BỘ TƯ PHÁP
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1972/BTP-QLXLVPHC&TDTHPL
V/v hướng dẫn thực hiện Kế hoạch
theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành năm 2018
|
Hà
Nội, ngày 05 tháng 6
năm 2018
|
Kính
gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương
Thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP
ngày 23/07/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đã ban hành Kế hoạch
theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và
lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2018 (kèm theo Quyết định số
2701/QĐ-BTP ngày 29/12/2017). Trong thời gian qua, Bộ Tư pháp đã nhận được
phản ánh của một số địa phương về những khó khăn, vướng mắc
phát sinh khi triển khai Kế hoạch nêu trên. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các địa phương, Bộ Tư pháp đề nghị Ủy ban nhân
dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, chỉ đạo thực hiện một số
nội dung sau đây:
1. Nhóm các hoạt động về nghiệp vụ
1.1. Tập trung vào các hoạt động, các
hình thức tổ chức theo dõi thi hành pháp luật theo quy định của Nghị định
59/2012/NĐ-CP trong lĩnh vực điều kiện đầu tư kinh doanh (tổ chức kiểm tra, điều
tra, khảo sát) theo Kế hoạch theo dõi thi hành pháp luật
mà địa phương ban hành.
a) Hoạt động kiểm tra liên ngành
- Nội dung kiểm tra: Tình hình thi
hành pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong 03 lĩnh vực y tế; tài
nguyên và môi trường; lao động, thương binh và xã hội trên địa bàn tỉnh/thành
phố trực thuộc Trung ương;
- Đối tượng kiểm tra: Các cơ quan quản
lý nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện trên địa bàn;
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có
liên quan và VCCI (nếu có).
- Sản phẩm đầu ra: Thông báo kết luận
kiểm tra.
b) Hoạt động điều tra, khảo sát
- Nội dung điều tra, khảo sát: Điều
tra, khảo sát tính tương thích giữa các quy định của pháp luật về điều kiện đầu
tư kinh doanh trong lĩnh vực y tế; tài nguyên môi trường; lao động, thương binh
và xã hội. Qua đó thu thập, đánh giá thông tin về những thuận lợi và khó khăn,
vướng mắc trong các quy định pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh trong 03
lĩnh vực (y tế; tài nguyên và môi trường; lao động, thương binh và xã hội), từ
đó đề xuất, kiến nghị hoàn thiện thể chế về điều kiện đầu tư kinh doanh.1
Căn cứ theo quy định tại Điều 13 Nghị định 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 về theo dõi thi
hành pháp luật, đề nghị UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giao nhiệm
vụ cụ thể đối với các sở, ban, ngành chuyên môn trực thuộc, cụ thể như sau:
+ Giao Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi
trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành
liên quan rà soát các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với từng lĩnh vực cụ thể
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình, trong đó tập trung rà soát điều kiện đầu
tư kinh doanh nổi cộm, phát sinh trong thực tiễn2;
+ Giao Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với
các Sở, ban, ngành có liên quan tổ chức điều tra, khảo sát, đánh giá (thẩm định)
tính tương thích giữa các quy định của pháp luật về điều kiện đầu tư kinh doanh
trong các lĩnh vực y tế, tài nguyên môi trường, lao động, thương binh và xã hội
dựa trên cơ sở kết quả rà soát của Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội.
Ví dụ: Các quy định về điều kiện đầu
tư kinh doanh trong văn bản thuộc lĩnh vực tài nguyên môi trường tương thích
hay không tương thích/ phù hợp hay bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo với các quy định
có liên quan về điều kiện đầu tư kinh doanh có liên quan quy định tại các văn bản
khác; qua đó đề xuất, kiến nghị hoàn thiện;...
- Đối tượng điều tra, khảo sát: Tổ chức,
cá nhân trên địa bàn (bao gồm các cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, người
dân và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan);
- Hình thức tổ chức: Phiếu khảo sát,
tọa đàm, phỏng vấn trực tiếp hoặc các hình thức phù hợp khác;
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có
liên quan và VCCI (nếu có).
- Sản phẩm đầu ra: Báo cáo kết quả điều
tra, khảo sát.
1.2. Lựa chọn một số vụ việc cụ thể để
theo dõi, xử lý thông tin, kịp thời phản ứng chính sách một cách kịp thời, hiệu
quả
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có
liên quan, cơ quan thông tấn, báo chí, đại diện cộng đồng doanh nghiệp trên địa
bàn.
- Sản phẩm đầu ra: Văn bản xử lý theo
thẩm quyền hoặc văn bản kiến nghị cơ quan có thẩm quyền đưa ra phương hướng giải
quyết các vụ việc có liên quan đến chính sách, pháp luật về điều kiện đầu tư
kinh doanh.
1.3. Lựa chọn một số doanh nghiệp vừa
và nhỏ tại địa phương để hỗ trợ về pháp lý
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp
- Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành có
liên quan, đại diện cộng đồng doanh nghiệp trên địa bàn.
- Sản phẩm đầu ra: Hoạt động tập huấn,
tư vấn pháp lý cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương về các quy định của
pháp luật liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh.
2. Nhóm các hoạt động về truyền
thông
2.1. Tăng cường công tác truyền thông
của địa phương trên các phương tiện thông tin đại chúng để góp phần nâng cao nhận
thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức trong việc hỗ trợ, tạo điều
kiện và thúc đẩy hoạt động đầu tư kinh doanh, đồng thời qua đó cũng giúp các
doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ tại địa phương
dễ dàng chủ động liên hệ với các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để kịp
thời phản ánh những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực
tiễn.
- Cơ quan chủ trì: Sở Thông tin truyền
thông
- Cơ quan phối hợp: Sở Tư pháp và các
sở, ban, ngành có liên quan; Đài truyền hình, Đài tiếng nói, cơ quan thông tấn,
báo chí.
- Sản phẩm đầu ra: các chuyên mục
riêng về lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trên báo/cổng thông tin điện tử/đài tiếng
nói/đài truyền hình của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2.2. Xây dựng các chương trình trao đổi
(talk show), đối thoại về những khó khăn, vướng mắc trong các quy định của pháp
luật về điều kiện đầu tư kinh doanh (trong 03 lĩnh vực: y tế; tài nguyên và môi
trường; lao động, thương binh và xã hội).
- Cơ quan chủ trì: Sở Tư pháp.
- Cơ quan phối hợp: các Sở, ngành có
liên quan, VCCI (nếu có).
3. Về kinh phí thực hiện
3.1. Kinh phí ngân sách nhà nước
a) Đối với hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật nói chung
Thông tư số 338/2016/TT-BTC ngày
28/12/2016 quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân
sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn
thiện hệ thống pháp luật.
b) Đối với hoạt động điều tra, khảo
sát
- Xây dựng mẫu phiếu khảo sát, chi
phí trả lời phiếu, phân tích, tổng hợp, xử lý phiếu: Thông tư số
109/2016/TT-BTC ngày 30/6/2016 quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết
toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc
gia;
- Tổ chức các cuộc tọa đàm: Thông tư
số 338/2016/TT-BTC ngày 28/12/2016 quy định lập dự toán,
quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác
xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật và Thông
tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28/4/2017 quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội
nghị.
3.2. Kinh phí từ các nguồn tài trợ, dự
án, đề án khác (nếu có)
Để biết thêm
thông tin chi tiết, Quý Ủy ban có thể cử cán bộ liên hệ với đồng chí Trần
Phương Thảo - Chuyên viên Phòng Theo dõi thi hành pháp luật, Cục Quản lý xử lý
vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Bộ Tư pháp (điện thoại
024.6273.9790, email: [email protected]) để được giải đáp.
Bộ Tư pháp trân trọng cảm ơn và rất
mong nhận được sự quan tâm, phối hợp của Quý Ủy ban./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh (để b/c);
- Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (để tham mưu thực hiện);
- Phó Cục trưởng Hồ Quang Huy (để biết);
- Lưu: VT, Cục QLXLVPHC&TDTHPL.
|
TL. BỘ TRƯỞNG
CỤC TRƯỞNG CỤC QUẢN LÝ XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH VÀ THEO DÕI THI HÀNH PHÁP LUẬT
Đặng Thanh Sơn
|