BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
-------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 5528/BHXH-BC
V/v
hướng dẫn khóa sổ, lập báo cáo quyết toán tài chính năm 2012 và chuyển sổ kế toán
|
Hà Nội,
ngày 21 tháng 12 năm 2012
|
Kính gửi:
|
- Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương;
- Các đơn vị
sự nghiệp trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Văn phòng
Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
- Đại diện
Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh.
|
Để thực hiện công tác khóa sổ cuối năm
và lập Báo cáo quyết toán tài chính năm 2012 đảm bảo chất lượng, đúng quy định,
Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam hướng dẫn BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương (gọi chung là BHXH tỉnh); các đơn vị sự nghiệp trực thuộc BHXH Việt
Nam, Văn phòng BHXH Việt Nam, Đại diện BHXH Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh
(gọi chung là các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam) một số nội
dung cụ thể như sau:
I. Công tác kiểm kê,
đối chiếu công nợ, số liệu
1. Thực hiện kiểm kê
quỹ tiền mặt (đồng Việt Nam, ngoại tệ) đối chiếu giữa tiền mặt tồn quỹ với sổ
quỹ tiền mặt và ký xác nhận theo quy định. Lập biên bản kiểm kê quỹ tiền mặt
theo mẫu số C34-HD, C35-HD ban hành theo Quyết định số 51/2007/QĐ-BTC ngày
22/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán BHXH, đóng
vào Báo cáo quyết toán quý IV/2012.
2. Thực hiện kiểm
soát, đối chiếu và xác nhận số dư các tài khoản tiền gửi đến cuối ngày
31/12/2012 với ngân hàng, kho bạc nơi đơn vị mở tài khoản (có chữ ký xác nhận,
đóng dấu của ngân hàng, kho bạc) theo mẫu quy định tại các văn bản liên ngành
giữa BHXH Việt Nam và ngân hàng, kho bạc, đóng vào Báo cáo quyết toán quý
IV/2012.
3. Kiểm kê tài sản cố
định, dụng cụ lâu bền đang sử dụng, vật tư hàng hóa tồn kho, các ấn chỉ nhận
của BHXH Việt Nam chưa sử dụng (phôi bìa, tờ rời sổ BHXH, phôi thẻ bảo hiểm y
tế). Trường hợp có chênh lệch phải thuyết minh cụ thể nguyên nhân và biện pháp
xử lý trong Báo cáo quyết toán quý IV/2012.
4. Đôn đốc thu hồi
các khoản công nợ, thực hiện đối chiếu và xác nhận đơn vị liên quan. Tổng hợp
công nợ theo từng nội dung (bao gồm nợ phải thu và nợ phải trả) của BHXH cấp
huyện, BHXH tỉnh và đóng vào Báo cáo quyết toán quý IV/2012; đôn đốc thanh toán
các khoản tạm ứng trước ngày 31/12/2012, thanh toán dứt điểm các khoản tạm ứng
quá hạn. Đối với các khoản công nợ khó thu hồi, các khoản tạm ứng chưa thanh
toán, yêu cầu thuyết minh chi tiết trong báo cáo tài chính.
5. Đối chiếu số liệu
giữa các bộ phận nghiệp vụ
5.1. Bộ phận Kế hoạch Tài chính và bộ phận
Thu
Đối chiếu, thống nhất số liệu thu
BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) bảo hiểm y tế (BHYT); tiền lãi phạt do chậm
đóng (bao gồm: số đã thu BHXH, BHTN, BHYT do các đơn vị sử dụng lao động, cá nhân đã
nộp; số tiền ngân sách nhà
nước phải đóng, hỗ trợ; đã đóng, hỗ trợ và còn phải đóng hoặc hỗ trợ tương ứng;
số ghi thu - ghi chi (2% tổng quỹ tiền lương đóng BHXH để lại của đơn vị sử dụng lao động) để thanh
toán các chế độ BHXH tại các đơn vị sử dụng lao
động; số tiền Sở Tài chính chuyển kinh phí khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi đi khám
không có
thẻ BHYT.
5.2. Bộ phận Kế hoạch Tài chính và Chế độ
BHXH.
Đối chiếu, thống nhất số liệu chi ốm
đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (DS PHSK) sau ốm đau; DS PHSK sau thai sản;
DS PHSK sau khi điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp của các đơn vị sử dụng lao động.
5.3. Bộ phận Kế hoạch Tài chính vá Giám
định BHYT
Đối chiếu, thống nhất số liệu về số
kinh phí đã tạm ứng, quyết toán với cơ sở KCB BHYT (số quyết toán trong năm, số
vượt trần, vượt quỹ; các khoản chi BHYT khác đã được giám định, thẩm định chưa
tổng hợp đề nghị quyết toán trong năm 2012; các khoản chi BHYT phát sinh năm
trước nhưng tổng hợp đề nghị quyết toán trong năm 2012); các khoản xuất toán
thu hồi do chi sai.
Trường hợp có sự chênh lệch về số liệu
khi phản ánh cùng một chỉ tiêu giữa các bộ phận nghiệp vụ phải có thuyết minh
và báo cáo lãnh đạo đơn vị để kịp thời giải quyết trước khi lập Báo cáo quyết
toán.
II. Công tác quyết
toán thu BHXH, BHYT, BHTN
1. Hạch toán, quyết
toán tiền thu BHXH, BHYT, BHTN
Khi nhận được chứng từ nộp tiền đóng BHXH,
BHYT, BHTN
của đơn vị sử
dụng lao động, người lao động, cơ quan BHXH thực hiện hạch toán thu các quỹ bảo hiểm
theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 134/2011/TT-BTC
ngày 30/9/2011 của Bộ Tài chính quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện một số điều của
Quyết định số 04/2011/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý
tài chính đối với BHXH Việt Nam. Cụ thể như sau:
1.1. Thu BHXH bắt buộc:
Hạch toán và quyết toán theo số thực
thu của đối tượng trong năm
1.2. Thu BHXH tự nguyện:
Hạch toán và quyết toán theo số thực
thu của đối tượng trong năm
1.3. Thu BHTN
a) Số thu BHTN của đối tượng quyết toán theo
số tiền thực thu trong năm; số tiền ngân sách địa phương phải hỗ trợ được quyết
toán bằng 50% số thực thu của đối tượng (đối với đơn vị sử dụng lao động và
người lao động thuộc địa phương quản lý). Trường hợp ngân sách
địa phương chuyển cao hơn số tiền phải hỗ trợ đóng tương ứng, cơ quan BHXK tổng
hợp đề nghị quyết toán bằng số tiền ngân sách địa phương phải hỗ trợ đóng trong
năm 2012 và theo dõi số tiền ngân sách chuyển thừa trên Tài khoản 331 (3318) -
Các khoản phải trả (phải trả khác).
b) Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh có trách
nhiệm quyết toán riêng các khoản thu bảo hiểm thất nghiệp, lập chi tiết theo từng quận, huyện
của tỉnh gửi Sở Tài chính và BHXH Việt Nam để làm căn cứ xác định số kinh phí
ngân sách địa phương hỗ trợ quỹ bảo hiểm thất nghiệp (lập Biểu số 01 ban hành
kèm theo Thông tư số 96/2009/TT-BTC ngày 20/5/2009 của Bộ Tài chính hướng dẫn
chế độ tài chính đối với quỹ BHTN).
Bộ phận Thu lập 02 Biểu số 01 theo
Thông tư số 96/2009/TT-BTC, một biểu theo số phải thu của đối tượng (để theo
dõi), một biểu theo số đã thu của đối tượng chuyển Bộ phận Kế hoạch - Tài chính
để hạch toán kế toán.
c) Bộ phận Thu thực hiện đối chiếu số liệu và
quyết toán với cơ quan Tài chính địa phương theo quy định. Trường hợp cơ quan Tài
chính địa phương không thống nhất các đối tượng do ngân sách địa phương hỗ trợ
phải xác định rõ đối tượng, số phải hỗ trợ không thống nhất, cơ quan
BHXH tổng hợp báo cáo chi tiết các đơn vị, số tiền ngân sách địa phương phải đóng
bằng văn bản gửi về BHXH Việt Nam.
Đối với số tiền ngân sách địa phương phải hỗ trợ
đóng BHTN năm 2010 và 2011
chưa
chuyển trả trong năm 2012, yêu cầu cơ quan BHXH thực hiện đối chiếu với cơ quan
Tài chính địa phương để xử lý dứt điểm (có xác nhận hoặc Biên bản làm việc của
cơ quan Tài chính địa phương), đóng bản phô tô vào Báo cáo quyết toán quý
IV/2012. Trường hợp không xử lý được báo cáo về BHXH Việt Nam.
1.4. Thu BHYT
a) Số thu BHYT năm 2011 chuyển sang (thu
trước cho năm sau)
Thực hiện kết chuyển số
thu của thẻ BHYT đã phát hành trong năm 2011, nhưng có giá
trị sử dụng cho năm 2012 để đề nghị quyết toán trong năm 2012.
b) Số thu BHYT năm 2012
- Tổng hợp vào quyết toán năm 2012 số tiền thực
thu BHYT của đối tượng trong năm, số tiền ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ
tiền đóng tương ứng (bao gồm số tiền cơ quan tài chính đã cấp và số còn phải
cấp) cho các đối tượng người thuộc hộ gia đình nghèo, người dân
tộc thiểu số; trẻ em dưới 6 tuổi; người hiến bộ phận cơ thể; người thuộc hộ gia
đình cận nghèo; học sinh, sinh viên.
Khi nhận được tiền đóng BHYT của các
đối tượng; ngân sách nhà nước đóng, hỗ trợ đóng BHYT, bộ phận Thu căn cứ vào
giá trị sử dụng của thẻ BHYT để xác định số thu theo năm sử dụng (trong năm hay
năm sau) chuyển bộ phận kế toán để hạch toán và làm căn cứ để xác định quỹ
khám, chữa bệnh BHYT được sử dụng trong năm.
- Số tiền đóng BHYT cho người hưởng lương hưu,
trợ cấp BHXH, trợ cấp thất nghiệp hàng tháng.
Cơ quan BHXH thực hiện hạch toán tiền
đóng BHYT của người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng theo hướng dẫn tại
các văn bản của BHXH Việt Nam: số 2306/BHXH-BC ngày 18/6/2012 hướng dẫn hạch
toán ghi thu, ghi chi tiền đóng BHYT của người hưởng luơng hưu, trợ cấp BHXH
hàng tháng; số 3093/BHXH-BC ngày 03/8/2012 sửa đổi một số điểm tại Công văn số
2306/BHXH-BC, tổng hợp quyết toán ghi thu, ghi chi vào chỉ tiêu số ghi thu trên
báo cáo B07-BH và kinh phí khác trên báo cáo B08-BH.
Trường hợp BHXH tỉnh chưa phân
cấp in thẻ cho huyện thì thực hiện ghi thu, ghi chi tại BHXH tỉnh.
- Số tiền do Sở Tài chính địa phương đã chuyển
trả chi phí khám, chữa bệnh (KCB) BHYT cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi đi khám
chữa bệnh không có thẻ BHYT, cơ quan BHXH thực hiện hạch toán tăng số thu BHYT
trong năm. (Phòng Kế hoạch tài
chính cung cấp số liệu cho Phòng Thu).
c) Quyết toán với cơ quan Tài chính địa
phương
Chậm nhất đến ngày 31/12 hằng năm, cơ quan
BHXH tổng hợp số thẻ BHYT có giá trị sử dụng trong năm và kinh phí đóng BHYT
gửi Sở Tài chính để thanh quyết toán theo quy định (theo Phụ lục 01 ban
hành kèm theo Thông tư liên tịch số 09/2009/TTLT-BYT-BTC ngày 14/8/2009 của
liên Bộ Y tế - Bộ
Tài
chính hướng dẫn thực hiện BHYT) và đóng vào Báo cáo quyết toán quý IV/2012.
Đối với học sinh, sinh viên đang theo
học tại các trường do Bộ, cơ quan Trung ương quản lý tổng hợp số thẻ BHYT đã
phát hành, số tiền thực thu từ học sinh, sinh viên và số tiền đề nghị ngân sách
nhà nước hỗ trợ (theo Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số
09/2009/TTLT-BYT-BTC) để BHXH Việt Nam tổng hợp gửi Bộ Tài chính chuyển kinh phí
hỗ trợ.
1.5. Lãi chậm đóng BHXH,
BHYT, BHTN
Lãi chậm đóng phải được theo dõi, hạch
toán riêng từng loại và quyết toán theo số thực thu trong năm. Cơ quan BHXH mở
thêm các tài khoản cấp 3 để hạch toán lãi chậm đóng như sau:
- TK 51131: Thu lãi do chậm đóng BHXH: Để hạch
toán thu lãi chậm đóng BHXH
- TK 51133: Thu lãi do chậm đóng BHYT: Để hạch
toán thu lãi chậm đóng BHYT
- TK 51134: Thu lãi do chậm đóng BHTN: Để hạch
toán thu lãi chậm đóng BHTN
1.6. Hướng dẫn một số
nghiệp vụ chủ yếu
Cơ quan BHXH mở thêm các tài khoản cấp
2 để hạch toán số tiền thu BHXH, BHYT trong năm như sau:
- TK 5711: Thu BHXH bắt buộc: Để hạch toán số
thu BHXH bắt buộc
- TK 5712: Thu BHYT bắt buộc trong năm: Để hạch
toán số thu BHYT bắt buộc trong năm
a) Khi nhận được tiền đóng BHXH, BHYT,
BHTN của đơn vị sử dụng lao động chưa xác định được chi tiết khoản thu, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho
bạc
Có TK 5 711 - Thu BHXH bắt buộc
b) Cuối quý, căn cứ vào Báo cáo thu (mẫu
số B02a-TS) do bộ
phận
Thu lập, ghi:
Đỏ: Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng,
kho bạc
Có TK 5711 - Thu BHXH bắt buộc (Số thu BHYT bắt buộc, BHTN, lãi
chậm đóng BHXH, BHYT, BHTN)
Đen: Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 5712 - Thu BHYT bắt buộc trong năm (số
tiền đóng tương
ứng
với thời hạn sử dụng của thẻ trong năm)
Có TK 3315 - Phải trả số thu BHYT
trước cho năm sau (số tiền đóng tương ứng với giá trị sử dụng của thẻ năm sau)
Có TK 3313 - Phải
trả số tạm thu BHTN
Có TK 51131 - Lãi do chậm đóng BHXH
Có TK 51132 - Lãi do chậm đóng BHYT
Có TK 51133 - Lãi do chậm đóng BHTN
c) Quyết toán số thu BHYT do ngân sách
địa phương hỗ trợ
- Thực hiện hạch toán, quyết toán theo hướng
dẫn tại Công văn số 5516/BHXH-BC ngày 22/12/2011 của BHXH Việt Nam
về hướng dẫn tạm thời hạch toán thu, chi BHTN, BHYT.
- Trường hợp kinh phí ngân sách địa phương
chuyển cao hơn số tiền phải đóng, hỗ trợ đóng BHYT tương ứng với giá trị sử
dụng của thẻ trong năm, BHXH tỉnh tổng hợp đề nghị quyết toán bằng số tiền ngân
sách địa phương phải đóng, hỗ trợ đóng tương ứng với số thẻ có giá trị sử dụng
trong năm 2012. Số tiền ngân sách nhà nước chuyển thừa, ghi:
Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng, Kho
bạc
Có TK 331 (3318) - Các khoản phải trả
khác
- Số
tiền phải đóng, hỗ trợ đóng BHYT tương ứng với thời hạn sử dụng của thẻ năm
2013 mà ngân sách địa phương đã chuyển trong năm 2012 thực hiện hạch toán vào
tài khoản 3315.
d) Cuối năm kết chuyển số thu BHXH, BHYT,
BHTN và lãi do chậm đóng phải nộp cấp trên, ghi:
Nợ TK 5711 - Thu BHXH bắt buộc
Nợ TK 5712 - Thu BHYT bắt buộc trong
năm
Nợ TK 3313 - Phải trả số tạm thu BHTN
Nợ TK 51131 - Lãi do chậm đóng BHXH
Nợ TK 51132 - Lãi do chậm đóng BHYT
Nợ TK 51133 - Lãi do chậm đóng BHTN
Nợ TK 3315 - Phải trả số thu BHYT trước
cho năm sau
Có TK 351 - Thanh toán về thu BHXH
giữa TW với tỉnh
đ) Khi nhận tiền do Sở Tài chính địa
phương chuyển kinh phí chi khám, chữa bệnh cho trẻ em dưới 6 tuổi đi khám không có
thẻ BHYT, hạch toán như sau:
Ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng, kho bạc
Có TK 5712 - Thu BHYT bắt buộc trong năm
2. Chuyển tiền thu
BHXH, BHYT, BHTN
- Cơ quan BHXH các cấp theo dõi chặt chẽ số
tiền phát sinh trên các tài khoản tiền gửi thu BHXH mở tại ngân hàng, kho bạc.
- Đôn đốc các ngân hàng, kho bạc chuyển kịp
thời số tiền trên tài khoản tiền gửi thu BHXH đến 31/12/2012 về cấp trên theo
quy định tại các văn bản liên ngành của BHXH Việt Nam và ngân hàng, kho bạc.
Riêng năm 2012 từ ngày 28 đến ngày 31/12/2012 được phép chuyển tiền thu từ tài khoản
tiền gửi
thu BHXH của cấp dưới về tài khoản tiền gửi thu BHXH của cấp trên nhiều lần để
bảo đảm tiền thu BHXH chuyển hết về BHXH Việt Nam.
3. Báo cáo số phải
thu BHXH, BHYT, BHTN, lãi chậm đóng
Bộ phận Thu căn cứ vào báo cáo nghiệp
vụ để lập Báo cáo tổng hợp số
phải thu BHXH, BHYT, BHTN, lãi chậm đóng (Phụ lục số 01 kèm theo Công văn này)
gửi bộ phận Kế hoạch Tài
chính để đóng vào Báo cáo quyết toán quý IV/2012.
III. Công tác quyết
toán chi BHXH, BHTN, BHYT
1. Nguồn kinh phí
Phản ánh đầy đủ, chi tiết và theo dõi
riêng tình hình sử dụng các nguồn kinh phí chi BHXH, BHYT, BHTN được sử dụng
bao gồm:
- Kinh phí được cấp chi BHXH, BHTN;
- Kinh phí được cấp chi BHYT;
- Kinh phí ghi thu;
+ Ghi thu để thanh toán các chế độ
BHXH
+ Ghi thu đóng BHYT của người hưởng
chế độ
- Kinh phí khác (nếu có): Thuyết minh chi tiết
+ Kinh phí thu hồi chi sai năm trước
+ Kinh phí khác
2. Kinh phí nộp về
BHXH Việt Nam
Trong năm các đơn vị đã hạch toán kinh
phí khác do thu hồi chi sai BHXH, BHYT, BHTN. Khoản kinh phí này không để lại
sử dụng mà nộp toàn bộ về BHXH Việt Nam. Trên Báo cáo B08-BH, B09-BH các đơn vị bổ sung
một dòng chỉ tiêu “Kinh phí nộp về BHXH Việt Nam”, khi nộp về ghi:
Nợ TK 352, TK 464
Có TK 112
3. Quyết toán chi
BHXH, BHTN
3.1. Đối chiếu, kiểm tra nội dung chi,
tổng hợp chứng từ đảm bảo đúng các loại chế độ và nguồn kinh phí: chi BHXH từ
nguồn ngân sách nhà nước, chi BHXH từ quỹ BHXH bắt buộc, chi BHXH tự nguyện và
chi BHTN.
3.2. Đôn đốc các đơn vị sử dụng lao động
thanh toán đầy đủ đúng quy định chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động bệnh
nghề nghiệp cho người lao động. Thực hiện thanh quyết toán với cơ quan BHXH
đúng thời gian quy định. Cơ quan BHXH tập hợp đầy đủ, kịp thời chứng từ chi ốm
đau, thai sản, dưỡng sức phục hồi sức khỏe (DS PHSK) sau ốm đau; DS PHSK sau thai sản;
DS PHSK
sau
khi điều trị thương tật, bệnh tật do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của
các đơn vị sử dụng lao động đã được xét duyệt, thẩm định để quyết toán trong năm.
3.3. Tổng hợp đầy đủ tình hình tiếp nhận quyết
định và giải quyết trợ cấp thất nghiệp từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội
hoặc Trung tâm giới thiệu việc làm chuyển đến, tổng hợp lập báo cáo từ 01/01
đến 31/12 gồm cả số người hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng và một lần (theo
mẫu số 34-CBH và 35-CBH ban hành kèm theo Quyết định số 488/QĐ-BHXH ngày
23/5/2012 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam ban hành Quy định quản lý chi trả các
chế độ BHXH).
4. Quyết toán chi
BHYT
4.1. Xác định quỹ KCB BHYT
do tỉnh quản lý
Quỹ KCB BHYT của BHXH tỉnh được sử
dụng trong năm gồm:
- 90% số thu BHYT năm 2011 chuyển sang (thu
trước cho năm 2012)
- 90% số tiền thực thu BHYT của đối tượng, số
tiền ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ tiền đóng tương ứng (bao gồm số tiền
cơ quan tài chính đã cấp và số còn phải cấp) cho các đối tượng người thuộc hộ
gia đình nghèo, người dân tộc thiểu số; trẻ em dưới 6 tuổi; người hiến bộ phận
cơ thể; người thuộc hộ gia đình cận nghèo; học sinh, sinh viên tương ứng với
thời hạn thẻ BHYT có giá trị sử dụng trong năm (90% số quyết toán thu BHYT năm
2012 được sử dụng trong năm)
- 90% số tiền thực đóng, số còn phải đóng BHYT
do ngân sách Trung ương hỗ trợ của đối tượng ốm đau, dài ngày; học sinh, sinh
viên đang theo học tại các trường thuộc Bộ, cơ quan Trung ương quản lý viên
tương ứng với thời hạn sử dụng của thẻ BHYT trong năm.
- 100% số tiền do Sở Tài chính địa phương đã
chuyển trả chi phí KCB BHYT cho đối tượng trẻ em dưới 6 tuổi đi khám chữa bệnh
không có thẻ BHYT.
4.2. Quyết toán chi phí
KCB BHYT
a) Chi phí KCB BHYT được tổng hợp, quyết
toán trong năm (Phụ lục số 02 kèm theo Công văn này).
- Chi phí KCB BHYT của người có thẻ BHYT do
BHXH tỉnh phát hành thẻ, bao gồm:
+ Chi phí KCB BHYT trong quỹ KCB BHYT
của tỉnh được sử dụng đã thanh toán cho các cơ sở KCB BHYT (bao gồm
cả chi phí KCB vượt quỹ định suất).
+ Chi phí KCB BHYT thanh toán trực
tiếp;
+ Số trích CSSKBĐ tại trường học;
+ Chi phí KCB BHYT của trẻ em dưới 6
tuổi chưa có thẻ BHYT;
+ Chi KCB BHYT phát sinh năm trước chưa
quyết toán đưa vào quyết toán năm nay (phải có văn bản đồng ý cho quyết toán
của BHXH Việt Nam);
+ Chi kết dư quỹ định suất trong năm
được để lại cho cơ sở KCB theo quy định.
- Chi phí KCB BHYT của người có thẻ BHYT do
BHXH tỉnh khác phát hành thẻ (đa tuyến đến ngoại tỉnh), bao gồm;
+ Chi phí KCB BHYT đã thẩm định;
+ Chi phí KCB BHYT thanh toán trực
tiếp;
+ Chi CSSKBĐ của học sinh, sinh viên do tỉnh
khác phát hành thẻ.
- Chi phí KCB BHYT vượt quỹ dịch vụ và vượt quỹ
định
suất
tại
các cơ sở KCB do
nguyên nhân khách quan đã được BHXH tỉnh thẩm định, xác định quyết toán theo
thứ tự như sau:
+ Thanh toán chi phí KCB BHYT vượt quỹ
KCB BHYT do nguyên nhân khách quan đối với các cơ sở KCB thực hiện thanh toán
theo giá dịch vụ.
+ Thanh toán chi phí KCB BHYT vượt quỹ
định suất do nguyên nhân khách quan đối với cơ sở KCB thực hiện thanh
toán theo định suất.
Trường hợp quỹ KCB BHYT của tỉnh không
đủ thanh toán chi phí KCB BHYT vượt quỹ do nguyên nhân khách quan cho
các cơ sở KCB, BHXH tỉnh sau khi quyết toán chi phí KCB vượt quỹ dịch
vụ mà quỹ KCB của tỉnh vẫn còn thì quyết toán chi phí KCB BHYT vượt quỹ định
suất do nguyên nhân khách quan nhưng tối đa đến quỹ KCB BHYT được sử
dụng tại tỉnh trong năm.
- Trường hợp quỹ KCB BHYT sau khi cân đối vẫn không đảm
bảo thanh
toán
chi phí KCB BHYT phát sinh trong năm, BHXH tỉnh có trách nhiệm tổng hợp báo cáo
BHXH Việt Nam. Đồng thời, tổng hợp toàn bộ chi phí KCB BHYT chưa quyết
toán cho cơ sở KCB do vượt quỹ KCB, vượt quỹ định suất, vượt trần tuyến 2 do
nguyên nhân khách quan vào báo cáo tài
chính và hạch toán trên tài khoản ngoại bảng, bao gồm:
+ Chi phí KCB BHYT theo phí dịch vụ chưa
thanh toán cho các cơ sở KCB trong tỉnh do vượt quỹ KCB toàn tỉnh;
+ Chi phí KCB BHYT vượt quỹ định suất
chưa thanh toán cho cơ sở KCB đối với BHXH tỉnh vượt quỹ KCB toàn tỉnh;
+ Chi phí KCB BHYT vượt trần tuyến 2,
gồm: Nội tỉnh, ngoại tỉnh.
* Hướng dẫn hạch toán
- Căn cứ chi phí KCB BHYT chưa được quyết
toán do vượt quỹ KCB BHYT theo giá dịch vụ, vượt quỹ định suất, vượt trần tuyến
2 được tổng hợp vào năm tài
chính kế toán ghi:
Nợ TK 017 - Chi phí KCB chưa được
quyết toán
Chi tiết:
Nợ TK 0171 - Chi phí KCB vượt quỹ dịch
vụ
Nợ TK 0172 - Chi phí KCB vượt quỹ định
suất
Nợ TK 0173 - Chi phí KCB vượt trần
tuyến 2
b) Chi chăm sóc sức khỏe ban đầu (CSSKBĐ)
tại trường học
- BHXH tỉnh căn cứ quỹ KCB được xác định hàng
năm của đối tượng học sinh, sinh viên (HSSV) có thẻ BHYT đang theo học tại nhà
trường để xác định kinh phí CSSKBĐ tại nhà trường và thực hiện trích, quyết
toán bằng 12% quỹ KCB của HSSV có thẻ BHYT; chuyển kinh phí cho nhà trường để
thực hiện công tác CSSKBĐ cho HSSV và tổng hợp, quyết toán vào chi phí KCB BHYT của tỉnh.
- Nhà trường có trách nhiệm quản lý, sử dụng
nguồn kinh phí này để thực hiện CSSKBĐ cho HSSV theo quy định tại Thông tư số
14/2007/TT-BTC ngày 08/3/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn sử dụng kinh phí thực
hiện công tác y tế trong các trường học.
c) Thanh toán đa tuyến
- Đa tuyến đến là số chi phí KCB BHYT phát sinh
trong năm của người có thẻ BHYT do BHXH tỉnh khác phát hành, điều trị tại các
cơ sở KCB của tỉnh.
- Đa tuyến đi là chi phí KCB BHYT của người có
thẻ BHYT do BHXH tỉnh phát hành, điều trị tại các cơ sở KCB ngoài địa bàn tỉnh
phát sinh từ quý I/2012 đến hết
quý IV/2012 đã được Trung tâm giám
định BHYT và Thanh toán đa tuyến thông báo bằng văn bản. Riêng quý IV/2012
Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến có trách nhiệm tổng hợp và
thông báo cho BHXH tỉnh theo số báo cáo của BHXH tỉnh, phần chênh lệch số liệu
đa tuyến đi của quý IV/2012 được điều chỉnh vào quý I/2013 sau khi
có kết quả, kiểm tra đối chiếu của BHXH tỉnh (nhưng phải đảm bảo nguyên tắc
tổng chi phí đa tuyến đi bằng tổng chi phí đa tuyến đến của toàn ngành.
Lưu ý: Chi phí KCB đa
tuyến ngoại tỉnh do Trung tâm giám định BHYT và Thanh toán đa tuyến thông báo
cho BHXH tỉnh là số chi phí KCB đa tuyến đã được thẩm định tại cơ
sở KCB.
d) Các đơn vị khẩn trương thực hiện
thanh, quyết toán chi phí KCB BHYT năm 2012 và thực hiện thanh lý hợp đồng KCB
với các cơ sở KCB.
đ) Thống kê chi phí KCB BHYT tăng thêm khi
thực hiện quyết toán chi phí KCB BHYT theo quy định tại Thông tư liên tịch số
04/2012/TTLT-BYT-BTC của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính ngày 29/02/2012 ban hành
mức tối đa
khung
giá một số dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước.
4.3. Cân đối quỹ KCB BHYT
tại tỉnh (Phụ lục số
03 kèm theo Công văn này).
Cân đối quỹ KCB BHYT = Quỹ KCB BHYT
được sử dụng của tỉnh - (chi phí KCB đa tuyến đi + chi phí KCB BHYT tại tỉnh).
Trong đó:
- Quỹ KCB được sử dụng
tại tỉnh quy định tại Điểm 4.1, Khoản 4 nêu trên.
- Chi phí KCB BHYT
tại tỉnh quy định tại Tiết
a, Điểm 4.2, Khoản 4 nêu trên (không bao gồm
đa tuyến đến).
IV. Quyết toán chi
quản lý bộ máy
1. Nguồn kinh phí
được sử dụng trong năm
- Quy định tại Khoản 1 Điều 4
quy chế chi tiêu nội bộ đối với các đơn vị thuộc hệ thống BHXH Việt Nam ban
hành kèm theo Quyết định số 1288/QĐ-BHXH ngày 26/9/2012 của Tổng Giám đốc BHXH
Việt Nam.
- Căn cứ nguồn kinh phí được sử dụng trong năm (bao
gồm cả kinh phí năm 2011 chuyển sang để thực hiện nhiệm vụ dở dang), các đơn vị
chủ động sắp xếp, bố trí các nhiệm vụ chi để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được
giao và thực hiện các biện pháp tiết kiệm kinh phí để bổ sung thu nhập cho cán
bộ, công chức, viên chức, trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định.
2. Nội dung chi
Các nội dung đã tổng hợp quyết toán
trong quý I, II, III/2012, đơn vị căn cứ vào hướng dẫn tại Quy chế chi tiêu nội
bộ và Mục lục ngân sách chi quản lý bộ máy ban hành kèm theo Quyết định số
1288/QĐ-BHXH để chuyển mục tương ứng cho phù hợp.
a) Chi tiền lương cho công chức, viên
chức, lao động hợp đồng thực hiện theo hướng dẫn tại Văn bản số 3759/BHXH-BC
ngày 19/9/2012 của BHXH Việt Nam về hướng dẫn thực hiện thí điểm mức chi tiền
lương, thu nhập. Hạch toán, quyết toán toàn bộ tiền lương 1,8 lần vào Mục 6000,
chi tiết theo Tiểu mục tương ứng.
b) Chi nghiệp vụ chuyên môn
- Chi phục vụ công tác thu BHXH, BHYT, lệ phí
chi: Quyết toán theo số tiền thực chi đã có chứng từ chi đảm bảo đúng quy định, hợp
pháp, hợp lệ.
- Chi thù lao cho tổ chức, cá
nhân làm đại lý thu BHXH tự nguyện, thu BHYT của một số đối tượng (gồm:
học sinh, sinh viên đang
theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; người thuộc
hộ gia đình cận nghèo;
người thuộc hộ gia đình làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp;
xã viên hợp tác xã, hộ
kinh doanh cá thể), không bao gồm
số thu tiền do ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng: Quyết toán theo số tiền thực
chi đã có chứng từ chi đảm bảo đúng quy định, hợp pháp, hợp lệ.
Để phục vụ công tác quản lý của Ngành, cơ quan
BHXH các cấp tổng hợp các nội
dung chi: chi phục vụ công tác thu BHXH, BHYT; chi phục vụ công tác chi; chi lệ
phí chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp thất nghiệp; chi thù lao cho tổ
chức, cá nhân làm đại lý thu BHXH tự nguyện, thu BHYT (Phụ lục số 04 kèm theo
Công văn này).
c) Chi mua sắm, sửa chữa tài sản dùng cho
công tác chuyên môn phải phù hợp với tiêu chuẩn, định mức sử dụng, thực hiện
đúng trình tự, thủ tục đảm bảo công khai, tiết kiệm và có hiệu quả. Căn cứ theo các
nội dung chi để tổng họp và quyết toán vào các Mục 9000, 9050, 9100, Tiểu mục
phù hợp.
Đối với mua sắm tài sản từ nguồn kinh phí chi
quản lý bộ máy năm 2011 đã được chuyển nguồn sang năm 2012 và từ nguồn kinh phí
trong dự toán năm 2012 thực hiện theo hướng dẫn tại Văn bản số
3092/BHXH-BC ngày 03/8/2012 về hướng dẫn mua sắm tài sản từ nguồn ngân sách nhà nước
năm 2011 và năm 2012.
3. Kinh phí tiết kiệm
chi quản lý bộ máy
3.1. Quyết toán kinh phí tiết kiệm chi quản
lý bộ máy tại BHXH tỉnh
- Chi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức và
người lao động: Hệ số tăng thêm quỹ tiền lương toàn đơn vị tối đa không vượt
quá 0,2 lần so với chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức do nhà nước
quy định (lương ngạch, bậc, chức vụ và các khoản phụ cấp, trừ phụ cấp làm đêm,
làm thêm giờ).
- Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi từ nguồn
kinh phí tiết kiệm chi quản lý bộ máy trong năm của đơn vị. Mức trích tối đa bằng
90% của 03 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập thực tế thực hiện trong năm
của đơn vị.
- Kết thúc năm tài chính, đơn vị tính kinh phí tiết
kiệm được sử dụng trong năm theo quy định tại Điều 17 Quyết định 1288/QĐ-BHXH.
Kinh phí tiết kiệm được là khoản chênh lệch giữa dự toán kinh phí chi quản lý
bộ máy được giao và các nguồn kinh phí khác được sử dụng theo quy định (bao gồm
cả số dư năm trước chuyển sang) với số thực chi quyết toán trong năm và dự toán
kinh phí thực hiện nhiệm vụ trong năm nhưng chưa thực hiện chuyển sang năm sau
thực
hiện
tiếp, các đơn vị
lập bảng xác định kinh phí tiết
kiệm chi hoạt động quản lý bộ máy theo Phụ lục 02 ban hành kèm theo Quyết định
1288/QĐ-BHXH.
3.2. Đối với BHXH cấp tỉnh, Văn phòng BHXH
Việt Nam và Đại diện BHXH Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh: Kinh phí tiết
kiệm chi quản lý bộ máy sau khi bổ sung thu nhập cho công chức, viên chức trong
đơn vị, trích lập quỹ khen thưởng phúc lợi theo quy định mà còn dư kinh phí
được bổ sung vào các quỹ tại BHXH Việt Nam theo quy định (quỹ phát triển hoạt
động sự nghiệp, quỹ dự phòng ổn định thu nhập, quỹ khen thưởng
phúc lợi của Ngành), BHXH Việt Nam thực hiện trừ vào số kinh phí cấp theo dự
toán chi quản lý bộ máy được giao năm sau của đơn vị.
4. Kinh phí chi quản
lý bộ máy chuyển năm sau
Đối với nguồn kinh phí chi quản lý bộ
máy bố trí cho các nhiệm vụ trong năm 2012 nhưng đến cuối năm chưa sử dụng,
được chuyển sang năm sau sử dụng, phải có hồ sơ chứng minh và thuyết minh chi tiết
nội dung, nhiệm vụ còn phải thực hiện hoặc đang thực hiện dở dang trong
thuyết minh Báo cáo quyết toán tài chính quý IV/2012. Trường hợp đơn vị không có
hồ sơ, thuyết minh cụ thể BHXH Việt Nam sẽ giảm trừ vào dự toán số cấp năm sau.
V. Quyết toán xây
dựng cơ bản
- Đối với các khoản kinh phí xây dựng cơ bản
(XDCB) đã được BHXH Việt Nam cấp tạm ứng từ năm 2009 trở về trước, yêu cầu đơn
vị khẩn trương làm các thủ tục hoàn tạm ứng trước ngày 31/12/2012. Trường hợp
chưa hoàn ứng thì phải thuyết minh nêu rõ lý do.
- Đối với nguồn kinh phí XDCB được sử dụng và
quyết toán trong năm 2012, yêu cầu các đơn vị hạch toán tăng tài sản cố định và
giảm nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng đúng giá trị công trình được phê
duyệt quyết toán. Trường hợp chi phí thực tế thấp hơn giá trị công trình được
phê duyệt phải có văn bản báo cáo về BHXH Việt Nam.
- Trường hợp các đơn vị có chênh lệch số liệu XDCB, yêu
cầu đơn vị kiểm tra, rà soát và phối hợp với BHXH Việt Nam để xử lý dứt điểm nguồn
vốn XDCB trong năm 2012.
VI. Đối với tiền lãi
không kỳ hạn tại ngân hàng, kho bạc
- Lập báo cáo tổng hợp lãi tiền gửi không kỳ
hạn tại ngân hàng, kho bạc (chi tiết theo từng tài khoản) và đóng kèm vào Báo
cáo quyết toán quý IV năm 2012.
- Tiền lãi không kỳ hạn phát sinh trên các tài khoản
tiền gửi (tiền gửi thu BHXH, chi BHXH, XDCB) mở tại các ngân hàng; kho bạc nhà
nước BHXH tỉnh thực hiện nộp toàn bộ về BHXH Việt Nam (không để tồn dư số tiền
lãi cuối ngày 31/12 mà chuyển toàn bộ về BHXH Việt Nam).
- Đối với tiền lãi phát sinh trên tài khoản tiền gửi
chi quản lý bộ máy năm 2012, được bổ sung tăng nguồn kinh phí quản lý bộ máy.
VII. Đối với tài sản
cố định và công cụ, dụng cụ lâu bền đang sử dụng
1. Thực hiện tính hao mòn tài sản cố định
(TSCĐ) theo quy định tại Khoản 2, Điều 10 Quyết định số
32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008
của Bộ Tài chính ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong các cơ quan
nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà
nước: “Hao mòn TSCĐ được tính mỗi năm 1 lần vào tháng 12, trước khi khóa sổ kế toán”.
2. Thực hiện phân loại chi tiết TSCĐ theo
đúng quy định tại Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC và hạch toán chi tiết vào Bảng
cân đối tài khoản tương ứng các Tài khoản cấp 2: 2111, 2112, 2113, 2114, 2115,
2118, 213.
3. Đối chiếu, kiểm tra số liệu giữa báo
cáo tăng, giảm tài sản cố định với Báo cáo quyết toán tài chính. Lập Báo cáo
tình hình tăng giảm tài sản cố định - mẫu số B04-BH ban hành theo Quyết định số
51/2007/QĐ-BTC, đóng vào Báo cáo quyết toán quý IV/2012 theo đúng quy định (Lưu
ý đơn vị tính phải thống nhất như sau: Đối với nhà cửa đơn vị tính là cái, đối
với giá trị quyền sử dụng đất đơn vị tính là số lượng cơ sở đất).
4. Hạch toán giá trị quyền sử dụng đất
Hạch toán đầy đủ giá trị quyền sử dụng
đất theo quy định tại Nghị định số 13/2006/NĐ-CP ngày 24/11/2006 của Chính phủ
về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của các tổ chức
được nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất và hướng dẫn tại Công văn số
4267/BHXH-KHTC ngày 17/11/2006 của BHXH Việt Nam về việc tính giá trị quyền sử
dụng vào giá trị tài sản theo quy định tại Nghị định số 13/2006/NĐ-CP, BHXH
tỉnh khẩn trương đề nghị các cơ quan, ban ngành chức năng tại địa phương để xác
định đầy đủ, kịp thời giá trị quyền sử dụng đất trên cơ sở diện tích đất và giá
đất do Ủy ban nhân dân
cấp tỉnh quy định đối với các cơ sở nhà, đất chưa được xác định giá trị quyền
sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản của cơ quan, đơn vị theo quy định
tại Nghị định số 13/2006/NĐ-CP. Yêu cầu BHXH tỉnh hoàn thành việc sắp xếp lại,
xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước theo Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg
ngày 19/01/2007 của Thủ tướng Chính về việc sắp xếp lại, xử lý nhà,
đất thuộc sở hữu Nhà
nước.
5. Theo dõi, phản ánh đầy đủ giá trị công
cụ, dụng cụ vào các tài khoản ngoài bảng: Tài khoản 005 - Dụng cụ lâu bền đang
sử dụng; Tài khoản 006 - Phôi sổ BHXH, thẻ BHYT theo đúng quy định của chế độ
kế toán. Đề nghị đơn vị
căn cứ vào Phiếu xuất kho ấn chỉ đặt biệt của Văn phòng BHXH Việt Nam xuất cho
các đơn vị (cột đơn giá và số lượng) để phản ánh giá trị của ấn chỉ.
6. Căn cứ vào tình hình sử dụng tài sản
và thực trạng của tài sản không còn sử dụng được, các đơn vị thành lập hội đồng
thanh lý tài sản để xử lý theo quy định tại Điều 8 Quyết định số
292/QĐ-BHXH ngày 15/3/2012 của BHXH Việt Nam về việc
ban hành Quy chế quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các đơn vị trong hệ
thống BHXH. Số tiền thu
được do thanh lý tài sản trong năm, sau khi trừ các khoản chi để phục vụ cho
công tác thanh lý tài sản theo quy định, số còn lại nộp về BHXH Việt Nam sau
khi khóa sổ lập Báo
cáo quyết toán năm 2012. Lập Báo cáo tình hình thanh lý tài sản theo mẫu số
03-TS/BHXH ban hành kèm theo Quyết định số 292/QĐ-BHXH đóng kèm Báo
cáo quyết toán quý IV năm 2012.
VIII. Đối với kê
khai, nộp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân
Các đơn vị thực việc kê khai, nộp,
quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2012 cho cán bộ, công chức, viên chức trong
đơn vị theo đúng quy định hiện hành; hạch toán vào sổ kế toán và Báo cáo quyết
toán tài chính quý, năm.
IX. Đối với thực hiện
kết luận và kiến nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán và các Đoàn kiểm tra
của BHXH Việt Nam.
BHXH tỉnh căn cứ vào kết luận, kiến
nghị của các cơ quan thanh tra, kiểm toán và kết luận kiểm tra của BHXH Việt
Nam, thực hiện xử lý dứt điểm các khoản phải thu nộp ngân sách nhà nước; thu
hoàn quỹ BHXH, BHYT; các khoản thu hồi của cá nhân và các khoản phải điều chỉnh
quyết toán, thuyết minh báo cáo quyết toán tài chính việc thực hiện cụ thể (đã
thực hiện, chưa thực hiện) từng kết luận và kiến nghị của các cơ quan thanh
tra, kiểm toán và của BHXH Việt Nam. Đối với những kết luận, kiến nghị chưa
thực hiện báo cáo bằng văn bản về BHXH Việt Nam.
X. Về thanh, quyết
toán các đề tài, đề án nghiên cứu khoa học
- Kinh phí của đề tài, dự án khoa học được phân
bổ và giao thực hiện của năm nào phải được quyết toán theo niên độ ngân sách
năm đó theo đúng quy định hiện hành.
- Đối với các đề tài, dự án thực hiện
trong nhiều năm thì chủ
nhiệm đề tài, dự án
phải thực hiện quyết toán hàng năm theo niên độ ngân sách đối với số kinh phí
thực nhận và thực chi, kinh phí quyết toán hàng năm phải phù hợp với khối
lượng công việc đã thực hiện. Khi kết thúc đề tài, dự án thì tổng hợp lũy kế quyết toán từ năm
đầu thực hiện đến năm báo cáo.
- Đối với các đề tài, dự án kéo dài
quá thời gian quy định phải xác định cụ thể nguyên nhân trình Hội đồng khoa học
Ngành, trường hợp được chấp thuận thực hiện tiếp thì tiến hành thanh quyết toán
như đối với các đề tài, dự án dở dang, trường hợp không được chấp
thuận thực hiện thanh quyết toán như trường hợp các đề tài, dự án không hoàn
thành.
XI. Kiểm tra tài chính,
kế toán
Để đánh giá tình công tác quyết toán hàng năm
tại đơn vị theo quy định của pháp luật; công tác thực hành tiết kiệm,
chống lãng phí; chấp hành cơ chế chính sách và quản lý các khoản thu, chi tài
chính; thu, chi BHXH, BHYT, BHTN và các nguồn kinh phí khác; quản lý và
sử dụng tài sản, tiền vốn, nguồn kinh phí trong đơn vị nhằm phát hiện và chấn
chỉnh kịp thời các sai phạm. Hàng
năm các đơn vị tự kiểm tra tài chính, kế toán theo hướng dẫn tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC
ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính ban hành Quy chế về tự kiểm tra tài
chính, kế toán tại các cơ quan, đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
XII. Thực hiện lập,
nộp báo cáo tài chính quý, năm
1. Báo cáo tài chính quý, năm phải được
lập đầy đủ các mẫu báo cáo theo quy định tại Chế độ kế toán BHXH và các mẫu
biểu báo cáo nghiệp vụ quy định tại các văn bản hướng dẫn của BHXH Việt
Nam. Báo cáo quyết toán phải đánh số trang, lập danh mục và in thống nhất
trên cùng khổ giấy theo quy định tại Văn bản số 2735/BHXH-BC ngày 12/7/2012 của
BHXH Việt Nam về thực hiện lập, nộp báo cáo tài chính quý, năm.
2. Lập Bảng tổng hợp cân đối tài khoản
Để tổng hợp số liệu về tài sản, nguồn vốn của
toàn Ngành phục vụ công tác quản lý, yêu cầu BHXH tỉnh tổng hợp số liệu
toàn tỉnh (chi tiết cấp huyện, cấp tỉnh) và lập Bảng tổng hợp
cân đối tài khoản năm gửi BHXH Việt Nam cùng Báo cáo quyết toán
quý IV/2012.
3. Thuyết minh Báo cáo quyết toán tài chính
Yêu cầu các đơn vị cần thuyết minh chi
tiết một số nội dung như sau:
- Phân tích nguyên nhân tăng, giảm chỉ tiêu
thu, chi so với dự toán được giao (nguyên nhân chủ quan, khách quan làm
tăng, giảm số thu, số chi).
- Phân tích chi tiết số thu còn phải nộp cấp
trên chuyển năm sau (báo cáo B07 - BH).
- Phân tích số dư của từng nguồn kinh phí
chuyển sang năm sau; số liệu vật tư, hàng hóa, tồn kho cuối ngày 31/12/2012. Phân loại vật
tư, hàng hóa tồn kho và
các kiến nghị xử lý (nếu có).
- Phân tích cụ thể nội dung chi tiền lương, phụ
cấp lương số chi lương bổ sung của các năm trước quyết toán vào năm 2012.
- Phân tích chi tiết công nợ theo đối tượng;
- Đối với chứng từ chuyển tiền về BHXH Việt
Nam: Để việc đối chiếu số tiền thu BHXH, BHYT, BHTN, lãi tiền gửi, thu thanh lý
tài sản cố định nộp về BHXH Việt Nam được chính xác, yêu cầu các đơn vị khi
chuyển tiền về BHXH Việt Nam ghi chi tiết nội dung chuyển tiền, tránh tình
trạng nhầm lẫn giữa các khoản tiền nộp. Phân tích chi tiết số tiền đã chuyển về
BHXH Việt Nam từ ngày 01/01/2012 đến ngày 31/12/2012:
Trong đó:
+ Tiền thu BHXH, BHYT,
BHTN;
+ Tiền lãi phạt chậm nộp BHXH, BHYT và
BHTN;
+ Tiền lãi phát sinh trên các tài khoản;
+ Tiền thu thanh lý tài sản cố định;
+ Các khoản nộp khác (nếu có);
- Thuyết minh một số tồn tại, vướng mắc về công
tác quản lý tài chính qua việc thẩm định, xét duyệt quyết toán quý, năm và công
tác kiểm tra. Đề xuất biện
pháp xử lý và giải quyết.
- Đối với các đơn vị khi thực hiện chuyển số dư
nhận bàn giao bảo hiểm y tế, đến nay có sự chênh lệch số dư giữa các tài khoản
thu BHXH, chi BHXH và số dư tại ngân hàng, kho bạc, yêu cầu báo cáo chi tiết về
BHXH Việt Nam để
xử
lý dứt điểm.
XIII. Về công tác
thẩm định, xét duyệt quyết toán
1. Tổ chức thẩm định,
xét duyệt quyết toán
- BHXH tỉnh tổ chức xét duyệt quyết toán đối với BHXH cấp huyện theo hướng
dẫn tại Văn bản số 3667/BHXH-KHTC ngày 02/10/2007 của BHXH Việt Nam.
- BHXH Việt Nam tổ chức xét duyệt quyết toán
đối với các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam và thẩm định
quyết toán
đối
với
BHXH tỉnh (kế hoạch cụ
thể sẽ thông báo bằng văn bản).
2. Lập số liệu thẩm
định quyết toán
Nội dung và các mẫu biểu thẩm định quyết toán
tài
chính
năm 2012
BHXH
Việt Nam sẽ hướng
dẫn tại văn bản riêng.
XIV. Hướng dẫn chuyển
sổ kế toán
Kể từ ngày 01/01/2013, tất cả các đơn vị thuộc
hệ thống BHXH Việt Nam sử dụng hệ thống chứng từ kế toán, tài khoản kế toán, sổ
kế toán và hệ thống báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư số
178/2012/TT-BTC ngày 23/10/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn kế toán áp dụng cho
BHXH Việt Nam.
1. Yêu cầu
- BHXH tỉnh thực hiện chuyển số dư từ tài khoản
kế toán năm 2012 đang áp dụng sang tài khoản kế toán quy định tại Thông tư số
178/2012/TT-BTC. BHXH tỉnh không bổ sung tài khoản cấp I (loại tài khoản 3 số)
và tài khoản cấp II (loại tài khoản 4 số) khi chưa có ý kiến của BHXH Việt Nam.
- Tất cả các số liệu kế toán trước và sau khi chuyển sổ
phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo khớp đúng giữa giá trị và hiện vật, giữa số
liệu kế toán tổng hợp và kế toán
chi tiết, giữa sổ kế toán và báo cáo tài chính.
2. Nguyên tắc chuyển
sổ
- Trước khi chuyển sổ kế toán, các đơn vị phải
tiến hành kiểm kê và lập báo cáo kiểm kê theo quy định như: Tiền mặt tồn quỹ,
tài sản, công cụ, dụng cụ, vật tư hàng hóa; đối chiếu giữa sổ kế toán và hiện
vật, đối chiếu xác minh công nợ, khóa sổ kế toán các tài khoản.
- Hạch toán đầy đủ kịp thời các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh năm 2012 và lập báo cáo tài chính năm 2012.
- Căn cứ vào nội dung của tài khoản mới để xác
định, tính toán chuyển số dư vào các tài khoản mới trên cơ sở số dư của các tài
khoản cũ có liên quan.
- Sau khi tính được số dư các tài khoản mới
phải lập Bảng cân đối số dư tài khoản theo hệ thống tài khoản mới ở thời điểm
chuyển sổ sang áp dụng hệ thống tài khoản kế toán mới.
- Căn cứ vào số dư mới của các tài khoản kế
toán mới, kế toán ghi vào số đầu kỳ của các sổ kế toán cho từng tài khoản.
- Kiểm tra, đối chiếu lại toàn bộ số liệu mới
đã ghi trên sổ kế toán và báo cáo kế toán đảm bảo khớp đúng giữa các sổ kế toán
tổng hợp và sổ kế toán chi tiết,
giữa sổ kế toán với báo cáo tài chính, giữa hiện vật và giá trị.
3. Hướng dẫn chuyển
số dư từ hệ thống tài khoản cũ sang hệ thống tài khoản mới
a) Đối với các tài khoản không thay đổi
tên tài khoản, số hiệu tài khoản, kết cấu, và nội dung phản ánh: Thực hiện
chuyển số dư theo quy định.
b) Đối với các tài khoản thực hiện chuyển
số dư do có thay đổi: Trước khi thực hiện chuyển số dư phải tính toán số dư các
tài khoản mới trên cơ sở số dư các tài khoản cũ có liên quan.
Hệ thống tài khoản
cũ
|
Hệ thống tài khoản
mới
|
Số dư bên Nợ tài khoản
3112 - Phải thu số tạm chi BHXH tự nguyện
|
Số dư bên Nợ tài khoản 672 (6721) - Chi
BHXH tự nguyện
|
Số dư bên Nợ tài khoản
3114 - Phải thu
số
tạm chi bảo hiểm thất nghiệp
|
Số dư bên Nợ tài khoản 674 (6741) - Chi bảo
hiểm thất nghiệp
|
Số dư bên Nợ tài khoản
3116 - Phải thu
số
chi BHYT trước cho năm sau
|
Số dư bên Nợ tài khoản 675 (6751) - Chi
trước BHYT cho năm sau
|
Số dư bên Có TK 3315 - Phải trả số
thu BHYT thu trước cho năm sau
|
Số dư bên Có tài khoản 575 - Thu trước BHYT
cho năm sau.
|
Số dư bên Có tài khoản 5111- Thu phí
lệ phí
|
Số dư bên Có tài khoản 342 (3421) - Thanh
toán phí cấp, đổi thẻ BHYT (tại BHXH huyện nếu có)
|
Số dư bên Có tài khoản 512 - Thu
tiền sinh lời từ hoạt động đầu tư tài chính
|
Số dư bên Có tài khoản 342 (3421) - Thanh
toán lãi tiền gửi không kỳ hạn
|
Số dư bên Nợ TK ngoài bảng 006 - Phôi sổ BHXH,
thẻ BHYT
|
Số dư bên Nợ tài khoản 152 - Nguyên liệu,
vật liệu đồng thời ghi vào số dư bên Có tài khoản 342 (3423) - Thanh tra theo
giá thuê in ấn chỉ giữa Văn phòng BHXH Việt Nam với tỉnh.
|
c) Đối với các tài khoản mới thực hiện
việc mở sổ,
ghi chép theo đúng hướng dẫn của Chế độ kế toán bảo hiểm xã hội ban hành kèm
theo Thông tư số 178/2012/TT-BTC của Bộ Tài chính, căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế
phát sinh, số liệu đã được theo dõi tại các sổ, báo cáo nghiệp vụ kinh tế phát
sinh tại
tài khoản mới tương ứng.
Bảo hiểm xã hội Việt Nam yêu cầu BHXH
tỉnh, các đơn vị dự toán cấp 3 trực thuộc BHXH Việt Nam tổ chức thực theo đúng
hướng dẫn tại văn bản này. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị
phản ánh kịp thời về BHXH Việt Nam (Ban Chi) để xem xét, giải quyết./.
Nơi nhận:
-
Như
trên;
- Tổng Giám
đốc (để b/c);
- Các Phó Tổng
Giám đốc;
- Các Ban
thuộc BHXH Việt Nam;
- Website BHXH
Việt Nam;
- Lưu: VT, BC (04
bản).
|
KT. TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Nguyễn Đình Khương
|