Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Công văn 358/VPHĐBCQG-PL vấn đề cần lưu ý trước trong sau ngày bầu cử 2016

Số hiệu: 358/VPHĐBCQG-PL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Hội đồng bầu cử quốc gia Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
Ngày ban hành: 18/05/2016 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

HỘI ĐỒNG BẦU CỬ QUỐC GIA
VĂN PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 358/VPHĐBCQG-PL
V/v một số vấn đề cần lưu ý trước, trong và sau ngày bu cử

Hà Nội, ngày 18 tháng 05 năm 2016

Kính gửi: Ủy ban bầu cử ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Đến thời điểm này, nhìn chung, các địa phương đã chuẩn bị sẵn sàng cho công tác bầu cử diễn rao ngày 22/5/2016 sắp tới. Theo ch đạo của Hội đồng bầu c quốc gia, nhằm bảo đảm thực hiện đúng các quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, đề nghị các cơ quan, tổ chức ở địa phương tiếp tục lưu ý, khẩn trương tổ chức triển khai các công việc thuộc trách nhiệm của mình như sau:

- Tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về bầu cử; Tổ bầu cử phải thường xuyên thông báo cho cử tri thuộc khu vực bỏ phiếu biết về ngày bầu cử, nơi bỏ phiếu, thời gian bỏ phiếu bằng các hình thức niêm yết, phát thanh và các phương tiện thông tin đại chúng khác của địa phương.

- Hoàn thiện công tác bố trí, sắp xếp, trang hoàng ở các địa điểm bỏ phiếu, khu dân cư, khu vực công cộng...

- Trong quá trình bỏ phiếu và kiểm phiếu bầu cử, các Tổ bầu cử có trách nhiệm quản lý chặt chẽ số phiếu bầu cử và thực hiện việc kiểm kê, kiểm tra, phân loại phiếu bầu như sau:

+ Đối với số phiếu bầu chưa sử dụng hoặc gạch hỏng thì phải tiến hành lập biên bản, niêm phong trước khi bắt đầu kiểm phiếu và gửi đến Ban bầu cử cấp tương ứng theo Mẫu số 31/BCĐBQH&BCĐBHĐND (ban hành kèm theo Công văn số 128/HĐBCQG-PL ngày 09/4/2016 của Hội đồng bầu cử quốc gia).

+ Đối với số phiếu bầu sau khi đã được kiểm thì tiến hành niêm phong mỗi loại phiếu bầu vào bao hoặc phong bì riêng (có chữ ký của Tổ trưởng và Thư ký Tổ bầu cử) và chuyển cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý theo hướng dẫn tại Khoản 1 và Khoản 3 Điều 13 của Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01/2/2016 của Bộ Nội vụ.

- Các tổ chức phụ trách bầu cử có trách nhiệm thực hiện đúng quy định về quản lý và sử dụng con dấu. Sau khi kết thúc cuộc bầu cử, việc quản lý con dấu được thực hiện như sau:

+ Các Tổ bầu cử, Ban bầu cử và Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp xã bàn giao các con dấu của tổ chức mình cho Ủy ban nhân dân cấp huyện (qua Phòng Nội vụ) đ lưu giữ và quản lý; có biên bản giao nhận các con dấu bầu cử;

+ Ban bầu cử và Ủy ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện bàn giao con dấu của tổ chức mình cho Ủy ban nhân dân cùng cấp (qua Phòng Nội vụ) để lưu giữ và quản lý; có biên bản giao nhận các con dấu bầu cử;

+ Ban bầu cử đại biểu Quốc hội, Ban bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Ủy ban bầu cử cấp tỉnh bàn giao con dấu của tổ chức mình cho Ủy ban nhân dân cấp tnh (qua Sở Nội vụ) để lưu giữ và quản lý; có biên bản giao nhận các con dấu bầu cử.

Ngoài những vấn đề nêu trên, trong thời gian qua, Hội đồng bầu cử quốc gia đã có ý kiến trả lời một số vấn đề cụ thể liên quan đến nghiệp vụ bầu cử đối với từng địa phương. Theo ch đạo của Hội đồng bầu cử quốc gia, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia xin được thông tin lại về một số nội dung mà nhiều địa phương cùng có yêu cầu trong thời gian qua để các cơ quan, tổ chức được biết và lưu ý trong quá trình triển khai thực hiện. Cụ thể như sau:

1. Về danh sách cử tri

- Có địa phương đề nghị hướng dẫn việc ghi tên vào danh sách cử tri đối với người được hoãn hoặc tạm đình ch chấp hành hình phạt tù

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 của Luật bầu cử thì “người đang bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, người bị kết án tử hình đang trong thời gian chờ thi hành án, người đang chấp hành hình pht tù mà không được hưng án treo, người mất năng lực hành vi dân sự thì không được ghi tên vào danh sách cử tri”.

Như vậy, những người bị kết án phạt tù nhưng được hoãn chấp hành hình phạt hoặc tạm đình chỉ chấp hành hình phạt thì không được tính là đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù và như vậy vẫn được ghi tên vào danh sách c tri để thực hiện quyền bầu cử.

- Có địa phương đề nghị hướng dẫn việc thực hiện quyền bầu cử của người đi công tác (cán bộ, công chức cấp huyện được tăng cường về các xã, phường, thị trấn để chỉ đạo, hướng dẫn công tác bầu cử tớc và trong ngày bầu cử), du lịch, thăm người thân hoặc đi chữa bệnh,trong ngày bầu cử.

Về nguyên tắc, mọi công dân có quyền bầu cử đều được ghi tên vào danh sách cử tri và được phát thẻ cử tri đ thực hiện quyền bầu cử. Mỗi công dân ch được ghi tên vào một danh sách cử tri nơi mình thường trú hoặc tạm trú (Khoản 1 và Khoản 2 Điều 29 của Luật bầu cử). Trường hợp cử tri đi công tác, du lịch, thăm người thân hoặc đi chữa bệnh,... mà không thể về bỏ phiếu ở nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri thì cần xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã lập danh sách cử tri để được b sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Điều 34 của Luật bầu cử.

- Một số địa phương đề nghị hướng dẫn về cách tính tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu trong trường hợp có cử tri ở nơi khác đến bỏ phiếu trong ngày bầu cử.

Khác với trước đây, Luật bầu cử không quy định về việc bổ sung cử tri vãng lai vào danh sách cử tri ngay tại phòng bỏ phiếu trong ngày bầu cử. Về nguyên tắc, những thay đổi liên quan đến cử tri (như từ nước ngoài trở về Việt Nam, thay đổi nơi thường trú, được trả tự do,...) sau khi danh sách cử tri đã được niêm yết phải được thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã trước thời điểm bắt đầu bỏ phiếu 24 giờ, trừ trường hợp bị xóa tên trong danh sách cử tri thì tính đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu (Khoản 5 Điều 30).

Đối với trường hợp cử tri bỏ phiếu ở nơi khác, theo quy định tại Điều 34 của Luật bầu cử thì “từ khi niêm yết danh sách cử tri cho đến ngày bầu cử, nếu cử tri nào vì đi nơi khác, không thể tham gia bỏ phiếu nơi đã được ghi tên vào danh sách cử tri thì có quyền xin giấy chứng nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi mình đã có tên trong danh sách cử tri để được bổ sung tên vào danh sách cử tri và tham gia bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh nơi mình có thể tham gia bỏ phiếu”. Việc bổ sung tên vào danh sách cử tri trong trường hợp này được tính đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu. Do đó, sau thời điểm bắt đầu bỏ phiếu thì Ủy ban nhân dân cấp xã không thực hiện việc bổ sung danh sách cử tri nữa. Trong các biên bản, tổng số cử tri của khu vực bỏ phiếu được cập nhật đến thời điểm bắt đầu bỏ phiếu theo hướng dẫn tại mẫu số 20/BCĐBQH và 25/BCĐBHĐND kèm theo Công văn số 128/HĐBCQG-PL ngày 09/4/2016 của Hội đồng bầu cử quốc gia.

2. Về thể lệ bầu cử, mẫu diễn văn khai mạc, phù hiệu của thành viên Tổ bầu cử, tỷ lệ phiếu dự phòng, việc kết thúc bầu cử sớm

- Có địa phương đề nghị hướng dẫn b sung một số nội dung về nghiệp vụ bầu cử gồm: th lệ bầu cử, mẫu diễn văn khai mạc cuộc bầu cử, phù hiệu của các thành viên thuộc tổ chức phụ trách bầu cử, tlệ s phiếu bầu dự phòng.

Về thể lệ bầu cử, Chương VII của Luật bầu cử đã quy định cụ thể nguyên tắc, trình tự bỏ phiếu và thời gian bỏ phiếu. Trên cơ sở đó, Bộ Nội vụ đã có những hướng dẫn rất chi tiết các công việc thực hiện trước và trong ngày bầu cử tại Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01/2/2016. Do đó, đề nghị địa phương thực hiện theo đúng quy định nói trên.

Về mẫu diễn văn khai mạc và phù hiệu của thành viên thuộc các tổ chức phụ trách bầu cử, Hội đồng bầu cử quốc gia không ban hành mẫu chung về vấn đề này, đề nghị địa phương căn cứ vào Điều kiện, tình hình thực tế của mình mà quyết định cho phù hợp. Đối với bài diễn văn khai mạc, cần được chuẩn bị trang trọng, ngắn gọn, súc tích, nêu được Mục đích, ý nghĩa của việc bầu cử.

Về tỷ lệ số phiếu bầu dự phòng, Luật bầu cử và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định cụ thể vấn đề này. Đề nghị địa phương căn cứ vào Điều kiện, tình hình thực tế của mình mà quyết đnh việc in số phiếu bầu dự phòng thích hợp, nhưng phải được bàn giao, quản lý chặt chẽ và trước khi mở hòm phiếu, phải thống kê, lập biên bản, niêm phong số phiếu bầu không sử dụng hoặc gạch hỏng theo đúng quy định.

- Có địa phương đề nghị hướng dẫn về việc tuyên b kết thúc cuộc bầu cử và tiến hành kiểm phiếu khi đã có 100% người trong danh sách cử tri đi bầu cử.

Điều 71 của Luật bầu cử quy định: “Việc bỏ phiếu bắt đu từ bảy giờ sáng đến bảy giờ tối cùng ngày. Tùy tình hình địa phương, Tổ bầu cử có thể quyết định cho bắt đầu việc bỏ phiếu sớm hơn nhưng không được trước năm giờ sáng hoặc kết thúc muộn hơn nhưng không được quá chín giờ tối cùng ngày”. Như vậy, mặc dù đã có 100% người trong danh sách cử tri đi bầu cử nhưng T bầu cử cũng không được tuyên bố kết thúc cuộc bỏ phiếu và tiến hành kiểm phiếu trước thời điểm bảy giờ tối cùng ngày.

3. Về việc xác định phiếu hợp lệ, không hợp lệ

- Một số địa phương đề nghị hướng dẫn việc xác định phiếu bầu hợp lệ và phiếu bầu không hợp lệ; cách thức gạch tên người không được tín nhiệm trong phiếu bầu cử.

Điều 74 của Luật bầu cử quy định những phiếu bầu sau đây là phiếu bầu không hợp lệ:

+ Phiếu không theo mẫu quy định do T bu cử phát ra;

+ Phiếu không có dấu của Tổ bầu cử;

+ Phiếu để số người được bầu nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử;

+ Phiếu gạch xóa hết tên những người ứng cử;

+ Phiếu ghi thêm tên người ngoài danh sách những người ứng cử hoặc phiếu có ghi thêm nội dung khác.

Điểm b Khoản 4 Điều 10 của Thông tư số 02/2016/TT-BNV ngày 01/02/2016 của Bộ Nội vụ đã xác định trách nhiệm của Tổ bầu cử phải hướng dẫn cụ thể cử tri cách thức bỏ phiếu. Theo đó, nếu cử tri không tín nhiệm người ứng cử nào thì gạch ngang giữa cả họ và tên người ứng cử đó (gạch đè lên hàng họ và tên người ứng cử); không khoanh tròn, gạch chéo, gạch dưới, gạch trên hàng họ và tên người ứng cử; không được đánh dấu trên phiếu bầu; không được viết thêm, không được ghi tên người ngoài danh sách ứng cử vào phiếu bầu; không được bầu quá số đại biểu được ấn định trong phiếu bầu; không được để nguyên phiếu bầu đối với phiếu bầu có số dư người ứng cử (không gạch tên người ứng cử nào) hoặc gạch tất cả người ứng cử trong phiếu bầu. Tuy nhiên, trường hợp có phiếu gạch chéo, gạch xiên, gạch dọc hoặc gạch ngang nhưng gạch hết họ và tên của người ứng cử thì vẫn được tính là phiếu hợp lệ.

Trường hợp người ứng cử có hai tên (tên khai sinh, tên thường gọi) hoặc có chức vị, pháp danh, pháp hiệu theo tôn giáo, nếu cử tri không tín nhiệm người này, thì cần hướng dẫn cho cử tri gạch tất cả tên khai sinh, tên thường gọi hoặc chức vị, pháp danh, pháp hiệu tôn giáo của ứng cử viên đó. Tuy nhiên, nếu cử tri chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc tên thường gọi; chỉ gạch một dòng tên khai sinh hoặc một dòng có chức vị, pháp danh, pháp hiệu (đối với chức sắc tôn giáo) thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ.

Tương tự như vậy, trường hợp bên cnh họ và tên của người ứng cử có cả ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn () do có sự giống nhau cả họ, tên và tên đệm, nếu cử tri không tín nhiệm người này, thì cần gạch hết cả họ và tên và ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn. Tuy nhiên, nếu cử tri chỉ gạch họ và tên mà không gạch ngày tháng năm sinh đặt trong ngoặc đơn thì phiếu bầu đó vẫn được tính là hợp lệ.

Hội đồng bầu cử quốc gia đề nghị Ủy ban bầu cử ở địa phương xác định cụ thể các nội dung hướng dẫn liên quan đến thể lệ bầu cử, cách thức bỏ phiếu đ các Tổ bầu cử niêm yết tại phòng bỏ phiếu và thông báo cho cử tri được biết khi thực hiện quyền bầu cử.

4. Quy định về chứng kiến việc kiểm phiếu

- Có địa phương đề nghị hướng dẫn việc thực hiện quy định Người ứng cử, đại diện cơ quan, t chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có quyền chng kiến việc kim phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu. Các phóng viên báo chí được chứng kiến việc kiểm phiếu tại Điều 73 của Luật bầu cử.

Về vấn đề này, căn cứ vào Công văn số 1129/UBTVQH13-PL ngày 17 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Văn phòng Hội đồng bu cử quốc gia xin được thông báo như sau:

a) Người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm, phóng viên báo chí quy định tại Điều 73 của Luật bầu cử được hiểu như sau:

- Người ứng cử” là người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp đã được niêm yết khu vực bphiếu.

- “Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử là người được cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử chỉ định, phân công bằng văn bản tham gia chứng kiến việc kiểm phiếu bầu cử tại khu vực bỏ phiếu nơi có người ứng cử là người do cơ quan, tổ chức, đơn vị mình giới thiệu.

- Người được ủy nhiệm” là người được người có tên trong danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Quốc hội hoặc ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp ủy quyền bằng văn bản để chứng kiến việc kiểm phiếu bầu cử tại khu vực bỏ phiếu mà người đó ứng cử. Văn bản y quyền phải được công chứng theo quy định của pháp luật.

- Phóng viên báo chí là người có thẻ nhà báo còn hiệu lực, được cơ quan báo chí phân công, giới thiệu đến để chứng kiến việc kiểm phiếu bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

b) Việc đăng ký tham gia chứng kiến việc kim phiếu và khiếu nại về việc kiểm phiếu được thực hiện theo thủ tục sau đây:

- Người ứng cử xuất trình giấy Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác với Tổ trưởng Tbầu cử.

- Đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử xuất trình văn bản phân công, ch định hoặc giấy giới thiệu của cơ quan, tổ chức đơn vị và giấy Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy t tùy thân hợp pháp khác; người được ủy nhiệm xuất trình giấy ủy quyền và giấy Chứng minh nhân dân, th Căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân hợp pháp khác với T trưng T bu cử.

- Phóng viên báo chí xuất trình thẻ nhà báo còn hiệu lực và văn bn phân công hoặc giấy giới thiệu của cơ quan báo chí vi T trưởng Tổ bầu cử.

- Trong quá trình chứng kiến việc kiểm phiếu, nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có quyền khiếu nại, tố cáo tại chỗ với Tổ bầu cử. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo được thực hiện theo quy định tại Điều 75 của Luật bầu cử.

c) Đ cuộc bu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp diễn ra thành công tốt đẹp và đúng quy định của pháp luật, đồng thời bảo đm quyền lợi chính đáng của người ứng cử và các cá nhân, tổ chức có liên quan, người ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm có trách nhiệm liên hệ trước với Tổ bầu cử về việc tham dự chứng kiến kiểm phiếu; quan sát quá trình Tổ bầu cử thực hiện việc kiểm phiếu từ vị trí đã được Tổ bầu cử bố trí; tuân thủ các quy định của pháp luật, nội quy phòng bỏ phiếu và sự hướng dẫn của Tổ bầu cử; bảo đảm an toàn, trật tự, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của Tổ bầu cử; khiếu nại, tố cáo với Tổ bầu cử nếu phát hiện hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm phiếu.

Ủy ban bầu cử tnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp nhận đề nghị và danh sách phóng viên báo chí của các cơ quan báo chí ở địa phương được cử tham gia chứng kiến việc kiểm phiếu bầu đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp trên địa bàn (theo Công văn số 467/TBVBPLTT-PL ngày 18/5/2016 của Tiểu ban văn bản pháp luật và thông tin, tuyên truyền của Hội đồng bầu cử quốc gia) và chỉ đạo các tổ chức phụ trách bu cử ở địa phương tạo Điều kiện cho phóng viên báo chí tác nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Phóng viên báo chí có trách nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật về báo chí, nội quy phòng bỏ phiếu và sự hướng dẫn của Tổ bầu cử trong quá trình tác nghiệp; không làm nh hưởng đến hoạt động bình thường của Tổ bầu cử; đưa tin, bài kịp thời, trung thực, chính xác về quá trình kiểm phiếu bầu cử để góp phần vào công tác thông tin, tuyên truyền về cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Phóng viên báo chí nước ngoài có nhu cầu tham dự, đưa tin v hoạt động trong ngày bầu cử tại Việt Nam thì thực hiện theo quy định tại Nghị định số 88/2012/NĐ-CP ngày 23 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ về hoạt động thông tin, báo chí của báo chí nước ngoài, cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam.

Tổ bầu cử có trách nhiệm hướng dẫn, tạo Điều kiện thuận lợi để ngưi ứng cử, đại diện cơ quan, tổ chức, đơn vị giới thiệu người ứng cử hoặc người được ủy nhiệm, phóng viên báo chí tham gia chứng kiến việc kiểm phiếu. Bố trí vị trí quan sát, chứng kiến thuận lợi nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động kiểm phiếu của Tổ bu cử; giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc kiểm phiếu (nếu có) và ghi nội dung giải quyết vào biên bản. Trường hợp không giải quyết được thì phải ghi rõ ý kiến của Tổ bầu cử vào biên bản giải quyết khiếu nại, tố cáo và chuyển đến Ban bầu cử. Tổ trưởng Tổ bầu cử có quyền yêu cầu người chứng kiến kiểm phiếu, phóng viên báo chí ra khỏi khu vực kiểm phiếu nếu người chứng kiến kiểm phiếu, phóng viên báo chí có hành vi vi phạm nội quy phòng bỏ phiếu, gây mất an toàn, trật tự, làm ảnh hưởng đến hoạt động của Tổ bầu cử.

5. Về lập biên bản bầu cử và báo cáo về tình hình bầu cử

- Một số địa phương đề nghị có hướng dẫn cụ thể về thời điểm, yêu cầu báo cáo về tình hình bầu cử trong và sau ngày bầu cử.

Về vấn đề này, Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia đã báo cáo Hội đồng bầu cử quốc gia và có Công văn số 346/VPHĐBCQG-TT ngày 13/5/2016 hướng dẫn cụ thể về chế độ báo cáo trong ngày bầu cử và nộp biên bản kết quả bầu cử. Đ nghị các địa phương thực hiện nghiêm túc để bảo đảm phục vụ kịp thời công tác chỉ đạo, tổ chức và tổng kết cuộc bầu cử.

- Có địa phương đề nghị hướng dẫn việc tính và ghi tỷ lệ phần trăm (%) trong các biên bản kết quả bầu cử để bo đm tính thống nhất.

Để bảo đảm tính thống nhất trong các biểu mẫu, biên bản phục vụ công tác bầu cử, t lệ phần trăm (%) trong các văn bn nói trên được xác định đến số ở hàng thập phân th hai (chữ số thứ hai sau dấu thập phân) và được làm tròn s để bảo đảm tng tỷ lệ phần trăm của các tiêu chí, thành phần là 100%. Theo đó, nếu chữ số thứ ba sau dấu thập phân là từ 5 tr lên thì được làm tròn lên thêm 1 đơn vị vào chữ số ở hàng thập phân thứ hai. Ví dụ: 22,556% thì được làm tròn thành 22,56%.

6. Về bầu cử thêm, bầu cử lại

- Một số địa phương đề nghị hướng dẫn về thời hạn gi biên bản xác định kết quả bầu cử tại Điều 83 cũng như mốc tính thời hạn quy định tại Điều 83 và Điều 86 của Luật bầu cử trong trường hợp có bầu cử thêm, bầu cử lại.

Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở tnh, thành phố trực thuộc trung ương là biên bản duy nhất xác định kết quả bầu cử và danh sách những người trúng cử đại biểu Quốc hội ở từng đơn vị bầu cử của một tnh, thành phố trực thuộc trung ương. Do vậy, trong trường hợp có những đơn vị bầu cử, khu vực bỏ phiếu trên địa bàn phải tiến hành bầu cử thêm, bầu cử lại, thì Ủy ban bầu cử tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa lập Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở tnh, thành phố mình (theo mẫu số 22/BCĐBQH ban hành kèm theo công văn số 128/HĐBCQG-PL ngày 09/4/2016 của Hội đồng bầu cử quốc gia) mà khẩn trương có báo cáo bằng văn bản gửi Hội đồng bầu cử quốc gia đề nghị xem xét, quyết định việc bầu cử thêm, bầu cử lại đơn vị bầu cử. Nội dung báo cáo cần nêu cụ thể số lượng đơn vị bu c, tổng số cử tri, số cử tri tham gia bỏ phiếu tại địa phương; các đơn vị bầu cử có số cử tri đi bỏ phiếu chưa đạt quá một nửa tng số cử tri của đơn vị bầu cử hoặc đơn vị bầu cử, khu vực b phiếu có vi phạm pháp luật nghiêm trọng, phải tổ chức bầu cử lại; các đơn vị bầu cử có số người trúng cử ít hơn số đại biểu Quốc hội được bầu do Hội đồng bầu cử quốc gia ấn định, phải tổ chức bầu cử thêm, ...

Trường hợp Hội đồng bầu cử quốc gia quyết định bầu cử thêm, bầu cử lại ở đơn vị bầu cử, thì thời hạn để gửi Biên bản xác định kết quả bầu cử đại biểu Quốc hội ở tnh, thành phố trực thuộc trung ương (theo Mu số 22/BCĐBQH của Hội đồng bầu cử quốc gia) đến các cơ quan, tổ chức hữu quan và thời hạn công bố kết quả bầu cử (tại Điều 86 của Luật bầu cử) vẫn thực hiện theo quy định tương ứng của Luật nhưng mốc tính thời hạn là kể từ ngày hoàn thành việc bỏ phiếu trên địa bàn đơn vị hành chính cấp tnh (tức ngày bầu cử lại, ngày bầu cử thêm nếu có).

- Có địa phương đề nghị giải thích rõ hơn về cách xác định s lượng đơn vị bầu cử thiếu và khu vực bầu cử thêm, bầu cử lại trong các mẫu báo cáo về tình hình bầu cử.

Tại mẫu số 29C ban hành kèm theo Công văn số 128/HĐBCQG-PL của Hội đồng bầu cử quốc gia, Hội đồng bầu cử quốc gia đã giải thích đơn vị bầu thiếu là đơn vị bầu cử đại biểu Quốc hội có số người trúng cử chưa đủ số lượng đại biểu Quốc hội được bầu ấn định cho đơn vị bầu cử đó hoặc đơn vị bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân có số người trúng c chưa đủ 2/3 số lượng đại biu Hội đng nhân dân được bầu ấn định cho đơn vị bầu cử đó. Do đó, thống kê về số đơn vị bầu cử thiếu trong mẫu số 29C là tổng số các đơn vị bầu cử mà sau khi đã tổ chức bầu cử thêm vẫn không bầu đủ số đại biểu so với số lượng đại biểu được bầu theo danh sách đã công bố của Hội đồng bầu cử quốc gia (đối với đại biểu Quốc hội) hoặc của Ủy ban bầu cử (đối với đại biểu Hội đồng nhân dân) - đây là số liệu tổng kết cuối cùng sau khi đã kết thúc hoàn toàn việc bầu cử. Như vậy, ngoài việc thống kê số đơn vị bu cử phải tổ chức bầu cử thêm, số đơn vị bầu cử phải tổ chức bầu cử lại, Ủy ban bầu cử cần thống kê cả số các đơn vị bầu cử thiếu đại biểu trên địa bàn mà mình phụ trách.

Thống kê về khu vực bầu cử thêm, bầu cử lại trong mẫu số 29A và 29C ban hành kèm theo Công văn số 128/HĐBCQG-PL của Hội đồng bầu cử quốc gia là tổng số các khu vực bỏ phiếu thuộc các đơn vị bầu cử phải thực hiện việc bầu cử thêm, bầu cử lại.

*

* *

Trên đây là một số nội dung cần lưu ý, quan tâm trong quá trình tổ chức bầu cử. Đề nghị Ủy ban bầu cử các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tiếp tục thông báo, ch đạo, hướng dẫn đến các tổ chức phụ trách bu cử ở địa phương mình và các cơ quan, tổ chức hữu quan khác trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các nội dung nêu trên.

Xin trân trọng cảm ơn.


Nơi nhận:
- Như trên;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch HĐBCQG (để b/c);

- Trưởng, Phó trưởng các Tiểu ban của HĐBCQG (để b/c);
- Ban thường trực Đoàn Ch tịch UBTWMTTQVN (để phối hợp chỉ đạo);
- Bộ Nội vụ (để phối hợp);
- Thường trực HĐND, UBND, UBMTTQVN, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Lưu: HC, PL, VPHĐBCQG.
Epas:

CHÁNH VĂN PHÒNG




Nguyễn Hạnh Phúc

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 358/VPHĐBCQG-PL ngày 18/05/2016 về vấn đề cần lưu ý trước, trong và sau ngày bầu cử do Văn phòng Hội đồng bầu cử quốc gia ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.763

DMCA.com Protection Status
IP: 18.227.183.161
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!