Kính
gửi:
|
- Các cơ quan Trung ương đóng trên
địa bàn thành phố;
- Các sở, ban, ngành, hội, đoàn thể;
- UBND các quận, huyện, phường, xã.
- Các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.
|
Căn cứ Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày
11/10/2021 của Chính phủ Ban hành Quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt,
kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”; Quyết định số 4800/QĐ-BYT ngày 12/10/2021 của
Bộ trưởng Bộ Y tế Ban hành Hướng dẫn tạm thời về chuyên môn y tế thực hiện Nghị
quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 của Chính phủ; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày
28/9/2021 của Chủ tịch UBND thành phố về việc thực hiện chủ trương “Thích ứng
an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” và trên cơ sở tạm thời
đánh giá cấp độ dịch theo quy định, Chủ tịch UBND thành phố thống nhất chỉ đạo
tạm thời áp dụng một số biện pháp “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch COVID-19” trên địa bàn thành phố từ 0 giờ 00 phút ngày 16/10/2021,
cụ thể như sau:
I. ĐỐI VỚI VÙNG THỰC
HIỆN CÁCH LY Y TẾ (PHONG TỎA):
1. Vùng thực hiện cách ly y tế do Chủ
tịch UBND quận, huyện quyết định thiết lập khi có ca mắc mới COVID-19 trong cộng
đồng, ở phạm vi nhỏ nhất, hẹp nhất có thể: Tổ dân phố, khu
phố, thôn, xóm, tuyến đường, kiệt, hẻm hoặc nhỏ hơn.
2. Biện pháp áp dụng: Thực hiện phong
tỏa, cách ly y tế, “ai ở đâu thì ở đấy” để phòng, chống dịch theo hướng dẫn tại
Quyết định số 3986/QĐ-BYT ngày 16/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Y tế và Công điện số
1168/CĐ-BYT ngày 07/8/2021 của Bộ Y tế về tăng cường thực hiện các biện pháp
phòng, chống dịch COVID-19.
II. ĐỐI VỚI CÁC
VÙNG CÒN LẠI: Tạm thời xác định
cấp độ dịch đối với 56/56 phường, xã trên toàn địa bàn thành phố Đà Nang ở cấp
độ 2 (nguy cơ trung bình) để áp dụng một số biện pháp tương ứng như sau:
1. Tiếp tục
tạm dừng hoạt động tại các cơ sở kinh doanh, dịch vụ làm đẹp (trừ cơ sở cắt tóc, gội đầu), karaoke, mát-xa, quán bar, vũ trường, casino, điểm
cung cấp dịch vụ internet công cộng, trò chơi điện tử.
2. Các hoạt
động sau đây được thực hiện có điều kiện và biện pháp hạn chế:
a) Hoạt động hội họp, tập huấn, hội
thảo,...do cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các cơ sở tôn giáo, thờ tự, tín ngưỡng
tổ chức: Tập trang không quá 40 người; trường hợp có từ 95% số người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì tập trung không quá 120 người.
b) Tiệc đám hiếu, đám hỷ, liên hoan,
tân gia,...tổ chức tại nhà riêng: Tập trung không quá 30 người.
c) Hoạt động phục vụ khách ăn, uống tại
chỗ của các nhà hàng (kể cả nhà hàng tiệc cưới), cửa hàng,
cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống (gọi chung là nhà hàng,
quán ăn): Phục vụ tối đa không quá 50% công suất của nhà hàng, quán ăn. Trường
hợp 50% công suất của nhà hàng, quán ăn mà có trên 200 người thì cũng chỉ được
phục vụ không quá 200 người cùng một thời điểm.
d) Hoạt động tại rạp/phòng chiếu
phim: Hoạt động tối đa không quá 50% công suất của rạp/phòng chiếu phim.
đ) Hoạt động tại cơ sở, địa điểm biểu
diễn văn hóa, nghệ thuật; luyện tập, thi đấu thể dục, thể thao:
- Tổ chức trong nhà: Tập trung không
quá 40 người; trường hợp có từ 95% số người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc
xin phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì tập trang
không quá 200 người.
- Tổ chức ngoài trời: Tập trang không
quá 100 người; trường hợp từ 95% số người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin
phòng COVID-19 hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì tập trang
không quá 300 người.
e) Hoạt động các cơ sở dịch vụ cắt
tóc, gội đầu: Phục vụ không quá 05 người cùng một thời điểm.
3. Đối với
hoạt động dạy và học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục, đào tạo; hoạt động vận tải:
Thực hiện theo kế hoạch, lộ trình được quy định tại các văn bản riêng.
4. Các hoạt
động khác ngoài quy định tại Công văn này được thực hiện bình thường, tuân thủ
nghiêm quy định hiện hành về phòng, chống dịch và các yêu cầu được quy định tại
Khoản 5 Công văn này.
5. Yêu cầu
chung khi tham gia các hoạt động
a) Đối với cá nhân:
- Thực hiện nghiêm quy định 5K (Khẩu
trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trang - Khai báo y tế).
- Có mã QR và thường xuyên sử dụng mã
QR khi vào/ra địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các
địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người.
- Khi có triệu chứng nghi mắc
COVID-19 (ho, sốt, đau họng, mất vị giác, khứu giác...) không được tự ý đi mua
thuốc chữa bệnh, phải báo cơ sở y tế nơi gần nhất để được phân luồng, khám sàng
lọc.
b) Đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị,
cơ sở, doanh nghiệp.
- Phải có phương án/kế hoạch hoạt động
thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong từng lĩnh
vực theo hướng dẫn của Bộ Y tế, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch và các Bộ,
ngành Trung ương; chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp đảm bảo phòng, chống
dịch COVID-19.
- Phải có thiết bị kiểm soát mã QR để
quản lý thông tin người vào/ra địa điểm công cộng, sử dụng phương tiện giao
thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự kiện đông người.
III. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Các sở,
ban, ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, phạm vi quản lý và các quy định
hiện hành về phòng, chống dịch COVID-19 chịu trách nhiệm:
a) Xây dựng Kế hoạch thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong phạm vi ngành, lĩnh vực
quản lý, báo cáo Phó Chủ tịch UBND thành phố phụ trách phê duyệt trước khi tổ
chức thực hiện.
b) Quán triệt, chỉ đạo, tổ chức triển
khai thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung quy định tại Công văn
này; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
c) Hướng dẫn, quản lý, kiểm tra, giám
sát việc triển khai thực hiện phương án/kế hoạch hoạt động thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 của các cơ quan, đơn vị, tổ chức,
doanh nghiệp thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý; yêu cầu tạm đình chỉ hoạt động
nếu không đảm bảo an toàn phòng, chóng dịch theo quy định.
2. Sở Y tế:
a) Chủ trì, tham mưu UBND thành phố Kế
hoạch thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trên địa
bàn thành phố theo quy định tại Nghị quyết số 128/NQ-CP và Quyết định số
4800/QĐ-BYT .
b) Rà soát, tham mưu UBND thành phố
hướng dẫn thống nhất về chuyên môn y tế cho tất cả các hoạt động trên địa bàn
(xét nghiệm SARS-CoV-2; cách ly y tế; tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; điều
trị F0;...); kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế phục vụ phòng, chống dịch
COVID-19 theo từng cấp độ dịch; tổ chức triển khai khi có dịch xảy ra.
c) Công bố, cập nhật cấp độ dịch tại
các địa bàn và vùng cách ly y tế (phong tỏa) và các biện pháp áp dụng tương ứng
trên Cổng thông tin điện tử thành phố; cập nhật cấp độ dịch, vùng cách ly y tế
(phong tỏa) trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế.
d) Tham mưu UBND thành phố để điều chỉnh
cấp độ dịch phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh, tỷ
lệ bao phủ vắc xin và năng lực hệ thống y tế.
3. Công
an thành phố:
a) Chủ trì tổ chức các lực lượng chức
năng bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội và an ninh mạng, nhất là tại cơ sở
và các vùng cách ly y tế (phong tỏa); tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với các
loại tội phạm, đặc biệt là hành vi chống lại lực lượng chức năng tham gia
phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường tuần tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các đối
tượng vi phạm công tác phòng, chống dịch.
b) Chủ trì, phối hợp với lực lượng y
tế, Quân sự, Biên phòng, Đoàn thanh niên, các đoàn thể chính trị - xã hội và
các địa phương tiếp tục duy trì hoạt động có hiệu quả của các chốt kiểm soát dịch
liên ngành tại cửa ngõ ra/vào thành phố. Tiếp tục chủ trì điều hành Trung tâm xử
lý thông tin, giám sát người và phương tiện vào thành phố bằng đường bộ, hàng
không, đường sắt.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế, Sở
Thông tin và Truyền thông triển khai thống nhất việc ứng dụng mã QR trên thẻ
căn cước công dân (hoặc hình thức phù hợp đối với những người chưa có thẻ căn
cước công dân mới) phục vụ quản lý đi lại của người dân và công tác phòng, chống
dịch COVID-19 theo hướng dẫn của Bộ Công an, Bộ Thông tin và Truyền thông.
4. Bộ Chỉ
huy Bộ đội Biên phòng thành phố chủ trì, phối hợp với các lực lượng liên quan tiếp
tục duy trì hoạt động có hiệu quả các chốt kiểm soát số 13 (Cảng Tiên Sa) và chốt
số 14 (Trạm kiểm soát Biên phòng Mân Quang).
5. Sở
Thông tin và Truyền thông:
a) Chủ trì việc thúc đẩy ứng dụng
công nghệ thông tin trong phòng, chống dịch. Tiếp tục triển khai tạm thời người
dân khai báo và được cấp mã QR trên ứng dụng hiện tại (trên app: Danang Smart
City hoặc khaibaoyte.danang.gov.vn) để sử dụng mã QR khi vào/ra địa điểm công cộng,
sử dụng phương tiện giao thông công cộng, các địa điểm sản xuất, kinh doanh, sự
kiện đông người; hướng dẫn việc lắp các thiết bị quét mã QR cho các cơ quan,
đơn vị, doanh nghiệp, tại các địa điểm tập trung đông người.
b) Chủ trì, phối hợp với Ban tuyên
giáo Thành ủy chỉ đạo các cơ quan báo chí và hệ thống
thông tin cơ sở chủ động, kịp thời cung cấp thông tin, phổ
biến kiến thức về phòng, chống COVID-19.
c) Chỉ đạo các cơ quan thông tin truyền
thông tăng cường tuyên truyền tạo đồng thuận, niềm tin xã hội; thúc đẩy tính tự
giác, tích cực của người dân trong phòng, chống dịch; hướng dẫn các biện pháp
thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, nâng cao nhận
thức của người dân trong tình hình mới.
d) Tổ chức tuyên truyền nội dung Công
văn này đến tận người dân để biết, thực hiện; phối hợp với Sở Ngoại vụ tuyên
truyền bằng tiếng Anh cho người nước ngoài đang sinh sông, làm việc, học tập,...
trên địa bàn thành phố biết, thực hiện.
6. Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội:
a) Tiếp tục tổ chức triển khai thực
hiện có hiệu quả các chế độ, chính sách hỗ trợ các đối tượng chịu ảnh hưởng do
COVID-19 của Trung ương và thành phố.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
địa phương liên quan tiếp tục rà soát, đề xuất các chế đọ, chính sách hỗ trợ
các hối tượng đặc thù của thành phố chịu ảnh hưởng do COVID-19 (ngoài chế độ,
chính sách của Trung ương) bảo đảm an sinh xã hội, khôi phục thị trường lao động.
c) Xây dựng Kế hoạch tổ chức học
sinh, sinh viên khối giáo dục nghề nghiệp đi học lại bảo đảm thích ứng an toàn,
linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
7. Sở Kế
hoạch và Đầu tư:
a) Chủ trì xây dựng, hoàn thiện Kế hoạch
khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội thành phố trong điều kiện thích ứng an
toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
địa phương triển khai thực hiện các giải pháp tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ doanh
nghiệp theo quy định của Trung ương. Rà soát, tham mưu UBND thành phố các chế độ,
chính sách, giải pháp thuộc thẩm quyền của thành phố nhằm hỗ trợ, tháo gỡ khó
khăn cho doanh nghiệp.
8. Sở
Giao thông vận tải: Chủ trì, tham mưu UBND thành phố hướng dẫn, triển khai thực
hiện các hoạt động giao thông, vận tải nội thành, liên tỉnh, lưu thông hàng
hóa...trên địa bàn đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19 theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.
9. Sở
Giáo dục và Đào tạo: Chủ trì, tham mưu UBND thành phố Kế hoạch tổ chức dạy và học
trực tiếp năm học 2021-2022 đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch COVID-19.
10. Sở Du
lịch: Chủ trì, tham mưu UBND thành phố Kế hoạch khôi phục hoạt động du lịch
trên địa bàn đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19.
11. Sở Nội
vụ: Chủ trì tham mưu UBND thành phố phát động các phong trào thi đua trong
phòng, chống dịch COVID-19, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội trên địa
bàn. Phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan, đơn vị và UBND các quận, huyện đề xuất
khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng,
chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế.
12. UBND
các quận, huyện:
a) Chịu trách nhiệm xây dựng Kế hoạch
thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và chỉ đạo triển
khai thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trên địa bàn quản lý;
kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm các quy định phòng, chống dịch trên địa bàn quản lý theo thẩm quyền.
b) Chỉ đạo kiểm soát và giám sát chặt
chẽ trong việc xét nghiệm, tổ chức cách ly y tế tập trung, cách ly y tế tại
nhà, theo dõi y tế người đến/về từ vùng dịch, từ các địa phương khác; người nhập
cảnh; người hoàn thành cách ly tập trung về cư trú tại địa phương.
c) Quyết định vùng cách ly y tế
(phong tỏa ổ dịch) nhanh nhất, ở phạm vi hẹp nhất có thể và triển khai các hoạt
động bảo đảm an sinh xã hội, tiếp cận dịch vụ y tế để người dân yên tâm “ai ở
đâu thì ở đấy” và tuân thủ các quy định phòng, chống dịch.
d) Chỉ đạo UBND các phường, xã: Tiếp
tục duy trì hoạt động có hiệu quả của các Tổ COVID-19 cộng đồng trong phòng, chống
dịch tại khu dân cư, thôn, tổ dân phố và từng hộ gia đình.
13. Đề
nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố và các tổ chức đoàn thể:
a) Tăng cường phối hợp với các cấp
chính quyền vận động nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp nâng cao ý thức, tự
giác tuân thủ các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch
COVID-19, thực hiện mục tiêu “kép”.
b) Chủ động phối hợp với chính quyền
các cấp giải quyết có hiệu quả những vấn đề xã hội bức xúc ngay tại cơ sở; tham gia tuyên truyền, vận động và giám
sát việc thực hiện các biện pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu
quả dịch COVID-19 tại địa phương.
14. Giao
Sở Y tế (Cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo phòng, chống dịch thành phố) chủ
trì, phối hợp với Văn phòng UBND thành phố theo dõi việc thực hiện Công văn
này, kịp thời báo cáo Chủ tịch UBND thành phố nếu có phát sinh, vướng mắc.
Công văn này thay thế Công văn số
6589/UBND-KGVX ngày 28/9/2021 của UBND thành phố về việc áp dụng tạm thời một số
biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình hiện nay.
Nhận được Công văn này, yêu cầu các
thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố; Thủ trưởng các sở,
ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện, phường, xã và các cơ quan, đơn vị
liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- BCĐ QG Phòng, chống dịch COVID-19;
- Bộ Y tế;
- TTTU, TT HĐND;
- Bộ Tư lệnh QK 5;
- Các đồng chí UV Ban TVTU;
- CT và PCT UBND TP;
- VPTU; các Ban tham mưu, giúp việc TU;
- UBMTQVN TP và các đoàn thể chính trị TP;
- Quận ủy, huyện ủy;
- Các cơ quan thông tin, báo chí;
- Lưu: VT, KGVX.
|
KT.
CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Ngô Thị Kim Yến
|