Kính gửi:
|
- Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
|
Thực hiện nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng
Tổ công tác cải cách thủ tục hành chính (TTHC) giao (tại Quyết định số
1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022, Quyết định số 104/QĐ-TTg ngày 25 tháng 01
năm 2024, Công văn số 100/TCTCCTTHC ngày 14 tháng 11 năm 2023), Văn phòng
Chính phủ đề nghị các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
1. Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc nghiên cứu,
vận dụng Hướng dẫn thực hiện Kế hoạch rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ trong hệ
thống hành chính nhà nước giai đoạn 2022-2025 (kèm theo Công văn số
6828/VPCP-KSTT ngày 12 tháng 10 năm 2022) và Hướng dẫn một số nội dung về
rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ (tại Phụ lục
kèm theo) để thực hiện các nhiệm vụ công bố, công khai, rà soát, đơn giản
hóa TTHC nội bộ theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ và Tổ trưởng Tổ công tác cải
cách TTHC.
2. Tập trung nguồn lực, quyết liệt chỉ đạo thực hiện
các công việc cụ thể sau đây:
a) Đối với Bộ, cơ quan ngang bộ
- Tiếp tục tổ chức rà soát, công bố bổ sung danh mục
TTHC nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước và TTHC nội bộ thực hiện tại bộ,
cơ quan, địa phương đã được quy định đầy đủ tại văn bản do bộ, cơ quan mình
tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền; hoàn thành trước ngày 01 tháng
4 năm 2024.
- Theo chức năng, nhiệm vụ được giao, rà soát, gửi
danh mục TTHC nội bộ thực hiện tại bộ, cơ quan, địa phương do bộ, cơ quan mình
tham mưu ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền (gồm Danh mục và nội dung cụ
thể của từng TTHC nội bộ) về Văn phòng Chính phủ, chậm nhất vào ngày 15
tháng 4 năm 2024, để tổng hợp danh mục Bộ TTHC nội bộ thực hiện tại bộ, cơ
quan, địa phương.
- Trên cơ sở danh mục TTHC nội bộ thực hiện tại bộ,
cơ quan do Văn phòng Chính phủ tổng hợp, căn cứ đặc thù và thực tế triển khai
nhiệm vụ tại bộ, cơ quan để ban hành Quyết định công bố TTHC nội bộ thực hiện tại
bộ, cơ quan; hoàn thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2024.
- Tổ chức rà soát 100% TTHC nội bộ đã công bố;
trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án đơn giản hóa (với các nội dung
thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ) và phê duyệt phương án đơn giản hóa
theo thẩm quyền, bảo đảm cắt giảm ít nhất 20% TTHC, 20% chi phí tuân thủ TTHC;
hoàn thành trước ngày 01 tháng 11 năm 2024.
Riêng đối với việc rà soát, đơn giản hóa các TTHC nội
bộ trọng tâm ưu tiên theo Quyết định số 1085/QĐ-TTg ngày 15 tháng 9 năm 2022 của
Thủ tướng Chính phủ, các bộ[1]
chưa hoàn thành nhiệm vụ khẩn trương hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt phương án; hoàn thành trước ngày 01 tháng 4 năm 2024.
b) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương
- Trên cơ sở danh mục TTHC nội bộ thực hiện tại địa
phương do Văn phòng Chính phủ tổng hợp, căn cứ đặc thù và tình hình thực tế tại
địa phương để ban hành Quyết định công bố TTHC nội bộ thực hiện tại địa phương;
hoàn thành trước ngày 01 tháng 7 năm 2024.
- Tổ chức rà soát 100% TTHC nội bộ đã công bố; phê
duyệt theo thẩm quyền phương án đơn giản hóa, bảo đảm cắt giảm ít nhất 20%
TTHC, 20% chi phí tuân thủ TTHC; hoàn thành trước ngày 01 tháng 11 năm 2024.
Trong quá trình thực hiện, đề nghị các bộ, cơ quan,
địa phương phản ánh về những khó khăn, vướng mắc và đề xuất, kiến nghị (nếu có)[2] để Văn phòng Chính phủ hỗ
trợ theo thẩm quyền và tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công
tác cải cách TTHC xem xét, chỉ đạo./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- TTgCP, PTTgCP Trần Lưu Quang (để b/c);
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTgCP;
- Lưu: VT, KSTT (2). NTTL
|
BỘ TRƯỞNG, CHỦ
NHIỆM
Trần Văn Sơn
|
PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN MỘT SỐ NỘI DUNG VỀ CÔNG BỐ VÀ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN
HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
(Kèm theo Công văn số: 1927/VPCP-KSTT ngày 25 tháng 3 năm 2024 của Văn phòng
Chính phủ)
I. VỀ CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH
CHÍNH NỘI BỘ
1. Một số lưu ý nhận diện thủ tục
hành chính (TTHC) nội bộ
- TTHC nội bộ thuộc phạm vi Quyết định số 1085/QĐ-TTg
ngày 15 tháng 9 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ bao gồm: Trình tự, cách thức
thực hiện, hồ sơ và yêu cầu, điều kiện do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền
quy định để giải quyết công việc cụ thể cho cơ quan hành chính nhà nước
(CQHCNN), đơn vị thuộc CQHCNN nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao hoặc
bảo đảm việc thực thi công vụ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động
làm việc trong CQHCNN.
Ví dụ: (i) Các TTHC nội bộ về phê duyệt chiến lược,
quy hoạch, kế hoạch của các ngành, lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ/Bộ trưởng,
thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành; (ii) TTHC nội bộ về thu hồi rừng quy định
tại Điều 43 Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm
2018 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
- TTHC nội bộ giữa các CQHCNN (Nhóm A) có phạm vi
giải quyết liên quan từ 02 CQHCNN trở lên, được quy định tại các văn bản thuộc
thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính
phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- TTHC nội bộ trong từng bộ, cơ quan, địa phương
(Nhóm B) có phạm vi giải quyết trong bộ, cơ quan, địa phương, được quy định đầy
đủ tại các văn bản thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ (Nhóm
B1), hoặc được quy định chưa đầy đủ tại các văn bản thuộc thẩm quyền của Quốc hội,
Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đồng thời giao bộ,
cơ quan, địa phương quy định đầy đủ, chi tiết (Nhóm B2), hoặc được quy định tại
các văn bản thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan, địa phương (Nhóm B3).
Ví dụ:
Nhóm B1: Thủ tục công bố, công bố danh mục, công
khai TTHC thực hiện tại bộ, cơ quan, địa phương (quy định tại Nghị định số
63/2010/NĐ-CP , Nghị định số 92/2017/NĐ-CP , Quyết định số 31/2022/QĐ-TTg, Thông
tư số 02/2017/TT-VPCP).
Nhóm B2: Thủ tục xét nâng lương trước thời hạn
cho cán bộ, công chức, viên chức (CBCCVC), người lao động trong cơ quan, đơn vị
do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ[1].
Nhóm B3: Thủ tục xây dựng, ban hành Chương trình
công tác của bộ, địa phương (thường quy định tại Quy chế làm việc của các bộ, địa
phương).
Lưu ý: Thực tế, có nhiều TTHC nội bộ
nhóm B3 được hình thành tại bộ, địa phương để thực hiện một số bước, một số
khâu thuộc trách nhiệm của bộ, địa phương trong thực hiện TTHC nội bộ nhóm A.
Ví dụ: Thủ tục xây dựng, ban hành Nghị định của
Chính phủ theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật
(nhóm A); một số bộ, cơ quan ngang bộ ban hành TTHC nội bộ tại bộ, cơ quan để
quy định trách nhiệm gắn với thời hạn, biểu mẫu (thành lập Ban Soạn thảo, Tổ
Biên tập, trách nhiệm của đơn vị chủ trì, đơn vị pháp chế, đơn vị kiểm soát
TTHC…).
2. Trách nhiệm công bố TTHC nội
bộ
- Bộ, cơ quan ngang bộ công bố TTHC nội bộ các nhóm
A, B1, B2[2] và B3.
- Địa phương công bố TTHC nội bộ các nhóm B2, B3.
Các bộ, cơ quan, địa phương có thể công bố TTHC
nội bộ các nhóm A, B1 thuộc thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan, địa phương
mình, trên cơ sở công bố của các bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực.
II. VỀ RÀ SOÁT, ĐƠN GIẢN HÓA
TTHC NỘI BỘ
1. Yêu cầu
a) Yêu cầu chung:
Việc rà soát, đơn giản hóa TTHC nội bộ phải bảo đảm
các yêu cầu về tính cần thiết, hợp lý, hợp pháp và với chi phí thực hiện thấp
nhất; quy định đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm tính khả thi của TTHC nội bộ để tạo thuận
lợi cho đối tượng thực hiện và cơ quan giải quyết TTHC nội bộ.
b) Yêu cầu cụ thể:
- Tên TTHC nội bộ: Tên TTHC được quy định rõ ràng,
cụ thể, ngắn gọn; chính xác và thống nhất trong tất cả các văn bản có quy định
về TTHC đó.
Tên TTHC nội bộ gồm: Từ hoặc cụm từ chỉ hành động của
cơ quan nhà nước kết hợp với tên kết quả của TTHC và kết hợp đối với từng đối
tượng, lĩnh vực cụ thể (nếu có) hoặc kết hợp với cụm từ chỉ sự vật, sự việc mà
cơ quan nhà nước muốn quản lý hoặc đối tượng thực hiện TTHC mong muốn đạt được.
- Trình tự thực hiện TTHC nội bộ: Trình tự thực hiện
TTHC được quy định rõ ràng, cụ thể các bước thực hiện; phân định rõ trách nhiệm
và nội dung công việc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân cán bộ, công chức, viên
chức khi tham gia thực hiện. Đồng thời, các bước thực hiện phải được sắp xếp
theo thứ tự phù hợp về thời gian, quy trình và cấp có thẩm quyền xử lý; áp dụng
tối đa cơ chế liên thông.
- Cách thức thực hiện TTHC nội bộ: Cách thức thực
hiện TTHC được quy định rõ ràng, cụ thể; phù hợp điều kiện của cơ quan giải quyết
TTHC và tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đối tượng thực hiện với chi phí thấp
nhất.
- Hồ sơ: Hồ sơ để giải quyết TTHC được quy định rõ
ràng, cụ thể về tên, quy cách, số lượng của từng thành phần hồ sơ, số lượng bộ
hồ sơ. Thành phần hồ sơ, số lượng từng thành phần hồ sơ phải thực sự cần thiết
cho việc giải quyết TTHC, đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện được pháp luật quy định,
bảo đảm mục tiêu quản lý nhà nước; thành phần hồ sơ không trùng với thành phần
hồ sơ của một TTHC khác có kết quả là thành phần hồ sơ của TTHC dự kiến quy định/rà
soát hoặc thành phần hồ sơ là kết quả do chính cơ quan giải quyết TTHC đang quản
lý; quy cách của thành phần hồ sơ đa dạng, dễ thực hiện để tạo thuận lợi cho đối
tượng thực hiện.
- Thời hạn giải quyết TTHC nội bộ: Thời hạn giải
quyết TTHC được quy định rõ ràng, cụ thể (thời hạn của từng khâu: lấy ý kiến,
thẩm định, kiểm tra, đánh giá…), đồng thời quy định rõ thời hạn tính từ ngày nhận
đầy đủ hồ sơ theo quy định đến ngày trả kết quả (bao trùm cả các thời hạn lấy ý
kiến, thẩm định, kiểm tra, đánh giá…); bảo đảm tiết kiệm thời gian cho đối tượng
thực hiện, phù hợp với khả năng của cơ quan giải quyết TTHC.
Trong trường hợp một TTHC do nhiều cơ quan có thẩm
quyền tham gia vào quá trình giải quyết thì quy định rõ ràng, đầy đủ thời hạn
giải quyết của từng cơ quan và thời hạn chuyển giao hồ sơ giữa các cơ quan.
- Đối tượng thực hiện TTHC nội bộ: Đối tượng thực
hiện TTHC được quy định rõ ràng, cụ thể; bảo đảm có số lượng đối tượng thực hiện
được hưởng lợi nhiều nhất.
- Cơ quan thực hiện TTHC nội bộ: Cơ quan thực hiện
TTHC được quy định phù hợp với thẩm quyền quản lý nhà nước đối với cấp hành
chính hoặc địa giới hành chính theo quy định của pháp luật; thuận tiện cho đối
tượng thực hiện trong việc liên hệ với cơ quan có thẩm quyền giải quyết; bảo đảm
áp dụng tối đa các giải pháp phân cấp hoặc ủy quyền cho cơ quan hành chính cấp
dưới hoặc địa phương giải quyết TTHC.
Trong trường hợp một TTHC do nhiều cơ quan, nhiều cấp
tham gia giải quyết thì quy định rõ ràng, cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan,
từng cấp, cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp; áp dụng tối đa cơ chế liên thông
trong giải quyết TTHC.
- Mẫu đơn, văn bản đề nghị:
Trường hợp TTHC nội bộ yêu cầu có đơn, văn bản đề
nghị…, phải quy định đầy đủ những nội dung cần có trong đơn, văn bản đề nghị. Từng
nội dung thông tin tại mẫu đơn, văn bản đề nghị… phải rõ ràng, ngắn gọn, thực sự
cần thiết cho việc giải quyết TTHC, tăng tính chịu trách nhiệm của đối tượng thực
hiện đối với những nội dung tại đơn, văn bản đề nghị.
Trong trường hợp đơn, văn bản đề nghị… cần phải có
xác nhận của cơ quan, người có thẩm quyền thì quy định rõ cơ quan, người có thẩm
quyền xác nhận và nội dung xác nhận.
- Yêu cầu, điều kiện
Yêu cầu, điều kiện của TTHC nội bộ được quy định rõ
ràng, cụ thể, cần thiết đối với yêu cầu quản lý nhà nước, phù hợp với khả năng
đáp ứng đối tượng thực hiện; phân định rõ trách nhiệm chứng minh yêu cầu, điều
kiện; không quy định yêu cầu, điều kiện trùng với yêu cầu, điều kiện của một
TTHC khác có kết quả là thành phần hồ sơ của TTHC dự kiến đơn giản hóa. Lưu ý
các tiêu chí làm căn cứ để cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, giải quyết
TTHC cũng là một dạng yêu cầu, điều kiện trong TTHC nội bộ.
- Kết quả thực hiện TTHC nội bộ
Kết quả giải quyết TTHC cần được mẫu hóa để tạo thuận
lợi cho cơ quan giải quyết TTHC. Hình thức, thời hạn có hiệu lực và điều kiện
có hiệu lực (nếu có) của kết quả của TTHC được quy định rõ ràng, thuận tiện,
phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước, với quyền, nghĩa vụ, lợi ích hợp pháp của
đối tượng thực hiện và tình hình thực tiễn.
2. Về tỷ lệ cắt giảm TTHC nội
bộ và chi phí thực hiện TTHC nội bộ[3]
- Tỷ lệ cắt giảm TTHC nội bộ là tỷ lệ (%) được tính
bằng tổng số TTHC nội bộ được bãi bỏ, sửa đổi, bổ sung trên tổng số TTHC nội bộ
được công bố thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan, địa
phương.
Ví dụ: Bộ A công bố tổng số 100 TTHC nội bộ; sau
khi rà soát, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án, trong đó bãi bỏ 10
TTHC nội bộ, sửa đổi, bổ sung 20 TTHC nội bộ, thì tỷ lệ (%) cắt giảm, đơn giản
hóa TTHC nội bộ của Bộ A là: 30/100*100% = 30%.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí thực hiện TTHC nội bộ là tỷ
lệ (%) được tính bằng tổng số chi phí thực hiện TTHC nội bộ sau khi cắt giảm,
đơn giản hóa trên tổng số chi phí thực hiện TTHC nội bộ (được công bố) thuộc phạm
vi quản lý, thẩm quyền giải quyết của bộ, cơ quan, địa phương trước khi cắt giảm,
đơn giản hóa.
Ví dụ: Trường hợp Bộ A thực hiện 2 đợt rà soát:
Đợt I: Thực hiện rà soát, tính chi phí thực hiện của
70 TTHC nội bộ, giả sử có tổng chi phí thực hiện là 70.000.000 đ/năm và đề xuất
bãi bỏ 10 TTHC, sửa đổi bổ sung 10 TTHC. Tổng chi phí cắt giảm là 15.000.000 đ (10
TTHC bãi bỏ cắt giảm 10.000.000 đ, 10 TTHC sửa đổi, bổ sung cắt giảm 5.000.000
đ), thì tỷ lệ (%) cắt giảm chi phí thực hiện TTHC nội bộ của bộ A là:
15.000.000/70.000.000*100% = 21,4% (tính trên tổng số TTHC đã được rà soát đợt
I).
Đợt II: Thực hiện rà soát, tính chi phí thực hiện của
30 TTHC nội bộ (còn lại), giả sử có tổng chi phí thực hiện là 30.000.000 đ/năm
và chi phí cắt giảm được của 10 TTHC nội bộ sửa đổi, bổ sung là 5.000.000 đ,
thì tỷ lệ (%) cắt giảm chi phí thực hiện TTHC nội bộ của bộ A đợt II là:
5.000.000/30.000.000*100% = 16,7% (tính trên tổng số TTHC rà soát đợt II).
Như vậy, tổng chi phí thực hiện TTHC trước khi cắt
giảm của Bộ A sau 02 đợt rà soát là: 70.000.0000 đ + 30.000.000 đ = 100.000.000
đ.
Tổng chi phí thực hiện TTHC đã cắt giảm được của Bộ
A sau 02 đợt rà soát là: 15.000.0000 đ + 5.000.000 đ = 20.000.000 đ.
Tỷ lệ cắt giảm chi phí là:
20.000.000/100.000.000*100% = 20%.
(Ví dụ cụ thể về tính chi phí thực hiện TTHC nội
bộ tại Mục IV).
3. Trách nhiệm rà soát, đề xuất
phương án đơn giản hóa
- Bộ, cơ quan, địa phương chủ trì rà soát, đề xuất
phương án đơn giản hóa đối với TTHC nội bộ quy định tại các văn bản do bộ, cơ
quan, địa phương trình cơ quan, người có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo
thẩm quyền.
- Bộ, cơ quan, địa phương chủ động rà soát, đề xuất
phương án đơn giản hóa đối với TTHC nội bộ thuộc phạm vi giải quyết; đối với
phương án đề xuất thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực (nếu
có), gửi các bộ, cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực để nghiên cứu, tổng hợp, hoàn
thiện phương án.
III. TRÌNH PHÊ DUYỆT PHƯƠNG
ÁN ĐƠN GIẢN HÓA TTHC NỘI BỘ
1. Thẩm quyền phê duyệt
- TTHC nội bộ nhóm A, B1, B2 (trừ nội dung giao bộ,
cơ quan, địa phương quy định chi tiết): Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- TTHC nội bộ nhóm B2 (đối với nội dung giao bộ, cơ
quan, địa phương quy định chi tiết), B3: Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt.
2. Hồ sơ trình
a) Hồ sơ trình Thủ tướng Chính phủ
- Tờ trình dự thảo Quyết định trình Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt.
Các thông tin cần có trong Tờ trình Thủ tướng Chính
phủ, gồm: Số lượng TTHC được rà soát/tổng số TTHC thuộc phạm vi quản lý của bộ,
cơ quan; số lượng TTHC đề xuất cắt giảm /tổng số TTHC được rà soát; tỷ lệ cắt
giảm TTHC/tổng số TTHC được rà soát; tỷ lệ cắt giảm TTHC/tổng số TTHC thuộc phạm
vi quản lý; tỷ lệ cắt giảm chi phí thực hiện TTHC/tổng số TTHC được rà soát; tỷ
lệ cắt giảm chi phí thực hiện TTHC/tổng số TTHC thuộc phạm vi quản lý; kèm theo
Bản tổng hợp kết quả cắt giảm chi phí thực hiện TTHC nội bộ.
- Dự thảo Quyết định và phương án đơn giản hóa kèm
theo. Phương án đơn giản hóa phải đáp ứng các yêu cầu cụ thể tại mục II.1 Hướng
dẫn này.
- Báo cáo kết quả rà soát, đề xuất phương án cắt giảm,
đơn giản hóa TTHC nội bộ (Mẫu Báo cáo tại mục
V).
- Bản tổng hợp, tiếp thu, giải trình kiến của bộ,
cơ quan, địa phương, các tổ chức, đơn vị liên quan.
b) Hồ sơ trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Căn cứ hướng dẫn tại điểm a mục này, Văn phòng Bộ,
cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn
hồ sơ trình phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa TTHC nội bộ tại bộ, địa
phương mình.
IV. VÍ DỤ VỀ TÍNH CHI PHÍ THỰC
HIỆN TTHC NỘI BỘ
Ví dụ minh họa đối với TTHC nội bộ Lập kế hoạch
biên chế công chức hàng năm của tỉnh.
Khoản 1, 2 Điều 10 Nghị định số
62/2020/NĐ-CP ngày 01/6/2020 quy định thủ tục lập kế hoạch biên chế công chức
hàng năm của tỉnh: (1) Các cơ quan, tổ chức thuộc địa phương xây dựng kế hoạch
biên chế công chức hằng năm của cơ quan, tổ chức mình, gửi cơ quan, tổ chức được
giao nhiệm vụ về tổ chức cán bộ (TCCB) của địa phương. (2). Cơ quan, tổ chức được
giao nhiệm vụ về TCCB của địa phương tiếp nhận hồ sơ, thẩm định kế hoạch biên
chế công chức hằng năm của các cơ quan, tổ chức; tổng hợp, lập kế hoạch biên chế
công chức hằng năm của địa phương để địa phương gửi Bộ Nội vụ (BNV) thẩm định,
chậm nhất vào ngày 15 tháng 6 hằng năm.
Giả sử trên địa bàn tỉnh A có 10 sở, ngành và 10
UBND cấp huyện trực thuộc (20 đơn vị); tỉnh A chưa quy định cụ thể việc thực hiện
TTHC nội bộ này.
Sau khi rà soát, giả sử phương án cắt giảm, đơn giản
hóa của tỉnh A như sau:
- Về trình tự thực hiện và thời hạn giải quyết: Quy
định cụ thể/ ấn định thời hạn các sở, ngành tỉnh, UBND cấp huyện gửi Sở Nội vụ
(SNV); thời hạn thẩm định kế hoạch biên chế công chức hằng năm của các cơ quan,
tổ chức; tổng hợp, lập kế hoạch biên chế công chức hằng năm của tỉnh, trình
lãnh đạo tỉnh; thời hạn lãnh đạo tỉnh duyệt, gửi BNV thẩm định.
Lưu ý phải bảo đảm 02 yêu cầu: (1) Kế hoạch được gửi
BNV chậm nhất vào ngày 15/6 hằng năm; (2) Phù hợp với số lượng CBCC hiện tại của
tỉnh và căn cứ vào thời gian thực tế cần thực hiện TTHC này, để bảo đảm hoàn
thành nhiệm vụ.
- Hồ sơ: Mẫu hóa văn bản đề nghị của sở, ngành thuộc
tỉnh và UBND cấp huyện gửi tỉnh (qua SNV), mẫu hóa văn bản đề nghị của tỉnh gửi
BNV, mẫu hóa/hướng dẫn rõ hơn các thành phần hồ sơ khác của Kế hoạch (như: Sự
cần thiết của việc lập kế hoạch biên chế công chức hàng năm; Giải pháp thực hiện
kế hoạch biên chế công chức sau khi được cấp có thẩm quyền giao hoặc phê duyệt,
dự kiến nguồn công chức bổ sung, thay thế, thực hiện chính sách tinh giản biên
chế và dự toán kinh phí để thực hiện…).
1. Chi phí trước và sau khi cắt
giảm, đơn giản hóa TTHC
a) Chi phí về thời gian thực hiện TTHC nội bộ
STT
|
Các bước thực
hiện TTHC
|
Trước khi cắt
giảm, đơn giản hóa
|
Sau khi cắt giảm,
đơn giản hóa
|
Các công việc cụ
thể cần làm
|
Thời gian thực hiện
|
Các công việc cụ
thể cần làm
|
Thời gian thực hiện
|
Đối tượng thực hiện
TTHC
|
Cơ quan thực hiện
TTHC
|
Đối tượng thực hiện
TTHC
|
Cơ quan thực hiện
TTHC
|
1
|
|
1.1. SNV chủ động nghiên cứu tham mưu triển khai/
hoặc sau khi nhận được VB đề nghị của BNV: trình lãnh đạo tỉnh, làm VB gửi 20
đơn vị (đv).
|
-
|
- SNV: 02 giờ;
- LĐ tỉnh: ½ giờ.
|
1.1. SNV không cần tham mưu VB gửi 20 đơn vị.
|
-
|
-
|
1.2. 20 đơn vị tìm hiểu thông tin, yêu cầu, đọc
các biểu mẫu tại các VB liên quan.
|
20 đơn vị x 2 giờ/1đv = 20 giờ
|
-
|
1.2. 20 đơn vị tìm hiểu thông tin về TTHC do UBND
tỉnh công bố.
|
20 đơn vị x 1/2 giờ/1đv = 10 giờ
|
-
|
1.3. Trao đổi lại với SNV nếu có thông tin chưa
rõ.
|
-
|
-
|
1.3. Trao đổi lại với SNV nếu có thông tin chưa
rõ.
|
-
|
-
|
2
|
Chuẩn bị hồ sơ TTHC
|
20 đơn vị tự làm văn bản đề nghị; tự lập kế hoạch
theo mẫu hướng dẫn của BNV cho cấp tỉnh.
|
20 đơn vị x 2 giờ/1đv = 40 giờ
|
|
20 đơn vị làm văn bản đề nghị theo mẫu của UBND tỉnh
hướng dẫn.
|
20 đơn vị x 1,5 giờ/1đv = 30 giờ
|
|
3
|
Thẩm định hồ sơ, tổng hợp kết quả, duyệt.
|
SNV thẩm định, tổng hợp kết quả, lập KH biên chế
của tỉnh trình LĐ tỉnh (VB đề nghị do chuyên viên SNV tự làm; bản kế hoạch lập
theo mẫu…).
|
-
|
- SNV: 20 giờ;
- LĐ tỉnh: 02 giờ.
|
SNV thẩm định, tổng hợp kết quả, lập KH biên chế
của tỉnh trình LĐ tỉnh (VB đề nghị và bản kế hoạch lập theo mẫu…).
|
-
|
- SNV: 18 giờ;
- LĐ tỉnh: 02 giờ.
|
So sánh thời gian
|
|
60 giờ
|
24,5 giờ
|
|
40 giờ
|
20 giờ
|
So sánh chi phí
|
84,5 giờ x
40.000 đ = 3.380.000 đ
|
60 giờ x
40.0000 đ = 2.400.000đ
|
b) Chi phí chuẩn bị hồ sơ TTHC nội bộ
STT
|
Chi phí
|
Trước khi cắt
giảm, đơn giản hóa
|
Sau khi cắt giảm,
đơn giản hóa
|
Đối tượng thực hiện
TTHC
|
Cơ quan thực hiện
TTHC
|
Đối tượng thực hiện
TTHC
|
Cơ quan thực hiện
TTHC
|
1
|
Chi phi văn phòng phẩm, in ấn hồ sơ TTHC của 20
đơn vị
|
Văn bản của các đơn vị gửi tỉnh chưa được mẫu
hóa, các đơn vị thực hiện theo cách hiểu, trên cơ sở Nghị định số
62/2020/NĐ-CP , trung bình tài liệu phải chuẩn bị và in ấn là 20 trang A4; chi
phí là 20.000 đ/1 hồ sơ x 20 đơn vị = 400.000 đ.
|
-
|
Trên cơ sở mẫu hóa, văn bản của các đơn vị gửi tỉnh
trung bình là 15 trang A4; chi phí là 15.000 đ/1 hồ sơ x 20 đơn vị = 300.000
đ.
|
-
|
2
|
Chi phí văn phòng phẩm, in ấn hồ sơ của tỉnh gửi
BNV
|
-
|
Hồ sơ văn bản của tỉnh gửi BNV (không có mẫu, phải
in đi in lại do chỉnh sửa), có độ dài 50 trang, chi phí là 50.000 đ.
|
-
|
Hồ sơ văn bản của tỉnh gửi BNV có độ dài 35
trang, chi phí là 35.000 đ.
|
So sánh chi phí
|
450.000 đ.
|
335.000 đ
|
2. Chi phí cắt giảm và tỷ lệ
cắt giảm chi phí thực hiện TTHC nội bộ
a) Chi phí cắt giảm được:
- Tổng chi phí thực hiện TTHC trước khi cắt giảm,
đơn giản hóa: 3.830.000 đ.
- Tổng chi phí thực hiện TTHC sau khi cắt giảm, đơn
giản hóa: 2.735.000 đ.
- Tổng chi phí cắt giảm được là: 3.830.000 đ -
2.735.000 đ = 1.095.000 đ[4].
b) Tỷ lệ cắt giảm chi phí thực hiện là:
1.095.000/3.830.000*100% = 28,6%.
V. MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ RÀ
SOÁT, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG ÁN CẮT GIẢM, ĐƠN GIẢN HÓA TTHC NỘI BỘ
BỘ/ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH ………..
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
/BC-…
|
…., ngày
….tháng….năm …..
|
BÁO
CÁO
Kết quả rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản
hóa TTHC nội bộ
I. TÌNH HÌNH, KẾT QUẢ RÀ SOÁT TTHC NỘI BỘ
1. Số lượng TTHC đã rà soát/tổng số TTHC thuộc phạm
vi quản lý, thẩm quyền giải quyết.
2. Kết quả rà soát:
- Số lượng TTHC đề nghị bãi bỏ/ tổng số TTHC đã rà
soát; số lượng TTHC đề nghị sửa đổi, bổ sung/ tổng số TTHC đã rà soát. Số lượng
văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung để thực hiện phương án cắt giảm, đơn giản hóa:
…. văn bản (nêu cụ thể số lượng từng loại văn bản). (Phương án cắt giảm, đơn
giản hóa tại Phụ lục I kèm theo)
- Số lượng TTHC đề nghị giữ nguyên/ tổng số TTHC đã
rà soát (Danh mục TTHC đề nghị giữ nguyên tại Phụ lục
II kèm theo).
II. TỶ LỆ CẮT GIẢM, ĐGH TTHC VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN
TTHC NỘI BỘ
1. Tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa TTHC/ tổng số TTHC
đã rà soát: Số lượng TTHC đề nghị bãi bỏ, sửa đổi bổ sung/tổng số TTHC đã rà
soát; đơn vị tính: %.
2. Tỷ lệ cắt giảm, đơn giản hóa TTHC/ tổng số TTHC
thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết: Số lượng TTHC đề nghị bãi bỏ, sửa
đổi bổ sung/tổng số TTHC thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết; đơn vị
tính: %.
3. Tỷ lệ cắt giảm chi phí thực hiện TTHC/ tổng số
TTHC đã rà soát; đơn vị tính: %.
4. Tỷ lệ cắt giảm chi phí thực hiện TTHC/ tổng số
TTHC thuộc phạm vi quản lý, thẩm quyền giải quyết (ước tính); đơn vị tính: % (Bản
tổng hợp kết quả cắt giảm chi phí thực hiện TTHC nội bộ tại Phụ lục III kèm theo)./.
Nơi nhận:
- TTgCP (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
…..
- Lưu: VT.
|
BỘ TRƯỞNG/CHỦ TỊCH
(Ký tên, dấu)
Nguyễn Văn A
|
Phụ
lục I
PHƯƠNG ÁN ĐƠN GIẢN HÓA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
LĨNH VỰC……………………….
(Ban hành kèm theo Báo cáo số ……/BC-…. ngày… tháng… năm… của Bộ trưởng Bộ…/Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh…..)
1. Thủ tục hoặc nhóm thủ tục: ………………………………………………...
1.1. Nội dung đơn giản hóa (nêu rõ cần bãi bỏ/hủy
bỏ; sửa đổi, bổ sung; thay thế TTHC, mẫu đơn, tờ khai hay yêu cầu điều kiện để
thực hiện TTHC)
a)………………………………………………..…………………………………
Lý do:…………………………………………..........……………………………
b)……………………………………………………………….…………………
Lý do:………………………………………………..........……………………....
1.2. Kiến nghị thực thi:
- Nêu rõ điều, khoản, điểm, văn bản quy phạm pháp
luật cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc hủy bỏ;
- Lộ trình thực hiện:
2.3. Lợi ích phương án đơn giản hóa
- Chi phí thực hiện TTHC trước khi đơn giản hóa:
……. đồng/năm
- Chi phí thực hiện TTHC sau khi đơn giản hóa: ..….
đồng/năm.
- Chi phí tiết kiệm: …… đồng/năm.
- Tỷ lệ cắt giảm chi phí: …. %.
…..
n. Thủ tục hoặc nhóm thủ tục:
………………………………………………...
Phụ
lục II
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ ĐỀ NGHỊ GIỮ
NGUYÊN
LĨNH VỰC……………………….
(Ban hành kèm theo Báo cáo số ……/BC-…. ngày… tháng… năm… của Bộ trưởng Bộ…/Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh…..)
STT
|
Tên TTHC
|
Văn bản quy định
TTHC
|
I
|
Lĩnh vực A
|
|
1
|
….
|
|
2
|
….
|
|
|
|
|
n
|
….
|
|
II
|
Lĩnh vực B
|
|
1
|
….
|
|
2
|
….
|
|
|
|
|
n
|
….
|
|
Phụ
lục III
BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ CẮT GIẢM CHI PHÍ THỰC HIỆN THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH NỘI BỘ
(Ban hành kèm theo Báo cáo số ……/BC-…. ngày… tháng… năm… của Bộ trưởng Bộ…/Chủ
tịch Ủy ban nhân dân tỉnh…..)
STT
|
Tên TTHC[5]
|
Chi phí thực hiện
TTHC trước khi ĐGH
|
Chi phí thực hiện
TTHC sau khi ĐGH
|
Chi phí cắt giảm
được
|
Tỷ lệ cắt giảm
chi phí (%)
|
(1)
|
(2)
|
(3)
|
(4)
|
(5)
|
(6)=(5)/(3)*100%
|
1
|
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
|
…
|
|
|
|
|
|
n
|
|
|
|
|
|
Tổng
|
|
|
|
|
[1] Gồm: Công Thương, Kế
hoạch và Đầu tư, Nội vụ, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường.
[1] Thông tư số
08/2013/TT-BNV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có quy định về nâng lương trước thời hạn
cho CBCCVC đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ, trong đó quy định
về: (i) Điều kiện và chế độ được hưởng, (ii) tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn,
(iii) tiêu chuẩn xét nâng bậc lương trước thời hạn… (áp dụng chung cho các bộ,
địa phương); đồng thời giao: Người đứng đầu cơ quan, đơn vị quản lý CBCCVC và
người lao động có trách nhiệm ban hành Quy chế nâng bậc lương trước thời hạn do
lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị mình: (i)
quy định rõ tiêu chuẩn, cấp độ về lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm
vụ, thời gian được nâng bậc lương trước thời hạn tương ứng với từng cấp độ
thành tích khác nhau của CBCCVC và người lao động; (ii) thứ tự ưu tiên xét nâng
bậc lương trước thời hạn đối với những người có thành tích xuất sắc như nhau để
làm căn cứ xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với các đối tượng thuộc phạm
vi quản lý.
[2] Đối với B2 thì chỉ
công bố nội dung thuộc phạm vi mình tham mưu ban hành hoặc ban hành, đồng thời
công bố TTHC nội bộ thực hiện tại bộ, cơ quan mình. Ví dụ: Bộ Nội vụ công bố thủ
tục nâng lương trước thời hạn cho CBCCVC đạt thành tích xuất sắc trong thực hiện
nhiệm vụ tại bộ, cơ quan, địa phương; đồng thời công bố thủ tục này tại Bộ Nội
vụ. Đây vừa là TTHC nội bộ thuộc phạm vi quản lý, vừa là TTHC nội bộ thuộc thẩm
quyền giải quyết của Bộ Nội vụ.
[3] Chi phí thực hiện TTHC nội bộ bao gồm: Chi
phí về thời gian thực tế mà đối tượng thực hiện TTHC, các cơ quan, đơn vị tham
gia vào quá trình giải quyết TTHC nội bộ phải sử dụng để thực hiện TTHC (lưu
ý: không bao gồm thời gian gián đoạn đối tượng thực hiện chờ cơ quan có thẩm
quyền giải quyết TTHC, thời gian gián đoạn cơ quan giải quyết TTHC chờ đối tượng
thực hiện TTHC bổ sung hồ sơ, tài liệu) và chi phí cho việc chuẩn bị hồ sơ
TTHC (in ấn, phô tô giấy tờ, tài liệu; công chứng, chứng thực giấy tờ, tài liệu,…).
Thời gian thực hiện TTHC nội bộ quy đổi theo giờ (01 giờ thực hiện TTHC
tương đương 40.000đ - Tính theo thu nhập bình quân theo công bố của Bộ Kế hoạch
và Đầu tư tháng 9 năm 2023).
[4] Trong đó, thời gian
thực hiện TTHC cắt giảm được: 24,5 giờ, tương ứng với 980.000 đ; chi phí chuẩn
bị hồ sơ cắt giảm được là 115.000 đ.
[5] Các TTHC nội bộ tại
Phụ lục I