Kính
gửi: Các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ.
Triển khai xây dựng Chính phủ
điện tử hướng tới Chính phủ số theo yêu cầu tại Nghị quyết số 17/NQ-CP[1] ngày 07/3/2019, Quyết định số 749/QĐ-TTg[2] ngày 30/6/2020, Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã
có Quyết định số 2097/QĐ-BGTVT ngày 06/11/2020 ban hành Kiến trúc Chính phủ điện
tử Bộ GTVT (phiên bản 2.0), Quyết định số 2269/QĐ-BGTVT ngày 07/12/2020 ban
hành Chương trình Chuyển đổi số Bộ GTVT đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
và Quyết định số 2434/QĐ-BGTVT ngày 28/12/2020 ban hành Kế hoạch ứng dụng công
nghệ thông tin (CNTT), phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng
Bộ GTVT giai đoạn 2021-2025.
Trong thời gian qua, các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ đã chủ động thực hiện các nhiệm vụ ưu tiên theo chỉ đạo của
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ GTVT, bước đầu đã đạt được những kết quả
nhất định, như: xây dựng các hệ thống đổi mới phương thức, lề lối làm việc;
cung cấp dịch vụ công trực tuyến cho người dân và doanh nghiệp; xây dựng các cơ
sở dữ liệu (CSDL) phục vụ công tác quản lý chuyên ngành... Tuy nhiên, nhận thức
và mức độ triển khai giữa các đơn vị còn khác nhau, một số nhiệm vụ như xây dựng
CSDL nền tảng dùng chung triển khai còn chậm. Vì vậy, để hoàn thành các nhiệm vụ
trọng tâm xây dựng Chính phủ điện tử năm 2021, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn
vị thực hiện một số nội dung sau:
1. Các cơ
quan, đơn vị thuộc Bộ
a) Nâng cao nhận thức, xác định
rõ vai trò của đơn vị trong xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số;
đưa nội dung ứng dụng CNTT thảo luận trong các cuộc họp giao ban định kỳ của
đơn vị.
b) Rà soát, ưu tiên thực hiện
các nhiệm vụ trọng tâm xây dựng Chính phủ điện tử, trong đó tập trung vào các
nhiệm vụ quản lý nhà nước của đơn vị và Bộ để hình thành các CSDL của ngành.
c) Triển khai các biện pháp, giải
pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, đáp ứng yêu cầu phát triển Chính phủ điện
tử Bộ GTVT tại đơn vị. Thủ trưởng đơn vị chịu trách
nhiệm trước Bộ trưởng nếu để xảy ra mất an toàn, an ninh thông tin, lộ bí mật
nhà nước tại đơn vị mình.
2. Tổng cục Đường bộ Việt Nam, các Cục quản lý chuyên ngành
a) Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị gương mẫu trong sử dụng chữ ký số cá nhân để xử lý hồ
sơ, công việc trên môi trường mạng. Bảo đảm đến tháng 7/2021, ít nhất 50% hồ
sơ, công việc tại đơn vị (trừ văn bản mật) được xử lý trên môi trường mạng; đến
tháng 12/2021 đạt tỷ lệ là 100%.
b) Tổ
chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho lãnh đạo, công chức, viên chức và người
lao động trong các cơ quan, đơn vị về xây dựng Chính phủ điện tử, chuyển đổi số
Bộ GTVT; Chủ động tận dụng các nguồn kinh phí hợp pháp khác để thực hiện các nội
dung theo thứ tự ưu tiên.
c) Rà
soát, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, kết nối các dịch vụ công trực tuyến với
các CSDL để nâng mức độ trực tuyến, giảm thành phần hồ sơ phải nộp và xuất
trình. Bảo đảm trong năm 2021, hoàn thành tất cả các chỉ tiêu về cung cấp dịch
vụ công trực tuyến được Chính phủ giao tại Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 01/01/2021
và Quyết định ban hành danh mục dịch vụ công trực tuyến tích hợp với Cổng dịch
vụ công quốc gia năm 2021 (chi tiết các chỉ tiêu tại phụ lục kèm theo).
d) Đẩy
mạnh xây dựng các CSDL nền tảng dùng chung, gồm: CSDL kết cấu hạ tầng giao
thông, CSDL phương tiện, CSDL người điều khiển phương tiện. Các nhiệm vụ trọng
tâm theo từng lĩnh vực cụ thể như sau:
- Tổng
cục Đường bộ Việt Nam tập trung hoàn thành xây dựng CDSL kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ. Xây dựng các văn bản quy định thu thập, cập nhật dữ liệu; quản
lý, vận hành và duy trì hệ thống CNTT. Đảm bảo dữ liệu được cập nhật liên tục
và có tính pháp lý. Nghiên cứu áp dụng các mô hình tính toán và sử dụng dữ liệu
để lập kế hoạch bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Cục
Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp tục triển khai Hệ thống thông tin tích hợp Đường
thuỷ nội địa (sử dụng nguồn kinh phí tài trợ của Chính phủ Úc). Phối hợp với Cục
Đăng kiểm Việt Nam thống nhất các chỉ tiêu thông tin quản lý phương tiện thủy nội
địa.
- Cục
Đường sắt Việt Nam bám sát thủ tục xin nguồn kinh phí tài trợ của Chính phủ Úc
để triển khai các nhiệm vụ xây dựng Chính phủ điện tử, chủ động tổ chức triển
khai các nội dung để sớm đưa vào khai thác. Tiếp tục thúc đẩy Tổng công ty Đường
sắt Việt Nam thực hiện Dự án xây dựng hệ thống thông tin quản lý, theo dõi và
giám sát công tác bảo trì kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia. Phối hợp với Cục
Đăng kiểm Việt Nam thống nhất các chỉ tiêu thông tin quản lý phương tiện lĩnh vực
Đường sắt.
- Cục
Hàng không Việt Nam tiếp tục phối hợp với Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam
đẩy nhanh xây dựng CSDL tài sản kết cấu hạ tầng giao thông hàng không. Đồng thời
tập trung xây dựng hệ thống thông tin quản lý phương tiện và người điều khiển
phương tiện lĩnh vực Hàng không.
- Cục
Hàng hải Việt Nam tập trung hoàn thiện nâng cấp CSDL tàu biển và CSDL thuyền
viên. Trong đó lưu ý khi đưa các hệ thống vào sử dụng phải hoàn thành xây dựng
các văn bản quy định thu thập, cập nhật dữ liệu; quản lý, vận hành và duy trì hệ
thống CNTT.
- Cục
Đăng kiểm Việt Nam tiếp tục phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn thành xây dựng
CSDL phương tiện.
đ) Định
kỳ báo cáo kết quả thực hiện hàng Quý (trước ngày 25 tháng cuối Quý) về Bộ GTVT
(qua Trung tâm CNTT) để theo dõi, tổng hợp.
3. Các Vụ tham mưu thuộc Bộ
a)
Các Vụ: Kết cấu hạ tầng giao thông, An toàn giao thông, Vận tải chủ động tham
mưu Bộ chỉ đạo các Tổng cục, Cục đẩy nhanh xây dựng các CSDL về kết cấu hạ tầng
giao thông, phương tiện, người điều khiển phương tiện phục vụ công tác quản lý,
điều hành. Tham mưu, đề xuất Bộ bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật
quy định về trách nhiệm, kinh phí trong cập nhật và duy trì các CSDL nền tảng
dùng chung.
b) Vụ
Kế hoạch - Đầu tư, Vụ Tài chính tham mưu Bộ GTVT ưu tiên bố trí kinh phí, đảm bảo
đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử Bộ GTVT.
c) Vụ
Tổ chức cán bộ nghiên cứu tham mưu Bộ quy định tiêu chí kết quả thực hiện các
nhiệm vụ về ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử khi đánh giá, xếp loại
cán bộ hàng năm; bổ nhiệm, bổ nhiệm lại cán bộ.
4. Văn phòng Bộ
a) Chủ
trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn hoá chế độ báo cáo định kỳ làm cơ
sở xây dựng các báo cáo trực tuyến trên Hệ thống thông tin báo cáo Bộ GTVT. Rà
soát, chuẩn hoá các chế độ báo cáo thuộc phạm vi quản lý của Bộ GTVT báo cáo
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; bảo đảm năm 2021 đạt tỷ lệ ít nhất 50% các báo
cáo được triển khai trên Hệ thống thông tin báo cáo Bộ GTVT và kết nối với Hệ
thống thông tin báo cáo Chính phủ.
b) Chủ
trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Đầu tư và các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng
Bộ chỉ tiêu, số liệu quản lý nhà nước của Bộ, làm cơ sở xây dựng Hệ thống thông
tin hỗ trợ, điều hành Bộ GTVT.
5. Trung tâm Công nghệ thông tin
a) Là
cơ quan đầu mối đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện xây dựng Chính phủ điện tử,
Chính phủ số Bộ GTVT. Kịp thời báo cáo Lãnh đạo Bộ các khó khăn, vướng mắc
trong quá trình triển khai để xem xét, giải quyết.
b)
Hoàn thiện Nền tảng chia sẻ, kết nối dữ liệu (LGSP) Bộ GTVT, kết nối với các
CSDL quốc gia, phục vụ phát triển Chính phủ điện tử của Bộ; Tập trung thực hiện
nhiệm vụ xây dựng các CSDL nền tảng dùng chung. Là đơn vị chịu trách nhiệm về kỹ
thuật kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan, đơn vị trong và ngoài Bộ.
c)
Tham mưu xây dựng Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng dữ liệu ngành GTVT và ban
hành các quy định, hướng dẫn nhằm triển khai Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày
09/4/2020 của Chính phủ về kết nối và chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước.
d) Phối
hợp với các cơ quan, đơn vị tổ chức tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về ứng
dụng CNTT, phát triển Chính phủ số cho lãnh đạo và cán bộ của các cơ quan, đơn
vị; xây dựng các văn bản quy định chế độ thu thập, cập nhật và quản lý, duy trì
hệ thống CNTT.
Bộ
GTVT yêu cầu các đơn vị nghiêm túc, khẩn trương thực hiện./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Các Thứ trưởng (để chỉ đạo);
- TCT Cảng HKVN (để ph/h thực hiện);
- TCT ĐSVN (để ph/h thực hiện);
- Lưu: VT, TTCNTT.
|
BỘ TRƯỞNG
Nguyễn Văn Thể
|
PHỤ LỤC
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ VỀ CUNG CẤP DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN VÀ
THỰC HIỆN XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ THEO NGHỊ QUYẾT SỐ 01/NQ-CP NGÀY
01/01/2021
(Kèm theo Văn bản số 1478/BGTVT-TTCNTT ngày 24/02/2021 của Bộ Giao thông vận
tải)
TT
|
Chỉ tiêu
|
Đơn vị
|
Chỉ tiêu phấn đấu năm 2021
|
1
|
Tỷ lệ cung cấp dịch vụ công
trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải
quyết của các Cục/Tổng cục lên cổng Dịch vụ công quốc gia tăng thêm so với
năm 2020.
|
%
|
20
|
2
|
Tỷ lệ thanh toán trực tuyến
trên cổng Dịch vụ công quốc gia trên tổng số giao dịch thanh toán của dịch vụ
công.
|
%
|
25
|
3
|
Tỷ lệ thủ tục hành chính có
yêu cầu nghĩa vụ tài chính được thanh toán trực tuyến trên cổng Dịch vụ công
quốc gia.
|
%
|
50
|
4
|
Tỷ lệ cung cấp thanh toán trực
tuyến đối với các khoản thuế nội địa trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
|
%
|
100
|
5
|
Tỷ lệ các Cục/Tổng cục thực
hiện đồng bộ đầy đủ kết quả xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trên cổng Dịch vụ
công quốc gia.
|
%
|
100
|
6
|
Tỷ lệ kết quả xử lý hồ sơ thủ
tục hành chính thuộc quyền giải quyết của Cục/Tổng cục được đồng bộ đầy đủ
trên cổng Dịch vụ công quốc gia.
|
%
|
100
|
7
|
Tỷ lệ hồ sơ thuộc thẩm quyền
giải quyết của các Cục/Tổng cục trên hệ thống Một cửa điện tử của bộ được đồng
bộ trạng thái trên cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ việc theo dõi, giám
sát, đánh giá
|
%
|
100
|
8
|
Tỷ lệ các vụ, cục và tương đương
xử lý văn bản, hồ sơ công việc (trừ hồ sơ mật) trên môi trường mạng
|
%
|
100
|
[1] Nghị Quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một
số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn
2019-2020, định hướng đến 2025.
[2] Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng
đến năm 2030”.