BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC HẢI QUAN
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1946/TCHQ-TXNK
V/v mô hình nhập khẩu làm mẫu
|
Hà Nội, ngày 26
tháng 4 năm 2021
|
Kính
gửi: Công ty TNHH Vĩnh Phát Motors.
(Lô G1, đường số 9, KCN cơ khí ô tô TP. Hồ
Chí Minh, xã Hòa Phú, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh)
Tổng cục Hải quan nhận được công văn
số 240321/CV-VM ngày 24/3/2021 của Công ty TNHH Vĩnh Phát Motors xin hướng dẫn
thủ tục nhập khẩu mô hình xe ô tô tải điện làm mẫu cho sản xuất và trưng bày. Về
vấn đề này, Tổng cục Hải quan có ý kiến như sau:
1. Về chính sách mặt hàng
Theo mô tả của Công ty tại công văn gửi
kèm thì không có thông tin về tình trạng cũ/mới của xe. Do đó, trường hợp Công
ty xác định mẫu xe ô tô nhập khẩu không thuộc đối tượng cấm nhập khẩu quy định
tại điểm 9 mục II Phụ lục I Nghị định số 69/2018/NĐ-CP ngày 15/5/2018 của Chính
phủ thì áp dụng chính sách mặt hàng như sau:
- Căn cứ quy định tại gạch đầu dòng số
6 điểm b khoản 2 Điều 2 Nghị định 116/2017/NĐ-CP ngày
17/10/2017 của Chính phủ thì các điều kiện kinh doanh quy định tại Nghị định
này không áp dụng đối với ô tô nhập khẩu không tham gia giao thông công cộng,
chỉ hoạt động trong phạm vi hẹp và ô tô nhập khẩu theo hình thức tạm nhập tái
xuất.
Như vậy, mẫu xe ô tô mô hình nhập khẩu
để nghiên cứu, đào tạo cho cán bộ, nhân viên, không tham gia giao thông không
thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 116/2017/NĐ-CP .
- Căn cứ quy định tại điểm
g khoản 7 Điều 7 Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ được
sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 74/2018/NĐ-CP
ngày 15/5/2018 và được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 4 Nghị
định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 thì sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 được
miễn kiểm tra chất lượng khi nhập khẩu gồm có mẫu hàng để quảng cáo không có
giá trị sử dụng; hàng mẫu để nghiên cứu khoa học, nghiên cứu phục vụ sản xuất.
Như vậy, mẫu xe ô tô mô hình ô tô nhập
khẩu để nghiên cứu, đào tạo cho cán bộ, nhân viên được miễn kiểm tra chất lượng
khi nhập khẩu.
2. Về mã loại hình
Theo hướng dẫn tại công văn số
2765/TCHQ-GSQL ngày 01/4/2015 của Tổng cục Hải quan, trường hợp hàng hóa là
hàng mẫu không phục vụ cho mục đích kinh doanh thì khai báo mã loại hình H11.
3. Về phân loại hàng hóa
Căn cứ Thông tư số 65/2017/TT-BTC
ngày 27/6/2017 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu Việt Nam:
- Nhóm 90.23 áp dụng cho hàng hóa có
mô tả: “Các dụng cụ, máy và mô hình, được
thiết kế cho mục đích trưng bày (ví dụ, dùng trong giáo dục hoặc triển lãm), không sử dụng được cho
các mục đích khác.”
Tham khảo Chú giải chi tiết nhóm
90.23:
“Nhóm này bao gồm một tập hợp rộng
các dụng cụ, thiết bị, hay mô hình được thiết kế không sử dụng cho mục đích nào khác ngoài mục đích trưng bày (trong nhà trường,
phòng hội nghị, triển lãm...)”
- Nhóm 87.04 áp dụng cho hàng hóa có
mô tả: “Xe có động cơ dùng để chở hàng.”
Căn cứ Chú giải chương 87:
“3.- Khung gầm có động cơ và gắn với
cabin xếp ở các nhóm từ 87.02 đến 87.04, và không thuộc nhóm 87.06.”
Tham khảo Chú giải chi tiết HS 2017
Phần Khái quát chung Chương 87:
“Việc phân loại một chiếc xe động
cơ không bị ảnh hưởng bởi các hoạt động được tiến hành sau khi lắp ráp tất cả các bộ phận tạo thành một một chiếc xe động cơ hoàn chỉnh,
chẳng hạn như: cố định số nhận dạng xe, hệ thống phanh sạc và xả khí từ hệ thống
phanh, nạp của hệ thống trợ lái (hệ thống lái) và các hệ thống làm mát, điều
hòa không khí, điều khiển đèn pha, điều khiển cơ cấu lái (liên kết) và điều khiển
của hệ thống phanh. Cách phân loại này gồm cách phân loại bằng cách áp dụng Quy
tắc giải thích tổng quát 2(a).
Xe chưa hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn
thiện, đã hoặc chưa lắp ráp, được phân loại như các xe đã hoàn chỉnh hoặc hoàn
thiện với điều kiện chúng có các đặc trưng cơ bản của xe đã hoàn chỉnh hoặc
hoàn thiện (xem Quy tắc giải thích tổng quát (2a).
Ví dụ:
(A) Xe
ô tô, chưa lắp bánh xe hoặc lốp và ắc quy.
(B) Xe ô tô chưa lắp động cơ hoặc nội thất.
(C) Xe đạp không có yên và lốp.”
Đối chiếu với các thông tin tại công
văn 240321/CV-VM ngày 24/3/2021 của Công ty TNHH Vĩnh Phát
Motors thì mặt hàng được phân loại và áp dụng mã số như sau:
- Trường hợp xác định hàng hóa là xe
ô tô tải điện đã được lắp ráp, tháo rời một số chi tiết nhưng có đầy đủ các đặc
trưng cơ bản của xe ô tô tải chạy bằng điện đã hoàn chỉnh (được lắp ráp
thành hình chiếc xe ô tải, có khung gầm, động cơ điện và gắn với cabin, buồng
lái, có bánh xe đầy đủ, chưa có thùng) thì thuộc nhóm 87.04, phân nhóm 8704.90 “- Loại khác”,
mã hàng cụ thể căn cứ vào khối lượng toàn bộ theo thiết kế của xe để xác định.
- Trường hợp hàng hóa chỉ là mô phỏng
theo 1 mẫu xe ô tô, các bộ phận chỉ là mô phỏng, không hoạt động được, được thiết
kế cho mục đích trưng bày (ví dụ, dùng trong giáo dục hoặc
triển lãm), không sử dụng được cho các mục đích khác thì
được phân loại vào nhóm 90.23, mã số 9023.00.00 “Các dụng cụ, máy và mô hình, được thiết kế cho mục đích
trưng bày (ví dụ, dùng trong giáo dục hoặc triển lãm), không sử dụng được cho
các mục đích khác.”
4. Về chính sách thuế
a. Về thuế nhập khẩu
Căn cứ khoản 10 Điều
16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 quy định miễn thuế nhập khẩu đối với: “Hàng hóa không nhằm mục đích thương mại trong các trường hợp sau: hàng mẫu; ảnh, phim, mô hình
thay thế cho hàng mẫu; ấn phẩm quảng cáo số lượng nhỏ”.
Căn cứ khoản 1
Điều 27 Nghị định 134/2016/NĐ-CP quy định miễn thuế nhập khẩu
đối với: “Hàng mẫu, ảnh về hàng mẫu, phim
về hàng mẫu, mô hình thay thế cho hàng mẫu có trị
giá hải quan không vượt quá 50.000 đồng Việt Nam hoặc
đã được xử lý để không thể được mua bán hoặc sử dụng,
chỉ để làm mẫu”.
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp
Công ty nhập khẩu xe ô tô tải điện (đã được xử lý để không thể được mua bán,
không vận hành trên đường hoặc sử dụng được) làm hàng mẫu thì được miễn thuế nhập
khẩu theo quy định tại khoản 10 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu số 107/2016/QH12.
b. Về thuế tiêu thụ đặc biệt
Căn cứ điểm d
khoản 1 Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt số 27/2008/QH12
quy định: “Xe ô tô dưới 24 chỗ, kể cả xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng loại
có từ hai hàng ghế trở lên, có thiết kế vách ngăn cố định giữa khoang chở người
và khoang chở hàng” thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu của
Công ty đã được xử lý phù hợp cho mục đích làm mẫu thì
không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
c. Về thuế giá trị gia tăng
Căn cứ Điều 2
Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy
định: “Đối tượng chịu thuế giá trị gia
tăng là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam
(bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá
nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hướng dẫn
tại Điều 4 Thông tư này”.
Căn cứ quy định nêu trên, hàng hóa nhập
khẩu của Công ty phải chịu thuế giá trị gia tăng khi nhập khẩu.
Tổng cục Hải quan thông báo để Công
ty TNHH Vĩnh Phát Motors biết và thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- PTCT Lưu Mạnh Tưởng (để b/cáo);
- Cục GSQL;
- Lưu: VT, TXNK (3b).
|
TL. TỔNG CỤC
TRƯỞNG
KT. CỤC TRƯỞNG CỤC THUẾ XNK
PHÓ CỤC TRƯỞNG
Trần Bằng Toàn
|