Kính gửi:
|
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương
|
Thực hiện Thông báo số
392/TB-VPCP ngày 24/9/2023 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Phó Thủ tướng
Chính phủ Trần Lưu Quang, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương tại Phiên họp thứ 4 của
Ban Chỉ đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025
trực tuyến với các địa phương về sơ kết tình hình triển khai thực hiện các
chương trình mục tiêu quốc gia từ năm 2021 đến nay và nhiệm vụ, giải pháp trọng
tâm trong thời gian tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trả lời kiến
nghị về khó khăn, vướng mắc của một số địa phương liên quan đến Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 (Chi tiết theo phụ lục đính
kèm).
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn gửi các địa phương để biết, triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (để b/c);
- Bộ trưởng Lê Minh Hoan (để b/c);
- Văn phòng Chính phủ (Vụ QHĐP, NN);
- Các bộ, ngành trung ương có liên quan;
- Văn phòng Bộ;
- Sở NNPTNT, VPĐP NTM các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Lưu: VT, VPĐP.
|
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Trần Thanh Nam
|
PHỤ LỤC
TRẢ LỜI KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI CỦA CÁC ĐỊA PHƯƠNG
(Kèm theo Công văn số /BNN-VPĐP ngày 06 tháng 10 năm 2023 của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn)
1. Nội
dung kiến nghị số 08 (tỉnh Bắc Kạn, Cần Thơ):
Đề nghị phân cấp cho các địa
phương quy định cụ thể mức độ đạt chuẩn các chỉ tiêu, tiêu chí (nghèo đa chiều,
tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng) để phù hợp với điều kiện thực tế và đặc điểm
văn hóa từng dân tộc.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng
Chính phủ giao, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã phối hợp với Bộ,
ngành chức năng rà soát, đề xuất sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ
tiêu chí nông thôn mới/nông thôn mới nâng cao cấp xã, huyện giai đoạn
2021-2025, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định. Một số tiêu chí, chỉ
tiêu đề xuất sửa đổi đều theo hướng phù hợp hơn với điều kiện cụ thể của từng
vùng, địa phương; khả năng bố trí nguồn lực để việc áp dụng thực hiện phù hợp
và khả thi.
- Đối với tiêu chí số 11 về
Nghèo đa chiều thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc
gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025:
Tiêu chí này do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội công bố chỉ tiêu cụ thể và hướng dẫn thực hiện; ngày
18/8/2022, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Quyết định số
757/QĐ-LĐTBXH về việc hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu lĩnh vực lao động,
xã hội thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới và Bộ tiêu chí quốc gia về
xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, trong đó đã quy định cụ thể về mức
đạt chỉ tiêu “Tỷ lệ nghèo đa chiều giai đoạn 2021-2025” và hướng dẫn chi
tiết phương pháp tính chỉ tiêu này thuộc tiêu chí số 11 về Nghèo đa chiều.
Thực hiện Công điện số
71/CĐ-TTg ngày 23/02/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn, vướng
mắc trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
giai đoạn 2021-2025, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã tham mưu Ban Chỉ
đạo Trung ương các chương trình mục tiêu quốc gia ban hành Công văn số
03/BCĐCTMTQG ngày 31/3/2023 đề nghị các Bộ, ngành liên quan (trong đó có Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội): Rà soát, nghiên cứu, điều chỉnh, bổ
sung, hoàn thiện văn bản hướng dẫn thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ
tiêu chí nông thôn mới và Bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao cấp xã, huyện giai
đoạn 2021-2025 đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản quy phạm pháp
luật và văn bản hướng dẫn khác có liên quan, phù hợp với điều kiện thực tế,
gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương làm căn cứ để
thống nhất áp dụng.
Trường hợp các cơ quan, đơn vị,
địa phương có liên quan trên địa bàn còn gặp vướng mắc trong việc thực hiện
tiêu chí số 11 về Nghèo đa chiều thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới
và Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025, đề
nghị Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố Bắc Kạn, Cần Thơ có văn bản đề nghị Bộ Lao
động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể hơn đối với các trường hợp cụ thể;
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng sẽ tổng hợp ý kiến của một số địa
phương về tiêu chí số 11 về Nghèo đa chiều để gửi Bộ Lao động - Thương binh và
Xã hội xem xét, hướng dẫn cụ thể hơn.
- Đối với chỉ tiêu “17.10. Tỷ
lệ sử dụng hình thức hỏa táng” và yêu cầu mức đạt đối với từng vùng từ “≥5%”
đến “≥10%” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới nâng cao
giai đoạn 2021-2025:
Tiếp thu ý kiến góp ý của một số
địa phương (trong đó có tỉnh Bắc Kạn và thành phố Cần Thơ), Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn hoàn thiện dự thảo sửa đổi đối với chỉ tiêu “17.10.
Tỷ lệ sử dụng hình thức hỏa táng” thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông
thôn mới nâng cao giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày
08/3/2022, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, theo hướng phân cấp
cho “UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch, điều kiện thực
tế, nhu cầu của cộng đồng và đặc điểm văn hóa từng dân tộc” để phù hợp
hơn với điều kiện thực tế, đặc thù của từng địa phương.
2. Nội
dung kiến nghị số 10 (tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hòa
Bình, Sơn La, Hưng Yên, Nam Định, Thái Bình, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định, Sóc
Trăng):
Đề nghị bổ sung vốn để có thêm
nguồn lực phấn đấu hoàn thành các mục tiêu Chương trình xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025 theo mục tiêu Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số
263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan hoàn
thành trình cấp có thẩm quyền phân bổ, giao toàn bộ 32.050 tỷ đồng
kế hoạch đầu tư công trung hạn của Chương trình giai đoạn 2021-2025 (gồm:
30.000 tỷ đồng vốn đầu tư nguồn vốn trong nước và 2.050 tỷ đồng vốn nước ngoài)
cho các địa phương theo quy định (Tại các Quyết định của Thủ tướng Chính
phủ: Số 652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023).
Thực hiện nhiệm vụ được giao tại
Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ quy định cơ chế quản
lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (đã được sửa đổi, bổ
sung tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày 24/6/2023 của Chính phủ), Bộ
Nông nghiệp và PTNT đã ban hành văn bản số 7013/BNN-VPĐP ngày 29/9/2023 thông báo
dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương còn lại 02 n ăm (2024
và 2025) của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
là 3.721,48 tỷ đồng cho các địa phương.
Do đó, căn cứ tổng mức vốn được
hỗ trợ từ ngân sách trung ương được cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực
tế của từng tỉnh, Ủy ban nhân dân các tỉnh xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương
án phân bổ vốn, phương án lồng ghép các nguồn vốn theo quy định để thực hiện
các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình trên địa bàn, trình Hội đồng nhân dân
cùng cấp quyết định, đồng thời có giải pháp huy động hiệu quả các nguồn lực hợp
pháp để thực hiện.
- Đối với các tỉnh tự cân đối
được ngân sách (trừ tỉnh Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Nam): 100% nguồn vốn thực
hiện Chương trình bố trí từ ngân sách địa phương và các nguồn vốn huy động hợp
pháp khác trên địa bàn.
3. Nội
dung kiến nghị số 11 (tỉnh Thái Nguyên, Đăk Lăk, Cà Mau):
Đề nghị điều chỉnh nguyên tắc
phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (Quyết định
số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ) theo hướng:
- Nguồn vốn ngân sách Trung
ương (gồm cả vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp) hỗ trợ tất cả các
xã, bao gồm cả các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn.
- Bổ sung các tiêu chí thì độ
chính xác, sự phù hợp với thực tế các tiêu chí càng cao; tiêu chí đưa ratính điểm
phân bổ nên chú trọng vào các tiêu chí cần bổ sung nguồn lực đầu tư, đặc biệt
là các tiêu chí cần nguồn lực đầu tư lớn; Xem xét, bổ sung và tính hệ số cao đối
với các tiêu chí như tổng số km giao thông nông thôn cần đầu tư; tỷ lệ hộ
nghèo; tổng số hộ nghèo; tỷ lệ hộ đồng bào dân tộc thiểu số; thu nhập bình quân
đầu người; diện tích tự nhiên khu vực nông thôn của địa phương; diện tích đất rừng
của từng địa phương… vào tiêu chí tính điểm phân bổ thực hiện Chương trình.
- Bổ sung quy định thống nhất mức
khen thưởng phúc lợi cho các xã, huyện tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong
phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
- Căn cứ Quyết định số
07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc, tiêu
chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân
sách địa phương thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, đối với các xã có
điều kiện khó khăn (đạt dưới 15 tiêu chí, các xã ATK chưa đạt chuẩn NTM) được
ưu tiên phân bổ với hệ số cao gấp 5 lần, các xã đạt từ 15-18 tiêu chí được ưu
tiên phân bổ với hệ số cao gấp 3 lần các xã đạt chuẩn NTM. Đối với các xã đặc
biệt khó khăn (xã khu vực III vùng dân tộc thiểu số và miền núi, xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo) không được bố trí vốn ngân sách
trung ương của Chương trình giai đoạn 2021-2025 để đảm bảo không chồng chéo,
trùng lặp với Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021- 2025 và
Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và
miền núi giai đoạn 2021-2030, theo quy định tại Nghị quyết số 25/2021/QH15 ngày
28/7/2021 của Quốc hội.
- Nguyên tắc, tiêu chí phân bổ
vốn ngân sách trung ương của Chương trình giai đoạn 2021-2025 được xác định
theo đối tượng của Chương trình (xã dưới 15 tiêu chí, xã 15-18 tiêu chí, xã
đạt chuẩn NTM, huyện phấn đấu đạt chuẩn) để tập trung hỗ trợ các địa phương
thực hiện các mục tiêu của chương trình. Tuy nhiên, khi áp dụng cho tất cả các
địa phương của cả nước, nhất là địa bàn đặc thù, thì vẫn chưa thực sự phù hợp.
Do đó, căn cứ nguồn vốn ngân sách trung ương của các chương trình mục tiêu quốc
gia được giao, vốn ngân sách địa phương các cấp (tỉnh, huyện, xã) và các nguồn
lực huy động hợp pháp khác, các địa phương chủ động cân đối, lồng ghép cho phù
hợp để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của chương trình.
- Tiếp thu kiến nghị của các địa
phương, trong giai đoạn tới, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ phối hợp
với các bộ, cơ quan trung ương có liên quan nghiên cứu, tham mưu, trình cấp có
thẩm quyền xem xét, ban hành quy định mức khen thưởng phúc lợi cho các xã, huyện
tiêu biểu có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua “Cả nước chung sức
xây dựng nông thôn mới” cho phù hợp.
4. Nội
dung kiến nghị số 12 (tỉnh Tuyên Quang, Cao Bằng, Điện Biên, Quảng Nam,
Gia Lai, Sóc Trăng, Đồng Tháp):
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn:
- Ban hành mẫu chi tiết thuyết
minh các dự án thí điểm của trung ương thực hiện các chương trình chuyên đề xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để địa phương vận dụng triển khai thực
hiện.
- Phê duyệt danh mục các mô
hình chỉ đạo điểm của Trung ương thuộc các chương trình chuyên đề; đối với các
địa phương không nằm trong danh mục chỉ đạo điểm, đề nghị tăng cường tập huấn,
hướng dẫn, tham quan học tập để áp dụng triển khai trên địa bàn các tỉnh, đặc
biệt là kinh nghiệm thực hiện CT OCOP cho cán bộ các cấp; sớm triển khai ứng dụng
công nghệ số trong hoạt động lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả
xây dựng nông thôn mới.
- Sớm hướng dẫn thực hiện nội
dung Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện.
- Hướng dẫn các mô hình thí điểm
thuộc các Chương trình chuyên đề giai đoạn 2021-2025 đã được phê duyệt danh mục
để làm cơ sở cho địa phương triển khai xây dựng và tổ chức thực hiện dự án/kế
hoạch, đảm bảo tiến độ thực hiện và giải ngân hết vốn đến cuối năm 2023.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
- Ngay sau khi Thủ tướng Chính
phủ ban hành các chương trình chuyên đề, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan ban hành văn bản
hướng dẫn thực hiện các chương trình chuyên đề (Văn bản số 8050/BNN-VPĐP
ngày 29/11/2022), các mô hình thí điểm theo chỉ đạo của Trung ương.
- Trên cơ sở đề xuất của các địa
phương, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cơ bản hoàn thành phê duyệt danh mục các mô
hình thí điểm đủ điều kiện thuộc các chương trình chuyên đề, làm cơ sở để các địa
phương triển khai thực hiện (còn một số ít mô hình điểm sẽ xem xét, phê duyệt
trong Quí IV năm 2023).
+ Theo quy định tại Thông tư số
55/2023/TT-BTC ngày 15/8/2023 của Bộ Tài chính quy định quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện các chương trình
mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025, trong đó, đối với các chương trình
chuyên đề thuộc Chương trình MTQG xây dựng NTM đã quy định thêm các nội dung
chi thực hiện đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực và tuyên truyền, tạo điều kiện
cho các địa phương thực hiện. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban
hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới
năm 2023 (Quyết định số 1176/QĐ- BNN-VPĐP ngày 29/3/2023), nhiều kế hoạch
đào tạo, tập huấn đã được phê duyệt và triển khai. Đặc biệt là các lớp đào tạo
tập huấn viên nguồn về Chương trình MTQG xây dựng NTM; cán bộ quản lý Chương
trình OCOP,... đã và đang được tổ chức. Bên cạnh đó, rất nhiều các lớp tập huấn
chuyên sâu về các chương trình chuyên đề (OCOP, du lịch nông thôn, chuyển đổi
số,...) đã được Bộ giao cho các Viện, Trường thuộc Bộ tổ chức triển khai.
Tiếp thu kiến nghị của các địa phương, Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ yêu cầu các
đơn vị đẩy nhanh tiến độ triển khai kế hoạch đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực
để hỗ trợ các địa phương triển khai chương trình.
+ Hoạt động lấy ý kiến sự hài
lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới do Uỷ ban trung ương Mặt
trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì hướng dẫn thực hiện. Trong thời gian qua, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã và đang phối hợp với Uỷ ban trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ số trong hoạt động
lấy ý kiến sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng nông thôn mới (nghiên
cứu phần mềm, áp dụng thử nghiệm tại một số địa phương,...) nhằm nâng cao
hiệu quả, chất lượng đánh giá. Bên cạnh đó, đề nghị UBND các tỉnh có kiến nghị
đến Uỷ ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam các cấp để đẩy mạnh việc áp dụng này tại địa
phương.
- Ngày 08/6/2023, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã có văn bản số 3718/BNN-VPĐP hướng dẫn triển khai xây
dựng thí điểm Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện (ở 10 tỉnh).
Do đó, căn cứ hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đề nghị Ủy
ban nhân dân các tỉnh giao cơ quan chức năng có liên quan lập dự án xây dựng
thí điểm Trung tâm thu mua - cung ứng nông sản an toàn cấp huyện, gửi Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn cho ý kiến trước khi hoàn thiện, trình cấp có thẩm
quyền phê duyệt thực hiện.
- Về triển khai các mô hình thí
điểm thuộc các Chương trình chuyên đề, tại các quyết định phê duyệt danh mục mô
hình thí điểm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã hướng dẫn chi tiết về mục
tiêu, nội dung, cách thức tổ chức triển khai mô hình. Bên cạnh đó, các Chương
trình chuyên đề cũng đã có thêm các văn bản hướng dẫn thực hiện mô hình để các
địa phương thực hiện (Văn bản số 3445/BNN-VPĐP ngày 29/5/2023 hướng dẫn
tạm thời về triển khai xây dựng mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh,
xã thương mại điện tử; Văn bản số 3228/BNN-VPĐP ngày 19/5/2023 về tập
trung các giải pháp về phát triển mô hình du lịch nông thôn trong xây dựng nông
thôn mới; Văn bản số 4541/BNN-VPĐP ngày 12/7/2023 về hướng dẫn triển
khai mô hình thí điểm thuộc Chương trình OCOP).
5. Nội
dung kiến nghị số 13 (tỉnh Cao Bằng):
Đề nghị Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ hướng dẫn về đầu tư cấp huyện. Nguồn vốn đầu tư cấp huyện để đầu tư một
số công trình để đạt tiêu chí huyện nông thôn mới thực hiện trên địa bàn thị trấn
thuộc huyện (trong khi thị trấn không thuộc đối tượng đầu tư của Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới) có được đầu tư hay không và nguồn vốn đầu tư cấp
huyện có được thực hiện đầu tư trên địa bàn các xóm, xã thuộc huyện để đạt tiêu
chí xã nông thôn mới, xã nông thôn mới nâng cao?
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
- Theo quy định tại Nghị quyết
số 25/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội về việc phê duyệt chủ trương đầu tư
Chương trình giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình giai đoạn 2021-2025, phạm vi thực hiện
của Chương trình: “Trên địa bàn nông thôn của cả nước, bao gồm: các thôn,
các xã, các huyện, các thị xã và thành phố thuộc tỉnh có xã của 63 tỉnh, thành
phố thuộc trung ương, các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương”.
- Theo cơ chế hỗ trợ được quy định
tại điểm b khoản 1 Mục V của Chương trình giai đoạn 2021-2025
ban hành kèm Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng Chính
phủ: “Hỗ trợ các huyện phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới: Hoàn thành hạ tầng
cấp thiết kết nối xã, huyện; hạ tầng phục vụ cho các hoạt động của cộng đồng;
phát triển y tế; công trình xử lý, thu gom rác thải sinh hoạt, chất thải;
nước sạch tập trung; xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, Chương trình
OCOP,...”
Từ những căn cứ nêu trên, việc
bố trí vốn ngân sách trung ương hỗ trợ, đầu tư một số công trình hạ tầng cấp
huyện nằm trên địa bàn thị trấn, để đủ điều kiện đạt chuẩn tiêu chí huyện
nông thôn mới (theo quy định tại Quyết định số 320/QĐ-TTg ngày 08/3/2023
của Thủ tướng Chính phủ), là phù hợp với phạm vi và đối tượng đầu tư của
Chương trình.
6. Nội
dung kiến nghị số 14 (tỉnh Lạng Sơn, T.P Hà Nội, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà
Tĩnh, Lâm Đồng, T.P Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu
Giang, An Giang, Cà Mau):
Kiến nghị Thủ tướng Chính phủ sớm
có văn bản thay thế Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 5/10/2016. Trong đó:
- Đề xuất thành lập Văn phòng
Điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh, huyện trên cơ sở gộp
chung 3 cơ quan, giúp việc của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia cấp tỉnh, huyện
trên phạm vi toàn quốc. Văn phòng Điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia
cấp tỉnh, huyện là cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo; được giao nhiệm
vụ, quyền hạn; có tổ chức bộ máy độc lập đảm bảo chuyên trách, chuyên nghiệp, ổn
định và sử dụng biên chế trong tổng biên chế được giao theo thẩm quyền.
- Quy định rõ “Văn phòng Điều
phối Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới là cơ quan trực thuộc
UBND tỉnh hay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là đơn vị quản lý nhà nước
hay đơn vị sự nghiệp và được giao định mức biên chế là bao nhiêu người.
- Quy định thống nhất về hệ số
phụ cấp kiêm nhiệm cho lực lượng cán bộ, công chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng
NTM ở các cấp.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
- Giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định 1920/QĐ- TTg ngày 05/10/2016 quy định về chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông
thôn mới các cấp. Theo đó, tại Điều 2 của Quyết định 1920 đã
quy định rõ vị trí, chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn; tổ chức; kinh phí hoạt động
của Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, huyện; quy định về công chức cấp
xã chuyên trách về xây dựng nông thôn mới.
Giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng
Chính phủ không ban hành Quyết định riêng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ
chức bộ máy và biên chế của Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp; để hệ thống
văn phòng điều phối nông thôn mới tiếp tục hoạt động, tại điểm
d, khoản 2, mục V, Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/02/2022 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai
đoạn 2021-2025, về giải pháp tổ chức bộ máy quy định như sau: “Tăng cường
phân cấp cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, căn cứ vào điều kiện thực
tế, chủ động kiện toàn bộ máy tổ chức tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp
thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025, theo hướng kế thừa bộ máy đã được
xây dựng giai đoạn 2016-2020; đảm bảo đồng bộ, thống nhất về vị trí, chức
năng, nhiệm vụ; đảm bảo chuyên trách, chuyên nghiệp, ổn định, bền vững nhưng
không làm phát sinh tổng biên chế đã giao, tăng cường cán bộ biệt phái. Điều chỉnh
bổ sung một số nhiệm vụ mới cho phù hợp với Chương trình giai đoạn 2021-2025 được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và pháp luật hiện hành”.
Thực hiện quy định trên, ngày 14/4/2022,
Ban chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025
đã có Văn bản số 01/BCĐ CTMTQG gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương, đề nghị kiện toàn hệ thống Văn phòng Điều phối nông thôn mới các cấp ở địa
phương theo hướng như Thủ tướng đã quy định, kế thừa bộ máy đã được xây dựng
giai đoạn 2016-2020 (Quyết định số 1920/QĐ-TTg ngày 05/10/2016 của Thủ
tướng Chính phủ).
Căn cứ quy định nêu trên và tuỳ
theo tình hình thực tế, hầu hết các địa phương đã chủ động kiện toàn bộ máy tổ
chức tham mưu, giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp thực hiện Chương trình giai đoạn
2021-2025, cơ quan có thẩm quyền ở địa phương đã quy định cụ thể chức năng, nhiệm
vụ, tổ chức… phù hợp với thực tiễn tại địa phương; một số địa phương đã và đang
gộp chung 3 cơ quan giúp việc của 03 Chương trình mục tiêu quốc gia.
- Văn phòng Điều phối nông thôn
mới cấp tỉnh thực hiện chức năng giúp Ban Chỉ đạo thực hiện các chương trình mục
tiêu quốc gia quản lý và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng
nông thôn mới trên địa bàn; Văn phòng còn là cơ quan điều phối, phối hợp liên
ngành. Do đó, Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh là cơ quan đặc thù, vừa
là cơ quan giúp việc cho Ban chỉ đạo; lãnh đạo Văn phòng do Chủ tịch UBND tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương bổ nhiệm; vừa là tổ chức phối hợp liên ngành. Định
mức biên chế do cơ quan có thẩm quyền ở địa phương quyết định để đảm bảo hoàn
thành mục tiêu của Chương trình thực hiện trên địa bàn.
- Căn cứ Nghị quyết số 27-NQ/TW
ngày 21/5/2018 của Ban Chấp hành Trung ương về cải cách tiền lương đối với cán
bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp;
Thông tư số 78/2005/TT-BNV ngày 10/8/2005 của Bộ Nội vụ về hướng dẫn thực hiện
chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức
danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác; tuỳ theo điều kiện thực tế, các cơ
quan có thẩm quyền ở địa phương xem xét, quyết định phụ cấp kiêm nhiệm nhân sự
làm việc tại Văn phòng.
Từ những căn cứ trên và căn cứ
nội dung triển khai Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025, có thêm rất nhiều nội dung, chuyên đề mới; số lượng chỉ tiêu trong bộ
tiêu chí nông thôn mới các cấp cũng nhiều và nâng cao hơn so với giai đoạn trước;
vì vậy đề nghị Ban Chỉ đạo các cấp, các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương quan
tâm đến tổ chức bộ máy, bổ sung số lượng công chức, viên chức, người làm việc
kiêm nhiệm để Văn phòng Điều phối nông thôn mới cấp tỉnh, huyện hoàn thành nhiệm
vụ được giao.
7. Nội
dung kiến nghị số 15 (tỉnh Điện Biên):
Đề nghị sớm phân bổ vốn thực hiện
các chuyên đề tại các QĐ số 922/QĐ-TTg , 923/QĐ-TTg , 924/QĐ-TTg , 925/QĐ-TTg ngày
02/8/2022 của TTCP.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương có liên quan hoàn
thành trình cấp có thẩm quyền phân bổ, giao toàn bộ 32.050 tỷ đồng kế hoạch đầu
tư công trung hạn của Chương trình giai đoạn 2021-2025 (gồm: 30.000 tỷ đồng
vốn đầu tư nguồn vốn trong nước và 2.050 tỷ đồng vốn nước ngoài) cho các địa
phương theo quy định (Tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ: Số
652/QĐ-TTg ngày 28/5/2022, số 147/QĐ-TTg ngày 23/02/2023). Đồng thời,
thực hiện nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của
Chính phủ quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu
quốc gia (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 38/2023/NĐ-CP ngày
24/6/2023 của Chính phủ), Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành văn bản số
7013/BNN-VPĐP ngày 29/9/2023 thông báo dự kiến mức vốn sự nghiệp nguồn ngân
sách trung ương còn lại 02 năm (2024 và 2025) của Chương trình
MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 là 3.721,48 tỷ đồng cho các địa
phương.
Trong tổng kế hoạch vốn đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và vốn sự nghiệp nguồn ngân sách trung ương
phân bổ cho các địa phương năm 2023 và dự kiến 02 năm (2024-2025) đã bao gồm vốn
thực hiện 05 chương trình chuyên đề thuộc Chương trình được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt. Do đó, căn cứ tổng mức vốn được hỗ trợ từ ngân sách trung ương được
cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực tế của từng tỉnh, Ủy ban nhân dân
các tỉnh chủ động cân đối, bố trí vốn hỗ trợ thực hiện các mục tiêu, nội dung của
các chương trình chuyên đề, nhất là các mô hình chỉ đạo điểm của trung ương được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Nội
dung kiến nghị số 16 (tỉnh Bắc Ninh):
Đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT
xem xét, trình Thủ tướng Chính phủ bổ sung quy định điều kiện, trình tự, thủ tục,
hồ sơ xét, công nhận thôn đạt chuẩn NTM, thôn NTM kiểu mẫu vào Quyết định số
18/2022/QĐ-TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
Đề nghị không bổ sung quy định điều
kiện, trình tự, thủ tục, hồ sơ xét, công nhận thôn đạt chuẩn NTM, thôn NTM kiểu
mẫu vào Quyết định số 18/2022/QĐ- TTg ngày 2/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Lý
do: Tại điểm c khoản 3 Điều 2 Quyết định số 318/QĐ-TTg ngày
08/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định: “Đối với xây dựng NTM thôn,
bản, ấp, UBND cấp tỉnh chủ động xây dựng tiêu chí đạt chuẩn NTM/ NTM kiểu mẫu
phù hợp với đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội các cộng đồng thôn, bản, ấp trên
địa bàn và chỉ đạo thực hiện, đảm bảo đồng bộ với tiêu chí NTM cấp xã”. Do
vậy, đề nghị UBND tỉnh Bắc Ninh chủ động chỉ đạo, thực hiện trên địa bàn để phù
hợp hơn với điều kiện thực tế, đặc thù của địa phương.
9. Nội
dung kiến nghị số 17 (tỉnh Ninh Bình):
Để khích lệ, động viên các địa
phương hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đề nghị Thủ tướng Chính phủ
có quy định thưởng đặc thù cho các địa phương được công nhận đạt chuẩn nông
thôn mới như các giai đoạn trước.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
Căn cứ Quyết định số 587/QĐ-TTg
ngày 18/5/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực
hiện Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai
đoạn 2021-2025, Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã ban hành Hướng dẫn số
2358/HD-BTĐKT ngày 31/8/2022 về việc hướng dẫn khen thưởng thành tích trong
Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn
2021-2025. Theo đó, đến thời điểm tổng kết Chương trình MTQG xây dựng nông thôn
mới giai đoạn 2021 - 2025, trên cơ sở đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn quy định,
các địa phương (cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh), các tập thể, cá nhân tiêu biểu,
có thành tích xuất sắc trong xây dựng nông thôn mới sẽ được xét, khen thưởng
theo các mức độ và tiền thưởng thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật
về thi đua, khen thưởng (không quy định hình thức thưởng đặc thù).
Để kịp thời khích lệ, động viên
các địa phương đạt/vượt mục tiêu xây dựng nông thôn mới, các tập thể, cá nhân
có đóng góp tiêu biểu cho xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ủng hộ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung
ương chủ động cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương theo quy định để
thưởng khi tổng kết Phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn
mới” giai đoạn 2021-2025.
10. Nội
dung kiến nghị số 18 (Tp Đà Nẵng):
Đề nghị sớm ban hành bộ tiêu
chí chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới và hướng dẫn thực hiện.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
Theo chỉ đạo của Thủ tướng
Chính phủ tại Quyết định số 924/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 phê duyệt Chương trình
chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh
giai đoạn 2021-2025: “Đến năm 2025, phấn đấu mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương có ít nhất 01 mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh theo lĩnh
vực nổi trội nhất (kinh tế, du lịch nông thôn, môi trường, văn hoá…), làm cơ
sở để tổng kết và đề xuất Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới thông minh
giai đoạn 2026-2030”. Như vậy, trong giai đoạn này, các địa phương sẽ chủ yếu
tập trung chỉ đạo xây dựng mô hình thí điểm xã nông thôn mới
thông minh.
Để định hướng chung cho các địa
phương trong cả nước triển khai thực hiện hoạt động chuyển đổi số trong xây dựng
nông thôn mới và xây dựng mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh, Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành 02 văn bản hướng dẫn, gồm: (1) Công
văn số 8050/BNN-VPĐP ngày 29/11/2022 về việc Ban hành hướng dẫn các địa phương
triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới,
hướng tới nông thôn mới thông minh (tại phụ lục III); (2) Công văn số
3445/BNN-VPĐP ngày 29/5/2023 về việc Hướng dẫn tạm thời về triển khai xây dựng
mô hình thí điểm xã nông thôn mới thông minh, xã thương mại điện tử.
11. Nội
dung kiến nghị số 19 (tỉnh Quảng Nam):
Kính đề nghị Ban Chỉ đạo Trung
ương có ý kiến chỉ đạo các Bộ, ngành:
- Sớm có hướng dẫn thực hiện
đánh giá các tiêu chí NTM cấp xã, huyện đối với các nội dung nâng cao, kiểu mẫu
để tạo điều kiện cho địa phương tổ chức đánh giá, xét công nhận đạt chuẩn NTM.
- Xem xét phân cấp cho cấp tỉnh
trong phê duyệt các danh mục trong Chương trình chuyên đề.
- Cho phép các xã đặc biệt khó
khăn thuộc các huyện nghèo, khi đạt chuẩn NTM thì được duy trì, nâng chuẩn theo
Bộ tiêu chí của vùng Trung du miền núi phía Bắc.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng
Chính phủ giao tại các Quyết định số 318/QĐ-TTg và Quyết định số 320/QĐ-TTg ,
trong năm 2022, 17/17 Bộ, ngành Trung ương đã hoàn thành ban hành văn bản hướng
dẫn cụ thể việc thực hiện các tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí NTM/NTM nâng
cao cấp xã, huyện giai đoạn 2021-2025.
- Tại Điều 1 Quyết
định số 318/QĐ-TTg đã quy định: “Đối với các xã đặc biệt khó khăn, xã an
toàn khu thuộc huyện nghèo và huyện vừa thoát nghèo giai đoạn 2018-2020, mức đạt
chuẩn NTM hoặc đạt chuẩn NTM nâng cao được áp dụng theo quy định đạt chuẩn đối
với vùng Trung du miền núi phía Bắc”.
Do vậy, Bộ Nông nghiệp và PTNT
đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo nghiên cứu kỹ các văn bản, căn cứ các quy định
và hướng dẫn nêu trên, chỉ đạo, thực hiện trên địa bàn theo quy định.
12. Nội
dung kiến nghị số 20 (tỉnh Quảng Nam):
Đề nghị Trung ương xem xét:
- Hướng dẫn việc sử dụng vốn đầu
tư công để hỗ trợ đầu tư hạ tầng, máy móc thiết bị phục vụ các hoạt động sản xuất,
OCOP cho hợp tác xã, doanh nghiệp (tài sản hình thành sau đầu tư là tài sản
công nhưng hỗ trợ cho HTX, doanh nghiệp thực hiện các dự án trong Chương trình
MTQG thì xử lý, bàn giao tài sản như thế nào? Có được áp dụng cơ chế đặc thù
như Nghị định số 38/2023/NĐ-CP cho một số đối tượng chính sách).
- Có chỉ đạo, định hướng trong
xây dựng NTM đối với cấp huyện, xã thuộc diện sáp nhập huyện, xã trong lộ trình
sáp nhập đến năm 2025 và đến năm 2030 (nhất là việc định hướng tính như thế nào
đối với 1 xã đã đạt chuẩn sáp nhập với 1 xã chưa đạt chuẩn hoặc 2 xã chưa đạt
chuẩn sáp nhập với xã đã đạt chuẩn hoặc sáp nhập một phần xã chưa đạt chuẩn với
xã đã đạt chuẩn).
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
- Đối với Chương trình OCOP,
ngày 12/7/2023, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số
4541/BNN-VPĐP về hướng dẫn triển khai mô hình thí điểm thuộc Chương trình OCOP
giai đoạn 2021-2025, trong đó đã hướng dẫn cụ thể về nguồn vốn triển khai mô
hình (nguồn đầu tư phát triển), làm cơ sở để các địa phương tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, căn cứ đề nghị của
Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam (Văn bản số 5722/UBND-KTN ngày
24/8/2023), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số
6925/BNN-VPĐP ngày 28/9/2023 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam về hướng dẫn việc
sử dụng vốn đầu tư công để hỗ trợ hạng mục, công trình đầu tư trực tiếp cho hợp
tác xã, doanh nghiệp. Theo đó, nếu sử dụng vốn đầu tư để hỗ trợ phát triển sản
xuất, các địa phương cần xác định các hạng mục đầu tư, nội dung, giải pháp triển
khai cụ thể, đồng thời xác định rõ số lượng và cơ cấu các nguồn vốn để thực hiện
từng hạng mục, dự án hỗ trợ (nguồn vốn trung ương, vốn địa phương và vốn huy
động hợp pháp khác). Đối với các hạng mục, công trình đầu tư mà đối tượng
hưởng lợi trực tiếp là các doanh nghiệp, hợp tác xã, đề nghị ưu tiên sử dụng
nguồn vốn đối ứng của doanh nghiệp, hợp tác xã và các nguồn vốn hợp pháp khác để
thực hiện. Đối với các hạng mục, công trình được bố trí nguồn vốn đầu tư từ
ngân sách trung ương, đề nghị thực hiện theo các quy định của Luật đầu tư công,
Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và quy định khác có liên quan.
Đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng
Nam, căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên để chỉ đạo, thực hiện theo quy định.
- Ngày 09/8/2023, Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn đã ban hành Công văn số 5424/BNN-VPĐP về việc triển
khai Chương trình MTQG xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025 đối với các đơn vị hành
chính cấp huyện, xã hình thành sau sắp xếp (đã gửi UBND các tỉnh/TP trực thuộc
Trung ương, trong đó có tỉnh Quảng Nam), trong đó đã hướng dẫn cụ thể nội dung
này.
13. Nội
dung kiến nghị số 21 (Tp Cần Thơ):
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn cần hướng dẫn cụ thể chi tiết cách đánh giá chỉ tiêu 13.8 “Có mô hình
phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế,
văn hóa, môi trường) để địa phương có căn cứ tổ chức thực hiện đồng bộ, hiệu quả.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
Ngày 11/5/2022, Bộ Nông nghiệp
và PTNT đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-BNN-VPĐP về Hướng dẫn thực hiện một số
tiêu chí, chỉ tiêu thuộc Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM/xã NTM nâng cao và huyện
NTM/huyện NTM nâng cao giai đoạn 2021-2025. Trong đó, đã hướng dẫn cụ thể việc
thực hiện chỉ tiêu “13.8. Có mô hình phát triển kinh tế nông thôn hiệu quả
theo hướng tích hợp đa giá trị (kinh tế, văn hóa, môi trường)” (khoản 6 Mục 2 Chương II của Hướng dẫn kèm theo Quyết định số
1680/QĐ-BNN-VPĐP).
14. Nội
dung kiến nghị số 22 (tỉnh Đồng Tháp):
Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn rà soát, xem xét cho địa phương cơ chế linh động, tự điều tiết kinh
phí vốn sự nghiệp Trung ương hỗ trợ để thực hiện các nội dung thành phần của
Chương trình và các Chương trình chuyên đề theo nhu cầu thực tế của địa phương
để phát huy hiệu quả sử dụng vốn, đảm bảo tiến độ thực hiện và giải ngân hết vốn
đến cuối năm 2023 và hoàn thành các chỉ tiêu theo kế hoạch năm đề ra.
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
Đề nghị UBND tỉnh Đồng Tháp chỉ
đạo, thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Quyết định số
07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ quy định nguyên tắc,
tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân
sách địa phương thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025.
15. Nội
dung kiến nghị số 23 (tỉnh Lạng Sơn):
Đề nghị Trung ương điều chỉnh
giảm phần kinh phí sự nghiệp năm 2023 và năm 2022 kéo dài sang năm 2023 của
Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới của tỉnh Lạng Sơn do kinh phí phân bổ
nhiều hơn nhu cầu. Tổng kinh phí đề nghị điều chỉnh giảm (trả lại NSNN) là
1,597 tỷ đồng (bao gồm: năm 2022 kéo dài sang năm 2023 là 1,397 tỷ đồng, năm
2023 là 0,2 tỷ đồng).
Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn xin trả lời như sau:
Theo quy định tại Khoản
2 Điều 6 Quyết định số 07/2022/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ
quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ
lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình giai đoạn
2021-2025: “Căn cứ tổng mức vốn được hỗ trợ từ ngân sách trung ương
được cấp có thẩm quyền thông báo và điều kiện thực tế của từng tỉnh, Ủy ban
nhân dân các tỉnh xây dựng mục tiêu, nhiệm vụ, phương án phân bổ vốn, phương án
lồng ghép các nguồn vốn theo quy định để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của
Chương trình trên địa bàn trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định”. Do
đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh Lạng
Sơn chỉ đạo các sở, ngành có liên quan chủ động rà soát, tham mưu trình cấp có
thẩm quyền cho phép điều chuyển phần kinh phí sự nghiệp nguồn ngân sách trung
ương (1,597 tỷ đồng) còn lại để hỗ trợ thực hiện các nội dung cấp thiết khác
theo quy định.
Ngày 16/6/2023, Văn phòng Chính
phủ có Văn bản số 555/TTg-QHĐP thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về việc
thúc đẩy triển khai thực hiện 03 chương trình MTQG, trong đó tại Khoản
5 quy định “Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
quyết liệt rà soát danh mục các dự án, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về tính khả
thi, hiệu quả, khả năng giải ngân để điều chỉnh, quyết định kịp thời; chú ý
phân cấp quản lý đầu tư nhưng phải tập trung, có trọng tâm, trọng điểm, tránh
dàn trải, manh mún; đẩy mạnh công tác phối hợp hoạt động giữa các sở, ngành,
đơn vị trong việc triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia trên
địa bàn; tích cực chia sẻ, trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm với các tỉnh,
thành phố có kết quả triển khai thực hiện tốt để có cơ chế, giải pháp điều
hành phù hợp tình hình thực tiễn và đặc thù của địa phương; quyết tâm giải ngân
100% vốn thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia theo Kế hoạch được giao của
năm 2022 và 2023”. Trên cơ sở đó, đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn thực hiện đúng
theo Văn bản số 555/TTg-QHĐP nêu trên./.