Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 4571/BLĐTBXH-TCGDNN Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Lao động thương binh và Xã hội Người ký: Lê Tấn Dũng
Ngày ban hành: 26/09/2024 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH
VÀ XÃ HỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4571/BLĐTBXH-TCGDNN
V/v đánh giá tình hình thực hiện Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao”

Hà Nội, ngày 26 tháng 9 năm 2024

Kính gửi: …………………………………..

Thực hiện Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh, bổ sung Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án), để chuẩn bị tổ chức sơ kết tình hình thực hiện Đề án báo cáo Thủ tướng Chính phủ và cấp có thẩm quyền theo quy định, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Quý Cơ quan tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Đề án, cụ thể như sau:

- Báo cáo kết quả thực hiện theo nhiệm vụ được phân công; kết quả tự đánh giá mức độ, khả năng đạt được so với các tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao đối với các trường cao đẳng thuộc phạm vi quản lý tính đến hết ngày 30/6/2024;

- Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân trong quá trình thực hiện;

- Đề xuất, kiến nghị (sửa đổi, bổ sung về định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, tổ chức thực hiện; tiêu chí, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng; cơ chế, chính sách phát triển trường cao đẳng chất lượng cao (nếu có).

(Chi tiết hướng dẫn tại Phụ lục kèm theo)

Báo cáo của Quý Cơ quan gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Tổng cục Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, số 37 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận Hai Bà Trưng, Thành phố Hà Nội) trước ngày 14/10/2024 để tổng hợp, báo cáo.

Trân trọng cảm ơn./.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố;
- Lưu: VT, TCGDNN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Tấn Dũng

Danh sách các đơn vị gửi văn bản

TT

Đơn vị

1

Bộ Kế hoạch và Đầu tư

2

Bộ Tài chính

3

Văn phòng Chính phủ

4

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

5

Bộ Quốc phòng

6

Bộ Công thương

7

Bộ Xây dựng

8

Bộ Giao thông vận tải

9

Bộ Y tế

10

Bộ Giáo dục và Đào tạo

11

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

12

Bộ Thông tin và Truyền thông

13

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

14

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam

15

Đài Tiếng nói Việt Nam

16

Đài Truyền hình Việt Nam

17

63 UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

18

63 Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

19

Trường Cao đẳng Kỹ nghệ II

20

Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ

21

Trường Cao đẳng Kỹ nghệ Dung Quất

22

Các trường được lựa chọn tại phụ lục kèm theo Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/05/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

PHỤ LỤC

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO ĐẾN NĂM 2025”
(Kèm theo Công văn số 4571/BLĐTBXH-TCDN ngày 26 tháng 9 năm 2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

I. Mục đích

Đánh giá tình hình thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án “Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao đến năm 2025” (sau đây gọi tắt là Đề án) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1363/QĐ-TTg ngày 11/10/2019 để phục vụ tổ chức sơ kết thực hiện Đề án và báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

II. Phạm vi và đối tượng

- Các bộ, ngành, địa phương

- Các trường cao đẳng[1], gồm:

+ 45 trường đã được lựa chọn tại Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ.

+ Trường đã được các cơ quan chủ quản phê duyệt Đề án phát triển thành trường chất lượng cao.

+ Trường đã được các cơ quan chủ quản đề xuất bằng văn bản để phát triển thành trường cao đẳng chất lượng cao.

+ Trường khác do cơ quan chủ quản tiếp tục đề xuất, bổ sung để phát triển thành trường cao đẳng chất lượng cao (qua đánh giá, sơ kết Đề án).

III. Nội dung báo cáo

- Báo cáo đánh giá ngắn gọn, cụ thể theo nhiệm vụ được phân công, cụ thể:

+ Việc chỉ đạo, hướng dẫn các trường xây dựng dự án đầu tư trường cao đẳng chất lượng cao; kế hoạch, lộ trình hỗ trợ đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo cụ thể để được đánh giá, công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao;

+ Việc phê duyệt dự án đầu tư trường cao đẳng chất lượng cao;

+ Việc huy động các nguồn lực tài chính từ các chương trình, dự án trong và ngoài nước, nguồn thu sự nghiệp của các trường và các nguồn vốn hợp pháp khác để cùng với hỗ trợ của ngân sách trung ương đầu tư đồng bộ cho các trường được lựa chọn nhằm đạt tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao; bảo đảm đủ vốn thực hiện dự án đã phê duyệt;

- Tổng hợp kết quả tự đánh giá mức độ, khả năng đạt được so với các tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao đối với các trường cao đẳng thuộc phạm vi quản lý tính đến hết ngày 30/6/2024 (theo hướng dẫn tại Biểu số 1.1);

- Khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân (chủ quan, khách quan) trong quá trình thực hiện;

- Đề xuất sửa đổi, bổ sung về định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp, tổ chức thực hiện; tiêu chí, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng; cơ chế, chính sách phát triển phát triển trường cao đẳng chất lượng cao (theo hướng dẫn tại Biểu số 1.2Biểu 1.3);

- Các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện giai đoạn 2024 - 2025;

- Đề xuất, kiến nghị.

Căn cứ kết quả thực hiện Đề án, các nguồn lực thực hiện Đề án trong thời gian vừa qua, các bộ, ngành, địa phương đánh giá hiệu quả, tính khả thi, bao quát toàn diện các các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp và khả năng hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của Đề án để kiến nghị, đề xuất mục tiêu phấn đấu giai đoạn 2024- 2025; các nhiệm vụ trọng tâm và giải pháp thực hiện giai đoạn 2024-2025, các kiến nghị, đề xuất trong đó đề nghị nghiên cứu xem xét việc tiếp tục triển khai hoặc tạm dừng Đề án (nếu có).

Biểu 1.1

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO ĐẾN NĂM 2025”

1. Về việc xây dựng kế hoạch, chương trình hành động và dự án thực hiện Đề án

1.1. Các kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Đề án

TT

Nội dung

Cơ quan ban hành

Số hiệu văn bản

……………..

……………..

……………..

……………..

……………..

……………..

1.2. Dự án đầu tư trường cao đẳng chất lượng cao

TT

Tên dự án

Quyết định phê duyệt

(số hiệu, ngày, tháng, năm)

Tổng mức đầu tư

(triệu đồng)

Tổng số

NSTW

NSĐP

Khác

I

Trường Cao đẳng……

Tên dự án đầu tư....

II

Trường Cao đẳng……

Tên dự án đầu tư....

2. Kết quả tuyển sinh và đào tạo

2.1. Chỉ tiêu đào tạo theo ngành, nghề (theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động giáo dục nghề nghiệp)

TT

Nội dung

Tổng

Trong đó

Cao đẳng

Trung cấp

Sơ cấp

I

Trường Cao đẳng …

1

Ngành, nghề....

2

Ngành, nghề....

…………..

II

Trường Cao đẳng …

1

Ngành, nghề....

2

Ngành, nghề....

………….

2.2. Kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp và có việc làm

ĐVT: Người

TT

Kết quả tuyển sinh, tốt nghiệp và có việc làm

Kết quả tuyển sinh (người)

Kết quả tốt nghiệp (người)

Tỷ lệ có việc làm[2] (%)

Giai đoạn 2014 - 2019

Giai đoạn 2020 - 2023

Giai đoạn 2014-2019

Giai đoạn 2020 - 2023

Giai đoạn 2014- 2019

Giai đoạn 2020 - 2023

TỔNG CỘNG

I

Trường Cao đẳng.....

1

Trình độ Cao đẳng

Ngành, nghề....

Ngành, nghề....

……….

2

Trình độ trung cấp

Ngành, nghề....

Ngành, nghề....

……….

3

Trình độ sơ cấp

Ngành, nghề....

Ngành, nghề....

………..

II

Trường Cao đẳng ….

………..

2.3. Kết quả tuyển sinh và tốt nghiệp có việc làm đối với ngành, nghề đào tạo theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài[3]

TT

Nội dung

Kết quả tuyển sinh (người)

Kết quả tốt nghiệp (người)

Tỷ lệ có việc làm[4] (%)

TỔNG CỘNG

I

Trường Cao đẳng ….

1

Các ngành, nghề chuyển giao từ Úc[5]

Ngành, nghề....

Ngành, nghề....

2

Các nghề chuyển giao từ Đức[6]

Ngành, nghề....

Ngành, nghề....

3

Các nghề khác (nếu có)

Ngành, nghề....

Ngành, nghề....

II

Trường Cao đẳng.....

…………………..

3. Về tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng

3.1. Kinh phí đầu tư giai đoạn 2014 đến nay

ĐVT: triệu đồng

TT

Nội dung

Tổng số

Trong đó

Xây lắp

Thiết bị

Khác

TỔNG CỘNG

I

Trường Cao đẳng......

1

Ngân sách trung ương

Vốn CTMTQG, CTMT

Vốn ODA

Khác

2

Ngân sách địa phương

3

Nguồn khác

II

Trường Cao đẳng …

…………….

3.2. Về cơ sở vật chất

TT

Nội dung

Diện tích (m2)

1

Trường Cao đẳng...

1

Diện tích toàn trường

Trụ sở chính

Phân hiệu (nếu có)

2

Phòng học lý thuyết các môn khoa học cơ bản, môn kỹ thuật cơ sở, các môn chuyên môn, vẽ kỹ thuật

3

Giảng đường

4

Phòng chuẩn bị giảng dạy

5

Phòng hội đồng

6

Phòng nghỉ cho nhà giáo

7

Thư viện

8

Hội trường

9

Ký túc xá

10

Nhà ăn (bếp ăn)

11

Khu rèn luyện thể chất, thể dục thể thao

12

Các phòng, khu chức năng phục vụ thực hành, thực nghiệm, thí nghiệm của từng ngành, nghề đào tạo

II

Trường Cao đẳng …..

…………..

3.3. Về thiết bị đào tạo

TT

Nội dung

Giá trị
(1.000 đồng)

Mức độ đáp ứng so với danh mục thiết bị tối thiểu (nếu có) (%)

Mức độ đáp ứng so với chương trình đào tạo (%)

Nguyên giá

Còn lại đến 31/12/2023

I

Trường Cao đẳng ….

1

Đối với ngành, nghề đào tạo theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài

Ngành, nghề....

Ngành, nghề....

……..

2

Đối với các ngành, nghề đào tạo khác

Ngành, nghề....

Ngành, nghề....

……..

II

Trường Cao đẳng …..

…………..

3.3. Về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, nhà giáo

3.3.1. Số lượng nhà giáo và cán bộ quản lý (tính tại thời điểm 31/12/2023)

TT

Tên trường

Số lượng nhà giáo và cán bộ quản lý (người)

Số lượng nhà giáo cơ hữu

(Hợp đồng từ 01 năm trở lên)

Tỷ lệ học sinh, sinh viên quy đổi /nhà giáo

Cán bộ quản lý

Nhà giáo

I

Trường Cao đẳng.....

II

Trường Cao đẳng……

………………..

3.3.2. Về trình độ nhà giáo và kết quả đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL

a) Biểu báo cáo thống kê về trình độ nhà giáo

TT

Trường

Trình độ đào tạo

Trình độ Kỹ năng nghề (nếu có)

Nghiệp vụ sư phạm[7]

Ngoại ngữ

Tin học

Đạt chuẩn để dạy thực hành trình độ cao đẳng[8]. Trong đó:

Chưa đạt chuẩn

TS

ThS

CN

TC

Khác

Nghệ nhân/ nghệ sĩ/ thầy thuốc/ nhà giáo ưu tú trở lên

Bác Sĩ chuyên khóa cấp I trở lên

Kỹ sư[9]

Bằng cử nhân một số ngành, nhóm ngành[10]

CĐ, CĐN; Chứng chỉ KNN để dạy thực hành trình độ CĐ

Chứng chỉ/ Giấy phép hành nghề; Chứng chỉ, chứng nhận khác[11]

Đạt chuẩn

Chưa đạt chuẩn

Chứng chỉ B1 hoặc tương đương trở lên

CNTT Cơ bản trở lên

1

Trường...

2

Trường...

...

b) Biểu báo cáo kết quả đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và CBQL

TT

Trường, ngành nghề

ĐVT

Số lượng bồi dưỡng

Mức độ đáp ứng theo yêu cầu (%)

KNN

NVSP

Ngoại ngữ

Tin học

Công nghệ mới

Khác (Đạo đức nghề nghiệp, kỷ luật lao động,...)

I

Trường Cao đẳng ……

1

Đối với ngành, nghề đào tạo theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài

Đội ngũ nhà giáo

Lượt người

Đội ngũ cán bộ quản lý

Lượt người

2

Đối với các ngành, nghề đào tạo khác (đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn, nâng cao cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý GDNN)

Đội ngũ nhà giáo

Lượt người

Đội ngũ cán bộ quản lý

Lượt người

II

Trường Cao đẳng ….

……………….

3.4. Về chương trình, giáo trình, học liệu đào tạo

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Mức độ đáp ứng theo yêu cầu (%)

I

Trường Cao đẳng ……..

1

Ngành, nghề....

Số bộ chương trình, giáo trình, học liệu

Bộ

Số phần mềm trong đào tạo

Phần mềm

2

Ngành, nghề....

Số bộ chương trình, giáo trình, học liệu

Bộ

Số phần mềm trong đào tạo

Phần mềm

II

Trường Cao đẳng ………..

………………..

3.5 Về quản trị nhà trường

3.5.1. Báo cáo tỷ lệ % cán bộ quản lý của trường được cấp chứng chỉ đào tạo về nghiệp vụ quản lý cơ sở giáo dục nghề nghiệp?

3.5.2. Số hóa, mô phỏng hóa các hoạt động quản lý và chương trình đào tạo

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

I

Trường Cao đẳng ……..

1

Xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng

Hệ thống

2

Số hóa các hoạt động quản lý đào tạo, quản lý chất lượng, quản lý cán bộ, nhà giáo

%

3

Mô phỏng hóa các chương trình đào tạo[12]

Ngành, nghề....

%

Ngành, nghề...

%

II

Trường Cao đẳng ……..

…………….

4. Về hợp tác quốc tế trong đào tạo

Báo cáo kết quả thực hiện hợp tác quốc tế trong tổ chức đào tạo (như: trao đổi, phối hợp với các đối tác quốc tế xây dựng, nghiên cứu, chuyển giao các công cụ quản lý tiên tiến hiện đại, các mô hình đào tạo của các quốc gia có hệ thống giáo dục nghề nghiệp phát triển; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý ở nước ngoài; thu hút đầu tư nước ngoài cho các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo (đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đào tạo...)).

5. Về kiểm định chất lượng giáo dục nghề nghiệp

5.1. Kết quả kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp

TT

Nội dung

Kiểm định chất lượng cơ sở GDNN

Số, ngày cấp, đơn vị cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định Chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp

Đạt

Không đạt

I

Trường Cao đẳng ……..

II

Trường Cao đẳng ……..

5.2. Kết quả kiểm định chất lượng chương trình đào tạo

TT

Nội dung

Số, ngày cấp, đơn vị cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn kiểm định Chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp

I

Trường Cao đẳng ……..

1

Tên chương trình đào tạo

2

Tên chương trình đào tạo

……………………………….

II

Trường Cao đẳng ……..

……………………………….

5.3. Kết quả tự đánh giá theo tiêu chí trường cao đẳng chất lượng cao[13]

Nội dung tiêu chí, tiêu chuẩn

Điểm chuẩn

Điểm tự đánh giá

% So với điểm chuẩn

Tên trường cao đẳng ...

100

Tiêu chí 1: Quy mô đào tạo

12

Tiêu chuẩn 1: Quy mô đào tạo tối thiểu 2.000 học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng (tính theo số học sinh, sinh viên quy đổi), trong đó tối thiểu 1.000 sinh viên hệ cao đẳng. Đối với trường đào tạo lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật là 500 học sinh, sinh viên.

4

Tiêu chuẩn 2: Kết thúc khóa đào tạo, tỷ lệ bỏ học của học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng của toàn trường không vượt quá 20% tổng số tuyển sinh.

4

Tiêu chuẩn 3: Có chương trình đào tạo là chương trình đào tạo chất lượng cao hoặc được công nhận tương đương với chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN.

4

Tiêu chí 2: Trình độ nhà giáo

20

Tiêu chuẩn 1: 100% nhà giáo có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương trở lên theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.

4

Tiêu chuẩn 2: Ít nhất 50% nhà giáo có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

4

Tiêu chuẩn 3: 100% nhà giáo có bằng cử nhân hoặc tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy.

4

Tiêu chuẩn 4: Ít nhất 70% đội ngũ nhà giáo có chứng chỉ kỹ năng nghề để giảng dạy thực hành trình độ cao đẳng hoặc văn bằng, chứng chỉ tương đương trở lên.

4

Tiêu chuẩn 5: Hằng năm, ít nhất 50% đội ngũ nhà giáo được bồi dưỡng để cập nhật công nghệ mới thuộc lĩnh vực ngành, nghề giảng dạy với thời gian bồi dưỡng tối thiểu 80 giờ.

4

Tiêu chí 3: Gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo

24

Tiêu chuẩn 1: Hằng năm, trường cung cấp ít nhất 4 (bốn) khóa hoặc lớp đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động của doanh nghiệp được doanh nghiệp và người lao động đánh giá có chất lượng và hiệu quả.

4

Tiêu chuẩn 2: Hằng năm, trường có hoạt động hợp tác với trường nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

4

Tiêu chuẩn 3: Thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp chiếm ít nhất 20% tổng thời gian khóa học; có hoạt động gắn kết với doanh nghiệp để sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.

4

Tiêu chuẩn 4: Các thiết bị đào tạo đạt mức tương đương công nghệ tiên tiến áp dụng tại doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình đào tạo.

4

Tiêu chuẩn 5: Hằng năm trường hợp tác với doanh nghiệp để thực hiện ít nhất 1 (một) đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn hoặc chuyển giao công nghệ.

4

Tiêu chuẩn 6: Trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp, ít nhất 80% tổng số học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng tốt nghiệp có việc làm phù hợp với ngành, nghề được đào tạo.

4

Tiêu chí 4: Quản trị nhà trường

28

Tiêu chuẩn 1: Trường học có môi trường giáo dục hiện đại, đồng bộ theo tiêu chí xanh, bao gồm các điều kiện thiết yếu cho người khuyết tật; an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

4

Tiêu chuẩn 2: Trường xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng được người học, nhà giáo, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý đánh giá hoạt động hiệu quả. Hiệu trưởng được cộng đồng và doanh nghiệp công nhận đã lãnh đạo nhà trường gắn bó chặt chẽ với các chương trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương (quận/huyện), bảo đảm cung cấp lao động có kỹ năng chất lượng cao; chỉ đạo tầm chiến lược nhà trường gắn với tiến trình quốc tế hóa và đổi mới các quan hệ đối tác trong thế giới việc làm.

4

Tiêu chuẩn 3: Các hoạt động của trường được số hoá, kết nối, chia sẻ và tương tác; thực hiện quản trị, điều hành trường dựa trên dữ liệu và các công nghệ số. Trang thông tin điện tử của trường được thể hiện ít nhất bằng 2 (hai) ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, có đầy đủ các nội dung gồm: cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo thực tế; điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thu chi tài chính.

4

Tiêu chuẩn 4: Trường có hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến và bảo đảm các điều kiện cho đào tạo trực tuyến đối với ít nhất 30% môn học, mô đun của ngành, nghề đào tạo.

4

Tiêu chuẩn 5: Trường triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển các năng lực cá nhân và bảo đảm quyền lợi của học sinh, sinh viên, nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý. Trường có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho người khuyết tật hoặc phục vụ cộng đồng.

4

Tiêu chuẩn 6: Khu vực thực hành bảo đảm đủ điều kiện theo quy định hiện hành về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đào tạo; được sắp xếp theo 3 cấp độ: bảo đảm đào tạo các kỹ năng cơ bản, đào tạo các kỹ năng chuyên sâu và ứng dụng các kỹ năng đã học vào điều kiện làm việc thực tế.

4

Tiêu chuẩn 7: Hằng năm có ít nhất 1 (một) bài báo hoặc công trình khoa học của nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý được công bố trên các tạp chí khoa học được tính điểm hoặc ấn phẩm tương đương.

4

Tiêu chí 5: Trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo

16

Tiêu chuẩn 1: Trong thời gian 3 năm, bao gồm năm đánh giá, trường có học sinh, sinh viên đạt giải tại các cuộc thi cấp quốc tế, khu vực hoặc quốc gia do ngành giáo dục nghề nghiệp phát động, tổ chức hoặc được tuyên dương xuất sắc, tiêu biểu cấp tỉnh, bộ, ngành, quốc gia hoặc có đề tài nghiên cứu ứng dụng được công nhận cấp tỉnh, bộ, ngành, quốc gia.

4

Tiêu chuẩn 2: Hằng năm, đối với mỗi ngành, nghề đào tạo trường tổ chức khảo sát ít nhất 2 (hai) doanh nghiệp có học sinh, sinh viên vừa tốt nghiệp trong vòng 12 tháng đang làm việc; Ít nhất 80% các doanh nghiệp được khảo sát khẳng định năng lực của học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng đáp ứng yêu cầu công việc.

4

Tiêu chuẩn 3: Học sinh, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng cơ bản sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, bảo vệ môi trường.

4

Tiêu chuẩn 4: Hằng năm, có ít nhất 1 (một) ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

4

Tên trường cao đẳng …………….

……………………………

Biểu 1.2

ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐỀ ÁN “PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO ĐẾN NĂM 2025”

TT

Nội dung

Kết quả tự đánh giá

Đề xuất điều chỉnh

Lý do

Phù hợp

Chưa phù hợp

A

ĐỀ XUẤT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐỀ ÁN

I

Về định hướng

1

Phát triển trường cao đẳng (không bao gồm trường cao đẳng sư phạm) chất lượng cao đào tạo nhân lực trực tiếp cho các ngành, nghề sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm nghề nghiệp, có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

2

Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao trên cơ sở kế thừa, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm về đào tạo nghề của thế giới; bảo đảm tính hệ thống, dài hạn, có lộ trình, bước đi phù hợp, các giải pháp đồng bộ, khả thi.

3

Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao theo hướng “mở”. Nhà nước có cơ chế, chính sách đặc thù, hỗ trợ đầu tư cho các trường được lựa chọn để đạt tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao; đồng thời khuyến khích, đẩy mạnh xã hội hóa để những trường cao đẳng khác được đánh giá, công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao.

II

Mục tiêu

1

Mục tiêu tổng quát

Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 trường cao đẳng chất lượng cao và đến năm 2025 có khoảng 70 trường cao đẳng chất lượng cao đủ năng lực đào tạo một số ngành, nghề được các nước tiên tiến trong khu vực ASEAN hoặc quốc tế công nhận, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao cho hội nhập, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam.

2

Mục tiêu cụ thể

a

Đến năm 2020: Thí điểm đào tạo 34 ngành, nghề theo các chương trình đào tạo được chuyển giao từ nước ngoài theo Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Ưu tiên hỗ trợ đầu tư tập trung, đồng bộ cho những trường được lựa chọn có năng lực đào tạo tốt để đến năm 2020 có khoảng 40 trường được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao.

b

Giai đoạn 2021 - 2025: Từng bước mở rộng đào tạo các ngành, nghề đã thí điểm, có học sinh, sinh viên tốt nghiệp được các tổ chức giáo dục đào tạo quốc tế có uy tín đánh giá, công nhận văn bằng, chứng chỉ. Phấn đấu đến năm 2025 có khoảng 70 trường được đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao, trong đó 03 trường tiếp cận trình độ các nước phát triển trong nhóm G20, 40 trường tiếp cận trình độ các nước ASEAN-4.

III

Nhiệm vụ và giải pháp

1

Xây dựng và ban hành các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao về: quy mô đào tạo; trình độ nhà giáo; gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo; quản trị nhà trường; trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo. Trường được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao khi đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp và đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao.

2

Lựa chọn một số trường cao đẳng có năng lực đào tạo tốt, gần đáp ứng các tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao để có kế hoạch, lộ trình hỗ trợ đầu tư, tăng cường năng lực đào tạo và dược đánh giá, công nhận trường cao đẳng chất lượng cao theo mục tiêu của Đề án.

3

Tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, đổi mới công tác quản lý và giảng dạy theo hướng tiếp cận trình độ của các nước tiên tiến trên thế giới đối với các trường cao đẳng được lựa chọn, cụ thể:

a

Đối với ngành, nghề đào tạo theo chương trình chuyển giao từ nước ngoài: Triển khai có hiệu quả Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; đào tạo thí điểm các ngành, nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hỗ trợ đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo, đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu của chương trình đào tạo được chuyển giao;

b

Đối với các ngành, nghề đào tạo khác: Xây dựng và ban hành chương trình đào tạo trên cơ sở khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp cho từng ngành, nghề đào tạo; đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; hỗ trợ đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất, thiết bị, phần mềm, học liệu đào tạo theo yêu cầu của chương trình đào tạo;

c

Đào tạo ngoại ngữ, tin học cho nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên học các ngành, nghề trọng điểm có đủ năng lực, trình độ quản lý, giảng dạy, học tập và nghiên cứu theo tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao;

d

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng đạo đức nghề nghiệp, ý thức tuân thủ luật pháp, chấp hành kỷ luật lao động, phát huy khả năng chủ động, sáng tạo cho nhà giáo, cán bộ quản lý và học sinh, sinh viên của trường cao đẳng chất lượng cao.

4

Xây dựng và áp dụng hệ thống bảo đảm chất lượng ở các trường cao đẳng được lựa chọn; triển khai số hóa các hoạt động quản lý đào tạo, quản lý chất lượng, quản lý cán bộ, nhà giáo; mô phỏng hóa các chương trình đào tạo, trước hết là cho các ngành, nghề trọng điểm.

5

Về cơ chế, chính sách phát triển trường cao đẳng chất lượng cao

a

Có cơ chế, chính sách đẩy mạnh xã hội hóa, khuyến khích các trường cao đẳng (công lập và tư thục) tăng cường các điều kiện bảo đảm chất lượng, nâng cao năng lực đào tạo theo tiêu chí của trường cao đẳng chất lượng cao, cụ thể:

- Ưu đãi về tín dụng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo theo quy định của pháp luật;

- Ưu đãi về thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo theo quy định của pháp luật;

- Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; sử dụng chương trình, giáo trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm;

- Thí điểm đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo các ngành, nghề trọng điểm từ ngân sách nhà nước.

b

Khuyến khích, ưu tiên các doanh nghiệp trực tiếp cùng với nhà trường tổ chức đào tạo một số ngành, nghề trọng điểm gắn với lĩnh vực sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

c

Các trường được công nhận là trường cao đẳng chất lượng cao được Nhà nước ưu tiên đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ đào tạo giáo dục nghề nghiệp từ ngân sách nhà nước.

6

Chủ động, tích cực triển khai hội nhập quốc tế vế giáo dục nghề nghiệp theo các chương trình, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ và các cấp có thẩm quyền phê duyệt.

7

Việc đánh giá, công nhận trình độ của học sinh, sinh viên tốt nghiệp các ngành, nghề đào tạo theo chương trình được chuyển giao phải được tổ chức giáo dục, đào tạo có uy tín trên thế giới có chức năng đánh giá, thẩm định và công nhận bằng cấp thực hiện. Việc đánh giá, công nhận trình độ ngoại ngữ, tin học cho nhà giáo, học sinh, sinh viên do tổ chức giáo dục, đào tạo được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện.

B

SỬA ĐỔI CÁC TIÊU CHÍ, TIÊU CHUẨN CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO

1

Tiêu chí 1: Quy mô đào tạo

1

Tiêu chuẩn 1: Quy mô đào tạo tối thiểu 2.000 học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng (tính theo số học sinh, sinh viên quy đổi), trong đó tối thiểu 1.000 sinh viên hệ cao đẳng. Đối với trường đào tạo lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật là 500 học sinh, sinh viên.

2

Tiêu chuẩn 2: Kết thúc khóa đào tạo, tỷ lệ bỏ học của học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng của toàn trường không vượt quá 20% tổng số tuyển sinh.

3

Tiêu chuẩn 3: Có chương trình đào tạo là chương trình đào tạo chất lượng cao hoặc được công nhận tương đương với chuẩn quốc tế, khu vực ASEAN.

II

Tiêu chí 2: Trình độ nhà giáo

1

Tiêu chuẩn 1: 100% nhà giáo có trình độ tin học đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản hoặc tương đương trở lên theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc tương đương trở lên.

2

Tiêu chuẩn 2: Ít nhất 50% nhà giáo có trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo quy định tại Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam hoặc tương đương trở lên.

3

Tiêu chuẩn 3: 100% nhà giáo có bằng cử nhân hoặc tương đương trở lên, phù hợp với ngành, nghề giảng dạy

4

Tiêu chuẩn 4: Ít nhất 70% đội ngũ nhà giáo có chứng chỉ kỹ năng nghề để giảng dạy thực hành trình độ cao đẳng hoặc văn bằng, chứng chỉ tương đương trở lên.

5

Tiêu chuẩn 5: Hằng năm, ít nhất 50% đội ngũ nhà giáo được bồi dưỡng để cập nhật công nghệ mới thuộc lĩnh vực ngành, nghề giảng dạy với thời gian bồi dưỡng tối thiểu 80 giờ.

III

Tiêu chí 3: Gắn kết với doanh nghiệp trong đào tạo và việc làm sau đào tạo

1

Tiêu chuẩn 1: Hằng năm, trường cung cấp ít nhất 4 (bốn) khóa hoặc lớp đào tạo, bồi dưỡng cho người lao động của doanh nghiệp được doanh nghiệp và người lao động đánh giá có chất lượng và hiệu quả.

2

Tiêu chuẩn 2: Hằng năm, trường có hoạt động hợp tác với trường nước ngoài hoặc tổ chức quốc tế góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.

3

Tiêu chuẩn 3: Thời gian đào tạo thực hành, thực tập tại doanh nghiệp chiếm ít nhất 20% tổng thời gian khóa học; có hoạt động gắn kết với doanh nghiệp để sản xuất, cung cấp các sản phẩm, dịch vụ.

4

Tiêu chuẩn 4: Các thiết bị đào tạo đạt mức tương đương công nghệ tiên tiến áp dụng tại doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu triển khai chương trình đào tạo.

5

Tiêu chuẩn 5: Hằng năm trường hợp tác với doanh nghiệp để thực hiện ít nhất 1 (một) đề tài nghiên cứu khoa học ứng dụng thực tiễn hoặc chuyển giao công nghệ

6

Tiêu chuẩn 6: Trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp, ít nhất 80% tổng số học sinh, sinh viên hệ trung cấp, cao đẳng tốt nghiệp có việc làm phù hợp vốn ngành, nghề được đào tạo.

IV

Tiêu chí 4: Quản trị nhà trường

1

Tiêu chuẩn 1: Trường học có môi trường giáo dục hiện đại, đồng bộ theo tiêu chí xanh, bao gồm các điều kiện thiết yếu cho người khuyết tật an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.

2

Tiêu chuẩn 2: Trường xây dựng và vận hành hệ thống bảo đảm chất lượng được người học, nhà giáo, nhân viên, đội ngũ lãnh đạo và quản lý đánh giá hoạt động hiệu quả. Hiệu trưởng được cộng đồng và doanh nghiệp công nhận đã lãnh đạo nhà trường gắn bó chặt chẽ với các chương trình đổi mới, phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương (quận/huyện), bảo đảm cung cấp lao động có kỹ năng chất lượng cao; chỉ đạo tầm chiến lược nhà trường gắn với tiến trình quốc tế hóa và đổi mới các quan hệ đối tác trong thế giới việc làm.

3

Tiêu chuẩn 3: Các hoạt động của trường được số hoá, kết nối, chia sẻ và tương tác; thực hiện quản trị, điều hành trường dựa trên dữ liệu và các công nghệ số. Trang thông tin điện tử của trường được thể hiện ít nhất bằng 2 (hai) ngôn ngữ tiếng Việt và tiếng Anh, có đầy đủ các nội dung gồm: cam kết chất lượng đào tạo và chất lượng đào tạo thực tế; điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo; thu chi tài chính.

4

Tiêu chuẩn 4: Trường có hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến và bảo đảm các điều kiện cho đào tạo trực tuyến đối với ít nhất 30% môn học, mô đun của ngành, nghề đào tạo.

5

Tiêu chuẩn 5: Trường triển khai hiệu quả các hoạt động hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển các năng lực cá nhân và bảo đảm quyền lợi của học sinh, sinh viên, nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý. Trường có các hoạt động hỗ trợ hiệu quả cho người khuyết tật hoặc phục vụ cộng đồng.

6

Tiêu chuẩn 6: Khu vực thực hành bảo đảm đủ điều kiện theo quy định hiện hành về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đào tạo; được sắp xếp theo 3 cấp độ: bảo đảm đào tạo các kỹ năng cơ bản, đào tạo các kỹ năng chuyên sâu và ứng dụng các kỹ năng đã học vào điều kiện làm việc thực tế.

7

Tiêu chuẩn 7: Hằng năm có ít nhất 1 (một) bài báo hoặc công trình khoa học của nhà giáo, nhân viên, cán bộ quản lý được công bố trên các tạp chí khoa học được tính điểm hoặc ấn phẩm tương đương.

V

Tiêu chí 5: Trình độ học sinh, sinh viên sau đào tạo

1

Tiêu chuẩn 1: Trong thời gian 3 năm, bao gồm năm đánh giá, trường có học sinh, sinh viên đạt giải tại các cuộc thi cấp quốc tế, khu vực hoặc quốc gia do ngành giáo dục nghề nghiệp phát động, tổ chức hoặc được tuyên dương xuất sắc, tiêu biểu cấp tỉnh, bộ, ngành, quốc gia hoặc có đề tài nghiên cứu ứng dụng được công nhận cấp tỉnh, bộ, ngành, quốc gia.

2

Tiêu chuẩn 2: Hằng năm, đối với mỗi ngành, nghề đào tạo trường tổ chức khảo sát ít nhất 2 (hai) doanh nghiệp có học sinh, sinh viên vừa tốt nghiệp trong vòng 12 tháng đang làm việc; ít nhất 80% các doanh nghiệp được khảo sát khẳng định năng lực của học sinh, sinh viên tốt nghiệp hệ trung cấp, cao đẳng đáp ứng yêu cầu công việc.

3

Tiêu chuẩn 3: Học sinh, sinh viên tốt nghiệp có kiến thức, kỹ năng cơ bản sử dụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên, bảo vệ môi trường.

4

Tiêu chuẩn 4: Hằng năm, có ít nhất 1 (một) ý tưởng, dự án khởi nghiệp của học sinh, sinh viên được hỗ trợ đầu tư từ nguồn kinh phí phù hợp hoặc kết nối với các doanh nghiệp, các quỹ đầu tư mạo hiểm.

Biểu 1.3

ĐỀ XUẤT CƠ CHẾ, CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CHẤT LƯỢNG CAO

TT

Nội dung

Quy định hiện hành tại các văn bản quy phạm pháp luật[14]

Đề xuất cụ thể cơ chế, chính sách để phát triển trường cao đẳng chất lượng cao

Lý do

1

Về các chính sách ưu đãi

Ưu đãi về tín dụng đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo

Ưu đãi về thuế đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gắn với đào tạo

Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; sử dụng chương trình, giáo trình đào tạo các ngành, nghề trọng điểm

Thí điểm đặt hàng, giao nhiệm vụ đào tạo các ngành, nghề trọng điểm từ ngân sách nhà nước

2

Về tổ chức đào tạo gắn với doanh nghiệp

3

Về đặt hàng, giao nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ đào tạo giáo dục nghề nghiệp từ ngân sách nhà nước

……………



[1] Không bao gồm trường cao đẳng thuộc Bộ Quốc phòng (trừ những trường đã được lựa chọn tại Quyết định số 761/QĐ-TTg ngày 23/5/2014 của Thủ tướng Chính phủ), Bộ Công an và các trường cao đẳng sư phạm.

[2] Tỷ lệ có việc làm sau tính trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.

[3] Các trường tham gia đào tạo thí theo Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; đào tạo thí điểm các ngành, nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” đã được phê duyệt tại các Quyết định số 1809/QĐ-LĐTBXH ngày 09/12/2015 và số 934/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

[4] Tỷ lệ có việc làm sau tính trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp.

[5] Các trường tham gia đào tạo thí theo Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; đào tạo thí điểm các ngành, nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” đã được phê duyệt tại Quyết định số 1809/QĐ-LĐTBXH ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

[6] Các trường tham gia đào tạo thí theo Đề án “Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp; đào tạo thí điểm các ngành, nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế” đã được phê duyệt tại số 934/QĐ-LĐTBXH ngày 18/7/2018 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội.

[7] Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN.

[8] Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN.

[9] Theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung Luật giáo dục đại học.

[10] Theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN.

[11] Theo quy định tại điểm d, đ, e và g khoản 2 Điều 5 Thông tư số 05/2024/TT-BLĐTBXH ngày 10/5/2024 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của nhà giáo GDNN.

[12] Tỷ lệ mô phỏng hóa các chương trình đào tạo tỉnh theo: số bài giảng, bài thực hành được mô phỏng/tổng số bài giảng, bài thực hành của ngành, nghề đào tạo

[13] Các trường căn cứ quy định tại Thông tư số 35/2021/TT-BLĐTBXH ngày 30/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, hướng dẫn của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp tại Công văn số 2310/TCGDNN- KĐCL ngày 24/10/2022 để tổ chức tự đánh giá.

[14] Liệt kê các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến cụ thể từng cơ chế, chính sách

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 4571/BLÐTBXH-TCGDNN ngày 26/09/2024 đánh giá tình hình thực hiện Đề án "Phát triển trường cao đẳng chất lượng cao" do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


680

DMCA.com Protection Status
IP: 3.141.201.92
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!