Kính
gửi:
|
- Kho bạc Nhà nước các tỉnh, thành
phố trực thuộc TW;
- Sở Giao dịch KBNN.
|
Để chuẩn bị cho công tác khóa sổ kế
toán năm 2020, căn cứ Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/07/2017 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện chế độ kế toán Ngân sách nhà nước (NSNN) và hoạt động
nghiệp vụ Kho bạc Nhà nước (KBNN) và Thông tư số 19/2020/TT-BTC ngày 31/03/2020
sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 77/2017/TT-BTC ; Công văn số
3545/KBNN-KTNN ngày 01/07/2020 của KBNN hướng dẫn thực hiện Chế độ kế toán NSNN
và hoạt động nghiệp vụ KBNN và các văn bản có liên quan, KBNN đề nghị KBNN các
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chỉ đạo và tổ chức
phối hợp với các đơn vị có liên quan trên địa bàn kiểm tra, rà soát toàn bộ
công việc, phần hành kế toán; chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc chủ động
xử lý dứt điểm các công việc chưa hoàn thành, đối chiếu số liệu 11 tháng năm
2020, nội dung cụ thể như sau:
1. Đối với số liệu
năm 2019
Để đảm bảo công
tác quyết toán NSNN năm 2019 được chính xác, đề nghị KBNN các tỉnh, thành phố chỉ
đạo KBNN cấp dưới phối hợp chặt chẽ với đơn vị sử dụng ngân sách (ĐVSDNS) rà
soát, đối chiếu và điều chỉnh số liệu nếu có chênh lệch so với số đã được xét duyệt, thẩm định quyết toán NSNN năm
2019 của cơ quan tài chính hoặc đơn vị dự toán cấp trên, đảm bảo đúng quy định
của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật NSNN. Trong đó lưu ý xử lý nội dung
như sau:
(1) Rà soát kinh phí thường xuyên chuyển nguồn từ
năm 2019 sang năm 2020 của các đơn vị giao dịch thuộc NSTW, đảm bảo theo đúng đối tượng được chuyển
nguồn quy định tại Công văn số 15391/BTC-KBNN ngày 11/12/2018 của Bộ Tài chính
về việc hướng dẫn xử lý chuyển nguồn ngân sách cuối năm 2018 sang năm 2019 và
các năm sau; rà soát việc hạch toán chi tiết mã loại dự toán đúng với nghiệp vụ phát sinh để báo
cáo trên hệ thống TABMIS khớp đúng với số đã được quyết
toán NSNN năm 2019. Thực hiện hủy số dư dự toán nếu không thuộc đối tượng được
phép chuyển nguồn từ năm 2019 sang năm 2020.
(2) Liên quan đến chuyển nguồn ngân
sách năm 2019 đối với vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo hướng dẫn tại các
Công văn số 1513/KBNN-KTNN ngày 29/3/2019, đề nghị rà soát
việc hạch toán theo hướng dẫn tại điểm 5, khoản II, Mục E, Phụ lục VII, Công
văn số 3545/KBNN-KTNN .
- Tổng hợp số đã ghi thu, ghi chi (GTGC) trong toàn tỉnh (gồm cả
số tạm ứng và thực chi, chi tiết theo số GTGC từ vốn vay, vốn viện trợ) thuộc kế hoạch vốn năm 2019 (không bao gồm số tạm
ứng từ trước năm 2018 chuyển sang và số thanh toán tạm ứng
của số tạm ứng từ trước năm 2018 chuyển sang) để làm căn cứ phối hợp rà soát số
đã rút dự toán chi chuyển giao ngân sách trung ương (NSTW) cho ngân sách địa
phương (NSĐP) và số ghi vay của NSĐP từ nguồn Chính phủ đi vay về cho NSĐP vay
lại.
Trên cơ sở các lệnh đã báo Có liên
kho bạc về Sở Giao dịch và các lệnh tra soát đối với số ghi vay NSTW trong toàn
tỉnh để rà soát, đối chiếu, đảm bảo khớp đúng với số đã GTGC cho tất cả các dự án, công trình của các cấp ngân
sách từ nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi năm 2019.
- Đối với số dư dự toán vốn ODA, vay
ưu đãi chuyển từ năm 2018 sang năm 2019 còn dư không sử dụng hết (hết nhiệm vụ
chi) đề nghị xử lý các nội dung sau: Khẩn trương phối hợp với cơ quan tài chính
để thực hiện hoàn trả ngân sách trung ương phần kinh phí đã rút dự toán chi
chuyển giao từ NSTW cho NS tỉnh năm 2018 nhưng sang năm
2019 đã hết nhiệm vụ chi trong trường hợp dự án đầu tư từ nguồn vốn ODA, vay ưu
đãi NSTW bổ sung có mục tiêu cho NSĐP (hạch toán chi NS tỉnh và thu NSTW vào
niên độ 2019). Phối hợp với cơ quan tài chính, đôn đốc chủ dự án nộp NSNN hoặc
nộp trả nhà tài trợ phần kinh phí đã nhận nợ nhưng hết nhiệm vụ chi tương ứng,
trên cơ sở đó KBNN thực hiện tất toán tài khoản tạm ứng của cấp ngân sách về vốn
ODA, vay ưu đãi (theo hướng dẫn tại điểm 6, 7 Mục III, phần E, Chương II, Phụ lục
VII, Công văn số 3545/KBNN-KTNN).
Để kịp thời
trong công tác hạch toán số liệu vay NSTW từ nguồn vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi
nước ngoài bổ sung có mục tiêu cho NSĐP, đối với việc chuyển số liệu trả nợ vay
NSTW từ nguồn vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài bổ sung có mục tiêu cho NSTW,
đối với Lệnh thanh toán “nộp trả kinh phí cho nhà tài trợ”, tại màn hình thông
tin Lệnh thanh toán đơn vị thực hiện, đề nghị ghi như sau:
(1) Nhập thông tin 12 đoạn mã COA của
Kho bạc B là: 01.1399.Mã NDKT.1.0000000.000.000.00000.0003.00.000
(2) Nội dung
thanh toán ghi đầy đủ như sau: “KBNN A, giảm vay nợ của
NSTW do dự án trả lại kinh phí đã nhận năm ... từ nhà tài
trợ; số lệnh thanh toán chuyển về và chi tiết mã của tài khoản 3644 cần điều chỉnh.
- Rà soát tình
hình thực hiện GTGC vốn ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài được
bổ sung theo Nghị quyết số 851/NQ-UBTVQH14 ngày 30/12/2019 của Ủy ban thường vụ
Quốc hội về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2019 giữa các Bộ,
ngành và địa phương, theo hướng dẫn tại Công văn số 3307/KBNN-KTNN ngày
19/6/2020 của KBNN về việc hướng dẫn quy trình hạch toán kế toán để triển khai
thực hiện quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 851/NQ-UBTVQH14.
Có ý kiến bằng văn bản gửi cơ quan tài chính đồng cấp và KBNN cấp trên về tình
hình thực hiện GTGC đối với số KHV được bổ sung này.
(3) Rà soát, đối chiếu giữa số liệu chi đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) đã hạch toán trên TABMIS năm 2019 (chi tiết đến từng dự án, từng chương, cấp ngân sách của từng loại nguồn
vốn được kiểm soát thanh toán qua KBNN) với số liệu báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB năm 2019 đã được lập theo quy định tại Thông tư số
85/2017/TT-BTC ngày 15/8/2017 của Bộ Tài chính quy định về quyết toán tình hình sử dụng vốn đầu tư
nguồn NSNN theo niên độ ngân sách hàng năm, đảm bảo khớp đúng (trường hợp có
chênh lệch phải thuyết minh, giải trình).
(4) Tổng hợp và thực hiện thu hồi nộp
ngân sách nhà nước, thu hồi giảm tạm ứng theo đề nghị của Chủ đầu tư khi thực
hiện kết luận kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
(nếu có).
Phối hợp với ĐVSDNS thuộc ngân sách
trung ương thực hiện hạch toán giảm chi NSTW năm 2019 theo thông báo xét duyệt
quyết toán hoặc thông báo điều chỉnh quyết toán năm của đơn vị dự toán cấp trên
(trường hợp trực thuộc đơn vị dự toán cấp trên), hoặc thông báo xét duyệt quyết
toán năm của Bộ Tài chính.
(5) Rà soát số liệu vay, trả nợ vay của
năm 2019 theo hướng dẫn tại Công văn số 3545/KBNN-KTNN trong đó lưu ý hạch toán
đầy đủ số NSĐP vay lại của Chính phủ tương ứng với số dự toán còn dư đủ điều kiện
chuyển nguồn.
(6) Việc đối chiếu, xác nhận số liệu quyết toán NSNN năm 2019 đối với cơ quan tài
chính, cơ quan thuế trên địa bàn, đảm bảo khớp đúng với số liệu đã hạch toán
trên TABMIS tại KBNN. Trường hợp đã ký đối chiếu, xác nhận nhưng sau đó có sự
thay đổi về số liệu, cần khẩn trương phối hợp với cơ quan Tài chính, cơ quan
Thuế thực hiện các thủ tục đối chiếu, xác nhận bổ sung số liệu quyết toán NSNN
năm 2019, hoặc xác nhận lại về số liệu báo cáo quyết toán NSNN năm 2019 gửi các
cơ quan có thẩm quyền.
(7) Rà soát việc điều chỉnh theo hướng
dẫn tại Công văn số 3642/KBNN-KTNN ngày 07/07/2020 về hướng dẫn điều chỉnh chi
tiền lương ngân sách nhà nước (NSNN) năm 2019 theo Nghị định số 38/2019/NĐ-CP
ngày 09/05/2019 của Chính Phủ về quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công
chức, viên chức và lực lượng vũ trang được giao bổ sung dự
toán năm 2020.
(8) Tính toán chênh lệch thu chi các
cấp năm 2019 sau khi đã thực hiện các nội dung điều chỉnh trên
để chuẩn bị xử lý chênh lệch thu, chi vay và trả nợ vay NSTW năm 2019.
(9) Khẩn trương tổng hợp và gửi về KBNN (đồng thời gửi file về địa chỉ phongquy[email protected].vn)
báo cáo về số liệu chuyển nguồn tài khoản tiền gửi thuộc NSTW năm 2019 theo Mẫu biểu số 01/BC-TGDT quy định tại Công văn
số 7392/KBNN-KTNN về hướng dẫn công tác khóa sổ niên độ 2019 trên hệ thống TABMIS.
2. Đối với số liệu
năm 2020
2.1 Kiểm tra
báo cáo tổng hợp, trong đó lưu ý các nội dung sau:
a. Bảng Cân đối tài khoản (mẫu B9-01)
- Kiểm tra tính cân đối của Bảng cân
đối tài khoản kế toán, trường hợp có chênh lệch số dư đầu
năm trên bảng cân đối năm 2020, thực hiện kiểm tra số liệu tài khoản 5511 các
năm trước 2019 theo từng cấp ngân sách, đồng thời chạy lại chương trình tính
toán cân đối thu, chi theo từng đơn vị KBNN, từng cấp ngân
sách (Lưu ý: chỉ hạch toán bút toán thủ công trên tài khoản 5511 khi xử lý kết dư
ngân sách).
- Đối chiếu doanh số, số dư tài khoản
thanh toán, tài khoản chuyên thu với ngân hàng thương mại; đối chiếu và xác định
chính xác số lãi tiền gửi ngân hàng, phí thanh toán (phải thu/phải trả) với từng
ngân hàng (nếu có) để đảm bảo số liệu được chính xác.
- Đối chiếu số liệu với Cục KTNN về số
điều chuyển vốn bằng ngoại tệ (nếu có).
- Phối hợp với cơ quan tài chính, cơ
quan Thuế, Hải quan và các cơ quan khác kịp thời xử lý số dư tài khoản tiền gửi
tạm thu, tạm giữ khi đủ thông tin và điều kiện xử lý; kịp
thời gửi công văn đôn đốc chủ tài khoản xử lý đối với số dư tài khoản tiền gửi tạm thu, tạm giữ để thực hiện khóa sổ, quyết toán năm 2020:
+ Căn cứ số dư hết ngày 30/11/2020: Lập
văn bản đôn đốc lần 01 trước ngày 10/12/2020.
+ Căn cứ số dư hết ngày 31/12/2020: Lập
văn bản đôn đốc lần 2 trước ngày 10/01/2021.
Lưu ý: Các lần đôn đốc sau cần lưu ý
các nội dung mà đơn vị chủ tài khoản tạm thu, tạm giữ đã
trả lời (thỏa đáng) của lần đôn đốc trước, để kịp thời điều chỉnh phương án đôn
đốc lần sau.
- Rà soát số dư
các tài khoản tạm ứng, ứng trước trung gian đảm bảo xử lý hết quy trình khi thực
hiện chuyển nguồn tạm ứng chi ngân sách (hoặc chuyển nguồn ứng trước chi ngân
sách).
- Thực hiện các nội dung đã hướng dẫn tại chương XIV “Quy trình xử lý cuối kỳ” Công văn
3545/KBNN-KTNN , lưu ý các bước thực hiện cuối tháng, cuối năm như:
+ Đánh giá lại số dư các tài khoản
ngoại tệ (tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các tài khoản tiền gửi ngoại tệ của đơn vị ...);
+ Xác định nguyên nhân và xử lý kịp
thời số dư các tài khoản không được phép có số dư trong kỳ (tài khoản 3397,
3520, 3890, 3931, 3960,....); Nộp ngân sách kịp thời đối với các khoản phải nộp
ngân sách (tài khoản 3192, ...); Cuối năm, chuyển về KBNN cấp trên số dư các
khoản phải chuyển (tài khoản 5420...).
b. Nhóm báo cáo thu (lưu ý mẫu B2-01)
- Rà soát, điều chỉnh số liệu thu
NSNN đảm bảo các khoản thu được hạch toán đúng mục lục NSNN, điều tiết đúng cấp
ngân sách được hưởng theo quy định, các khoản thu không có trong công thức trên báo cáo thu NSNN (B2-01/BC-NS/TABMIS) và kịp thời phản
ánh về Cục KTNN để phối hợp xử lý.
- Kiểm tra sự khớp đúng giữa mục thu,
chi chuyển giao, chuyển nguồn giữa các cấp ngân sách, giữa các niên độ ngân
sách;
- Đối chiếu chính xác số liệu với cơ
quan thu (Thuế, Hải quan, Tài chính) đảm bảo khớp đúng về
số đã thu NSNN;
- Phối hợp với cơ quan Thuế, Hải
quan, cơ quan Tài chính:
+ Đối chiếu, xử lý số đã hoàn trả các
khoản thu khi có hướng dẫn của KBNN, Bộ Tài chính;
+ Xử lý các khoản tạm thu, tạm giữ;
các khoản thu viện phí, phí an ninh, trật tự phát sinh trên báo cáo thu và vay
của NSNN theo đúng chế độ.
- Rà soát các khoản GTGC thu, chi
không thuộc phạm vi ngân sách như học phí, viện phí...; phối
hợp với cơ quan tài chính, cơ quan thuế loại bỏ các khoản
GTGC học phí, viện phí nêu trên ra khỏi thu, chi NSNN.
- Rà soát và có ý kiến bằng văn bản gửi
cơ quan Tài chính đồng cấp đề nghị xử lý số tạm thu NSNN theo quy định (thời
gian thực hiện trước 31/12/2020).
c. Nội dung vay, trả nợ vay NSNN
(báo cáo mẫu B2-01; mẫu B3-01; mẫu B6-01 và mẫu B6-02)
- Kiểm tra số vay, trả nợ vay trên
các báo cáo B2-01, B3-01, B6-01, B6-02 đảm bảo sự phù hợp giữa các báo cáo, cần
rà soát nguyên nhân và thuyết minh chênh lệch (nếu có). Trong đó rà soát việc hạch
toán liên quan đến vay và trả nợ NSNN được thực hiện trên cơ sở rà soát hạch
toán tài khoản 5311 - Nợ vay chờ xử lý (các bút toán hạch toán tài khoản 5311
phải được đối ứng theo cặp với tài khoản 1381 - Thanh toán gốc vay;
Lưu ý: Trường hợp điều chỉnh sai lầm
nghiệp vụ này, đề nghị thực hiện điều chỉnh theo phương pháp ghi âm (Đỏ, Đen)
và điều chỉnh theo từng cặp bút toán (01 vế Nợ đối ứng nhiều vế Có
hoặc 01 vế Có đối ứng nhiều về Nợ), không hạch toán nhiều dòng Nợ và nhiều dòng Có trong cùng một bút toán, không hạch toán điều
chỉnh theo phương pháp đối ứng (Nợ/Có). Trường hợp tại KBNN địa phương, trên
báo cáo mẫu B6-01 phát sinh số vay nợ trái phiếu chính phủ (vay của NSTW), đề
nghị rà soát, điều chỉnh kịp thời nếu có sai sót.
- Phối hợp với Sở Tài chính thực hiện
rà soát, đối chiếu và xác định chính xác số liệu dư nợ của chính quyền địa
phương (bao gồm số đang theo dõi trên TABMIS; số không
theo dõi trên TABMIS đối với dư nợ các khoản vay đã ghi thu NSNN thời điểm trước
khi triển khai TABMIS; số chưa theo dõi trên TABMIS đối với các khoản vay không
được phản ánh qua TABMIS), trường hợp có sai sót kịp thời phản ánh về KBNN để
có phương án xử lý.
- Đối chiếu và xác nhận với Vụ NSNN
(đối với Sở Giao dịch KBNN), cơ quan tài chính (đối với
KBNN các tỉnh, thành phố) về số liệu tạm ứng, vay ngân quỹ
nhà nước của NSTW và NSĐP, số tạm ứng quỹ dự trữ tài chính; tính toán chính xác
số phải thu, số đã thu và số còn phải thu về chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước
và chi phí sử dụng ngân quỹ nhà nước quá hạn (nếu có);
- Rà soát, xác định số lãi, phí phải
trả, phải thu để trả và thu của các đối tượng được KBNN trả lãi, thu phí theo
quy định.
d. Nhóm báo tình tình thực hiện dự
toán (lưu ý mẫu B5-01; mẫu B5-03; mẫu B5-05 ...)
- Phối hợp với cơ quan tài chính rà
soát, đối chiếu số dự toán chi bổ sung ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới,
số đã rút dự toán, số dư dự toán còn lại đến hết thời điểm
rà soát trên mẫu báo cáo B5-05/BC-NS/TABMIS.
- Chủ động kiểm tra, rà soát số liệu
dự toán NSTW thuộc trách nhiệm của KBNN nhập, đảm bảo số
liệu khớp đúng với quyết định giao dự toán của cấp có thẩm quyền giao cho đơn vị
về số dự toán nhập đầu năm 2020, dự toán bổ sung, điều chỉnh trong năm và dự
toán còn lại. Tuyệt đối không thực hiện nhập dự toán cho các đơn vị không thuộc
trách nhiệm của KBNN khi không có văn bản hướng dẫn.
- Để phục vụ cho
công tác quyết toán NSNN năm 2020, lưu ý các nội dung sau:
+ Rà soát hạch toán chi tiết mã loại
dự toán đúng với nghiệp vụ phát sinh để báo cáo tổng hợp đúng số liệu.
+ Kiểm tra số dự toán chuyển từ năm
2019 sang năm 2020 (so sánh số chuyển nguồn ở cột chuyển
sang năm sau trên báo cáo B5-03/BC-NS/TABMIS năm 2019 và số liệu dự toán chuyển
từ năm trước sang trên báo cáo B5-03/BC-NS/TABMIS năm 2020. Trường hợp có chênh lệch, rà soát, phối hợp với cơ quan tài chính đồng cấp
và ĐVSDNS điều chỉnh kịp thời.
- Kiểm tra việc nhập, thu hồi và hủy
dự toán tạm cấp (đảm bảo đúng tài khoản - tài khoản 9513, tài khoản 9517 và
đúng loại dự toán - loại 08), đảm bảo tài khoản 9513, 9517 với loại dự toán 08
không còn số dư; hạch toán đúng mã loại dự toán đối với các bút toán điều chuyển
dự toán theo quyết định của cấp có thẩm quyền (loại 02, 03), điều chỉnh do sai
làm (điều chỉnh âm bút toán sai lầm); chỉ sử dụng loại dự
toán 19 đối với các bút toán điều chỉnh dự toán sau khi đã
chạy khử số dư âm; đảm bảo dự toán đã được kết hợp đúng giữa tài khoản và loại
dự toán tương ứng.
- Xác định số dự toán/kế hoạch vốn
năm 2020 để chi cho các Chương trình mục tiêu (CTMT) và
các CTMT Quốc gia phát sinh trong năm kế hoạch, đối chiếu với số thực chi; kịp
thời điều chỉnh nếu việc giao dự toán/kế hoạch vốn để chi cho CTMT và CTMT Quốc
gia chưa chính xác (do hạch toán sai mã chương trình hoặc cơ quan tài chính nhập
dự toán không đầy đủ về mã CTMT dẫn đến số chi CTMT trên hệ
thống TABMIS không đầy đủ).
- Rà soát, đối chiếu dự toán (kế hoạch
vốn) được cấp có thẩm quyền giao của các dự án thuộc nguồn vốn NSNN, vốn TPCP,
vốn chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn vốn khác được giao quản lý (bao gồm
các dự án thuộc nguồn vốn ứng trước kế hoạch, nguồn vốn
thuộc kế hoạch năm 2020 và nguồn vốn thuộc kế hoạch năm trước được phép kéo dài
thời gian thực hiện và thanh toán sang năm 2020).
- Rà soát, đối chiếu số chi NSNN (bao
gồm vốn tạm ứng, vốn thanh toán khối lượng hoàn thành) của các dự án thuộc nguồn
vốn NSNN, vốn TPCP, vốn CTMT quốc gia và nguồn vốn khác được giao quản lý với số chi NSNN trên hệ thống TABMIS (bao gồm các dự án thuộc nguồn vốn ứng
trước kế hoạch, nguồn vốn thuộc kế hoạch năm 2020 và nguồn vốn thuộc kế hoạch
năm trước được cấp có thẩm quyền cho phép kéo dài thời gian thực hiện và thanh
toán sang năm 2020, đối chiếu đảm bảo khớp đúng giữa hệ thống TABMIS và chương trình THBC).
- Đối với số ứng trước, rà soát các nội
dung sau:
+ Rà soát và xử lý số dự toán ứng trước
chi chuyển giao trong năm 2020.
+ Đối với số chi (hoặc tạm ứng) tính
chất nguồn 27: KBNN phối hợp với cơ quan tài chính đồng cấp xử lý thu hồi số đã
phát sinh và có ý kiến bằng văn bản với cơ quan tài chính đồng cấp đề nghị thực
hiện đúng quy định của Luật NSNN 2015 nếu tại địa phương có phát sinh mới khoản
chi từ nguồn kinh phí này.
+ Rà soát việc xử lý số dư ứng trước
năm 2020 và ứng trước các năm trước nhưng chưa có kế hoạch vốn thu hồi; số dư tài khoản tạm ứng trung gian, ứng trước trung gian từ năm 2019 chuyển
sang năm 2020 nhưng chưa được xử lý do chưa thực hiện hết
quy trình nên vẫn còn số dư trên tài khoản trung gian.
- Rà soát, đối chiếu các khoản vốn ứng
trước kế hoạch, trong năm 2020 cấp có thẩm quyền đã có văn bản thu hồi vốn ứng
trước kế hoạch nhưng KBNN (nơi giao dịch) chưa thực hiện hạch toán chuyển từ vốn
ứng sang vốn cấp.
- Chủ động phối hợp với cơ quan tài
chính đồng cấp, các ĐVSDNS rà soát việc hạch toán số cắt giảm và tiết kiệm thêm
dự toán chi thường xuyên còn lại của năm 2020 theo hướng dẫn tại Công văn số
4518/KBNN-KTNN ngày 19/08/2020. Theo đó phần kinh phí cắt giảm, tiết kiệm được
hạch toán với mã nguồn 28, mã loại dự
toán 03. Trường hợp đơn vị dự toán cấp trên đã thực hiện cắt
giảm và tiết kiệm thêm ngay từ thời điểm giao dự toán nhưng vẫn có văn bản đề
nghị KBNN theo dõi, hạch toán, thì đề nghị các đơn vị KBNN có văn bản gửi cơ
quan tài chính đồng cấp nêu lý do không thực hiện theo dõi hạch toán và không
có cơ sở để tổng hợp số liệu để báo cáo cấp có thẩm quyền.
- Chủ động phối hợp với các ĐVSDNS xử
lý hạch toán điều chỉnh chi NSNN đối với nội dung chi thực hiện điều chỉnh tiền lương năm 2019 theo hướng dẫn tại Công văn số 2605/KBNN-KTNN ngày
20/05/2020 và Công văn số 3642/KBNN-KTNN ngày 07/07/2020 của
Kho bạc Nhà nước.
- Phối hợp với ĐVSDNS thuộc NSTW thực
hiện hủy dự toán của ĐVSDNS theo kết luận, kiến nghị về giảm
trừ dự toán của cơ quan thanh tra, kiểm toán, cơ quan tài chính.
- Chủ động trao đổi, phối hợp với ĐVSDNS thực hiện đối chiếu số liệu
11 tháng năm 2020 đối với các mẫu số 20a “Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân
sách bằng hình thức rút dự toán tại KBNN”; mẫu số 20b “Bảng đối chiếu dự toán
kinh phí ngân sách bằng hình thức lệnh chi tiền tại KBNN”; mẫu số 20c “Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách bằng hình thức rút dự
toán tại KBNN”; mẫu số 20d “Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách bằng hình thức lệnh chi tiền tại
KBNN” (mẫu quy định tại Nghị định 11/2020/NĐ-CP ngày
20/01/2020)
e. Nhóm báo cáo chi NSNN (lưu ý mẫu
B3-01)
- Kiểm tra số trả nợ vay trên các báo
cáo B3-01, B6-01, B6-02 đảm bảo sự phù hợp giữa các báo cáo, rà soát nguyên
nhân và thuyết minh chênh lệch (nếu có).
- Rà soát, kiểm tra số liệu các khoản
chi không có trong công thức Báo cáo chi NSNN (B3-01/BC-NS/TABMIS).
- Phối hợp với chủ các dự án, ĐVSDNS
rà soát số dư tạm ứng, ứng trước chưa thu hồi để có phương án xử lý kịp thời.
Lưu ý trường hợp các khoản tạm ứng, ứng
trước phải thu hồi theo quyết định của cơ quan thanh tra đã được chủ dự án hoặc
ĐVSDNS nộp vào tài khoản tạm giữ của cơ quan thanh tra và
đã được cơ quan thanh tra ra quyết định thu hồi nộp thu NSNN nhưng KBNN chưa thực
hiện giảm tạm ứng hoặc giảm ứng trước cần phối hợp với ĐVSDNS để xử lý kịp thời.
2.2. Các nội
dung khác về số liệu kế toán
- Chủ động phối hợp với cơ quan Thuế,
thực hiện rà soát, đối chiếu số liệu chi hoàn thuế GTGT năm 2020, đảm bảo khớp
đúng với các quyết định hoàn thuế do cơ quan Thuế đã ban hành, trong đó lưu ý
rà soát số liệu phát sinh trên tài khoản trung gian “3397- Phải trả trung gian
thu hồi hoàn thuế GTGT”;
- Đôn đốc cơ quan tài chính rà soát
các khoản GTGC vốn viện trợ độc lập (viện trợ không kèm khoản vay), khẩn trương
làm thủ tục GTGC gửi KBNN hạch toán. Trong đó lưu ý trường hợp đơn vị chưa triển
khai thực hiện, cơ quan tài chính làm thủ tục GTGC tạm ứng để ghi nhận kịp thời
số chi bổ sung có mục tiêu từ NSTW cho NSĐP đồng thời làm thủ tục chuyển nguồn
đối với số tạm ứng này (báo cáo cơ quan tài chính để thực hiện tổng hợp vào số
chi chuyển nguồn)
- Rà soát số liệu các tài khoản trung
gian:
+ Tài khoản phải thu phải trả, đảm bảo
có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ,
sao kê đến hết ngày 30/11/2020, phối hợp với các đơn vị có liên quan để kịp thời
đưa ra phương án xử lý;
+ Tài khoản phải
trả trung gian (tài khoản 3390); Xử
lý dứt điểm số dư các khoản sai lầm trong thanh toán.
+ Kịp thời xử lý
số dư các tài khoản thanh toán vãng lai giữa các KBNN về
thanh toán tín phiếu, trái phiếu; thanh toán vãng lai về
kinh phí công đoàn theo quy định.
- Sao kê số dư
Tài khoản 1351 - Phải thu theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, chi tiết
theo từng đơn vị, cấp ngân sách, nội dung khoản phải thu.
- Tiếp tục theo dõi, tổng hợp và chỉ đạo việc theo dõi, tổng hợp số liệu các vụ án tham nhũng, kinh tế trên
địa bàn theo hướng dẫn tại Công văn số 6091/KBNN-KTNN ngày 06/11/2019 về việc
thu hồi vào NSNN từ các vụ án tham nhũng, kinh tế và gửi báo cáo về Cục KTNN
theo định kỳ.
- Chủ động phối hợp với ĐVSDNS rà
soát, điều chỉnh việc theo dõi hạch toán đoạn mã chi tiết (mã nguồn, mã niên độ
ngân sách) của các tài khoản tiền gửi có nguồn gốc từ NSNN theo quy định tại
Công văn số 760/KBNN-KTNN ngày 28/02/2018 của KBNN, để đảm bảo đầy đủ thông tin, số liệu phục vụ cho việc xác nhận số dư tài khoản tiền
gửi năm 2020 chuyển sang năm 2021 của ĐVSDNS tại thời điểm
sau ngày 31/01/2021.
- Sao kê chi tiết số liệu các khoản
phải thu theo quyết định của cấp có thẩm quyền - tài khoản 1351 (có nguồn gốc từ
số chi, tạm ứng chi thường xuyên, chi đầu tư hoặc chi chuyển giao giữa các cấp
NS) chưa được thu hồi, gửi cơ quan tài chính đồng cấp hoặc
gửi KBNN cấp trên (đối với các khoản phải thu có nguồn gốc từ chi ngân sách cấp
trên).
- Đối chiếu với cơ quan tài chính đồng
cấp về số liệu cấp phát bằng Lệnh chi tiền;
- Có văn bản đề nghị cơ quan Tài
chính đồng cấp xử lý kịp thời các giao dịch dở dang trên hệ thống TABMIS;
- Thực hiện nghiêm quy định về việc
cung cấp thông tin số liệu về thu, chi NSNN phục vụ yêu cầu quản lý điều hành của
cấp ủy, chính quyền và các cơ quan quản lý tài chính ở địa
phương theo quy định tại Quyết định số 359/QĐ-BTC ngày 11/03/2019 của Bộ Tài chính
về việc ban hành chế độ báo cáo số liệu thu, chi NSNN của hệ thống KBNN.
- Thực hiện nghiêm quy định về việc
rà soát xử lý giao dịch dở dang và việc đóng kỳ kế toán.
Lưu ý:
- Để đảm bảo cho
công tác tổng hợp số liệu được chính xác, đề nghị các KBNN tỉnh, thành phố chỉ đạo các KBNN trực thuộc thực hiện rà soát số liệu và
hạch toán điều chỉnh theo nguyên tắc: Điều chỉnh theo phương pháp ghi âm
(ghi Đỏ/Đen) đối với các nghiệp vụ điều chỉnh sai lầm do hạch toán, điều chỉnh
theo phương pháp đối ứng (Nợ/Có) đối với các
nghiệp vụ điều chỉnh theo văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Kiểm tra, rà soát các tài khoản
đánh giá lại tỷ giá đảm bảo chính xác; xử lý hư số các tài khoản trung gian về
ngoại tệ.
3. Công tác thanh
toán và phối hợp thu NSNN
a. Thanh toán liên kho bạc:
Các đơn vị KBNN thực hiện rà soát, kiểm
tra đối chiếu số liệu kế toán thanh toán liên kho bạc (LKB) đi, LKB đến nội tỉnh,
ngoại tỉnh với số liệu trên Bảng kê lệnh thanh toán đi, LKB đến nội tỉnh, ngoại tỉnh (mẫu số
B7-01, B7-02/KB/TABMIS) số liệu 11 tháng bảo đảm chính xác, khớp đúng. KBNN tỉnh
chịu trách nhiệm tổng hợp số liệu thanh toán liên kho bạc nội tỉnh, ngoại tỉnh trên toàn địa bàn (số liệu 11 tháng), lập Báo cáo đối chiếu số liệu
thanh toán - kế toán liên kho bạc, mẫu số B7-10a/KB/TABMIS (đối với địa bàn tỉnh
chỉ phát sinh loại tiền VNĐ), mẫu số B7-10b/KB/TABMIS (đối với địa bàn tỉnh
phát sinh cả loại tiền VNĐ và ngoại tệ) gửi về KBNN (Phòng
Thanh toán - Cục KTNN) chậm nhất vào 15/12/2020. Các chênh lệch (nếu có) phải
phối hợp với KBNN (Cục Kế toán Nhà nước, Cục Công nghệ thông tin) và đơn vị
KBNN liên quan để xử lý kịp thời, đảm bảo an toàn thanh toán.
Lưu ý: Số kế
toán trên Mẫu số B7-10a/KB/TABMIS (hoặc Mẫu số B7-10b/KB/TABMIS) phải khớp với số kế toán trên Bảng Cân đối tài khoản (Mẫu số B9-01/KB).
b. Thanh toán song phương điện tử
(TTSPĐT) với ngân hàng thương mại (NHTM):
KBNN tỉnh chủ động
chỉ đạo các đơn vị KBNN trực thuộc thực hiện đầy đủ các quy định của quy trình
TTSPĐT và Phối hợp thu NSNN, trong đó lưu ý:
- Hàng ngày kiểm tra, rà soát lại trạng
thái đối chiếu các bảng kê đối chiếu trên TTSPĐT và TCS, trường hợp không thực
hiện được quyết toán điện tử, đơn vị KBNN cần phối hợp với chi nhánh NHTM và
KBNN (Phòng Thanh toán - Cục KTNN) để tìm nguyên nhân và
biện pháp khắc phục.
- Kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán
phát sinh trên sổ chi tiết tài khoản thanh toán, tài khoản
chuyên thu tại TABMIS (Mẫu S2-01/KB/TABMIS) số liệu 11
tháng với sổ chi tiết ngân hàng thương mại gửi qua hệ thống TTSPĐT (Mẫu B7-51/KB/TTSPĐT) ngày 30/11/2020 bảo
đảm khớp đúng số dư cuối kỳ và tổng lũy kế phát sinh 11
tháng (bao gồm cả số VNĐ và nguyên tệ đối với những đơn vị có TTSPĐT ngoại tệ);
đồng thời số dư tài khoản cuối ngày 30/11/2020 tại các sổ
chi tiết tài khoản nêu trên phải khớp đúng với số dư sau quyết toán tại “Bảng
theo dõi số liệu TTSP tại KBNN” (Mẫu B7-45/KB/TTSPĐT) in từ chương trình TTSPĐT
cộng với phát sinh thu sau thời điểm “Cut off time” ngày 30/11/2020).
- Kiểm tra, rà soát đảm bảo khớp đúng
các số liệu kế toán thu hộ chi hộ TTSPĐT giữa đơn vị và Cục Kế toán Nhà nước -
KBNN (Mẫu B7-22/KB/TABMIS);
- Kiểm tra, rà soát việc nhận đầy đủ số lãi, thanh toán phí với NHTM và việc hạch
toán các khoản lãi, phí theo hướng dẫn tại Công văn số 3956/KBNN-KTNN của KBNN
ngày 24/07/2020 về việc nhận lãi và thanh toán phí cho NHTM theo Thỏa thuận lãi
phí mới; Công văn số 6096/KBNN-KTNNN của KBNN ngày 29/10/2020 về việc trả phí dịch vụ tài khoản và thanh toán cho Agribank; Công văn số
3545/KBNN-KTNN của KBNN ngày 01/07/2020 về việc hướng dẫn Chế độ kế toán NSNN
và hoạt động nghiệp vụ KBNN, trong đó lưu ý:
+ Các đơn vị KBNN căn cứ số liệu trên
Bảng kê tính phí thủ công do ngân hàng thương mại (NHTM) cung cấp (từ kỳ tính
phí tháng 6 đến hết tháng 11/2020) để thực hiện thanh toán phí cho NHTM chậm nhất
vào ngày 10/12/2020.
Đối với NHTM cổ phần Công thương Việt
Nam, NHTM cổ phần Ngoại thương Việt Nam, NHTM cổ phần Đầu tư và phát triển Việt
Nam, NHTM cổ phần Quân đội: Từ kỳ
tính phí tháng 6/2020 đến hết tháng 8/2020, NHTM hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm
bảo chính xác số liệu tính phí KBNN phải trả trên Bảng kê
tính phí gửi KBNN. Từ kỳ tính phí tháng 9/2020, KBNN và NHTM đã thực hiện truyền
nhận dữ liệu bao gồm các tiêu thức tính phí, KBNN sẽ hướng dẫn các đơn vị KBNN
đối soát lại số liệu sau khi hoàn thành quy trình đối chiếu lãi phí điện tử.
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn Việt Nam: Từ kỳ tính phí tháng 6/2020 đến tháng 11/2020:
Agribank hoàn toàn chịu trách nhiệm đảm bảo chính xác số liệu tính phí KBNN phải
trả trên bảng kê tính phí gửi KBNN. Từ kỳ tính phí tháng 12/2020, KBNN và NHTM
sẽ thực hiện truyền nhận dữ liệu bao gồm các tiêu thức tính phí, KBNN sẽ hướng
dẫn các đơn vị KBNN đối soát lại số liệu sau khi hoàn
thành quy trình đối chiếu lãi phí điện tử.
+ Về việc hạch
toán phí TTSPĐT trên TABMIS: trong thời gian ứng dụng TTSPĐT chưa nâng cấp đáp ứng
giao diện tự động các tài khoản lãi phí gắn với mã quan hệ ngân sách (đầu 9) tương ứng với từng NHTM, các đơn vị KBNN thực
hiện điều chỉnh trên TABMIS về tài khoản nhận lãi và trả phí đúng theo quy định.
Các chênh lệch phát sinh ngoài các
quy định tại quy trình TTSPĐT (nếu có) phải kịp thời phối hợp với KBNN để xử
lý, đồng thời có giải trình của NHTM hoặc đơn vị KBNN để thuận tiện cho công
tác kiểm tra, theo dõi.
c. Thanh toán điện tử liên ngân
hàng (ĐTLNH):
Sở Giao dịch, KBNN tỉnh thực hiện kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán, thanh toán, đảm bảo
khớp đúng giữa số liệu kế toán và thanh toán theo quy định; Trong đó, lưu ý thực
hiện việc kiểm tra, đối chiếu số liệu kế toán phát sinh hàng ngày trên sổ chi
tiết tài khoản 3931, tài khoản 3932 (Mẫu S2-02/KB/TABMIS) với Báo cáo chuyển tiền
đi, Báo cáo chuyển tiền đến (Mẫu TTLNH 16,17 trên hệ thống TTLNH) bảo đảm khớp
đúng chi tiết số món, số tiền, tổng món, tổng tiền. Trường hợp có sai lệch phải
thuyết minh giải trình lý do.
Kiểm tra, rà soát các số liệu kế toán
liên quan khác như thu hộ chi hộ TTLNH đã chuyển về Cục KTNN - KBNN (Mẫu
B7-22/KB/TABMIS và Mẫu B7-23/KB/TABMIS).
5. Các phương thức
hỗ trợ người dùng trên hệ thống TABMIS
- Về
việc hỗ trợ xử lý các giao dịch dở dang trên hệ thống TABMIS: Để đảm bảo an
toàn, chính xác trong quá trình hạch toán cập nhật số liệu, Kế toán trưởng nghiệp
vụ KBNN tỉnh, thành phố kiểm tra, đôn đốc, nhắc nhở, hướng dẫn các đơn vị liên quan, cơ quan tài chính đồng cấp, chủ
động xử lý dứt điểm các giao dịch dở dang trong ngày, không để tồn đọng. Đối với
các giao dịch dở dang của các bộ, ngành trung ương tại Bộ sổ tỉnh, trường hợp
không xử lý được, kịp thời gửi yêu cầu hỗ trợ về Cục CNTT
theo hướng dẫn tại Công văn số 1468/KBNN-KTNN ngày 23/03/2020 về việc hướng dẫn
triển khai diện rộng phần mềm hỗ trợ
công nghệ thông tin (ITSM) để phối hợp xử lý.
- Thường xuyên cập nhật các thông
báo, chỉ đạo của KBNN trên cổng
thông tin điện tử KBNN (portal), diễn đàn nghiệp vụ và email về việc hướng dẫn
vận hành hệ thống TABMIS trong thời điểm cuối năm.
- Một số lưu ý:
+ Thực hiện nghiêm chỉnh việc đối chiếu số liệu, xử lý giao dịch dở dang và gửi
thông báo đóng kỳ
(địa chỉ thư điện tử phongquy[email protected].vn) để thực hiện đóng kỳ
theo quy định.
+ Trường hợp yêu cầu mở lại các kỳ quá khứ, cần nêu rõ lý do, tình huống nghiệp vụ dẫn đến việc
cần phải mở lại kỳ quá khứ để điều chỉnh và gửi về địa chỉ thư điện tử phongquy[email protected] để có phương án điều chỉnh kịp thời.
6. Tổ chức thực
hiện
Đề nghị đồng chí Giám đốc KBNN tỉnh,
thành phố chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định
về chế độ kế toán, kiểm tra, đối chiếu số liệu 11 tháng phục vụ tốt công tác
quyết toán khóa sổ năm 2020.
Trong quá trình triển khai thực hiện,
nếu có vướng mắc các đơn vị phản ánh về KBNN để phối hợp xử lý./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Vụ THPC, Vụ KSC, Cục CNTT;
- Lưu: VT, KTNN (70 bản).
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Đặng Thị Thủy
|