TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HÀ NỘI
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 53589/CT-TTHT
V/v sử dụng hóa đơn điện tử
|
Hà
Nội, ngày 08 tháng 07 năm 2019
|
Kính
gửi: Chi nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt
Nam tại TP Hà Nội
Mã số thuế: 0312898653-001;
Địa chỉ: Tầng 8 tòa tháp IPH, 241 Xuân Thủy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy,
TP Hà Nội.
Trả lời công văn số 240519/ACC SLV
ngày 30/5/2019 và công văn số 020719/ACC SLV ngày 03/7/2019 của Chi nhánh Công
ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại TP Hà Nội (sau đây gọi tắt là Chi nhánh
Công ty) hỏi về sử dụng hóa đơn điện tử. Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
- Căn cứ Nghị định số 119/2018/NĐ-CP
ngày 12/9/2018 của Chính phủ quy định về hóa đơn điện tử khi bán hàng hóa, cung
cấp dịch vụ quy định:
+ Tại Điều 6 quy định các nội dung của
hóa đơn điện tử:
"Điều 6. Nội dung của hóa đơn
điện tử
1. Hóa đơn điện tử có các nội dung
sau:
…
e) Chữ ký số, chữ ký điện tử của
người bán;
g) Chữ ký số, chữ ký điện tử của
người mua (nếu có);
…
2. Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể
các nội dung hóa đơn điện tử và các trường hợp hóa đơn điện tử không nhất thiết
phải có đủ những nội dung quy định tại khoản 1 Điều này.
+ Tại Điều 10 quy định về việc chuyển
đổi từ hóa đơn điện tử sang chứng từ giấy như sau:
"1. Hóa đơn điện tử hợp pháp
được chuyển đổi thành chứng từ giấy.
2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử
thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử
và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi
3. Hóa đơn điện tử được chuyển đổi
thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo
dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử,
không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo
từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định
tại Nghị định này."
+ Tại Khoản 1 Điều 24 quy định về việc
xử lý đối với hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập như sau:
“1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế
đã lập hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế và gửi cho người mua có sai
sót (do người bán hoặc người mua phát hiện) thì người bán và người mua phải lập
văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, đồng thời người bán thông báo với cơ quan
thuế theo Mẫu số 04 Phụ lục ban hành
kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và lập hóa
đơn điện tử mới thay thế hóa đơn đã lập có sai sót gửi cho người mua, cơ quan
thuế.
+ Tại Khoản 1, Khoản 3 Điều 35 quy định
hiệu lực thi hành như sau:
“1. Nghị định này có hiệu lực thi
hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2018.
…
3. Trong thời gian từ ngày 01
tháng 11 năm 2018 đến ngày 31 tháng 10 năm 2020, các Nghị định: số
51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm
2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ vẫn còn
hiệu lực thi hành.
- Căn cứ Thông tư số 32/2011/TT-BTC
ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính hướng dẫn về khởi tạo, phát hành và sử dụng hóa
đơn điện tử bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ như sau:
+ Tại Khoản 1 Điều 3 hướng dẫn:
“1. Hóa đơn điện tử là tập hợp các
thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập,
gửi, nhận, lưu trữ và quản lý bằng phương tiện điện tử. Hóa đơn điện tử phải
đáp ứng các nội dung quy định tại Điều 6 Thông tư này.”
+ Tại điểm e khoản 1 và khoản 2 Điều
6 quy định các nội dung trên hóa đơn điện tử:
“1. Hóa đơn điện tử phải có các nội
dung sau:
…
e) Chữ ký điện tử theo quy định của
pháp luật của người bán; ngày, tháng năm lập và gửi hóa đơn. Chữ ký điện tử
theo quy định của pháp luật của người mua trong trường hợp người mua là đơn vị
kế toán.
…
2. Một số trường hợp hóa đơn điện
tử không có đầy đủ các nội dung bắt buộc được thực hiện theo hướng dẫn riêng của
Bộ Tài chính.”
+ Tại Điều 9 hướng dẫn xử lý đối với
hóa đơn điện tử đã lập như sau:
"1. Trường hợp hóa đơn điện tử
đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa
đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai
thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người
bán và người mua. Việc hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do
các bên tham gia đã thỏa thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ
việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người bán thực hiện lập hóa đơn điện
tử mới theo quy định tại Thông tư này để gửi cho người mua, trên hóa đơn điện tử
mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số..., ký hiệu, gửi ngày
tháng năm.
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi
cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê
khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản
thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán
lập hóa đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hóa đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh
(tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền
thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn điện tử số..., ký hiệu... Căn cứ vào hóa đơn
điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo
quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hóa đơn điều chỉnh
không được ghi số âm (-).”
+ Tại Điều 12 quy định về việc chuyển
từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy như sau:
“1. Nguyên tắc chuyển đổi
Người bán hàng hóa được chuyển đổi
hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa hữu
hình trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần. Hóa đơn điện
tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa phải
đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều này và phải có chữ ký người đại
diện theo pháp luật của người bán, dấu của người bán.
Người mua, người bán được chuyển đổi
hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy để phục vụ việc lưu trữ chứng từ kế toán theo
quy định của Luật Kế toán. Hóa đơn điện tử chuyển đổi sang hóa đơn giấy phục vụ
lưu trữ chứng từ kế toán phải đáp ứng các quy định nêu tại Khoản 2, 3, 4 Điều
này.
2. Điều kiện
Hóa đơn điện tử chuyển sang hóa
đơn giấy phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Phản ánh toàn vẹn nội dung của
hóa đơn điện tử gốc;
b) Có ký hiệu riêng xác nhận đã được
chuyển đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy;
c) Có chữ ký và họ tên của người
thực hiện chuyển từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy.
3. Giá trị pháp lý của các hóa đơn
điện tử chuyển đổi
Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá
trị pháp lý khi bảo đảm các yêu cầu về tính toàn vẹn của thông tin trên hóa đơn
nguồn, ký hiệu riêng xác nhận đã được chuyển đổi và chữ ký, họ tên của người thực
hiện chuyển đổi được thực hiện theo quy định của pháp luật về chuyển đổi chứng
từ điện tử.
4. Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển
đổi
Ký hiệu riêng trên hóa đơn chuyển
đổi từ hóa đơn điện tử sang hóa đơn dạng giấy bao gồm đầy đủ các thông tin sau:
dòng chữ phân biệt giữa hóa đơn chuyển đổi và hóa đơn điện tử gốc - hóa đơn nguồn
(ghi rõ “HÓA ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ”); họ và tên, chữ ký của người
được thực hiện chuyển đổi; thời gian thực hiện chuyển đổi.”
+ Tại Khoản 2 Điều 14 quy định như
sau:
“2. Ngoài các nội dung hướng dẫn cụ
thể tại Thông tư này, các nội dung khác được thực hiện theo quy định tại Nghị định
số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010 của Chính phủ và Thông tư số 153/2010/TT-BTC
ngày 28/9/2010 của Bộ Tài chính.”
- Căn cứ Thông tư số 39/2014/TT-BTC
ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thi hành Nghị định số
51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 của Chính phủ và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày
17/01/2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
+ Tại tiết b Khoản 3 Điều 4 hướng dẫn:
“- Đối với doanh nghiệp sử dụng
hóa đơn với số lượng lớn, chấp hành tốt pháp luật thuế, căn cứ đặc điểm hoạt động
kinh doanh, phương thức tổ chức bán hàng, cách thức lập hóa đơn của doanh nghiệp
và trên cơ sở đề nghị của doanh nghiệp, Cục thuế xem xét và có văn bản hướng dẫn
hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “dấu của người bán”. ”
- Thực hiện theo hướng dẫn tại công
văn số 2402/BTC-TCT ngày 23/2/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn về việc miễn chữ
ký người mua trên hóa đơn điện tử:
"...trường hợp người mua
không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ
chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp
đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh
toán, phiếu thu, ...thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định,
trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua.
Bộ Tài chính giao Cục Thuế xem xét
từng trường hợp phát sinh cụ thể và điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để hướng
dẫn việc miễn tiêu thức chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử.”
Căn cứ các quy định, hướng dẫn nêu
trên và theo nội dung trình bày tại công văn số 020719/ACC SLV ngày 03/7/2019 của
Chi nhánh Công ty, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
1. Về chữ ký của người mua trên
hóa đơn điện tử (HĐĐT):
Trường hợp người mua không phải là
đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc
cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa Chi nhánh Công ty với người mua như: hợp đồng
kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu
thu, hồ sơ, chứng từ liên quan khác... thì Chi nhánh Công ty lập HĐĐT theo quy
định, trên HĐĐT không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua (trừ trường
hợp người mua là đơn vị kế toán yêu cầu phải có chữ ký điện tử của người mua
trên hóa đơn).
2. Về việc miễn chữ ký của người đại
diện theo pháp luật và miễn dấu của người bán trên hóa đơn chuyển đổi từ HĐĐT
sang giấy:
Với đặc thù Chi nhánh Công ty là đại
lý vận tải hàng hóa tại nhiều địa điểm khác nhau: cảng biển, sân bay,...nên việc
luân chuyển trên HĐĐT chuyển đổi ra giấy về trụ sở Chi nhánh để đóng dấu người
bán gặp nhiều khó khăn; để phù hợp với mô hình hoạt động của Chi nhánh Công ty,
Cục Thuế TP Hà Nội hướng dẫn như sau:
Trường hợp Chi nhánh Công ty đáp ứng
các điều kiện chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy theo quy định tại Thông tư số
32/2011/TT-BTC ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính và hệ thống HĐĐT cho phép kiểm
soát chặt chẽ việc chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy để chứng minh nguồn gốc xuất
xứ hàng hóa trong quá trình lưu thông và chỉ được chuyển đổi một (01) lần thì
trên HĐĐT chuyển đổi sang hóa đơn giấy của Chi nhánh Công ty phải có chữ ký người
đại diện theo pháp luật của người bán và không nhất thiết phải có dấu của người
bán (Trường hợp người đại diện theo pháp luật của Chi nhánh Công ty không trực
tiếp ký vào tiêu thức người bán hàng thì thực hiện ủy quyền theo quy định của
pháp luật về ủy quyền cho người trực tiếp bán hàng ký và ghi rõ họ tên trên
HĐĐT chuyển đổi). Chi nhánh Công ty phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc
chuyển đổi HĐĐT sang hóa đơn giấy.
3. Về việc ký bằng tay trên văn bản
thỏa thuận khi phát hiện sai sót trong quá trình lập hóa đơn điện tử:
Để tạo điều kiện thuận lợi cho Chi
nhánh Công ty trong quá trình lập HĐĐT khi bán hàng hóa, trường hợp Chi nhánh
Công ty phát hiện HĐĐT đã lập và gửi cho người mua có sai sót thì người bán và
người mua được phép lập văn bản xác nhận sai sót bằng giấy có chữ ký của người
mua và người bán. Chi nhánh Công ty (Người bán) thực hiện lập HĐĐT thay thế hoặc
HĐĐT điều chỉnh sai sót theo quy định tại Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC
ngày 14/3/2011 của Bộ Tài chính.
Đề nghị của Chi nhánh Công ty về việc
ký bằng tay trên văn bản thỏa thuận khi phát hiện sai sót trong quá trình lập
HĐĐT đã được Cục Thuế TP Hà Nội gửi công văn xin ý kiến Tổng Cục Thuế. Trường hợp
hướng dẫn của Tổng cục Thuế khác với nội dung hướng dẫn của Cục Thuế TP Hà Nội
thì Cục Thuế TP Hà Nội sẽ thông báo để Chi nhánh Công ty được biết và điều chỉnh
theo quy định.
Trong quá trình thực hiện, nếu còn vướng
mắc đề nghị Chi nhánh Công ty liên hệ với Phòng Thanh tra - Kiểm tra số 2 để được
hướng dẫn.
Cục Thuế TP Hà Nội thông báo để Chi
nhánh Công ty TNHH Schenker Logistics Việt Nam tại TP Hà Nội được biết và thực
hiện.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Phòng DTPC;
- Phòng TKT2;
- Lưu: VT, TTHT.
|
CỤC TRƯỞNG
Mai Sơn
|