dụng công nghệ nhằm tối ưu chi phí logistics toàn trình, xuyên suốt toàn bộ quá trình vận chuyển hàng hóa từ các cảng biển, cửa khẩu, kho - bãi - cảng tới tận tay người tiêu dùng và ngược lại; Mở rộng dịch vụ thu phí, giá và tiền dịch vụ khác liên quan đến hoạt động giao thông của phương tiện đường bộ thông qua tài khoản giao thông để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt trong lĩnh vực giao thông vận tải.

- Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp sản xuất, chế tạo: Phát triển kinh tế số trong lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo theo hướng ứng dụng nền tảng số công nghệ tiên tiến, hiện đại để thực hiện chuyển đổi các nhà máy trở thành các nhà máy thông minh, sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, giảm thiểu phát thải ra môi trường, phù hợp với xu hướng phát triển xanh trên thế giới; Triển khai thí điểm mô hình nhà máy thông minh tại một số nhà máy sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo mà Việt Nam có lợi thế như: dệt may, chế biến nông sản; tự động hóa các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, từ khâu kiểm tra nguyên vật liệu, chế biến, sản xuất, lắp rắp cho tới khâu kiểm soát chất lượng, đóng gói.

- Phát triển kinh tế số gắn liền tài chính, ngân hàng: Ứng dụng dữ liệu để nâng cao năng lực chống rủi ro tài chính, thúc đẩy phát triển tài chính số, thúc đẩy chia sẻ và lưu thông hiệu quả dữ liệu tín dụng tài chính, dữ liệu tín dụng công và dữ liệu tín dụng thương mại trên cơ sở tuân thủ và an toàn pháp lý, hỗ trợ chia sẻ dữ liệu kiểm soát rủi ro giữa các bên tổ chức tài chính và tích hợp phân tích tài chính dữ liệu đa chiều như thị trường, tài sản tín dụng và xác minh rủi ro phát huy đầy đủ vai trò thúc đẩy của công nghệ tài chính và các yếu tố dữ liệu nhằm hỗ trợ và nâng cao khả năng chống gian lận và chống rửa tiền của các tổ chức tài chính và cải thiện mức độ cảnh báo và phòng ngừa rủi ro.

- Phát triển kinh tế số gắn liền với tài nguyên, môi trường, xanh, bền vững: Tổ chức triển khai việc số hóa, phát triển kho dữ liệu lớn và các kịch bản sử dụng dữ liệu trong lĩnh vực tài nguyên môi trường, bao gồm: nền địa lý quốc gia; đất đai quốc gia; viễn thám; khí tượng thủy văn; biến đổi khí hậu; môi trường; nguồn thải; đa dạng sinh học; tài nguyên nước; địa chất, khoáng sản; tài nguyên, môi trường biển và hải đảo; quan trắc tài nguyên và môi trường.

9. Nâng cao nhận thức, tuyên truyền, truyền thông và các giải pháp khác đẩy mạnh chuyển đổi số, đảm bảo an toàn thông tin

- Triển khai, cụ thể hóa các nội dung tuyên truyền, truyền thông về chuyển đổi số thành các chương trình, kế hoạch, chiến dịch (thường xuyên, định kỳ, theo sự kiện, tuần lễ, ngày chuyển đổi số) với nội dung, hình thức triển khai đa dạng, phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế (cuộc thi, video, poster, tài liệu tuyên truyền; kênh truyền thông trực tuyến trên các phương tiện, nền tảng số, kênh truyền thông trực tiếp; lồng ghép với các hoạt động của các ngành, lĩnh vực...) để tuyên truyền, truyền thông các chủ trương, định hướng chuyển đổi số, phát triển chính phủ số, kinh tế số, xã hội số; chương trình, kế hoạch chuyển đổi số của địa phương; vai trò, lợi ích của chuyển đổi số đối với người dân, doanh nghiệp; sử dụng dịch vụ công trực tuyến; các mô hình, cách làm hay, bài toán, sáng kiến điển hình để phổ biến, nhân rộng; các hoạt động khuyến khích, thúc đẩy thi đua chuyển đổi số; gắn kết CCHC với chuyển đổi số;... để các cơ quan, tổ chức, CBCC, người dân, doanh nghiệp nâng cao nhận thức, tích cực tham gia, đẩy mạnh hoạt động chuyển đổi số thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ cho người dân, doanh nghiệp; tuyên truyền, phòng chống lừa đảo trực tuyến, bảo vệ thông tin cá nhân,...

- Xây dựng, ban hành tiêu chí đánh giá mức độ chuyển đổi số tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương;

- Triển khai các hoạt động kiểm tra, giám sát, đo lường bằng các công cụ, phương tiện trực tuyến; kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin định kỳ cho hệ thống thông tin thuộc phạm vi quản lý (tối thiểu 01 lần/02 năm đối với hệ thống cấp độ 1, cấp độ 2; 01 lần/năm đối với hệ thống thông tin cấp độ 3, cấp độ 4; 01 lần/06 tháng đối với hệ thống thông tin cấp độ 5). Rà soát danh sách các webiste (.gov.vn) bao gồm cả các sub domain để tiến hành đánh giá an toàn thông tin định kỳ và triển khai gán nhãn tín nhiệm mạng cho các website; rà soát, cảnh báo an toàn thông tin mạng, lộ lọt thông tin cá nhân.

3. Ngoài các nội dung nêu trên, căn cứ các chương trình, kế hoạch, đề án của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về chuyển đổi số, phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư; các nghị quyết, kế hoạch của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giai đoạn 2024-2025, các bộ, ngành, địa phương xác định các nhiệm vụ triển khai năm 2025 đảm bảo đồng bộ, hiệu quả, khả thi.

Căn cứ các nội dung trên, trân trọng đề nghị Quý Cơ quan tổ chức xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 (tham khảo Khung Kế hoạch gửi kèm theo), ban hành Kế hoạch trước ngày 30/10/2025; gửi bản Kế hoạch sau khi phê duyệt về Bộ Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, đôn đốc thực hiện, báo cáo Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số.

Trong quá trình triển khai, nếu có vướng mắc hoặc phát sinh vấn đề cần trao đổi, làm rõ, đề nghị liên hệ theo đầu mối: Ông Hồ Đức Thắng, Q.Cục trưởng Cục Chuyển đổi số quốc gia; Thư điện tử: hdthang@mic.gov.vn

Trân trọng./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Phạm Đức Long;
- Vụ Kinh tế số và Xã hội số;
- Cục An toàn thông tin;
- Lưu: VT, CĐSQG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Phạm Đức Long



[1] Theo văn bản 2765/BTTTT-CĐSQG ngày 5/7/2024 của Bộ Thông tin và Truyền thông

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 3816/BTTTT-CĐSQG ngày 14/09/2024 về hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương xây dựng Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2025 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


853

DMCA.com Protection Status
IP: 18.119.129.77
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!