Chủ Đề Văn Bản

Tra cứu Văn bản, Tiêu Chuẩn VN, Công văn Chủ đề văn bản

Tổng hợp văn bản quy định về Thừa kế

Những vấn đề liên quan đến thừa kế như thừa kế theo di chúc, thừa kế theo pháp luật, các hàng thừa kế.

1. Thừa kế là gì?

Thừa kế được hiểu là sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người còn sống, tài sản để lại gọi là di sản.

Trong đó, thừa kế được chia thành 02 hình thức:

- Thừa kế theo di chúc: là việc chuyển dịch tài sản của người đã chết cho người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi họ còn sống (Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015).

- Thừa kế theo pháp luật: là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định (Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015).

Tổng hợp văn bản quy định về Thừa kế (Hình từ Internet)

2. Hàng thừa kế thứ 1 gồm những ai?

Hàng thừa kế được xác định khi việc thừa kế được tiến hành theo pháp luật mà không thông qua hoặc không có di chúc do người chết để lại. 

Cụ thể, theo Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 hàng thừa kế thứ 1 gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Ngoài ra:

- Hàng thừa kế thứ 2 gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ 3 gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

3. Tổng hợp văn bản quy định về thừa kế

1

Bộ luật dân sự 2015

Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Trong đó, Phần thứ tư gồm Chương XXI, Chương XXII, Chương XXIII, Chương XXIV Bộ luật này quy định chi tiết về thừa kế.

2

Bộ luật tố tụng dân sự 2015

Bộ luật tố tụng dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 quy định những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự; trình tự, thủ tục khởi kiện để Tòa án nhân dân; giải quyết các vụ án về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và trình tự, thủ tục yêu cầu để Tòa án giải quyết các việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự, việc dân sự tại Tòa án; thủ tục công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài, phán quyết của Trọng tài nước ngoài; thi hành án dân sự; nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng, của cá nhân, của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có liên quan nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được nhanh chóng, chính xác, công minh và đúng pháp luật.
Trong đó, theo khoản 5 Điều 26 thì Tòa án là cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thừa kế.

3

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành

Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 có hiệu lực từ ngày 01/01/2017 quy định về mức thu án phí, lệ phí Tòa án, tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án; nghĩa vụ chịu án phí, lệ phí Tòa án; trường hợp không phải nộp, không phải chịu, miễn, giảm án phí, lệ phí Tòa án; xét miễn, giảm, thời hạn nộp, chế độ thu, nộp, quản lý, xử lý tạm ứng án phí, án phí, tạm ứng lệ phí Tòa án, lệ phí Tòa án; giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án; kiểm sát việc thu, nộp, miễn, giảm và giải quyết khiếu nại về án phí, lệ phí Tòa án.

Trong đó, tại khoản 7 Điều 27 Nghị quyết này quy định chi tiết về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với vụ án liên quan đến chia tài sản chung, di sản thừa kế.

4

Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình do Hội đồng Thẩm phán - Toà án nhân dân tối cao ban hành

Nghị quyết 02/2004/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 10/08/2004 quy định về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình
Trong đó tại khoản 2 Mục I quy định về thời hiệu khởi kiện liên quan đến thừa kế

5

Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình do Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành

Nghị quyết 01/2003/NQ-HĐTP có hiệu lực từ ngày 16/04/2003 quy định về việc hướng dẫn áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình
Trog đó tại khoản 1 Mục 2 Nghị quyết quy định về thừa kế trong trường hợp chưa có đăng ký kết hôn.

6

Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 về nội dung cơ bản trong công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Hướng dẫn 24/HD-VKSTC năm 2021 có hiệu lực từ ngày 12/05/2021 hướng dẫn công tác kiểm sát việc giải quyết vụ án tranh chấp chia di sản thừa kế theo thủ tục sơ thẩm, thủ tục phúc thẩm hoặc giám đốc thẩm, tái thẩm.

Đăng nhập

HỖ TRỢ NHANH

Hỗ trợ qua Zalo
Hỗ trợ trực tuyến
(028) 3930 3279
0906 22 99 66
0838 22 99 66

 


DMCA.com Protection Status
IP: 3.137.176.213
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!