Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 5641/TCHQ-CCHĐH 2022 hướng dẫn các chính sách lĩnh vực hải quan

Số hiệu: 5641/TCHQ-CCHĐH Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan Người ký: Lương Khánh Thiết
Ngày ban hành: 23/12/2022 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5641/TCHQ-CCHĐH
V/v Trả lời khuyến nghị tại Sách trắng của Hiệp hội doanh nghiệp Châu Âu (EuroCham) 2022/2023

Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2022

Kính gửi: Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính.

Tổng cục Hải quan nhận được công văn số 1347/HTQT-ST ngày 23/11/2022 của Vụ Hợp tác quốc tế về việc góp ý đối với dự thảo n bản Sách trắng thường niên của EuroCham 2022/2023; qua rà soát và nghiên cu nội dung đề xuất của doanh nghiệp Châu Âu tại công văn số 1347/HTQT-ST nêu trên, Tổng cục Hải quan kính chuyển Quý Vụ Hợp tác quốc tế - Bộ Tài chính nội dung trả lời các vướng mắc, khuyến nghị có liên quan đến lĩnh vực hi quan (theo phụ lục đính kèm công văn).

Trân trọng./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu: VT, CCHĐH (1b).

TL. TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TRƯỞNG BAN THƯỜNG TRỰC
BAN CẢI CÁCH HIỆN ĐẠI HÓA




Lương Khánh Thiết

PHỤ LỤC

TRẢ LỜI KHUYẾN NGHỊ TẠI DỰ THẢO SÁCH TRẮNG 2022/2023 CỦA HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP CHÂU ÂU (EUROCHAM) LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC HẢI QUAN
(Ban hành kèm theo Công văn số 5641/TCHQ-CCHĐH ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Tổng cục Hải quan)

STT

Nhóm vấn đề

Tóm tắt nội dung vướng mắc

Khuyến nghị

Nội dung trả lời

CHƯƠNG 14: NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ô TÔ

1

Khai báo thành phần sản phẩm đ làm thủ tục thông quan

Mô tả vấn đ

Để làm thủ tục hải quan, Tổng cục Hải quan (TCHQ) tại Hà Nội đã ban hành Công văn 7203 với hiệu lực ngay lập tức. Theo công văn này, các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp cung cấp đầy đủ thông tin khai báo hải quan về tính chất của sản phẩm, s lượng, chủng loại, cu trúc, thành phần và đặc tính, bao gm cả phụ tùng thay thế làm từ vật liệu hỗn hợp, cũng như công suất tính bng watt/kilowatt.

Đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc, khi stham chiếu linh kiện trên tờ khai xe khác với tài liệu trước đó, Cục Đăng kiểm Việt Nam (VR) yêu cầu xe đó được kim định vật lý lại, trừ khi doanh nghiệp nhập khẩu xuất trình được giấy chng nhận của linh kiện liên quan. Điều này gây chậm trễ và làm phát sinh chi phí không cần thiết.

Li ích/quan ngại tiềm tàng đối với Việt Nam

Nhập khẩu phụ tùng ô tô là việc rất phức tạp và đòi hỏi nhiu tài liệu khác nhau. Dữ liệu chi tiết về thành phần gần như không có sẵn. Việc áp dụng ngay Công văn 7203 đã đặt ra thách thức cho các nhà sản xuất và nhập khẩu linh kiện ô tô khi phải đáp ứng yêu cầu này mà không có sự phối hợp và thông báo trước đ có thời gian chuẩn bị. Do một số bộ phận sử dụng công nghệ phức tạp, một số thông tin yêu cầu sẽ không bao giờ được cung cấp. Quy định này đang góp phần làm kéo dài thời gian thực hiện thủ tục thông quan, làm tăng chi phí cho các công ty ô tô và khách hàng. Theo quan điểm của chúng tôi, việc khai báo thông tin chi tiết như vậy không tạo ra bất kỳ giá trị nào. Ngược lại, điều này làm phức tạp hơn là đơn giản hóa hoạt động kinh doanh tại Việt Nam của doanh nghiệp và đi ngược lại với các mục tiêu và định hướng của Chính phủ Việt Nam.

Các chng nhận của Ủy ban Kinh tế Liên hp quốc về Châu Âu (UNECE) cho sản phẩm nhập khẩu từ EU có hiệu lực và được chấp nhận theo EVFTA Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị Bộ GTVT được y quyền chấp nhận các chứng nhận UNECE ngay mà không cần kiểm tra lại. Điều này sẽ giải quyết được nút tht không cần thiết trong quá trình nhập khẩu phụ tùng ô tô để bảo dưỡng, bảo hành và thu hồi kỹ thuật của các nhà nhập khẩu, lắp ráp tại Việt Nam. Nếu Bộ GTVT không được phép công nhận chng nhận UNECE theo EVFTA hiện nay, chúng tôi đề nghị Tng cục Hải quan và các cơ quan hải quan cho phép thời gian thực hiện linh hoạt ít nhất ba năm để các nhà sản xuất có đủ thời gian cần thiết để xác định và lập hồ sơ dữ liệu sản phẩm được yêu cu.

Đối với xe nhập khẩu nguyên chiếc, các phụ tùng thường xuyên thay đổi trong suốt thời gian sử dụng của xe, và giấy chứng nhận được yêu cầu và được cấp phần lớn là cho các phụ tùng “bt buộc phê duyệt thành phần”.

Hạn chế việc xuất trình giấy chứng nhận cho những phụ tùng đủ tiêu chuẩn là phụ tùng “bắt buộc phê duyệt thành phần” đối với hàng nhập khẩu nguyên chiếc khi stham chiếu bộ phận trên tờ khai xe khác vi hồ sơ trước đó.

Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Hải quan ngày 23 tháng 6 năm 2014: “16. Phân loại hàng hóa là việc căn cứ vào đặc điểm, thành phần, cu tạo, tính chất lý, hóa, công dụng, quy cách đóng gói và các thuộc tính khác của hàng hóa để xác định tên gọi, mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khu Việt Nam”. Căn cứ hướng dẫn tại Phụ lục I Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 thì Mô tả hàng hóa phải “Ghi rõ tên hàng, nhãn hiệu, quy cách phẩm chất, thông skỹ thuật, thành phần cu tạo, model, ký/mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hóa theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng”.

Như vậy, công văn số 7203/TCHQ-TXNK ngày 11/11/2020 chấn chỉnh công tác phân loại hàng hóa, áp dụng mức thuế, theo đó, yêu cầu các Cục Hải quan tnh, thành phố: “1 (3) Hướng dẫn doanh nghiệp khai báo đầy đmô tả hàng hóa đ tránh dn tới phân loại sai, không chính xác, là công văn hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014 và Thông tư s39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018, không phải nội dung quy định mới.

CHƯƠNG 15: NGÀNH CÔNG NGHIỆP XE MÁY

2

- Công bthông tin tự nguyện, cho phép doanh nghiệp chủ động thông báo cho cơ quan hải quan về chênh lệch hàng tồn kho

- Miễn thuế đi với hàng hóa tiêu hủy hàng tồn kho

- Hướng dn cách hài hòa hóa mã HS cho hàng nhập khẩu.

Mô tả vấn đề

Doanh nghiệp sản xuất nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện thuộc diện miễn thuế đang phải đi mặt với một số vn đề liên quan đến hải quan, bao gồm:

- Thiếu cơ chế cho phép nhà sản xuất tự nguyện kê khai, nộp thuế cho cơ quan hải quan đối vi chênh lệch hàng tồn kho của nguyên liệu, linh kiện nhập khẩu miễn thuế trong trường hợp doanh nghiệp tự xác định chênh lệch hàng tồn kho.

- Các quy định hiện hành về thuế nhập khẩu không đưa ra định nghĩa rõ ràng về tiêu hủy hoàn toàn và tiêu hủy sơ bộ nguyên liệu/linh kiện nhập khẩu được miễn thuế.

- Doanh nghiệp và cơ quan hải quan gặp khó khăn trong việc hiểu quy tắc phân loại HS đối với một số mặt hàng nhất định.

Li ích/quan ngại tiềm tàng đối với Việt Nam

Do không có cơ chế tự nguyện công bố thông tin về chênh lệch hàng hóa miễn thuế tồn kho nên doanh nghiệp phải chịu mức phạt hành chính và lãi chậm nộp cao hơn, mặc dù có quy định giảm mức phạt nếu tự nguyện công bố thông tin khi doanh nghiệp phát hiện nộp thiếu thuế. Ngoài ra, theo quy định của Luật Quản lý thuế,1 lãi chậm nộp được tính từ ngày phát sinh nghĩa vụ nộp thuế cho đến ngày doanh nghiệp thực nộp cho cơ quan quản lý thuế. Do không có cơ chế công bố thông tin tự nguyện nên doanh nghiệp không thể chủ động thực hiện nghĩa vụ thuế sớm hơn.

Bên cạnh đó, việc thiếu cơ chế công bố thông tin tự nguyện cũng khiến các doanh nghiệp không thể tự thực hiện theo quy định.

Trên thực tế, doanh nghiệp thường xuyên có nhu cầu tiêu hủy hàng hóa trong quá trình hoạt động gia công, sản xuất vì nhiều lý do. Hàng hóa khi đã được tiêu hủy sơ bộ thì không thể sử dụng bình thường theo đúng mục đích ban đầu mà ch có thể được bán cho các công ty thu gom rác thải, phế liệu. Vì vậy, doanh nghiệp sản xuất không trực tiếp tiêu thụ hàng hóa tiêu hủy sơ bộ này trên thị trường nội địa. Do đó, việc doanh nghiệp phải nộp thuế hải quan đối với hàng hóa đã qua tiêu hủy sơ bộ là không hợp lý.

Trường hợp kê khai sai mã HS do cách hiểu khác nhau, doanh nghiệp có khả năng bị áp thuế, bị phạt hành chính hoặc phải chịu lãi chậm nộp nếu phải nộp thêm thuế, hoặc nếu nộp thừa thì có khả năng gặp khó khăn về thủ tục hành chính để được hoàn thuế.

- Xem xét sửa đổi quy định để tạo cơ chế công bthông tin tự nguyện, cho phép doanh nghiệp chủ động thông báo cho cơ quan hải quan về chênh lệch hàng tồn kho của hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế.

- Hàng hóa nhập khẩu để gia công hoặc sản xuất hàng xuất khẩu nên được miễn thuế nhập khẩu với điều kiện là hàng hóa đó sẽ bị tiêu hủy - dù là tiêu hủy sơ bộ hay hoàn toàn - hoặc được một tổ chức tái chế đủ điều kiện chng minh là đã tiêu hủy theo luật và quy định hiện hành.

- Để phù hợp với quy định của Việt Nam về phân loại hàng hóa, để thuận lợi cho việc thông quan hàng hóa nhập khẩu thường xuyên và tránh các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình nhập Khu các mặt hàng này vào Việt Nam, kính đề nghị Tổng cục Hải quan có văn bản hướng dẫn cách hài hòa hóa mã HS cho hàng nhập khẩu.

- Về kiến nghị sửa đổi quy định để tạo cơ chế công bthông tin tự nguyện, cho phép doanh nghiệp chđộng thông báo cho cơ quan hải quan về chênh lệch hàng tồn kho của hàng hóa nhập khẩu được miễn thuế: Tổng cục Hải quan ghi nhận để nghiên cứu, xem xét sửa đổi quy định hiện hành.

- Về khuyến nghị Hàng hóa nhập khẩu để gia công hoặc sản xut hàng xuất khẩu nên được min thuế nhập khu với điều kiện là hàng hóa đó sẽ bị tiêu hủy - dù là tiêu hủy sơ bộ hay hoàn toàn - hoặc được một tổ chức tái chế đủ điều kiện chng minh là đã tiêu hủy theo luật và quy định hiện hành:

Ý kiến của TCHQ: Các quy đnh hin hành về thuế nhập khẩu không đưa ra định nghĩa rõ ràng về tiêu hủy hoàn toàn và tiêu hủy sơ bộ nguyên liệu/linh kiện nhập khẩu được miễn thuế kiến nghị trường hợp này nên được min thuế nhập khẩu với điều kiện là hàng hóa đó sẽ bị tiêu hủy (dù là tiêu hủy sơ bộ hoặc tiêu hủy hoàn toàn hoặc được một tổ chức tái chế đủ điều kiện chứng minh là đã tiêu hủy theo luật hoặc quy định hiện hành.

Căn cứ điểm e khoản 1 Điều 10 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 sửa đổi, bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ quy định: Hàng hóa nhập khẩu để gia công nhưng được phép tiêu hủy tại Việt Nam và thực tế đã tiêu hủy được miễn thuế nhập khẩu.

Căn cứ điểm đ khoản 1, điểm đ khoản 2 Điều 12 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP ngày 01/9/2016 sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Nghị định số 18/2021/NĐ-CP ngày 11/3/2021 của Chính phủ quy định: Hàng hóa nhập khẩu để sản xuất, sản phẩm sản xuất, phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hy theo quy định pháp luật hải quan được miễn thuế nhập khẩu.

Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp hàng hóa nhập khẩu để gia công, sản xuất xuất khẩu được phép tiêu hủy và thực tế đã tiêu hủy theo quy định pháp luật hải quan thì được miễn thuế nhập khẩu. Trường hợp sau khi tiêu hủy thu được sản phẩm khác Công ty tận dụng để bán vào nội địa thì phải kê khai thuế GTGT cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật về thuế.

- Về khuyến nghị Để phù hợp với quy định của Việt Nam về phân loại hàng hóa, đthuận lợi cho việc thông quan hàng hóa nhập khẩu thường xuyên và tránh các tranh chấp có thể xảy ra trong quá trình nhập khu các mặt hàng này vào Việt Nam, đề nghị Tổng cục Hải quan có văn bản hướng dẫn cách hài hòa hóa mã HS cho hàng nhập khẩu”:

Ý kiến của TCHQ: Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam tuân thủ hoàn toàn Danh mục HS ở cấp độ 6 số và Danh mục AHTN ở cấp độ 8 s. Việc phân loại hàng hóa đã được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể:

Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 6 năm 2014;

Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kiểm soát hải quan;

Nghị định số 59/2018/NĐ-CP ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ;

Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính hướng dn về phân loại hàng hóa, phân tích để phân loại hàng hóa, phân tích để kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm; Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam; Thông tư số 09/2019/TT-BTC ngày 15/02/2019 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số nội dung tại các Phụ lục của Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 (Từ ngày 30/12/2022: Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08/06/2022 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam).

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ đề nghị xác định trước mã stheo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015.

CHƯƠNG 6: THUẾ VÀ CHUYỂN GIÁ

3

Khai báo sai về mối quan hệ đặc biệt và áp dụng phương pháp giá trị giao dịch

“Chịu trách nhiệm về nội dung tự khai báo” là nguyên tắc cơ bản của Luật Hải quan. Nói cách khác, người khai hải quan phải chịu trách nhiệm về (i) tính xác thực, trung thực của các lời khai, thông tin khai báo và chng từ nộp cho cơ quan chức năng; và (ii) tính nhất quán của thông tin giữa hồ sơ lưu tại công ty và hồ sơ nộp cho cơ quan chức năng. Đây là nghĩa vụ theo đúng thể thức của việc thực hiện tất cả các yêu cầu về lập, đóng dấu, kê khai và đăng ký theo quy định của pháp luật. Việc xác định trị giá hải quan sẽ được thực hiện dựa trên khai báo của nhà nhập khẩu trừ khi có nghi ngờ hoặc có sai sót do cơ quan hi quan phát hiện ra.

Tuy nhiên, nhà nhập khẩu đôi khi quên đánh dấu vào ô “mối quan hệ đặc biệt” khi khai báo hàng nhập khẩu. Điều này khiến phương pháp trị giá giao dịch bị cơ quan hải quan từ chi. Về nguyên tắc, khi xác định trị giá giao dịch có được chấp nhận hay không, mặc dù người mua và người bán có liên quan đến nhau, nhưng nhìn chung thì bản thân điều này sẽ không phải là cơ sở để từ chối áp dụng trị giá giao dịch với điều kiện là mối quan hệ giữa hai công ty không ảnh hưởng đến giá. Do đó, việc khai báo sai mối quan hệ đặc biệt sẽ không đồng nghĩa với việc tự động từ chi phương pháp trị giá giao dịch.

Theo Hiệp định Trị giá Hải quan của WTO và các quy định hiện hành, trong những trường hợp này, các tình huống xung quanh việc bán hàng sẽ được xem xét và trị giá giao dịch sẽ được chấp nhận với điều kiện là mối quan hệ đó không ảnh hưởng đến giá.

Thông tư 60 đưa ra các quy định mới về việc cơ quan hải quan phải xác định trị giá hải quan với điều kiện (a) có đủ bằng chứng/cơ sở để bác bỏ trị giá hải quan do người khai hải quan khai báo, và (b) có bằng chứng để kết luận rng trị giá hải quan mà người khai đã khai báo là không phù hợp. Ngoài ra, Thông tư 60 cũng quy định, trường hợp người khai hải quan không khai báo “mối quan hệ đặc biệt” trong tkhai hải quan và tờ khai trị giá hi quan (nếu có) thì cơ quan hải quan sẽ yêu cầu khai bổ sung. Trường hợp nghi ngờ về mối quan hệ đặc biệt giữa người mua và người bán ảnh hưởng đến trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khu, cơ quan hải quan phải đối chiếu trị giá giao dịch này với trị giá theo quy định của pháp luật. Thông tư 60 cũng quy định, trưng hợp không có đủ cơ sở xác định mi quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì chấp nhận trị giá hải quan do của người khai hải quan tự xác định, tự kê khai.

Tuy nhiên, các cơ quan hi quan thường từ chối việc áp dụng trị giá giao dịch do không khai báo chính xác về quan hệ đặc biệt. Phương pháp dự phòng được áp dụng tự động đxác định trị giá hải quan và đbảo vệ việc áp dụng trị giá giao dịch, nhà nhập khẩu phải luôn cung cấp bng chng và tài liệu chứng minh việc áp dụng đúng phương pháp trị giá giao dịch.

Vị thế độc quyền trên thị trường là một thách thức khác của các nhà nhập khẩu. Nhiều tập đoàn quốc tế hoạt động theo một chu kỳ hoạt động kinh doanh khép kín, trong đó họ sản xuất, cung cấp và phân phi sản phẩm của mình thông qua mạng lưới các công ty con ở các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, các nhà nhập khẩu không thể tự bảo vệ mình trước việc án dụng phương pháp dự phòng vì họ có độc quyn kinh doanh tại Việt Nam nên không ththực hiện phân tích so sánh theo yêu cầu của cơ quan hải quan

- Khuyến khích các cơ quan hải quan kiểm tra cách thức xác định giá.

Về nội dung dự thảo: “Tuy nhiên, các cơ quan hải quan thường t chi việc áp dụng trị giá giao dịch do không khai báo chính xác về mối quan hệ đặc biệt... Trong nhiều trường hợp, các nhà nhập khẩu không thtự bảo vệ mình trước việc áp dụng phương pháp dự phòng vì họ có độc quyn kinh doanh tại Việt Nam nên không thể thực hiện phân tích so sánh theo yêu cầu của cơ quan hải quan”.

Ý kiến của TCHQ: Khoản 5 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 sa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định một trong những điều kiện để áp dụng phương pháp trị giá giao dịch là giao dịch không có mi quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. Khoản 7 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính quy định trường hợp có mối quan hệ đặc biệt thì người khai hải quan được bổ sung các chứng từ, tài liệu để chng minh mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến mức giá kê khai hay không (nội dung này đã được quy định tại Hiệp định trị giá WTO). Do vậy, nội dung phản ánh của EuroCham về việc cơ quan hải quan từ chối áp dụng phương pháp trị giá giao dịch do không khai báo vmối quan hệ đặc biệt tại dự thảo Sách trng là chưa chính xác.

4

- Trị giá hải quan: Tác động của chuyển giá

- Điều chỉnh giá chuyển nhượng

Trong trường hợp áp dụng Điều 1 của WTO, được thực hiện tại Điều 6 của Thông tư 39, giá chuyển nhượng có thể được sử dụng làm trị giá giao dịch với điều kiện là mối quan hệ giữa người mua và người bán không ảnh hưởng đến giá trị nhập khẩu khai báo.

Đánh giá độ tin cậy của trị giá giao dịch

Điều 7 của Thông tư 39 quy định mối quan hệ đặc biệt giữa người bán và người mua không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch nếu việc mua bán được tiến hành như giao dịch mua bán với những người mua không có mối quan hệ đặc biệt với người bán cùng nhập khẩu hàng hóa đó. Để đánh giá mức độ tương đồng, các cơ quan chức năng của Việt Nam khuyến nghị kiểm tra:

- Hợp đồng thương mại được thống nhất theo cách thức phù hợp với thông lệ đàm phán, thỏa thuận giá cả mà người bán áp dụng đối với nhng người mua không có quan hệ đặc biệt; hoặc

- Giá mua bán hàng hóa nhập khẩu bao gồm cả chi phí và lợi nhuận chung, tương ứng với chi phí và lợi nhuận chung của việc bán hàng hóa cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại.

Nếu các điều kiện trên không được đáp ng, nhà nhập khẩu vẫn có thể chứng minh giá chuyển nhượng có thể được chấp nhận là trị giá giao dịch. Điều này đòi hỏi giá trị giao dịch phải gần bng trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu ging hệt/tương tự được bán cho các nhà nhập khu khác mà không có mối quan hệ đặc biệt với người bán. Trị giá này sẽ được xác định trên cơ sở phương pháp trị giá khấu trừ hoặc phương pháp trị giá tính toán.

Quản lý việc điều chỉnh giá chuyển nhượng

Giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu có thể bị ảnh hưởng bởi việc điều chỉnh giá chuyển nhượng vào cuối một khoảng thời gian nhất định (tháng, năm). Những điều chỉnh tăng hoặc giảm có hiệu lực hồi tố đó có thể tác động đến trị giá nhập khẩu của một số mặt hàng nht định. Chủ đề này đặc biệt mang tính thời sự và được chú trọng trong bối cảnh các doanh nghiệp quốc tế ở Đông Nam Á tổ chức lại chuỗi cung ứng khi chính phHoa Kỳ áp dụng các loại thuế bổ sung đối với hàng hóa có xut xứ Trung Quốc. Việc này đã tác động đến chính sách chuyển giá đối với nhiều nhóm đối tượng trong s này.

Một thách thức khác đối với các doanh nghiệp khai báo giá chuyển nhượng khi nhập khu là phải bảo toàn lợi ích của thuế quan ưu đãi. Thật vậy, trong các tình huống mà việc điều chỉnh dẫn đến việc tờ khai hải quan bị xem là không phù hợp, doanh nghiệp rất có khả năng không được hưởng ưu đãi thuế quan, như được mô tả trong Mục 1 (iii) ở trên.

Cơ quan hải quan nên kiểm tra cách thức xác định giá. Kinh nghiệm thực tế cho thấy, khi nghi ngờ độ tin cậy của giá chuyển nhượng, cơ quan hải quan yêu cầu bổ sung các thông tin khác nhau về thương mại và dữ liệu sản xut công nghiệp (ví dụ bảng phân tích chi phí SKU hoặc trích xuất tài liệu chuyn giá) bng cách gửi thông báo với thời hạn khá ngn. Các nhà nhập khu khai báo giá chuyển nhượng khi nhập khẩu nên lường trước việc phải thảo luận với cơ quan chức năng và chuẩn bị trước những thông tin cần thiết để chứng minh độ tin cậy của mức giá nói trên. Tuy nhiên, Chính phủ nên đảm bảo có một khoảng thời gian hợp lý cho các nhà nhập khẩu được yêu cầu cung cấp thêm thông tin để đánh giá độ tin cậy của trị giá giao dịch.

Mặc dù có các ví dụ trên, các quy định của Việt Nam nhìn chung chưa tạo được một cơ chế rõ ràng liên quan đến quản lý tác động của việc điều chỉnh chuyển giá đối với trị giá hải quan. Do đó, ở giai đoạn này, không có cách thức hợp pháp nào ở Việt Nam cho việc áp dụng mức điều chỉnh cộng vào trị giá giao dịch được khai báo tại thời điểm làm thủ tục thông quan. Ngoài ra, không có cơ chế điều chỉnh giá nào là không có rủi ro (tức là báo cáo sự thay đổi trị giá hải quan do điều chỉnh giá có thể dẫn đến việc áp dụng hình phạt).

Phương pháp xác định giá chuyển nhượng được sử dụng để xác định giá hàng hóa trong giao dịch giữa các đơn vị/công ty liên kết trong một tập đoàn có thể yêu cầu các nhà nhập khẩu hoặc xuất khẩu tại Việt Nam thực hiện điều chỉnh hàng năm đối với các giá trị đã kê khai trước đây/giá trị đã lập hóa đơn - dựa trên các tiêu chí xác định trước. Các quy định hiện hành về Hải quan không đưa ra hướng dẫn về việc những điều chnh đó có yêu cầu sửa đổi tờ khai hải quan hay không, Đây là điều khiến doanh nghiệp lo ngại. Các nhà xuất khẩu và nhập khẩu đã tự nguyện thông báo về việc điều chỉnh giá với Hải quan địa phương và sau đó đã được thông báo rằng những điều chỉnh này sẽ được coi là sai sót trong tờ khai ban đầu. Theo đó, nếu tờ khai hải quan không được sửa đổi trong vòng 60 ngày kể từ ngày khai báo ban đu, doanh nghiệp sẽ bị phạt hành chính - và thường là hạ xếp hạng mức độ tuân thủ hải quan. Cách làm này của cơ quan Hải quan làm nản lòng các doanh nghiệp đang sn sàng tuân thủ các yêu cầu về tuân thủ hải quan. Điều này cũng phù hợp với thông lệ được các cơ quan Hải quan trong khu vực áp dụng.

- Đảm bảo có một khoảng thời gian hợp lý cho các nhà nhập khẩu được yêu cầu cung cấp thêm thông tin để đánh giá độ tin cậy của trị giá giao dịch.

- Xem xét ban hành cơ chế điều chỉnh giá để đáp ứng nhu cầu bức thiết về việc điều chỉnh giá chuyển nhượng của các tập đoàn quốc tế đang đầu tư và hoạt động tại Việt Nam.

- Đảm bảo rằng về nguyên tc, việc điều chỉnh giá chuyển nhượng không thể là nguyên nhân dẫn đến việc từ chối áp dụng ưu đãi thuế quan đối với hàng hóa nhập khẩu theo giá chuyển nhượng đã điều chỉnh.

- Ban hành hướng dẫn về cách các nhà nhập khẩu và xuất khẩu có thể xử lý việc điều chỉnh giá chuyển nhượng với hiệu lực hồi tố, bao gồm cả việc liệu các tờ khai xuất nhập khẩu đã đăng ký trước đó có cn phải khai báo lại hay không.

- Cho phép kê khai hàng loạt do điều chỉnh chuyển giá nếu phải kê khai lại.

- Điều chỉnh hệ thng hải quan để chấp nhận các điều chỉnh hàng loạt.

- Cho phép các nhà xuất khẩu và nhập khẩu tự nguyện tiết lộ các điều chỉnh.

- Không nên áp dụng hình phạt cho hành vi tự nguyn kê khai điều chỉnh giá chuyển nhượng

- Về nội dung “Đánh giá độ tin cậy của trị giá giao dịch”:

Về chứng minh mi quan hệ đc biệt không ảnh hưởng đến trị giá khai báo thì căn cứ quy định tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019:

a) Người khai hải quan:

a.1) Tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt nhưng không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch thì người khai hải quan phải khai trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu và tờ khai trị giá hải quan (nếu có);

a.2) Cung cp chứng từ, tài liệu thể hiện mi quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng trị giá giao dịch khi cơ quan hải quan yêu cầu, cụ thể:

a.2.1) Chứng từ, tài liệu thể hiện giao dịch mua bán được tiến hành như giao dịch mua bán giữa những người không có mối quan hệ đc biệt (nếu có);

a.2.2) Chứng từ, tài liệu thhiện trị giá giao dịch của hàng hóa đang được xác định trị giá hải quan, xấp xhoặc bng với trị giá giao dịch của hàng hóa giống hệt hoặc tương tự được mua bán giữa các bên không có mi quan hệ đặc biệt (nếu có);

a.2.3) Các chứng từ, tài liệu khác có liên quan thể hiện mối quan hệ đc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch (nếu có).

Người khai hải quan được bổ sung chứng từ tài liệu chứng minh mối quan hệ đặc biệt có ảnh hưởng đến trị giá giao dịch hay không trong quá trình làm thủ tục hải quan theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Thời hạn làm thủ tục hải quan thực hiện theo Điều 23 Luật Hải quan.

+ Trường hợp có nghi vấn về trị giá khai báo thì doanh nghiệp nộp bổ sung hồ sơ, tham vấn với cơ quan Hải quan để chứng minh tính trung thực của trị giá khai báo theo quy định tại khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC. Thời hạn tham vấn không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai.

- Đối với nội dung về điều chỉnh giá chuyển nhượng: Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BTCKhoản 7 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC quy định trường hợp người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt và mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá kê khai (giá chuyn nhượng) thì cơ quan hải quan chấp nhận trị giá kê khai của doanh nghiệp. Trưng hợp mi quan hệ đặc biệt ảnh hưởng đến trị giá kê khai thì cơ quan hải quan bác bỏ và xác định lại trị giá hải quan theo các nguyên tc và phương pháp xác định trị giá hải quan. Nội dung này đã được quy định tại Hiệp định trị giá WTO và các nước thành viên của WTO phải thực hiện.

- Kiến nghị của Doanh nghiệp liên quan đến quy định về xử phạt vi phạm hành chính về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Theo đó:

Khoản 4 Điều 29 Luật Hải quan năm 2014 quy định: “Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan;

b) Đối với hàng hóa đã được thông quan: trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra, trừ trường hợp nội dung khai bổ sung liên quan đến giy phép xuất khẩu, nhập khu; kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kim dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm.

Quá thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản này, người khai hi quan mới phát hiện sai sót trong việc khai hải quan thì thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về xlý vi phạm hành chính”.

Khoản 4 Điều 142 Luật Quản lý thuế năm 2019 quy định: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, người nộp thuế không bị xử phạt vi phạm hành chính về quản thuế nhưng vẫn phải nộp stiền thuế còn thiếu và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước trong các trường hợp sau đây:

a) Người nộp thuế đã khai bổ sung trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan;

b) Người nộp thuế khai bổ sung trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan.”.

Do đó, quy định của pháp luật đã cho phép doanh nghiệp được khai bổ sung và không bị xử phạt vi phạm hành chính trong các thời hạn sau: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan; hoặc trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thông quan và trước thời điểm cơ quan hải quan quyết định kiểm tra sau thông quan, thanh tra đối với hàng hóa đã được thông quan.

Việc xem xét không xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ các quy định của pháp luật nêu trên và đi chiếu với hồ sơ vụ việc cụ thể. Kiến nghị của doanh nghiệp về việc không xử phạt vi phạm hành chính đối với việc doanh nghiệp tự nguyện kê khai điều chỉnh trị giá hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần được xem xét, nghiên cứu sa văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo vừa đảm bảo công bng cho doanh nghiệp vừa đảm bảo xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm hành chính

CHƯƠNG 8: VẬN TẢI VÀ HẬU CẦN

5

Những nội dung mới cập nhật của quy định về trị giá hải quan

Là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Việt Nam đang áp dụng Hiệp định về Xác định Trị giá Tính thuế Hải quan của WTO1. Hiệp định này quy định rằng phương pháp chính để xác định trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là căn cứ vào trị giá giao dịch. Khi có cơ sở hợp lý để nghi ngờ rằng trị giá giao dịch được khai báo không đại diện cho tổng số tiền mà nhà nhập khẩu đã thanh toán hoặc phải thanh toán, cơ quan hải quan có quyền yêu cu cung cấp thêm thông tin và tài liệu chng minh. Nếu nghi ngờ này không được xóa bỏ, cơ quan hải quan có thể quyết định từ chối áp dụng phương pháp trị giá giao dịch và xác định trị giá hàng hóa bằng cách áp dụng theo thứ tự các phương pháp kế tiếp. Việt Nam thực hiện Hiệp định trị giá hải quan với Thông tư 39,2 được sửa đổi bởi Thông tư 603 vào năm 2019. Vi một số sửa đổi đối với khuôn khổ pháp lý về trị giá hải quan, một mặt, Thông tư 60 làm rõ những điểm dễ gây hiểu nhầm trong quy định về trị giá hải quan như xác định trị giá hải quan đi với máy móc, thiết bị có phí bản quyền, phí giấy phép. Mặt khác, mặc dù đã rất nỗ lực trong việc ban hành các quy định rõ ràng hơn, nhưng Thông tư 60 vẫn chưa nêu rõ cơ chế cụ th đcác nhà nhập khu duy trì việc áp dụng phương pháp trị giá giao dịch và thuế quan ưu đãi, đặc biệt là khi có khai báo sai, khai báo không đúng tại ca khẩu nhập khẩu.

Kê khai và áp dụng thuế quan ưu đãi không phù hợp

Có một số loại thuế quan ưu đãi với thủ tục áp dụng khác nhau cho mỗi loại. Trên thực tế, các nhà nhập khẩu có thể chưa chuẩn bị tốt cho việc áp dụng các mức thuế khác nhau tương ứng với từng loại hàng hóa nhập khẩu và có thể vô tình sai sót trong quá trình thông quan hàng hóa. Trong một số trường hợp, các thay đổi đối với hàng hóa nhập khẩu cũng dẫn đến việc áp dụng các biểu thuế khác nhau cho hàng hóa đó. Ví dụ, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khu được miễn thuế nhập khẩu. Trường hợp nhà nhp khẩu muốn tiêu thụ các nguyên liệu này trong nước thay vì dùng cho hoạt động sản xuất thì không áp dụng miễn thuế nhưng có thể áp dụng mc thuế ưu đãi khác cho nguyên liệu đó. Tuy nhiên, câu chuyện tưởng chừng đơn giản lại trở nên phức tạp khi Giấy chng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) của nguyên liệu hết hạn sử dụng hoặc nhà nhập khẩu đã vô tình khai sai thời điểm chuyển mục đích sử dụng nguyên liệu. Theo hướng dẫn của cơ quan hải quan, những trường hợp này không được áp dụng thuế quan ưu đãi và nhà nhập khẩu phải chịu phạt.

- Quy định cụ thể về nhiều loại phương tiện cha phần mềm hoặc kích hoạt phần mm để nhà nhập khẩu dễ dàng phân loại và khai báo trị giá hải quan của phần mềm.

- Áp dụng phương pháp xác định trị giá hải quan tương ng.

- Quy định cơ sở chính xác để cơ quan hải quan nghi ngờ và sau đó từ chối áp dụng trị giá được khai báo.

- Quy định rõ danh mục các chứng từ cần thiết trong trường hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng minh mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá.

- Vị thế độc quyền nhập khẩu và phân phi của một công ty không thể là một nguyên nhân để loại trừ việc áp dụng trị giá giao dịch nếu công ty này có thể chứng minh sự trung thực của tt cả các giao dịch theo quy định hiện hành.

- Tách bạch việc áp dụng thuế quan ưu đãi với việc áp dụng hình phạt khi vi phạm pháp luật.

- Trường hợp hàng hóa được hưởng ưu đãi thuế quan thì việc hưởng ưu đãi thuế quan này là chính đáng và không nên bị từ chối do sai sót hành chính như khai sai tờ khai hải quan.

- Thực hiện chính sách liên kết với thủ tục hải quan của các cảng để dễ dàng luân chuyển hàng hóa từ cảng này sang cảng khác (cả trong hiện tại cũng như trong giai đoạn giữa các khu hải quan) trong trường hợp có các yêu cầu hoạt động của bến hoặc tàu của hãng vận chuyển

- Về khuyến nghị “Quy định cụ thể về nhiều loại phương tiện cha phần mềm hoặc kích hoạt phần mềm để nhà nhập khẩu dễ dàng phân loại và khai báo trị giá hải quan của phần mm”:

Ý kiến của TCHQ: Khoản 6 Điều 2 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 quy định cụ thể về phương tiện trung gian: “Phương tiện trung gian là đĩa mềm, đĩa CD, đĩa DVD, băng từ, thẻ từ, cứng ngoài hoặc bất kỳ vật thể nào lưu giữ được thông tin, được sử dụng như một phương tiện lưu giữ tạm thời hoặc đ chuyn tải phn mm. Để sử dụng, phần mềm được chuyển, cài đặt hoặc tích hợp vào thiết bị xử lý dữ liệu. Phương tiện trung gian không bao gồm các mạch tích hợp, vi mạch, bán dn và các thiết bị tương tự hoặc các bộ phận gn vào các bảng mạch hoặc thiết bị đó.

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính:

“5. Trường hợp hàng hóa nhập khu là máy móc thiết bị có phần mềm điều khiển, vận hành nhập khu kèm theo: trị giá hải quan là trị giá giao dịch của máy móc thiết bị và phần mềm điều khiển, vận hành nhập khẩu.

......

c) Trường hợp người mua phải thanh toán chi phí về quyền sử dụng phn mềm điều khiển, vận hành đcài đặt và vận hành máy móc thiết bị thì stiền thực tế thanh toán cho quyn sử dụng phần mềm điều khin, vận hành phải được tính vào trị giá của máy móc thiết bị nhập khẩu.”

Như vậy, trong trường hợp phải thanh toán chi phí cho phn mềm điều khiển vận hành để cài đặt vào máy móc thiết bị được lưu trữ ngoài phương tiện hu hình hoặc phương tiện trung gian, tải về từ Internet, nn tảng lưu trữ đám mây, thì phải cộng vào trị giá hải quan trị giá phần mềm phải thanh toán.

- Về khuyến nghị “Quy định cơ sở chính xác để cơ quan hải quan nghi ngờ và sau đó từ chối áp dụng trị giá khai báo”:

Ý kiến của TCHQ: Cơ sở để cơ quan hải quan bác bỏ trị giá khai báo đã được quy định cụ thể tại Điều 25 Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 sửa đổi, bổ sung tại khoản 14 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018.

- Về khuyến nghị “Quy định rõ danh mục các chứng từ cần thiết trong trưng hợp người khai hải quan nộp chứng từ chứng minh mối quan hệ đặc biệt”:

Ý kiến của TCHQ: Trong bi cnh hàng hóa ngày càng đa dạng vchủng loại, số lượng, các nhà phân phối tăng lên và cách thức thực hiện giao dịch buôn bán hàng hóa cũng rất phc tạp, việc quy định chứng từ tài liệu chung và cđịnh cho tất cả các loại hàng hóa và giao dịch là không khả thi.

- Về khuyến nghị “Vị thế độc quyền nhập khẩu và phân phi của một công ty không thể là nguyên nhân để loại trviệc áp dụng trị giá giao dịch nếu công ty này có thchứng minh tính công bng của tt cả các giao dịch”:

Ý kiến của TCHQ: Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định cụ thể về việc doanh nghiệp bổ sung chứng từ, tài liệu để chứng minh mi quan hệ đặc biệt có hay không ảnh hưởng đến giá cả mua bán trong giao dịch mua bán hàng hóa nhập khẩu. Đề nghị doanh nghiệp căn cứ vào quy định tại khoản 7 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 về thủ tục khai báo, kiểm tra để thực hiện.

- Về khuyến nghị đối với trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng tại thi điểm kê khai tờ khai hải quan mới, C/O đã hết hiệu lực:

Ý kiến của TCHQ: Căn cứ quy định Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP thì trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xuất hàng hóa xut khẩu đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa thì phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhp khẩu thực hiện ti thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mi trừ trường hợp đã thực hiện đầy đ chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại thời điểm đăng ký tờ khai ban đầu.

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 21 Thông tư số 38/2015/TT-BTC được sửa đổi, bsung tại Thông tư số 39/2018/TT-BTC về việc khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa.

+ Về việc kê khai tờ khai hải quan thay đổi mục đích sử dụng:

Căn cứ quy định nên trên trường hợp trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khẩu để gia công, sản xut hàng hóa xuất khẩu đã giải phóng hàng hoặc thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng thì doanh nghiệp phải khai tờ khai hải quan mới. Chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; chính sách thuế đối với hàng hóa xut khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan mới.

- Khuyến nghị về cơ sở hạ tầng trong lĩnh vực vận tải và hậu cần: Thực hiện chính sách liên kết với thủ tục hải quan của các cảng để dễ dàng luân chuyển hàng hóa từ cảng này sang cảng khác (cả trong hiện tại cũng như trong giai đoạn hai giữa các khu hải quan) trong trường hợp có các yêu cầu hoạt động của bến hoặc tàu của hãng vận chuyển”: Tổng cục hải quan thống nht với nội dung khuyến nghị nêu tại dự thảo Sách trng;

6

Xác định trước trị giá hi quan

Việt Nam là thành viên của WTO và đã ký Hiệp định Tạo thuận lợi Thương mại (TFA) của WTO,4 trong đó có một số biện pháp có thể giúp các cơ quan chức năng và các công ty đang gặp phải những vấn đề về trị giá hải quan khi nhập khẩu tại Việt Nam. Điều 3 TFA quy định mi Thành viên WTO phải cung cấp văn bản xác định trước (advance rulings) trong một khoảng thời gian hợp lý sau khi người nộp đơn đã gửi yêu cầu bằng văn bản kèm theo tất cả các thông tin cần thiết. Quy định của Việt Nam bao gồm một loại cơ chế xác định trước trị giá hải quan trong Nghị định 08,5 theo đó cơ quan hải quan có thể đưa ra quyết định có tính ràng buộc nhầm đảm bảo hàng hóa nhập khẩu được áp dụng quyết định này trong tương lai. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng của cơ chế này vẫn giới hạn trong một số trường hợp hàng hóa lần đầu tiên được nhập khẩu vào Việt Nam hoặc giá cả bị ảnh hưởng bởi một thay đổi lớn hoặc đột xuất. Hiện tại Việt Nam chưa có cơ chế tổng thể để xác định trước trị giá hải quan để giúp các doanh nghiệp đảm bảo việc nhập khẩu hàng hóa tránh phát sinh các vấn đpháp lý (xác định phương pháp xác định trị giá liên quan, nghĩa vụ thuế của các khoản hỗ trợ, điều chỉnh giá).

Chúng tôi đề xuất Chính phủ ban hành một quy định rõ ràng và chắc chắn về cơ chế tổng thđể xác định trước trị giá hải quan.

- Về khuyến nghị: “Chúng tôi đxuất Chính phủ ban hành một quy định rõ ràng và chắc chắn về cơ chế tổng thể để xác định trước trị giá hải quan”:

Ý kiến của TCHQ: Cơ chế về xác định trước trị giá hải quan đã được quy định cụ thể tại Điều 23 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 và khoản 11 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 24 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 của Chính phủ, Điều 7 Thông tư số 38/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư số 39/2018/TT-BTC ngày 20/4/2018 của Bộ Tài chính và hoàn toàn tuân thủ các quy định tại Hiệp định Trị giá (CVA) và các Hiệp định Thuận lợi hóa thương mại (TFA) của WTO.

7

Tr giá hi quan - Tham vn trị giá hải quan

Năm 2020, thực hiện theo Chthị 11 ca Thủ tướng Chính phủ6, hầu hết các cuộc Kiểm tra Sau Thông quan (PCA) được thực hiện tại văn phòng của người nộp thuế đã bị hoãn lại. Đồng thời, chúng tôi quan sát thấy sự gia tăng số lượng các lần kiểm tra máy tính để bàn được thực hiện tại các điểm tại biên gii và lập trường tích cực hơn trong việc thực hiện các kiểm tra đó. Đặc biệt đáng lưu ý là tần suất tham vn giá do cơ quan Hải quan thực hiện ngày càng tăng để xác định sự phù hợp của trị giá khai báo đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam. Trong các cuộc tham vn giá này, cơ quan Hải quan thường sẽ tham khảo cơ sở dữ liệu về giá trị của riêng họ. Sau đó, các giá trị này được sử dụng để xác định tính xác thực của các giá trị do nhà nhập khẩu khai báo. Các nhà nhập khẩu thường được yêu cầu giải trình về chênh lệch giữa giá tham chiếu của Hải quan và giá khai báo. Nếu không, giá trị khai báo sẽ được nâng lên để khớp với giá trị trong cơ sở dữ liệu của Hải quan. Điều này trái ngược với đảm bảo của Hải quan rng các giá trị trong cơ sở dữ liệu chỉ để tham khảo.

Trong quá trình tham vn giá, khi nhà nhập khẩu yêu cầu Hải quan cung cấp cơ sở tính giá tham chiếu7, yêu cầu này đã bị từ chối. Việc từ chối cung cấp cho các nhà nhập khẩu cơ sở xác định giá tham chiếu của Hải quan làm suy yếu nguyên tắc “tham vấn”, tạo ra những tranh chp không đáng có và dn đến việc thiếu tin tưởng vào tính khách quan của quá trình tham vấn giá. Kể từ khi Quyết định 13048 về “tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần” được ban hành, rất ít nhà nhập khẩu đăng ký chương trình này và chỉ một tỷ lệ nhỏ người nộp đơn được chấp thuận.

- Để các cán bộ Hải quan thực hiện tham vấn giá nắm được cơ sở xác định các giá trị của cơ sở dữ liệu và ủy quyền cho họ tiết lộ thông tin đó cho các nhà nhập khẩu để tạo điều kiện cho quá trình tham vấn giá minh bạch và hiệu quả hơn.

- Tiến hành thêm nhiều hoạt động để khuyến khích doanh nghiệp áp dụng chương trình “tham vấn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần”, bao gm hướng dẫn chi tiết cách thực hiện.

- Đảm bảo kết quả tham vấn trị giá hải quan sẽ có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng, với điều kiện là giá trị khai báo trong khoảng thời gian 12 tháng không vượt quá ngưỡng giới hạn (ví dụ +/-5%) thì không yêu cầu doanh nghiệp tham vấn lại.

- Về nội dung “Trong quá trình tham vấn giá, khi nhà nhập khẩu yêu cầu Hải quan cung cấp cơ sở tính giá tham chiếu, yêu cầu này đã bị từ chối...dẫn đến việc thiếu tin tưởng vào tính khách quan của quá trình tham vấn giá”:

Ý kiến của TCHQ: Căn cứ khoản 14 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTCkhoản 2 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC thì khi có đủ cơ sở bác bỏ trị giá hải quan thì cơ quan hải quan ban hành Thông báo trị giá hải quan theo mẫu số 04/TGHQ kèm Thông tư này, trong đó có nêu rõ căn cứ bác bỏ và cơ sở xác định lại trị giá hải quan.

- Về khuyến nghị “Tiến hành thêm nhiều hoạt động đkhuyến khích doanh nghiệp áp dụng chương trình tham vn một lần, sử dụng kết quả tham vn nhiều lần, bao gồm hướng dẫn chi tiết cách thực hiện”:

Ý kiến của TCHQ: Theo quy đnh ti Quyết định 1304/QĐ-TCHQ về “tham vn một lần, sử dụng kết quả tham vấn nhiều lần” thì doanh nghiệp chcần tham vn trị giá tính thuế cho lô hàng lần đầu, sau đó trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông quan, doanh nghiệp có thể gửi yêu cầu tới cơ quan hải quan để được xem xét chấp nhận áp dụng kết quả đã tham vấn này cho các ln nhập khẩu tiếp theo trong thời hạn 180 ngày. Việc gửi hồ sơ đề nghị áp dụng tham vn một ln được thực hiện thông qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến mà không cần gặp trực tiếp cơ quan hải quan. Quyết định 1304/QĐ-TCHQ đã quy định cụ thể điều kiện áp dụng, hồ sơ, thủ tục liên quan và được đăng tải trên trang web: customs.gov.vn. Tng cục hải quan sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan để tăng cường công tác tuyên truyền cho doanh nghiệp về nội dung đề án để biết, thực hiện.

- Về khuyến nghị “Đảm bảo kết quả tham vn trị giá hải quan sẽ có hiệu lực trong thời hạn 12 tháng, với điều kiện là giá trị khai báo trong khoảng thời gian 12 tháng không vượt quá ngưỡng giới hạn (ví dụ +/- 5%) thì không yêu cầu doanh nghiệp tham vấn lại”:

Ý kiến của TCHQ: Tng cc Hải quan sẽ xem xét nghiên cứu khuyến nghị của Eurocharm.

8

Phân loại Mã HS: Quyết định/Thông báo

Chúng tôi trân trọng những nỗ lực của Hải quan Việt Nam trong việc tăng cường sự nhất quán trong việc áp dụng mã HS trên toàn quốc, ví dụ như ban hành Quyết định 583 về danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu rủi ro về phân loại hàng hóa và áp dụng mức thuế.9 Tuy nhiên, các doanh nghiệp thành viên chúng tôi vẫn quan ngại vì không có quy tắc lý giải việc phân loại nào cũng như trích dẫn quy định pháp luật được áp dụng khi các quyết định phân loại mã số HS được ban hành. Chúng tôi tin rằng việc bổ sung thông tin sẽ đảm bảo nâng cao tính minh bạch trong quá trình ra quyết định, đồng thời cũng cho phép doanh nghiệp làm theo hướng dẫn để tự đánh giá mã s HS nào là phù hợp cho hàng hóa họ nhập khẩu vào Việt Nam và xuất khẩu từ Việt Nam, và từ đó có thể giúp giảm tải gánh nặng của TCHQ trong việc hướng dẫn phân loại mã s HS.

- Nêu rõ quy tắc lý giải việc phân loại được áp dụng khi phân loại mã sHS.

- Tiếp tục thực hiện công bố trực tuyến (bng cả tiếng Việt và tiếng Anh) tất cả các tài liệu phân loại hợp pháp, bao gồm các tài liệu đã được liệt kê và cam kết công btại Điều 6, Thông tư 14, nhất là các tài liệu trong năm năm qua.

- Về khuyến nghị “Nêu rõ quy tc lý giải việc phân loại hàng hóa được áp dụng khi phân loại mã số HS”:

Ý kiến của TCHQ: Các quyết định phân loại mã số HS được ban hành căn cứ Nguyên tắc phân loại hàng hóa đã được nêu cụ thể tại Điều 4 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính, theo đó:

1. Một mặt hàng chcó một mã sduy nht theo Danh mục hàng hóa xuất khu, nhập khu Việt Nam.

2. Khi phân loại hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, phải tuân thủ:

a) Điều 26 Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;

b) Điều 16 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 15/1/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát, kim soát hải quan;

c) Các nội dung hướng dẫn tại Thông tư này.

Ngoài ra, các Qui tắc tổng quát giải thích việc phân loại hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam được cập nhật đầy đủ dựa trên Hệ thống hài hòa mô tả và mã hóa hàng hóa (HS) của Tổ chức Hải quan thế giới, cụ thể: Phụ lục II Thông tư số 65/2017/TT-BTC ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính, Phụ lục II Thông tư số 31/2022/TT-BTC ngày 08/06/2022 của Bộ Tài chính...

- Về khuyến nghị “Tiếp tục thực hiện công bố trực tuyến tất cả tài liệu phân loại hợp pháp, bao gồm các tài liệu dã được liệt kê và cam kết công bố tại Điều 6 Thông tư số 14, nhất là các tài liệu trong 5 năm qua”:

Ý kiến của TCHQ: Các tài liệu nêu tại Điều 6 Thông tư số 14/2015/TT-BTC ngày 30/01/2015 của Bộ Tài chính được cập nhật trên Cng thông tin điện tử Tổng cục Hải quan tại địa chỉ: https://www.customs.gov.vn/

9

Sn xuất/gia công cho xuất khẩu

Sau gần 5 năm thực hiện, Nghị định 13411 vẫn còn nhiều điểm chưa rõ ràng. Trong khi đó, Nghị định 1812 cung cấp hướng dẫn chi tiết hơn cho các doanh nghiệp hoạt động sản xuất, gia công hàng xuất khẩu. Ngoài ra, Công văn 879 được ban hành nhm hướng dẫn về việc xử lý thuế hải quan đối với nguyên liệu, vt tư/linh kiện nhập khẩu để sản xuất thành phẩm xuất khẩu, trong đó việc sản xuất thành phẩm bao gồm việc thuê gia công một số hoạt động sản xuất. Theo đó, trường hợp doanh nghiệp bị áp thuế hải quan đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện (nhập khẩu từ ngày 1 tháng 9 năm 2016) giao cho bên thứ ba gia công thì:

- Quyết định áp dụng của Hải quan Việt Nam được sửa đổi, bổ sung hoặc đình chỉ; và

- Stiền ấn định (bao gồm truy thu thuế, lãi chậm nộp và tiền phạt hành chính) có thể được hoàn thuế.

Tuy nhiên, Công văn 879 và Nghị định 18 không quy định chi tiết về thủ tục đdoanh nghiệp (thuộc đối tượng áp thuế hải quan) đăng ký sửa đổi, bổ sung/tạm dừng và hoàn thuế. Các văn bản này cũng không đề cập đến khả năng áp dụng chế độ hoàn thuế đối với các doanh nghiệp đã thực hiện kê khai lại và nộp các khoản thuế đối với nguyên liệu/vật tư/linh kiện được giao cho các bên khác đ gia công

Hướng dẫn chi tiết về thủ tục từng bước để doanh nghiệp đăng ký hoàn thuế

- Về nội dung xử lý thuế đối với trường hợp nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khu để sản xuất sản phẩm xuất khẩu được doanh giao cho bên thứ ba gia công lại:

Ý kiến của TCHQ: Vướng mc của doanh nghiệp Chính phủ đã có Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12/12/2020 theo đó “Chính phủ thng nhất đề nghị của Bộ Tài chính về việc hàng hóa nhập khẩu để sản xuất xuất khẩu mà doanh nghiệp đưa một phần nguyên liệu, vật tư, linh kiện nhập khu đthuê doanh nghiệp khác gia công một hoặc một số công đoạn của sản phẩm và đã nhận lại bán thành phẩm để tiếp tục sản xuất xuất khẩu hoặc nhận lại thành phẩm để xuất khu toàn bộ ra nước ngoài thì được miễn thuế nhập khẩu theo quy định tại khoản 7 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13. Giao Bộ Tài chính chỉ đạo cơ quan hải quan hoàn trả số tiền thuế n định mà doanh nghiệp đã nộp theo quy định, không truy thu thuế đối với các trường hợp chưa nộp tiền n định...”. Việc hoàn trả tin thuế nộp thừa thực hiện theo quy định tại Điều 60 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14;

Tổng cục Hải quan đã có công văn số 879/TCHQ-TXNK ngày 23/2/2021 hướng dn (đính kèm). Đề nghị doanh nghiệp căn cứ quy định nêu trên để thực hiện.

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 5641/TCHQ-CCHĐH ngày 23/12/2022 hướng dẫn các chính sách lĩnh vực hải quan do Tổng cục Hải quan ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


859

DMCA.com Protection Status
IP: 3.12.147.12
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!