Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 5914/TCHQ-TXNK 2018 xử lý vướng mắc tại Thông tư 39/2018/TT-BTC

Số hiệu: 5914/TCHQ-TXNK Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Nguyễn Dương Thái
Ngày ban hành: 09/10/2018 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Giải đáp nhiều vướng mắc về thuế tại Thông tư 39/2018/TT-BTC

Tổng cục Hải quan ban hành Công văn 5914/TCHQ-TXNK giải đáp các vướng mắc liên quan đến thuế XNK, thủ tục hải quan tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018. Đơn cử như:

Tại Khoản 49 Điều 1:

- Vướng mắc: Trường hợp DN bán, tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng hóa XK thì người khai phải:

+ Khai điện tử theo mẫu số 04 Phụ lục IIa Thông tư 39 hay khai theo tờ khai hải quan thay đổi mục đích sử dụng?

+ Thời điểm kê khai cho từng lần phát sinh bán, tiêu thụ nội địa là khi nào?

- Trả lời: DN phải khai tờ khai hải quan mới, thời điểm kê khai trước khi tiêu thụ nội địa theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP của Chính phủ.

Tại Khoản 42 Điều 1:

- Vướng mắc: Thông tư 39 chưa quy định chính sách thuế với trường hợp tiêu hủy phế liệu thu được trong quá trình sản xuất theo loại hình SXXK (bao gồm DN nội địa và DN chế xuất).

- Trả lời: Căn cứ theo Khoản 49 Điều 1 Thông tư 39 và Điều 3 Luật Thuế GTGT 2008 thì phế liệu, phế phẩm tiêu hủy không phải kê khai nộp thuế NK, thuế GTGT.

Xem thêm các giải đáp về thực hiện xóa nợ và hoàn thuế nộp thừa tại Công văn 5914/TCHQ-TXNK ngày 09/10/2018.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5914/TCHQ-TXNK
V/v xử lý vướng mắc tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2018

 

Kính gửi: Cục Hải quan tỉnh, thành phố.

Trả lời vướng mắc của các Cục Hải quan tỉnh, thành phố trong quá trình triển khai Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 38/2015/TT-BTC và một số văn bản quy phạm pháp luật khác, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Để có cơ sở cho các Cục Hải quan tỉnh, thành phố thực hiện, Tổng cục Hải quan hướng dẫn xử lý theo bảng tổng hợp đính kèm công văn này.

Tổng cục Hải quan thông báo để các đơn vị biết và thực hiện./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TCT Nguyễn Văn Cẩn (để b/c);
- Cục GSQL, Cục KTSTQ, Cục CNTT và TKHQ;
- Công ty TNHH VIET-SCREW (Lô số 17-3, đường số 2B, KCN Singapore Ascendas, xã An Tây, TX Bến Cát, tỉnh Long An), Tổng Công ty CP may Việt Tiến (Số 7 Lê Minh Xuân, phường 7, quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh) (thay trả lời);
- Lưu: VT, TXNK (03).

KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Nguyễn Dương Thái

 

BẢNG TỔNG HỢP MỘT SỐ NỘI DUNG VƯỚNG MẮC TẠI THÔNG TƯ SỐ 39/2018/TT-BTC NGÀY 20/4/2018 CỦA BỘ TÀI CHÍNH VÀ CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT KHÁC

(Ban hành kèm theo công văn số 5914/TCHQ-TXNK ngày 09/10/2018 của Tổng cục Hải quan)

STT

Điều khoản

Nội dung vướng mắc

Đơn vị gửi

Trả lời

I. Vướng mắc tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính

1.

 

Theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ thì đối với hàng hóa XK, NK thuộc đối tượng chịu thuế XK, thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế GTGT, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế hoặc áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan và đã được giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế; áp dụng thuế suất, mức thuế tuyệt đối theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện NK để gia công, sản xuất hàng hóa xuất khẩu và hàng hóa TN-TX đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa XK, NK; chính sách thuế đối với hàng hóa XK, NK thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới trừ trường hợp đã thực hiện đầy đủ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Theo quy định tại khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ giấy, người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Cục Hải quan Hà Nam Ninh gặp phải vướng mắc:

- Trường hợp doanh nghiệp bán tiêu thụ nội địa đối với hàng hóa là nguyên liệu, vật tư NK để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thì người khai hải quan chỉ phải kê khai và gửi đến cơ quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC hay phải khai tờ khai hải quan thay đổi mục đích sử dụng.

- Trường hợp không khai tờ khai hải quan, người khai hải quan chỉ kê khai và gửi đến cơ quan hải quan qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì cơ quan hải quan tiếp nhận và thực hiện các bước nghiệp vụ như thế nào?

- Trong trường hợp người khai hải quan không khai tờ khai hải quan và không kê khai và truyền được chỉ tiêu thông tin quy định tại mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC đến cơ quan hải quan quan Hệ thống (trường hợp hệ thống chưa hỗ trợ chức năng khai), người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC (trên hồ sơ giấy) khi đó, sẽ không có số tờ khai hải quan, dẫn đến khó khăn trong việc cập nhật thông tin và theo dõi việc nộp thuế trên Hệ thống kế toán tập trung.

Đề xuất: Đối với trường hợp này thực hiện theo Khoản 12 Điều 1 Thông tư số 59/2018/TT-BTC .

Công văn số 1142/HQHNN-NV ngày 31/7/2018 của Cục Hải quan Hà Nam Ninh.

1. Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu:

Nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu, trường hợp doanh nghiệp bán tiêu thụ nội địa phải khai tờ khai hải quan mới theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 25 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 21/01/2018 của Chính phủ.

2. Đối với phế liệu, phế phẩm:

a) Trường hợp hồ sơ điện tử thực hiện khai theo mẫu 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

b) Trường hợp hồ sơ giấy khai theo mẫu 06/BKKTT/TXNK phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC ; Tên hàng trên bảng kê khai đúng theo tên hàng thực tế bán ra, trị giá khai theo giá bán ra chưa có thuế GTGT.

- Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quyết định hình thức mức độ kiểm tra như đối với trường hợp tờ khai giấy.

- Cơ quan Hải quan mở sổ theo dõi, cấp số cho bảng kê tương tự như đối với trường hợp tờ khai bản giấy. Doanh nghiệp không phải kê khai tờ khai hải quan thay đổi mục đích sử dụng.

(Vướng mắc về thủ tục hải quan và chính sách thuế đối với phế liệu, phế phẩm, phế thải đã được hướng dẫn tại Mục 11 Phụ lục kèm theo công văn số 4787/TCHQ-TXNK ngày 15/8/2018 của Tổng cục Hải quan).

2.

Khoản 49 Điều 1

Theo quy định tại khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ giấy, người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ gặp một số vướng mắc như sau:

- Hệ thống chưa tiếp nhận các chỉ tiêu quy định tại mẫu số 04 phụ lục IIa.

- Chưa quy định thời điểm phải kê khai cho từng lần phát sinh bán, tiêu thụ nội địa.

- Chưa quy định thủ tục tiếp nhận báo cáo phế liệu, phế phẩm tiêu thụ nội địa.

Đề xuất của Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ:

- Thực hiện việc kê khai đối với việc bán, tiêu thụ nội địa đối với phế liệu, phế phẩm theo hướng dẫn tại điểm 13 Mục IV Bảng tổng hợp vướng mắc thực hiện Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 ban hành kèm theo công văn số 11567/TCHQ-TXNK ngày 08/12/2016 của Tổng cục Hải quan.

- Do từng lần phát sinh việc bán, tiêu thụ nội địa phế liệu, phế phẩm có trị giá thấp và số tiền thuế phát sinh cũng thấp (tiền thuế từng lần phát sinh có trị giá nhỏ hơn 100.000 đồng). Vì vậy, đề nghị cho phép doanh nghiệp kê khai theo tháng đối với tất cả các lần phát sinh bán, tiêu thụ nội địa phế liệu, phế phẩm phát sinh trong tháng.

Công văn số 1402/HQCT-NV ngày 03/8/2018 của Cục Hải quan tỉnh Cần Thơ

1. Đối với nguyên liệu, vật tư; phế liệu, phế phẩm thực hiện theo hướng dẫn tại số thứ tự 01 Phụ lục này.

Hiện nay TCHQ đang hoàn thiện hệ thống để tiếp nhận khai báo theo mẫu số 04 Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC. Trong khi hệ thống chưa hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện khai báo theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC .

2. Thời điểm kê khai:

a) Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu nếu thay đổi mục đích sử dụng phải khai tờ khai hải quan mới trước khi tiêu thụ nội địa theo quy định tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20/4/2018 sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 25 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 21/01/2018 của Chính phủ.

b) Đối với phế liệu, phế phẩm doanh nghiệp phải kê khai từng lần (trước khi xuất hóa đơn bán tiêu thụ nội địa) hoặc khai theo tháng với cơ quan hải quan theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC .

3.

 

Công ty TNHH VIET-SCREW là doanh nghiệp sản xuất sản phẩm xuất khẩu bằng kim loại, trong quá trình sản xuất có phát sinh một lượng phế liệu, phế phẩm kim loại và hiện nay công ty cần thanh lý lượng phế liệu, phế phẩm kim loại đang tồn kho này.

Theo quy định tại khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) và gửi đến cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống theo chỉ tiêu thông tin quy định tại Mẫu số 04 Phụ lục lIa ban hành kèm theo Thông tư này. Trường hợp hồ sơ giấy, người khai hải quan khai theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.

Hiện nay mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC chưa được thiết kế trên hệ thống phần mềm khai báo VNACCS nên để thực hiện thủ tục thanh lý phế phẩm, phế liệu Công ty chuyển sang khai báo hồ sơ giấy theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI, tuy nhiên, Chi cục Hải quan địa phương cho biết hiện tại chưa có hướng dẫn thực hiện xử lý theo dõi thuế trên hồ sơ giấy theo mẫu số 06/BKKTT/TXNK Phụ lục VI đối với trường hợp doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu bán, tiêu thụ nội địa phế liệu, phế phẩm.

Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

Công văn số 01/CV/2018 ngày 01/8/2018 của Công ty TNHH VIET-SCREW

Thực hiện theo hướng dẫn tại số thứ tự 1, số thứ tự 2 Phụ lục này.

4.

 

Đối với hàng hóa khai báo theo giá tạm tính nhưng thời điểm có giá chính thức sau 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai; Khi kiểm tra trị giá chính thức cơ quan hải quan có nghi vấn về trị giá khai báo. Tuy nhiên, thời hạn tham vấn và xử lý kết quả tham vấn không nằm trong thời hạn quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh đề xuất: Thời gian tiến hành tham vấn và xử lý kết quả tham vấn đối với các lô hàng tạm giải phóng chờ giá chính thức tối đa là 30 ngày kể từ ngày có giá chính thức.

Công văn số 2441/HQQN-TXNK ngày 17/8/2018 của Cục Hải quan Quảng Ninh

Đối với hàng hóa khai báo theo giá tạm tính, khi kiểm tra trị giá chính thức, cơ quan hải quan (công chức kiểm tra tiếp nhận tờ khai bổ sung sau thông quan) có nghi vấn về trị giá khai báo thì không thực hiện tham vấn mà thực hiện kiểm tra theo quy định tại điểm b.2 khoản 1 Điều 17 Thông tư số 39/2015/TT-BTC .

5.

Khoản 27 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Trong quá trình thực hiện hoàn thuế nộp thừa theo quy định tại khoản 63, 64, 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC đã phát sinh các vướng mắc đối với việc xử lý số tiền thuế được hoàn do hầu hết các Doanh nghiệp còn nợ lệ phí của các Chi cục Hải quan trên toàn quốc, nhưng doanh nghiệp lại không đề nghị bù trừ.

Việc hoàn thuế nộp thừa tại tiết b.2 điểm 2 khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC quy định đối với trường hợp người nộp thuế còn nợ tiền lệ phí nhưng không đề nghị bù trừ thì cơ quan hải quan thực hiện xử lý theo quy định tại điểm b.1 khoản này và thông báo cho người nộp thuế theo mẫu số 28/TBBT/TXNK tại Phụ lục VII ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp có số lượng tờ khai nợ lệ phí nhiều và phát sinh tại các Chi cục Hải quan khác nhau trên toàn quốc thì việc ghi đầy đủ các thông tin trên Lệnh hoàn trả là khó thực hiện vì trên hệ thống của cơ quan Hải quan không có các thông tin cần ghi trên Lệnh hoàn (Ví dụ: Mã cơ quan hải quan và Kho bạc nhà nước nơi thu ngân sách) dẫn đến việc không đảm bảo được thời hạn thực hiện hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại điểm 3 khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC và hồ sơ sẽ bị ùn tắc không xử lý được.

Do việc nợ lệ phí của các doanh nghiệp đã diễn ra trong nhiều năm, vì vậy để giải quyết dứt điểm việc nợ lệ phí này cần có hướng dẫn các biện pháp xử lý cụ thể để thực hiện có hiệu quả.

Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc thực hiện.

Công văn số 9427/HQHP-GSQL ngày 13/7/2018 của Cục Hải quan TP. Hải Phòng

Đề nghị yêu cầu doanh nghiệp nộp hết phí đã nợ. Nếu doanh nghiệp không nộp thì cơ quan hải quan xử lý bù trừ số tiền thuế nộp thừa vào số tiền phí còn nợ.

Đối với phí phát sinh còn phải nộp tại nhiều Chi cục Hải quan, đề nghị lập riêng lệnh hoàn trả kiêm bù trừ cho từng Chi cục Hải quan. Các thông tin về mã cơ quan hải quan và Kho bạc Nhà nước nơi thu ngân sách đề nghị đơn vị tra cứu trên Dịch vụ công tại trang web trực tuyến của Tổng cục Hải quan.

Nếu doanh nghiệp có số lượng tờ khai nợ phí hải quan nhiều, đề nghị trên lệnh hoàn trả kiêm bù trừ ghi rõ: Số tờ khai 10 chữ số 9, ngày tờ khai là ngày lập lệnh hoàn trả kiêm bù trừ.

6.

 

Theo quy định tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại điểm d khoản 3 Điều 129 Thông tư số 39/2015/TT-BTC thì việc kiểm tra sau khi ban hành quyết định hoàn thuế tại trụ sở người nộp thế được thực hiện theo quy định tại Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC .

Theo quy định tại Điều 78 Luật Hải quan số 54/2014/QH13; Điều 60 Luật Quản lý thuế số 78/2006/Qh11 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13, khoản 74 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì việc kiểm tra sau hoàn thuế nêu trên thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

Căn cứ quy định nêu trên hàng năm cơ quan hải quan chỉ thực hiện kiểm tra sau thông quan theo quy định tại Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đối với một số bộ hồ sơ hoàn thuế trước trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, như vậy, những trường hợp doanh nghiệp đã được hoàn thuế (hoàn trước) nhưng cơ quan hải quan không kiểm tra dẫn đến khả năng nhiều doanh nghiệp đề nghị hoàn thuế sau nhưng không phát hiện được.

Việc thực hiện kiểm tra đối với hồ sơ “hoàn thuế trước - kiểm tra sau” sẽ do Chi cục Hải quan tự tổ chức thực hiện hay do Chi cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện. Theo Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh: Căn cứ quy định tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC (đơn vị tiến hành kiểm tra sau thông quan gửi thông báo kết quả kiểm tra "hoàn thuế trước - kiểm tra sau" cho Chi cục Hải quan đã ban hành quyết định hoàn thuế để thực hiện...) thì việc kiểm tra các “quyết định đã hoàn thuế” sẽ do Chi cục Kiểm tra sau thông quan hoặc Phòng Thanh tra - Kiểm tra thực hiện. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn nội dung này.

Công văn số 2112/HQHCM-TXNK ngày 06/8/2018 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

(1) Từ ngày Thông tư số 39/2018/TT-BTC có hiệu lực (05/6/2018), đối với hồ sơ “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” việc kiểm tra sau khi ban hành quyết định hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ; điểm b khoản 1 Điều 24 quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa ban hành kèm theo Quyết định 1919/2018/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018, đơn vị thực hiện kiểm tra là Chi cục Kiểm tra sau thông quan. Đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố không có Chi cục KTSTQ thì Cục trưởng tổ chức thực hiện KTSTQ hoặc phối hợp với Cục KTSTQ để kiểm tra sau hoàn thuế. Đơn vị tiến hành kiểm tra sau thông quan gửi thông báo kết quả kiểm tra cho Chi cục Hải quan đã ban hành quyết định hoàn thuế để hoàn chỉnh hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được bổ sung tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

(TCHQ đã hướng dẫn tại Mục 14 Phụ lục ban hành kèm theo công văn số 4787/TCHQ-TXNK ngày 15/8/2018 của Tổng cục Hải quan).

(2) Việc phân loại hồ sơ để thực hiện kiểm tra sau hoàn thuế, gửi kết luận kiểm tra sau hoàn thuế, xử lý kết quả kiểm tra sau hoàn thuế đã được hướng dẫn tại khoản 2, 3, 4 Điều 24 quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa ban hành kèm theo Quyết định 1919/2018/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan.

7.

 

Ngày 27/10/2017, Chi cục Hải quan cửa khu cảng Quy Nhơn - Cục Hải tỉnh Bình Định đã xây dựng kế hoạch số 1618/KH-KQCKQN kiểm tra các hồ sơ hoàn thuế, không thu thuế trước, kiểm tra sau tại trụ sở người nộp thuế đối với 05 doanh nghiệp trong năm 2018 và đã được Lãnh đạo Cục phê duyệt. Đến nay, đơn vị đã thực hiện kiểm tra 02 doanh nghiệp, đề xuất không kiểm tra 01 doanh nghiệp do trùng kế hoạch kiểm tra sau thông quan của Cục Hải quan tỉnh Bình Định, còn 02 doanh nghiệp chưa thực hiện kiểm tra.

Theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được bổ sung tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC thì việc kiểm tra sau khi ban hành quyết định hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế được thực hiện theo quy định tại Điều 143 Thông tư này, thời hạn thực hiện kiểm tra theo quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật Quản lý thuế ngày 29 tháng 11 năm 2006 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế ngày 20 tháng 11 năm 2012. Đơn vị tiến hành kiểm tra sau thông quan gửi thông báo kết quả kiểm tra cho Chi cục Hải quan đã ban hành quyết định hoàn thuế để thực hiện các nội dung sau:

đ.1) Kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế đủ điều kiện hoàn thuế, Chi cục Hải quan đã ban hành Quyết định hoàn thuế lưu kết quả kiểm tra vào hồ sơ hoàn thuế, cập nhật kết quả kiểm tra vào Hệ thống;

đ.2) Trường hợp kết quả kiểm tra xác định người nộp thuế không đủ điều kiện hoàn thuế, cơ quan hải quan thu hồi lại quyết định hoàn thuế, thực hiện ấn định thuế, xử phạt vi phạm hành chính (nếu có) theo quy định của pháp luật;

đ.3) Trường hợp kết quả kiểm tra xác định số tiền thuế đã hoàn nhỏ hơn số tiền thuế được hoàn, Chi cục Hải quan đã ban hành Quyết định hoàn thuế ban hành Quyết định hoàn thuế bổ sung theo mẫu số 10/QĐKTT/TXNK Phụ lục VI ban hành kèm Thông tư này.

Căn cứ quy định nêu trên thì Chi cục Hải quan CK cảng Quy Nhơn có tiếp tục thực hiện kế hoạch số 1618/KH-KQCKQN ngày 27/10/2017 nêu trên nữa hay không. Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

Công văn số 1042/HQBĐ-NV ngày 08/8/2018 của Cục Hải quan tỉnh Bình Định.

Từ ngày Thông tư số 39/2018/TT-BTC có hiệu lực (05/6/2018), đối với hồ sơ “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” việc kiểm tra sau khi ban hành quyết định hoàn thuế tại trụ sở người nộp thuế thực hiện theo quy định tại khoản 65 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 143 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ; điểm b khoản 1 Điều 24 quy trình miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa ban hành kèm theo Quyết định 1919/2018/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018, đơn vị thực hiện kiểm tra là Chi cục Kiểm tra sau thông quan. Đối với các Cục Hải quan tỉnh, thành phố không có Chi cục KTSTQ thì Cục trưởng tổ chức thực hiện KTSTQ hoặc phối hợp với Cục KTSTQ để kiểm tra sau hoàn thuế.

Đơn vị tiến hành kiểm tra sau thông quan gửi thông báo kết quả kiểm tra cho Chi cục Hải quan đã ban hành quyết định hoàn thuế để hoàn chỉnh hồ sơ hoàn thuế theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC đã được bổ sung tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Căn cứ quy định nêu trên, đến thời điểm Thông tư 39/2018/TT-BTC có hiệu lực (ngày 05/6/2018) đối với 02 doanh nghiệp nêu trên, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Quy Nhơn chưa thực hiện kiểm tra theo kế hoạch của năm 2018, Lãnh đạo Cục tổ chức thực hiện kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người nộp thuế theo quy định tại điểm đ khoản 3 Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC nêu trên.

Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Bình Định nghiên cứu các quy định nêu trên để thực hiện. (TCHQ đã hướng dẫn tại Mục 14 Phụ lục ban hành kèm theo công văn số 4787/TCHQ-TXNK ngày 15/8/2018 của Tổng cục Hải quan).

8.

 

Thủ tục không thu thuế các trường hợp không phải nộp thuế

Theo quy định tại khoản 4 Điều 47 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/5/2015 của Chính phủ thì trường hợp người khai hải quan nộp đủ hồ sơ không thu thuế khi làm thủ tục tái xuất/tái nhập hàng hóa đã nhập khẩu/xuất khẩu thì cơ quan hải quan thực hiện không thu thuế và quyết định việc thông quan theo quy định.

Theo quy định tại khoản 63 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung khoản 9 Điều 129 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ không thu thuế thực hiện như đối với thủ tục tiếp nhận, giải quyết hồ sơ hoàn thuế.

Trường hợp Chi cục Hải quan ra quyết định không thu thuế ngay khi người nộp thuế nộp đủ hồ sơ không thu thuế cho các trường hợp nêu trên hay phải thực hiện phân loại hồ sơ, kiểm tra trước khi ra quyết định không thu thuế như thủ tục hoàn thuế.

Đề nghị Tổng cục Hải quan hướng dẫn.

Công văn số 2112/HQHCM-TXNK ngày 06/8/2018 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

Căn cứ khoản 5 Điều 27 Quy trình miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế, xử lý tiền thuế nộp thừa đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu ban hành kèm theo Quyết định số 1919/QĐ-TCHQ ngày 28/6/2018 của Tổng cục Hải quan quy định:

a) Hồ sơ không thu thuế thuộc đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này không phải thực hiện phân loại hồ sơ, trừ 02 trường hợp sau đây:

a1) Người nộp thuế đề nghị không thu thế xuất khẩu đối với hàng hóa nhập khẩu nhưng tái xuất ra nước ngoài; tái xuất sang nước thứ ba, tái xuất vào khu phi thuế quan (để sử dụng trong khu phi thuế quan) trong tờ khai nhập khẩu lần đầu có phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn thuế.

a2) Người nộp thuế đề nghị không thu thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập trở lại Việt Nam trong tờ khai xuất khẩu lần đầu có phát sinh số tiền thuế đề nghị hoàn thuế.

Số tiền thuế đề nghị hoàn nêu tại điểm a.1, a.2 nêu trên chỉ bao gồm các loại thuế thuộc thẩm quyền hoàn thuế của cơ quan hải quan: Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tự vệ, thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường. Riêng đối với thuế GTGT do cơ quan thuế hoàn, cơ quan hải quan chỉ xử lý hoàn trong trường hợp người nộp thuế nộp nhầm, nộp thừa thuế GTGT).

Đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh căn cứ các quy định nêu trên để thực hiện.

9.

 

1) Vướng mắc đối với phế liệu của hàng SXXK tiêu hủy:

Căn cứ điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 thì đối tượng chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu không áp dụng đối với trường hợp hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài; hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan.

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì miễn thuế đối với hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy; Căn cứ khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có). Theo hướng dòng STT 13 mục IV dẫn tại công văn số 11567/TCHQ-TXNK ngày 08/12/2016 của Tổng cục Hải quan: Căn cứ quy định tại Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì phế liệu, phế phẩm từ nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) với cơ quan hải quan theo quy định về hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng.

Căn cứ quy định nêu trên thì việc tiêu hủy được thực hiện theo thủ tục quy định tại khoản 42 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 64 Thông tư số 38/2015/TT-BTC , chưa có quy định về chính sách thuế đối với trường hợp tiêu hủy phế liệu thu được trong quá trình sản xuất theo loại hình SXXK (bao gồm doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất). Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh đề nghị đối với phế liệu thu được trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp SXXK nếu đem tiêu hủy hoàn toàn thì không phải kê khai nộp thuế nhập khẩu.

2) Vướng mắc đối với phế phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm hư hỏng); nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hư hỏng buộc phải tiêu hủy.

Công văn số 1505/HQTN-NV ngày 04/9/2018 của Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh

1) Về phế liệu của hàng SXXK phải tiêu hủy: Căn cứ khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

a) Về thuế nhập khẩu

Căn cứ quy định nêu trên, không quy định phế liệu, phế phẩm tiêu hủy phải kê khai nộp thuế nhập khẩu.

b) Về thuế giá trị gia tăng

Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 thì hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng. Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp phế liệu, phế phẩm phải tiêu hủy thì không phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng.

Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Tây Ninh căn cứ các quy định nêu trên để thực hiện.

2) Vướng mắc đối với phế phẩm (thành phẩm, bán thành phẩm hư hỏng); nguyên liệu, vật tư nhập khẩu hư hỏng buộc phải tiêu hủy: TCHQ sẽ có văn bản riêng để hướng dẫn Cục Hải quan Tây Ninh và các Cục Hải quan tỉnh, thành phố nội dung này.

10.

 

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát sinh vướng mắc của Công ty TNHH Touton Việt Nam về thủ tục, chính sách thuế đối với phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu chuyển bán tiêu thụ nội địa. Cụ thể như sau:

Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 thì hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc đối tượng chịu thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng theo quy định của Luật Hải quan trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Căn cứ khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Căn cứ quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13; Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP thì việc miễn thuế đối với nguyên liệu, vật tư nhập sản xuất xuất khẩu không còn đối tượng hàng hóa là phế liệu, phế phẩm.

Căn cứ các quy định nêu trên thì:

Điều 1 Khoản 49 Thông tư số 39/2018/TT-BTC không quy định cụ thể định mức phế liệu, phế phẩm; không quy định cơ quan thu thuế, thời hạn nộp thuế GTGT, TTĐB, BVMT nên dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng chính sách gây khó khăn trong công tác quản lý của cơ quan hải quan.

Căn cứ quy định tại Điều 9 Luật Thuế XK, thuế NK số 107/2016/QH13 trường hợp phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu chuyển bán tiêu thụ nội địa phải kê khai nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có) thì thời hạn nộp thuế phải tính từ ngày thông quan, giải phóng hàng của tờ khai nhập khẩu đầu tiên (nếu kê khai, nộp thuế với cơ quan hải quan) vì doanh nghiệp không mở tờ khai mới để chuyển mục đích sử dụng.

Để có cơ sở thực hiện thủ tục hải quan, áp dụng chính sách thuế đối với phế liệu, phế phẩm bán chuyển tiêu thụ nội địa đối với loại hình sản xuất - xuất khẩu, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh báo cáo TCHQ xem xét hướng dẫn cụ thể định mức phế liệu, phế phẩm không mở tờ khai mới chuyển mục đích sử dụng được miễn thuế nhập khẩu, cơ quan thực hiện thu các loại thuế khác và thời hạn nộp thuế đối với các loại thuế này.

Công văn số 2362/HQHCM-TXNK ngày 29/8/2018 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh.

Căn cứ quy định tại khoản 35 Điều 1 Thông tư số 39/2016/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều số 55 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì định mức thực tế sản xuất là lượng nguyên liệu, vật tư thực tế đã sử dụng để gia công, sản xuất một đơn vị sản phẩm xuất khẩu.

Việc xác định định mức thực tế sản xuất sản phẩm xuất khẩu thực hiện theo mẫu số 16/ĐMTT/GSQL tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 39/2018/TT-BTC .

Căn cứ khoản 49 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 71 Thông tư số 38/2015/TT-BTC thì phế liệu, phế phẩm thu được trong quá trình sản xuất hàng xuất khẩu khi bán, tiêu thụ nội địa được miễn thuế nhập khẩu nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có).

Việc kê khai nộp thuế đối với phế liệu, phế phẩm thực hiện theo hướng dẫn tại số thứ tự 1, 2 Phụ lục này.

Đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh căn cứ các quy định nêu trên để thực hiện.

II. Các nội dung vướng mắc khác

11.

 

Vướng mắc trong công tác xóa nợ và hồ sơ theo dõi nợ thuế

1. Xóa nợ thuế theo Thông tư số 179/2013/TT-BTC ngày 02/12/2013 của Bộ Tài chính mà cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp giải thể, sáp nhập, cổ phần hóa không hỗ trợ cung cấp bản sao y văn bản có liên quan.

Thực hiện hướng dẫn tại điểm b bước 1 mục 1.1 phần IV về xóa nợ thuế theo Quyết định số 1503/QĐ-TCHQ ngày .... của Tổng cục Hải quan, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã chỉ đạo các Chi cục rà soát tất cả các trường hợp còn thiếu chứng từ là Quyết định giải thể, phá sản, cổ phần hóa... Tổ chức nhóm công tác liên hệ và báo cáo Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, Tòa án xác nhận về việc doanh nghiệp đã giải thể, phá sản và không hoạt động.

2. Cưỡng chế thuế theo quy định tại khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13

Một trong những điều kiện để xem xét xóa nợ là áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH10 và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 26 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung Luật Quản lý Thuế số 21/2012/QH13, tuy nhiên, các biện pháp sau đây không thể triển khai thực hiện được:

- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; yêu cầu phong tỏa tài khoản.

- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.

- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật.

- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.

Các biện pháp nêu trên không thể thực hiện được vì người nộp thuế đã “chủ động trốn tránh” trước khi cơ quan Hải quan thực hiện cưỡng chế và phát sinh từ nhiều năm về trước.

Phần lớn nợ thuế trong giai đoạn này là nợ thuế phát sinh từ người nộp thuế đã bỏ trốn, mất tích, không còn kinh doanh tại địa chỉ, tạm dừng hoạt động kinh doanh... nên ngoài biện pháp cưỡng chế ban hành quyết định dừng làm thủ tục hải quan, các biện pháp còn lại hầu như không thực hiện được.

Đây là khoản nợ không thể thu hồi được nên Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị phối hợp với Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Công an phường để hỗ trợ. Nếu trường hợp Cục Thuế, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Công an phường có văn bản xác nhận người nộp thuế đã ngừng hoạt động, giải thể, đóng mã số thuế và không còn hoạt động tại địa phương thì Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính chấp nhận đã thực hiện xong các biện pháp cưỡng chế theo quy định.

Các trường hợp nợ khó thu tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh hiện này gặp phải vướng mắc

- Các Chi cục không thực hiện đủ các bước cưỡng chế (như báo cáo).

- Ra quyết định ấn định thuế theo kết luận của Thanh tra nhưng thực tế Chi cục Không có hồ sơ theo dõi, chỉ căn cứ trên hệ thống.

- Hồ sơ nợ thuế các Chi cục đã làm thất lạc một phần hoặc thất lạc toàn bộ hồ sơ hoặc thiếu chứng từ do quá trình luân chuyển hồ sơ, luân chuyển công chức, không bàn giao cụ thể.

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề nghị xem xét, chỉ đạo các nội dung nêu trên.

Công văn số 2112/HQHCM-TXNK ngày 06/8/2018 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

1. Đối với doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện giải thể nhưng không còn lưu (hoặc bị thất lạc) quyết định giải thể thì yêu cầu liên hệ với cơ quan chủ quản của doanh nghiệp là: Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố hoặc Bộ chủ quản chuyên ngành để được cung cấp bản sao y văn bản có liên quan.

Đối với các doanh nghiệp đã thực hiện sáp nhập hoặc thực hiện cổ phần hóa thì đề nghị Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh nghiên cứu Điều 55 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 quy định về hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp tổ chức lại doanh nghiệp để xác định trách nhiệm hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp trên cơ sở các giấy tờ được doanh nghiệp cung cấp chứng minh việc chuyển nợ giữa các bên có liên quan.

Trường hợp cơ quan chủ quản của các doanh nghiệp không hỗ trợ cung cấp các bản sao y có liên quan thì các doanh nghiệp này phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế theo quy định.

2. Một trong những điều kiện để xem xét xóa nợ là áp dụng tất cả các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 93 Luật Quản lý thuế và được sửa đổi bổ sung tại khoản 26 Điều 1 Luật số 21/2012/QH13. Tuy nhiên, các biện pháp sau đây không thể triển khai thực hiện được: “Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế; Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập; Kê biên tài sản, Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế do tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ.. ” không thể thực hiện được. Do vậy, Tổng cục Hải quan hướng dẫn như sau:

Căn cứ khoản 3 Điều 136 Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 69 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 như sau:

“3. Hồ sơ đề nghị xoá nợ gồm:

b.3) Hồ sơ cưỡng chế nợ thuế chứng minh đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế theo quy định nhưng không có khả năng thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế đối với trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 65 Luật quản lý thuế được bổ sung tại khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13: 01 bản chụp.”

Căn cứ quy định nêu trên, được hiểu là trường hợp đơn vị đã áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định nhưng không thực hiện cưỡng chế được thì cơ quan quản lý thuế phải có văn bản, giấy tờ chứng minh việc đã thực hiện đầy đủ các biện pháp cưỡng chế theo quy định nhưng không có khả năng thu đủ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt hoặc không thực hiện được các biện pháp cưỡng chế để bổ sung vào hồ sơ xóa nợ của doanh nghiệp.

12.

 

Về nợ thuế tạm thu

Tính đến thời điểm ngày 31/7/2018 nợ thuế tạm thu tại Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh phát sinh nợ tạm thu quá hạn: 726,90 tỷ đồng. Trong đó:

- Nợ khó thu: 492,3 tỷ đồng

- Nợ chờ xóa, miễn giảm: 1,0 tỷ đồng.

- Nợ có khả năng thu: 233,5 tỷ đồng.

(Phát sinh trước ngày 01/9/2016: 726,68 tỷ đồng. Phát sinh từ ngày 01/9/2016: 19,988 triệu đồng). Việc để nợ tạm thu trước ngày 01/9/2016 đến nay không xử lý, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đã có văn bản chỉ đạo các Chi cục Hải quan để phát sinh tạm thu nợ báo cáo nguyên nhân nợ, các nước cưỡng chế...

Số tiền nợ thuế tạm thu từ nhiều năm nay rất khó thu hồi: Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét, cho ý kiến chỉ đạo. Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh đề xuất Tổng cục Hải quan xem xét chuyển sang nợ thuế chuyên thu và thực hiện các bước cưỡng chế, thu hồi nợ theo đúng quy định tại Luật Quản lý Thuế.

Công văn số 2112/HQHCM-TXNK ngày 06/8/2018 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

“Nợ thuế tạm thu phát sinh từ nhiều năm nay, khả năng cũng rất khó thu hồi... Cục hải quan TP. HCM đề xuất TCHQ xem xét chuyển sang nợ thuế chuyên thu và thực hiện các bước cưỡng chế, thu hồi nợ thuế theo đúng Luật quản lý thuế”, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 7 Điều 16 Luật thuế xuất khẩu, nhập khẩu số 107/2016/QH13 có hiệu lực từ 01/9/2016 thì nguyên liệu, vật tư linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu được miễn thuế nhập khẩu. Đối với nguyên liệu, vật tư linh kiện nhập khẩu để sản xuất hàng hóa xuất khẩu thuộc các tờ khai phát sinh trước ngày 01/9/2016 Bộ Tài chính đã có công văn số 11002/BTC-TCHQ ngày 17/8/2017 hướng dẫn thực hiện. Vì vậy, đối với khoản nợ thuế tạm thu quá hạn 726,9 tỷ đồng của đơn vị tính đến thời điểm 31/7/2018 thì hướng xử lý như sau:

(1) Đối với số nợ thuế phát sinh từ ngày 01/9/2016 đến nay: Đề nghị làm rõ Chi cục để phát sinh nợ, nguyên nhân phát sinh nợ. Trường hợp phát sinh nợ do hạch toán nhầm, lỗi của hệ thống Kế toán tập trung thì phải chỉ đạo xử lý ngay để làm giảm nợ tạm thu trên hệ thống.

(2) Đối với số nợ phát sinh trước ngày 01/9/2016: Theo hướng dẫn tại công văn số 11002/BTC-TCHQ thực hiện xử lý miễn thuế theo quy định. Trường hợp không đủ điều kiện miễn thuế thì thực hiện các biện pháp đôn đốc, thu hồi nợ thuế.

Trường hợp doanh nghiệp đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản, ngừng hoạt động... thì thực hiện phân loại như hướng dẫn tại Quyết định số 1503/QĐ-TCHQ (thay thế Quyết định 1074/QĐ-TCHQ ngày 02/4/2014) về việc ban hành quy trình quản lý nợ thuế và khoản thu khác đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

13.

 

Về hệ thống kế toán thuế

Theo quy tại Điều 65 Thông tư số 174/2015/TT-BTC ngày 31/12/2014 của Bộ Tài chính thì Thông tư này có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, Tổng cục hải quan triển khai xây dựng hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện Thông tư này, đồng thời áp dụng thực hiện trong các đơn vị hải quan kể từ ngày 01/01/2017.

Sau thời gian chuẩn bị từ ngày 29/12/2016 Cục Thuế XNK, Cục Công nghệ TT&TKHQ đã phối hợp với các Cục Hải quan địa phương tổ chức chuyển đổi số liệu kế toán trên hệ thống kế toán tập trung từ hạch toán theo Thông tư số 212/2014/TT-BTC sang hạch toán kế toán theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC. Đến thời điểm hiện tại chương trình KTTT được cấu hình các chức năng hạch toán theo Thông tư số 174/2015/TT-BTC. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan đến thời điểm hiện tại số liệu chuyển đổi chưa hoàn tất, báo cáo kế toán theo quy định chưa được thiết lập đầy đủ, một số nghiệp vụ đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được hệ thống hỗ trợ (nhập chứng từ hoàn thuế tờ khai PMD, nhập chứng từ thu tiền ký quỹ bán hàng tồn đọng...).

Do vậy, Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét đến thời điểm hiện nay việc triển khai Thông tư số 174/2015/TT-BTC là chưa hoàn tất. Căn cứ Nghị định số 174/NĐ-CP ngày 30/12/2016 của Chính phủ thì Thông tư số 174/2015/TT-BTC cần thay bằng một Thông tư khác.

Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh báo cáo Tổng cục Hải quan xem xét những tồn tại trước đây khi triển khai Thông tư số 174/2015/TT-BTC , đặc biệt là hệ thống KTTT của ngành Hải quan cần phải thay đổi để phù hợp với Nghị định số 174/2016/NĐ-CP .

Công văn số 2112/HQHCM-TXNK ngày 06/8/2018 của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh

Trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư số 174/2015/TT-BTC , công tác hạch toán kế toán, báo cáo kế toán theo quy định còn gặp phải một số hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý. Để khắc phục tình trạng này, TCHQ đã báo cáo Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Thông tư số 174/2015/TT-BTC , thời gian ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung vào tháng 11/2018.

14.

 

Theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 5 Quy trình hướng dẫn kiểm tra, tham vấn, xác định trị giá hải quan trong quá trình làm thủ tục hải quan về xử lý nghi vấn trị giá khai báo trong các lần xuất khẩu, nhập khẩu tiếp theo.

Cục Hải quan tỉnh Bình Định nêu vướng mắc: việc thông báo kết quả kiểm tra trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản do công chức tham vấn tại Cục Hải quan hay Chi cục Hải quan thực hiện. Trường hợp do công chức tham vấn tại Cục thực hiện thông báo trên hệ thống dữ liệu điện tử hải quan thì sẽ cập nhật tại chức năng nào?

Công văn số 1058/HQBĐ-NV ngày 09/8/2018 của Cục Hải quan Bình Định.

Trường hợp cấp Cục thực hiện tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần, thì công chức tham vấn tại Cục trình Lãnh đạo Cục ban hành văn bản thông báo kết quả gửi Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan để công chức kiểm tra hồ sơ cập nhật kết quả vào chức năng “chỉ thị của hải quan” trên Hệ thống dữ liệu điện tử hải quan.

15.

 

Hiện nay, trên Hệ thống GTT02 chưa có mục công chức kiểm tra cập nhật nội dung “chưa đủ cơ sở bác bỏ trị giá khai báo” theo quy định tại điểm b.1.1 khoản 1 Điều 4 Quyết định số 1810/QĐ-TCHQ ngày 15/6/2018.

Công văn số 922/HQQNa-NV ngày 08/8/2018 của Cục Hải quan Quảng Nam

Trong thời gian chưa kịp nâng cấp hệ thống GTT02, Tổng cục Hải quan đã hướng dẫn tại điểm a, mục 1 công văn số 3766/TCHQ-TXNK ngày 27/6/2018. Đề nghị Cục Hải quan tỉnh Quảng Nam nghiên cứu, thực hiện.

16.

 

Tổng Công ty CP May Việt Tiến có nhập khẩu nguyên liệu, vật tư để sản xuất sản phẩm xuất khẩu theo loại hình sản xuất xuất khẩu. Dự kiến trong thời gian tới, Công ty sẽ nhập khẩu nguyên liệu, vật tư từ nước ngoài về sản xuất, xuất khẩu sản phẩm, sản phẩm sẽ được xuất khẩu tại chỗ. Công ty đề nghị được hướng dẫn chính sách thuế cho trường hợp nêu trên.

Công văn số 360/VTEC-XNK ngày 22/8/2018 của Tổng Công ty CP May Việt Tiến.

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 của Chính phủ thì nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu, sau đó xuất khẩu tại chỗ (không xuất khẩu ra nước ngoài, xuất vào khu phi thuế quan) thì không đáp ứng điều kiện để được miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Đề nghị Công ty nghiên cứu các quy định nêu trên để thực hiện.

(Liên quan đến vấn đề này Tổng cục Hải quan đã có công văn số 4532/TCHQ-TXNK ngày 01/8/2018)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 5914/TCHQ-TXNK ngày 09/10/2018 xử lý vướng mắc tại Thông tư 39/2018/TT-BTC do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


8.403

DMCA.com Protection Status
IP: 3.15.203.242
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!